logo

9 câu nên “hỏi ngược” nhà tuyển dụng

Tự tin, hồ sơ hoàn hảo, trả lời tất cả các câu hỏi của nhà tuyển dụng…tất cả cũng vẫn chưa đủ để có một cuộc phỏng vấn thành công. Trong khi đó, yếu tố quan trọng để các nhà tuyển dụng đánh giá cao các ứng viên chính là khả năng phản ứng và đặt câu hỏi ngược trở lại cho họ.Cùng tham khảo những câu hỏi dưới đây để ghi điểm với nhà tuyển dụng của mình nhé!
9 câu nên “hỏi ngược” nhà tuyển dụng Tự tin, hồ sơ hoàn hảo, trả lời tất cả các câu hỏi của nhà tuyển dụng…tất cả cũng vẫn chưa đủ để có một cuộc phỏng vấn thành công. Trong khi đó, yếu tố quan trọng để các nhà tuyển dụng đánh giá cao các ứng viên chính là khả năng phản ứng và đặt câu hỏi ngược trở lại cho họ. Hiện nay, hầu hết các ứng viên sau khi trả lời tất cả các câu hỏi của nhà tuyển dụng thường có khuynh hướng rất ngại hỏi lại các nhà tuyển dụng một phần vì sợ như thế là “thách thức” nhà tuyển dụng và như vậy là không hay phần là để đảm bảo độ an toàn cho chính bản thân mình. Kerry Patterson, tác giả cuốn “Crucial Conversations” cho rằng: “Các ứng viên hiện nay chọn giải pháp im lặng và không có ý kiến gì khi đã trả lời xong hết các câu hỏi của nhà tuyển dụng bởi vì họ lo lắng nguy hại đến sự tín nhiệm, lo sợ sự “trả miếng” trong quyết định cuối cùng của người phỏng vấn. Và khi nhân viên đã chọn giải pháp này, thì họ vẫn cứ tiếp tục chấp nhận như thế cho đến khi buổi phỏng vấn kết thúc.” Dù bạn có lặng thinh bởi vì bạn sợ những bối rối hay là bạn nghĩ rằng câu hỏi của mình chẳng có ý nghĩa gì lắm thì bạn cũng nên học cách đưa phản hồi và trình bày ý kiến của mình. “Tôi có thể hiểu hơn về một người bằng các câu hỏi mà họ hỏi tôi hơn là thông qua những điều họ nói với tôi” Edith Onderick-Harvey, Giám đốc công ty tư vấn Change Dynamics Consulting nói. “Các câu hỏi về mục tiêu và ưu thế của doanh nghiệp, vai trò của bạn trong việc đạt được những mục tiêu này và yêu cầu phản hồi của sếp để thể hiện rằng bạn đã quan tâm đến sự nghiệp của mình, đến công ty chứ không phải chỉ có riêng công việc”. Dưới đây là 9 câu hỏi bạn có thể sử dụng để hỏi lại người phỏng vấn. Tất nhiên, bạn không nên yêu cầu họ trả lời tất cả bởi vì người phỏng vấn thường không có thời gian. “Thành công của tôi được đánh giá như thế nào?” Các nhân viên thường quên rằng thành quả của họ cần phải được đánh giá đúng mức trong công ty và so với các vị trí khác. Để biết được công việc của bạn có hiệu quả ra sao, bạn nên chia sẻ điều này với nhà tuyển dụng. Hãy thử tìm hiểu xem, liệu anh ấy có thích các con số không, hay là thích những kết quả, hay là muốn biết xem bạn đạt được những thành công đó như thế nào. Sau đó, dựa trên công việc sắp tới để bạn có thể bạn có thể đưa ra những ưu tiên cho câu hỏi. “Tôi cần phát triển để được thăng tiến trong sự nghiệp ở vị trí nào?” Câu hỏi này thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được rằng bạn có thể nắm chắc được tương lai