logo

Bài báo khoa học là gì?

Một bài bài báo là một sự mô tả có tổ chức gồm giả thiết, số liệu và kết luận, đó là những kiến thức được dự định cung cấp cho đọc giả. Bài báo là phần trung tâm của công việc nghiên cứu. Nếu công việc nghiên cứu không đưa ra được bài báo, điều đó cũng đồng nghĩa là công việc nghiên cứu đó chưa được thực hiện. "Đang quan tâm và chưa đăng" có nghĩa là "không tồn tại". ......
Bài báo khoa học là gì?  Một bài bài báo là một sự mô tả có tổ chức gồm giả thiết, số liệu và kết luận, đó là những kiến thức được dự  định cung cấp cho đọc giả. Bài báo là phần trung tâm của công việc nghiên cứu. Nếu công việc nghiên cứu  không đưa ra được bài báo, điều đó cũng đồng nghĩa là công việc nghiên cứu đó chưa được thực hiện. "Đang  quan tâm và chưa đăng" có nghĩa là "không tồn tại".  I. Bài báo khoa học là gì? Một bài bài báo là một sự mô tả có tổ chức gồm giả thiết, số liệu và kết luận, đó là những kiến thức được dự  định cung cấp cho đọc giả. Bài báo là phần trung tâm của công việc nghiên cứu. Nếu công việc nghiên cứu  không đưa ra được bài báo, điều đó cũng đồng nghĩa là công việc nghiên cứu đó chưa được thực hiện. "Đang  quan tâm và chưa đăng" có nghĩa là "không tồn tại". Cần nhận thức rằng mục tiêu của bạn là: phát biểu một cách có hệ thống các giả thiết và kiểm tra chúng, rút  ra những kết luận từ những phép kiểm tra đó, và cung cấp lại những kết luận này cho đọc giả. Mục tiêu của  bạn không đơn thuần chỉ là thu thập số liệu. Một bài báo không chỉ là một dụng cụ lưu trữ cho việc chứa một chương trình nghiên cứu hoàn thiện, mà nó  còn là một cấu trúc cho việc lập kế hoạch phát triển nghiên cứu.  Nếu bạn hiểu rõ được mục đích và dạng của bài báo, nó có thể sẽ vô cùng hữu dụng cho bạn trong việc tổ  chức và kiểm soát công việc nghiên cứu của bạn.  Một bản đề cương (outline) tốt của bài báo cũng là một kế hoạch tốt của một chương trình nghiên cứu. Bạn  nên viết và viết lại những kế hoạch hoặc những bản đề cương dựa trên chương trình nghiên cứu.  Sự nỗ lực liên tục để hiểu, để phân tích, để tổng hợp để hệ thống hóa lại các giả thiết trong bài báo sẽ hiệu  quả cho bạn hơn việc thu thập số liệu và chỉ bắt đầu sắp xếp số liệu khi đã hoàn thành việc thu thập chúng. II. Đề cương II.1. Tại sao phải viết đề cương (outline)? Xin được nhấn mạnh rằng đề cương đóng vai trò trung tâm trong việc: viết báo, chuẩn bị cho hội thảo, lập kế  hoạch nghiên cứu. Tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng viết báo từ đề cương là hiệu quả nhất cho bạn và cho tôi. Một bản đề cương là một bản dự kiến được viết về sự sắp xếp hoặc tổ chức của một bài báo, bao gồm: số liệu  mà bài báo dựa trên đó.  Trong thực tế bạn nên nghĩ về một đề cương được tổ chức cẩn thận và trình bày dưới dạng một bộ  số liệu cùng với mục tiêu, giả thiết và những kết luận. Trình bày ở dạng bộ số liệu như kể trên sẽ dễ hiểu dễ  đọc hơn là trình bày đề cương ở dạng chữ viết (text). Một bản đề cương tự nó bao hàm một ít phần chữ viết. Nếu bạn và giáo sư hoặc sếp của bạn thống nhất  những chi tiết của đề cương (đó là trên số liệu, và cách săp xếp của outline), đương nhiên những đoạn chữ viết  có thể được tập hợp lại một cách dễ dàng.  