cho mình và không chờ đợi ai đó giúp đỡ hoặc điều khiển. Nếu bạn có thể gắn những mục tiêu của mình, của công ty với những kinh nghiệm cần có của bạn chắc chắn sẽ thuyết phục được nhà tuyển dụng. “Tôi có thể phát huy điểm mạnh gì của mình ở vị trí công việc này?” Đừng quá quan tâm tìm kiếm những điểm yếu mà bạn quên đi những điểm mạnh của mình. Câu hỏi này không phải là lý do để tìm kiếm một lời khen từ phía nhà tuyển dụng mà nó là cơ hội để thể hiện với nhà tuyển dụng rằng bạn muốn hướng cho mình một con đường đi để mang lại hiệu quả công việc cao nhất. “Những đánh giá về thành quả được quản lý như thế nào và ai là người phụ trách công việc này?” Các câu hỏi cơ bản như kiểu này thực sự quan trọng đối với thành quả của bạn. Hãy chắc chắn rằng bạn biết được mình được đánh giá kết quả theo cách nào, mức độ thường xuyên ra sao hoặc là chúng có ảnh hưởng đến nhiệm vụ hằng ngày của bạn như thế nào. “Để phát triển, tôi có những lựa chọn nào?” Mặc dù bạn có thể nghĩ rằng câu hỏi này không thích hợp trong buổi phỏng vấn xin việc nhưng thực sự nó có giá trị trong vài năm sau đó nếu bạn được tuyển dụng. Bạn cần biết rằng, bất cứ lúc nào cũng có rất nhiều cơ hội cho bạn nếu bạn muốn thăng tiến. Một khi bạn biết được sự lựa chọn của mình, bạn có thể quyết định xem bước đi tiếp theo của mình là gì và nó có phù hợp cho vị trí mới này không hay là cần phải tìm kiếm một công việc khác trong tương lai. “Tôi hiểu điều này có đúng không?” Khi bạn nhận một dự án nào đó, bạn phải chắc rằng mình thấu hiểu nhiệm vụ và vai trò của bạn trong đó là gì. Hãy hỏi sếp để chắc chắn bạn hiểu được mọi điều và hiểu những dự định của anh ấy. Nếu bạn đặt ra câu hỏi không đúng, bạn có thể bị lệch ra khỏi con đường sự nghiệp của mình. “Tôi có thể làm gì để giúp anh?” Câu hỏi đơn giản này thực sự quan trọng nhưng thường bị lãng quên. Thậm chí nếu bạn không thể, nhà tuyển dụng sẽ chú ý đến những đề nghị của bạn. Bao giờ cũng vậy, nhà tuyển dụng luôn muốn các ứng viên thể hiện sự nhiệt tình của mình trong công việc. “Điều gì ưu tiên quan trọng nhất mà bây giờ tôi phải làm?” Người phỏng vấn thường không hỏi bạn câu hỏi này bởi vì chưa dám chắc các nhân viên sợ có khả năng. Thực sự thì câu hỏi này thể hiện sự quan tâm của bạn về trách nhiệm và mục tiêu công việc. Khi bạn có một số dự án và sếp lại giao cho bạn nhiều hơn khối lượng công việc bình thường thì bạn phải biết cách để giảm bớt khó khăn đó. Nhớ rằng, mọi nhà tuyển dụng đều muốn nghe các nhân viên nói rằng họ quan tâm đến việc tìm mọi cách để công ty phát triển. “Tôi có thể đảm nhiệm công việc này chứ?” Có rất nhiều nhân viên ngại quan tâm đến thái độ của các nhà tuyển dụng và luôn để cho họ quyết định chứ không bao giờ dám thẳng thắn chủ động đề nghị quyết định. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng luôn chọn những ứng viên có thể dám đảm bảo nhận công việc này chứ không chờ đến bốn chữ “anh (chị) được tuyển dụng”. Bí quyết "hỏi ngược" nhà tuyển dụng Khi phỏng vấn, chúng ta thường bị đứng hình với câu hỏi của nhà tuyển dụng: "Bạn có muốn hỏi lại tôi điều gì không?". Để có được lời đề nghị làm việc, ứng viên phải biết cả cách hỏi chứ không chỉ trả lời Đây thực sự là một câu hỏi hóc búa, đặc biệt là với người Việt, khi chúng ta thường chỉ quen với vai trò "trả bài" chứ không có thói quen đặt ra câu hỏi. Tuy nhiên, người phỏng vấn sẽ đánh giá bạn qua câu hỏi của bạn. Chẳng hạn, không nên đặt những câu hỏi về thời gian nghỉ phép, tiền lương và phúc lợi của công ty. Đề cập đến những vấn đề "nhạy cảm" như vậy có thể sẽ khiến bạn phải trả giá bằng chính công việc đầy hứa hẹn kia. Những câu hỏi tập trung vào việc đạt được kết quả, giúp công ty phát triển và thể hiện bạn đã tìm hiểu thông tin về vị trí này kỹ thế nào là những câu hỏi thông minh nhất. Nó sẽ để lại ấn tượng với nhà tuyển trạch. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc, hãy tham khảo một số câu hỏi dưới đây. Đây là những câu hỏi mà một số nhà tuyển dụng nổi tiếng muốn các ứng viên hỏi mình: 1. "Sản phẩm của công ty để lại ấn tượng với ông/bà như thế nào?" "Câu hỏi này nhằm thể hiện rằng các ứng cử viên muốn làm việc ở nơi mọi người đam mê với những điều họ làm. Họ không muốn làm việc chỉ để nhận tiền lương. Họ muốn biết cách mọi người tương tác với các sản phẩm và sản phẩm của công ty trực tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống của họ ra sao." Ragini Parmar, quản lý tuyển dụng tại Credit Karma. 2. "Vai trò của tôi ảnh hưởng tới công việc kinh doanh ngắn, trung và dài hạn thế nào?" "Đầu tiên, câu hỏi này chứng tỏ rằng các ứng cử viên không chỉ nghĩ về bản thân, mà còn về vị trí của họ trong chiến lược của doanh nghiệp. Nó chuyển hướng cuộc trò chuyện từ những gì công ty có thể làm cho họ sang những gì họ có thể làm cho công ty." Erin Patterson, bộ phận chọn lọc nhân tài của Moxie. 3. "Tại sao ông/bà lại làm việc cho công ty?" - Nói cách khác, một phiên bản rất lịch sự của câu hỏi "Tại sao tôi nên làm việc ở đây?" "Ứng cử viên hàng đầu muốn tìm hiểu những gì nhà tuyển dụng nghĩ về công ty mình. Khi một ứng cử viên muốn biết lý do tại sao tôi bỏ tất cả mọi thứ để làm việc tại Spoon, họ thấy được cơ hội có thực sự hấp dẫn hay không. Câu hỏi này đặc biệt nói cho tôi rằng ứng cử viên suy nghĩ về tương lai lâu dài và không chỉ quan tâm đến một công việc - Một dấu hiệu tốt cho thấy họ đảm nhiệm công việc một cách nghiêm túc và sẽ chỉ nhảy việc khi có cơ hội tuyệt vời hơn. Họ muốn biết câu chuyện về sản phẩm của công ty, doanh thu hiện tại, kế hoạch ngắn hạn và dài hạn, nền văn hóa và các nhóm làm việc. Nếu nhà tuyển dụng không có sự chuẩn bị với lý do trung thực và có sức thuyết phục tại sao họ gia nhập công ty hiện tại, những ứng viên hàng đầu có thể nhanh chóng mất hứng thú và đi mất. " Nhà phát triển kinh doanh Colin McIntosh tại Spoon.net 4. "Điều gì khiến