Nếu như bạn và GS hoặc Sếp của bạn không thống nhất về đề cương, mọi lời nói và chữ viết đều trở nên vô  nghĩa.  Viết lời bạn sẽ mất nhiều thời gian; sắp xếp và phân tích số liệu bạn sẽ cần dồn tâm trí . Việc sửa đi sửa lại vài  lần đề cương, tức là sắp xếp số liệu, trước khi viết lời thì cần không nhiều thời gian, nhưng viết và sửa đi sửa lại  vài lần bài viết dạng chữ hoàn chỉnh thì sẽ mất nhiều thời gian hơn. Tất cả các công việc viết báo, báo cáo, đề xuất và tất nhiên cả những bản báo cáo cho hội thảo cần thiết làm  từ đề cương. II.2. Xây dựng một đề cương như thế nào? Phương pháp tiếp cận cổ điển là bắt đầu với một mảnh giấy trắng, bạn viết vào đó tất cả những ý tưởng liên  quan đến bài báo theo một thứ tự bất kì. Tự hỏi những câu hỏi hiển nhiên như: "Tại sao mình phải làm cái việc này nhỉ?", "Nó có ý nghĩa gì không", "giả  thiết nào mình có ý định kiểm tra?", "Những cái gì mình thực sự đã thử", "kết quả của chúng ra sao? những  phép đo nào mình đã dùng?", "cái gì đã đạt được? tính chất của chúng ra sao". Hãy phác thảo những công  thức, những hình vẽ và sơ đồ có thể, đó là điều thiết yếu để thử đưa ra những ý tưởng chính.  Nếu bạn bắt đầu công việc nghiên cứu để kiểm tra một giả thuyết, và quyết định làm, nhưng những cái bạn có  lại dường như để kiểm tra một vài giả thiết khác tốt hơn, bạn đừng lo. Hãy viết cả hai loại giả thuyết: ban đầu  bạn dự định thử và giả thuyết mà số liệu của bạn dường như kiểm tra nó, hãy gạn lọc những gì kết hợp của  chúng, cũng với các mục tiêu và số liệu. Thường thì, những mục tiêu của bài báo sau khi hoàn thành khác so  vói những gì bạn dự định lúc ban đầu. Nhưng rất nhiều kiến thức khoa học có giá trị lại thành công từ "chủ  nghĩa cơ hội" và "xét lại". Khi bạn đã hoàn thành viết một mảnh giấy ban đầu, hãy bắt đầu với một mảnh giấy khác và hãy cố gắng sắp  xếp hoặc tổ chức mớ bòng bong của mảnh giấy ban đầu. hãy phân loại tất cả những ý tưởng của bạn vào 3  khối (1­3) như sau: 1. Mở đầu (Introduction) Tại sao bạn làm công việc này? Nhưng động cơ và giả thiết gì? 2. Kết quả và thảo luận (Results and discussion) Những kết quả là gì? Kết quả được tạo ra như thế nào? tính chất của chúng ra sao? 3. Kết luận (Conclusions) Những kết quả nghiên cứu của bạn có ý nghĩa gì? giả thiết nào đã được và chưa được chúng minh. GS hoặc  Sếp của bạn có thể rút ra được gì từ chúng? Tại sao có sự khác nhau? Bước tiếp theo, hãy đưa ra những phần kể trên và tổ chức chúng theo một tỷ lệ phù hợp.  Hãy tập trung vào việc tổ chức số liệu. Cấu trúc của những hình vẽ, bảng biểu và sơ đồ nhằm đưa ra dữ liệu  một cách rõ ràng, chặt trẽ nhất có thể. Quy trình này có thể sẽ lâu, Giáo sư hoặc Sếp của bạn sẽ gạn lọc năm  lần bảy lượt theo những cách khác nhau để quyết định như thế nào là rõ ràng nhất. Cuối cùng, hãy đặt mọi thứ trong đề cương gồm: những mục, những bảng biểu, những hình vẽ đã được gạn  lọc, những công thức theo một trình tự tốt nhất. Khi bạn thỏa mãn với tất cả số liệu bạn đã tập hợp (hoặc những số liệu bổ xung mà bạn có ý định lựa