bạn ra khỏi giường mỗi ngày và khuyến khích bạn đi làm?" "Tôi thích câu hỏi này vì hai lý do. Thứ nhất, nó một chút táo bạo. Đó là cá tính tự nhiên, và tôi không thích việc thuê một ai đó mà tôi không thể kết nối trên mức độ cá nhân. Ngoài ra, đây cũng là một cách tuyệt vời để ứng cử viên cảm nhận được khi làm việc với chúng tôi sẽ như thế nào - về môi trường làm việc, những gì chúng tôi đam mê, những giá trị của chúng tôi. , một điều ẩn dụ trong câu hỏi là họ đã sẵn sàng để bước ra khỏi giường để làm việc. " Joshua Dziabiak, đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của hãng bảo hiểm The Zebra 5. "Ông/bà đang hy vọng những người ở vị trí này có thể giúp ông bà giải quyết điều rắc rối lớn nhất nào?" "Vì nhiều cuộc phỏng vấn được tập trung vào những điều tuyệt vời về công việc, về các ứng cử viên, v. v… sẽ là một điều mới lạ khi được hỏi về nhược điểm người chúng tôi tuyển dụng sẽ phải có khả năng để xử lý. Nhưng hãy nhớ rằng, nếu bạn hỏi này câu hỏi, được chuẩn bị để đưa ra một vài giải pháp tiềm năng hay ý tưởng cho vấn đề đặt ra bởi người phỏng vấn. đó là một câu hỏi thực sự thú vị, nhưng người tìm việc cần phải sẵn sàng để suy nghĩ về đôi chân của mình một khi họ yêu cầu nó! " Sara Sutton Fell, CEO và người sáng lập của trang web làm việc từ xa FlexJobs 6. "Điểm mạnh và điểm yếu của tổ chức là gì so với đối thủ cạnh tranh?" "Thí sinh thường được đánh giá nhiều công ty và luôn so sánh của mình để tìm ra cái nào là phù hợp nhất cho họ. Đây là một câu hỏi hiểu biết bởi vì các ứng cử viên được yêu cầu đánh giá và quan điểm về những gì làm cho Deloitte mạnh mẽ, trong khi cũng cố gắng để xem mục tiêu như thế nào chúng ta có thể về tổ chức của chúng ta. " Patty Pogemiller, trưởng nhóm thu nhận tài năng của Deloitte LLP. Những câu không nên hỏi ngược nhà tuyển dụng Công ty mình hoạt động trong lĩnh vực gì? Hỏi câu này cũng có nghĩa bạn đã tự đặt dấu chấm hết cho cuộc phỏng vấn. Bởi thông thường trước khi phỏng vấn, bạn phải trang bị cho mình những kiến thức tối cần thiết như tên công ty, lĩnh vực hoạt động của công ty, công việc bạn ứng tuyển… Thậm chí bạn còn phải tìm hiểu về những thế mạnh và điểm yếu của công ty nơi bạn ứng tuyển. Nếu hỏi nhà tuyển dụng câu này, họ sẽ đánh giá bạn là người thiếu thiện chí với công ty và cơ hội được tuyển của bạn gần như không có. Tôi có thể về sớm hơn giờ quy định của công ty? Tất cả các công ty khi hoạt động đều có những điều luật và quy định nghiêm ngặt về giờ đến công ty và giờ tan sở. Mọi nhân viên đều phải tuân theo quy định này kể cả vị trí cấp lãnh đạo. Trừ phi có những vị trí nằm trong danh sách ưu tiên hoặc làm nhiệm vụ đặc biệt mới không bị giám sát thời gian làm việc. Nếu không nằm trong diện những “đối tượng” ấy, bạn đừng nên hỏi nhà tuyển dụng câu này nếu không muốn bị đánh giá là người muốn “ăn gian” thời gian làm việc. Vì sao tôi nên chọn công việc này? Câu hỏi này chỉ thích