chọn),  trong một đề cương có tổ chức hợp lý. Hãy trình nó cho giáo sư hoặc sếp của bạn. Hãy chỉ ra một cách đơn  giản rằng số liệu nào thiếu, bạn nghĩ hoặc giả thiết nó sẽ như thế nào? Bạn sẽ làm sáng tỏ chúng như thế nào  nếu như giả thiết của bạn là đúng. Giáo sư hoặc sếp của bạn sẽ cầm cái đề cương này và bổ xung ý tưởng  của ông ấy, đề nghị bạn thay đổi một số thứ, và trả lại cho bạn. Nó thường lặp đi lặp lại 4, 5 lần (thường  thường là những thực nghiệm bổ xung). Khi bạn và giáo sư hoặc sếp đã thống nhất, dữ liệu sẽ được ấn định  vào một form cuối cùng bao gồm: bảng biểu, hình vẽ... Những dữ liệu ở trong đề cương này cũng sẽ là dữ liệu  trong bài báo của bạn. Sau đó bạn có thể bắt đầu viết, đảm bảo là văn của bạn viết ra sẽ rất xuôi. Điểm mấu chốt để sử dụng hiệu quả thời gian của bạn và của GS hoặc sếp của bạn là Bạn và Giáo sư hoặc  sếp cần phải trao đổi đề cương và những đề xuất ngay từ khi bắt đầu đề tài hoặc dự án (project). Không để  tình trạng chờ đợi cho đến khi việc thu thập số liệu hoàn thành rồi mới viết đề cương. Chẳng biết khi nào một  đề tài hoàn thành cả, và hãy giữ lấy những sự nỗ lực lớn lao và thời gian để đề xuất một bài báo hợp lý và đề  cương ngay khi bạn nhìn ra cấu trúc cơ bản của một công việc trong đề tài. Thậm trí, bạn và Giáo sư hoặc sếp  có thể quyết định làm những công việc bổ xung quan trọng trước khi tổ chức một cách nghiêm túc bài báo.  Sự nỗ lực của việc viết outline sẽ dẫn đường cho công việc nghiên cứu. II.3.Đề cương Outline nên bao gồm những gì: 1. Tên (Title) 2. Tác giả (Authors) 3. Tóm tắt (Abstract) Tóm tắt có thể viết sau khi bài báo đã hoàn chỉnh. 4. Đặt vấn đề hoặc giới thiệu (Introduction) Đoạn văn đầu hoặc thứ hai cần được viết một cách hoàn chỉnh. Đặc biệt chú ý đến câu mở đầu. Một cách lý  tưởng, cần nói rõ một cách ngắn gọn mục tiêu của công trình, hãy chỉ ra rằng tại sao mục tiêu đó lại quan  trọng. Nói chung, phần mở đầu cần bao gồm: ­ Các mục tiêu của công trình. ­ Chứng minh rằng những mục tiêu đó là đúng: Tại sao công trình bạn đã làm lại quan trọng đến thế? ­ "Bối cảnh" (Background): Ai đã từng làm? làm thế nào? Trước công trình này, kết quả bạn đã đạt được gì? ­ Dẫn dắt người đọc: Người đọc cần xem cái gì trong bài báo của bạn? Những điểm đang quan tâm là gì? Bạn  đã thực hiện chiến lược gì? ­ Tổng kết/kết luận của mục mở đầu này: người đọc cần trông đợi vào kết luận gì ở công trình của bạn? Trong  một số bản đề cương bao gồm cả những thông tin liên quan phần thực nghiệm 5. Kết quả và Thảo luận (Results and Discussion) Kết quả và thảo luận thường được phối hợp với nhau. Trong phần này cần tổ chức theo những chủ đề chính.  Những đoạn riêng biệt này cần có tên tiểu mục (subheading) in đậm (bold­face), để tạo ra sự rõ rằng và giúp  người đọc có thể đọc lướt từ đầu đến cuối của phần viết, nhằm giúp họ tìm những phần mà họ quan tâm.  Dưới đây là những ví dụ về cách diễn đạt hợp lý có thể dùng: ­ Synthesis of Alkane Thiols ­ Characterization of Monolayers ­ Absolute Configuration of the Vicinal Diol Unit ­ Hysteresis Correlates with Roughess of Surface ­ Dependence of the Rate Constant on Temperature ­ The Rate of Self­Exchange Decreases with the Polarity of The Solvent Hãy cố gắng tạo ra những tên tiểu mục một cách rõ dàng, rành mạch và chứa đựng nhiều thông tin.  