hợp cho nhà tuyển dụng phỏng vấn bạn, chứ không phải là câu mà bạn đặt ra cho nhà tuyển dụng. Điều này thật dễ hiểu, bởi khi nộp đơn xin việc cho bất cứ công việc nào, bạn đều phải tham khảo thông tin cơ bản về công việc bạn sẽ ứng tuyển, chế độ lương, thưởng, đãi ngộ có xứng đáng với những gì bạn sẽ cống hiến cho công việc này hay không... Hơn thế, bạn sẽ bị đánh giá là người “tự mãn” và có ý thách thức nhà tuyển dụng khi buộc họ phải trả lời câu hỏi này. Hãy nhớ rằng việc tạo nên ấn tượng không tốt đẹp với nhà tuyển dụng ngay trong lần phỏng vấn sẽ khiến những cơ hội tiếp theo của bạn bị “đóng lại”. Kết quả phỏng vấn của tôi thế nào? Mọi ứng viên đều cảm thấy sốt ruột và mong đợi sự đánh giá từ phía nhà tuyển dụng với mình. Thế nhưng đừng nên đường đột yêu cầu nhà tuyển dụng phải trả lời bạn về điều này khi bạn chưa rời khỏi phòng phỏng vấn. Trên thực tế, để đưa ra quyết định tuyển ứng viên nào, nhà tuyển dụng cần có những đánh giá tổng quát, cân nhắc tỉ mỉ kể cả những chi tiết nhỏ để không bỏ lỡ ứng viên tiềm năng và không chọn lầm người. Do đó, đừng hỏi họ câu này nếu bạn không muốn bị đánh giá là người nôn nóng và thiếu chuyên nghiệp. Liệu tôi có được trọng dụng trong thời gian dài? Câu hỏi này hoàn toàn không thích hợp để hỏi nhà tuyển dụng, vì câu trả lời phụ thuộc vào chính bạn. Bạn làm việc thế nào? Năng lực của bạn ra sao? Có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của công ty? Bạn cho công ty thấy giá trị thật sự của bạn bằng cách nào?... Không chứng minh được năng lực của mình, bạn đừng mong được công ty tuyển dụng chứ đừng nói là trọng dụng. Công ty mình “lách luật” ra sao? Ngay cả khi bạn biết rõ công ty đang dùng một số "độc chiêu" để lách luật nhằm tăng lợi nhuận, nhưng chớ mà dại dột hỏi họ, vì không ai lại “vạch áo cho người xem lưng”. Thậm chí những nhân viên lâu năm của công ty cũng chưa chắc đã được biết. Hỏi câu hỏi mang tính chất “riêng tư” này, bạn chắc chắn bị "điểm trừ" trong mắt nhà tuyển dụng. Tôi được nghỉ trưa bao lâu? Bạn không nhất thiết phải hỏi câu hỏi này vì tất cả đều có quy định và chắc chắn theo Luật lao động cũng như chính sách của công ty, các nhân viên đều phải có khoảng thời gian nghỉ ngơi hợp lý để tái tạo năng lượng cho buổi làm việc tiếp theo. Kiểu câu hỏi này chỉ khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn là người thích nghỉ ngơi, hay bê trễ công việc. Tôi có phải làm ngoài giờ? Khi đi làm, chắc chắn sẽ có lúc bạn phải làm ngoài giờ, thậm chí có thể phải làm thường xuyên. Bù lại, bạn sẽ hoàn thành nhiệm vụ được giao đúng hạn, hoặc góp phần làm tăng lợi nhuận cho công ty và được nhận thù lao xứng đáng. Một số nhà tuyển dụng sẽ xem câu hỏi này của bạn là bình thường, nhưng cũng có người đánh giá bạn là người sợ áp lực hoặc chỉ muốn hoàn thành nhiệm vụ được giao để đảm bảo quyền lợi chứ không muốn cống hiến gì thêm.
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net