Ví dụ như "The Rate of Self­Exchange Decreases with the Polarity of The Solvent" hiển nhiên dài hơn   "Measurement of Rates", nhưng nó có tác dụng hơn đối với người đọc.  Nói chung, cố gắng bao hàm những điểm chính thông thường  ví dụ như: ­ Synthesis of starting materials ­ Characterization of products ­ Methods of characterization ­ Methods of measurement ­ Results (rate constants, contact angles, hay một cái gì đó) Trong đề cương, không nên viết một lượng lớn chữ viết. Hãy đặt tất cả số liệu vào những vị trí thích hợp. Các  đoạn viết trong đề cương nên đơn giản và chỉ ra những gì sẽ được viết vào những đoạn đó trong bài báo. ­ Tên tiểu mục ­ Những hình vẽ (với tên tiêu đề của hình vẽ đó) ­ Sơ đồ (với tên và lời ghi chú) ­ Các công thức ­ Các bảng biểu (được định dạng một cách chuẩn) Cần lưu ý rằng, một bài báo là sự lựa chọn của những kết quả thực nghiệm, chúng được tổng kết một cách rõ  ràng và kinh tế bằng những bảng biểu, hình vẽ, công thức, sơ đồ. Những đoạn chữ viết chỉ để phục vụ cho  việc giải thích số liệu, và nó đứng vị trí thứ hai. Càng nhiều thông tin được cô động trong những bảng biểu,  hình vẽ đồ thị, thì bài báo càng trở nên ngăn gọn và dễ đọc. 6. Kết luận (Conclusions) Trong đề cương, tổng hợp những kết luận của bài báo bằng danh sách gồm những cụm từ hoặc những câu  hoàn chỉnh. Không lặp lại những gì trong mục kết quả đã nêu, trừ những điểm đặc biệt nhấn mạnh cần phải  có.  Phần kết luận là kết luận, không phải là tổng kết, nó cần được bổ xung những phân tích mới, ở cấp độ cao  hơn, và nó cần chỉ ra dứt khoát tầm quan trọng của công trình. 7. Thực nghiệm (Experimental) Tất cả các tên tiểu mục của phần thực nghiệm tuân theo trình tự giống hệt như trình tự trong phần kết quả. III. Tổng kết ­ Hãy bắt đầu viết outline khả thi cho bài báo ngay khi tiến hành dự án. Không đợi cho đến khi kết thúc, vì thời  điểm kết thúc có thể sẽ không bao giờ đến. ­ Thiết lập outline của bài báo một cách rõ ràng xung quanh nhưng dữ liệu: bảng biểu, công thức, hình vẽ, sơ  đồ đã được lập. Điều đó tốt hơn việc thiết lập outline dạng chữ viết. ­ Thiết lập theo trình tự những kết quả quan quan trọng, chứ không phải trình tự theo thời gian. Một chi tiết  quan trọng trong việc viết báo liên quan đến tầm quan trọng được đưa vào chủ đề. Những người mới bước vào  nghề thường thiết lập một bài báo thứ tự thời gian: Đó là, họ kể lể về chương trình thực nghiệm của họ, họ bắt  đầu câu chuyện với những thất bại ban đầu mà họ đã ấp ủ, và dẫn dắt đến đoạn cuối thành công ở điểm cao  nhất. Phương pháp tiếp cận này hoàn toàn sai. Hãy bắt đầu với những kết quả quan trọng nhất, lần lượt đến  những kết quả quan trọng thứ 2, và cho đến hết. Người đọc thường không quan tâm đến việc làm thế nào để  bạn đạt được những kết quả lớn như vậy, họ chỉ quan tâm đến kết quả đó là cái gì. Bài báo càng ngắn, càng  dễ đọc
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net