logo

10 đặc điểm của người Việt

Tổng thống của một nước cựu thù cũng phải công khai thừa nhận: "Việt Nam là một nước có lịch sử lâu đời, bền vững. Dân tộc Việt Nam chứng tỏ cho tất cả thế giới biết là người Việt Nam có toàn quyền tự quyết, định đoạt được tương lai của họ". Ðể tiếp tục truyền thống đó thanh niên nhận rõ mình hơn và cần khắc phục những hạn chế nhỏ mà không nhỏ trên con đườ ng hội nhập....
10 đặc điểm của người Việt (Viện nghiên cứu xã hội Mỹ đánh giá) (Đây chỉ là ý kiến của một nhóm, ta có thể không đồng ý) Tổng thống của một nước cựu thù cũng phải công khai thừa nhận: "Việt Nam là một nước có lịch sử lâu đời, bền vững. Dân tộc Việt Nam chứng tỏ cho tất cả thế giới biết là người Việt Nam có toàn quyền tự quyết, định đoạt được tương lai của họ". Ðể tiếp tục truyền thống đó thanh niên nhận rõ mình hơn và cần khắc phục những hạn chế nhỏ mà không nhỏ trên con đườ ng hội nhập. Người nước ngoài nhìn ta: 1. Cần cù lao động song dễ thỏa mãn nên tâm lý hưởng thụ còn nặng. 2. Thông minh, sáng tạo, song chỉ có tính chất đối phó, thiếu tầm tư duy dài hạn, chủ động. 3. Khéo léo, song không duy trì đến cùng (ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng của sản phẩm). 4. Vừa thực tế, vừa mơ mộng, song lại không có ý thức nâng lên thành lý luận. 5. Ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh, song ít khi học " đến đầu đến đuôi" nên kiến thức không hệ thống, mất cơ bản. Ngoài ra, học tập không phải là mục tiêu tự thân của mỗi người Việt Nam (nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện, vì kiếm công ăn việc làm, ít vì chí khí, đam mê) 6. Xởi lởi, chiều khách, song không bền. 7. Tiết kiệm, song nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô bổ (sĩ diện, khoe khoang, thích hơn đời). 8. Có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, song hầu như chỉ trong những hoàn cảnh, trường hợp khó khăn, bần hàn. Còn trong điều kiện sống tốt hơn, giàu có hơn thì tinh thần này rất ít xuất hiện. 9. Yêu hòa bình, nhẫn nhịn, song nhiều khi lại hiếu chiến, hiếu thắng vì những lý do tự ái, lặt vặt, đánh mất đại cục. 10. Thích tụ tập, nhưng lại thiếu tính liên kết để tạo ra sức mạnh (Cùng một việc, một người làm thì tốt, ba người làm thì kém, bảy người làm thì hỏng) Ta tự nhìn ta 1. "Giờ cao su": Nhìn chung, ý thức giờ giấc của người Việt Nam rất kém. Nhiều bạn đi du học ở các nước phát triển lúc đầu rất hay bị bỡ ngỡ. Họ dễ bị trễ tàu, lỗi hẹn nhưng dần dần họ cũng khắc phục được. Ðến khi về nước họ lại khó chịu với "giờ cao su" của chúng ta. 2. Thiếu tự tin và óc phê phán: Ðây cũng là nhược điểm của văn hoá phương Ðông có lối sống khép kín. Nhiều bạn sinh viên năm thứ ba, thứ tư Ðại học mà vẫn ngại phát biểu ý kiến hoặc trình bày vấn đề trước đám đông vì thiếu tự tin, thiếu thói quen suy nghĩ, đi học chỉ biết "chép chính tả". Kiểu giáo dục thụ động luôn tỉ lệ thuận với sức ì của tư duy và tỉ lệ nghịch với óc phê phán (critical thinking) của thanh niên. 3. Bệnh hình thức: Có bạn trong cơ quan hay công ty mình làm việc đang chẳng đâu vào đâu thì lại đi học master. Có bạn tốt nghiệp rồi mà chưa tìm được việc làm cũng đi học master. Tư duy nặng về "điểm chác", bằng cấp rất phổ biến. Không xác định tư tưởng học để làm việc mà học để lấy bằng. Người Mỹ có quan điểm: to learn is to change. Còn chúng ta ra sức theo học rất nhiều lớp học nhưng rốt cuộc cách làm việc không thay đổi gì cả, điều khác là chúng ta có thêm mấy cái bằng bổ sung vào hồ sơ cá nhân. 4. Không tiết kiệm: hay tâm lí thích tiêu xài phung phí. Ðây là virus đang rất phổ biến và rất dễ lây lan trong giới trẻ. Họ quan tâm đặc biệt đến quảng cáo, thích xem các loại tem nhãn quần áo, nhận xét, đánh giá người khác qua tài sản, thấy thèm muốn, thán phục nếu ai đó có nhiều quần áo, xe, điện thoại, nhà..."xịn" hoặc tiêu xài sang hơn mình. Chúng ta đang tiêu dùng nhiều hơn chúng ta kiếm được. 5. Thiếu trách nhiệm cá nhân, thừa trách nhiệm tập thể: Nói chung trong những người bình thường, chúng ta thường hay đùn đẩy trách nhiệm, bất kỳ việc gì chuyển được sang cho người khác cũng đều thấy nhẹ cả người. Khi xảy ra sai phạm đó sẽ là lỗi chung của cả tập thể chứ không của riêng cá nhân nào. 6. Thể lực kém: xuất phát từ nhiều nguyên nhân như chế độ dinh dưỡng, chương trình học quá tải, học lệch, tâm lí lười vận động... Và hậu quả là khi làm việc với các đồng nghiệp nước ngoài, mặc dù rất cố gắng nhưng người Việt trẻ vẫn rất hay bị hụt hơi và cảm thấy khó có thể theo được cường độ làm việc của họ. 7. Thiếu thực tế: Ông Kim Woo Choong - Chủ tịch Công ty Deawoo viết: "tuổi trẻ không có ước mơ thì không phải là tuổi trẻ... lịch sử thuộc về những người biết ước mơ". Nhưng đó là những ước mơ hoàn toàn có thể trở thành hiện thực. Chúng ta thường hay suy nghĩ viễn vông, thiếu suy nghĩ thực tế và chưa có suy nghĩ học là để làm việc. 8. Tinh thần hợp tác làm việc theo team work còn hạn chế. Thế kỷ 21 là thế kỷ làm việc theo nhóm vì tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội ngay cả văn học và nghệ thuật, một cá nhân cũng không thể đảm đương được. 9. Tác phong công nghiệp: Ðây là điểm rất quan trọng, có thể bao hàm một vài điểm đã nêu trước. Một nhà xã hội học Mỹ nói về nguồn gốc của cách làm việc tiểu nông như sau: "Anh nông dân sau khi gieo lúa xong có thể nhậu lai rai, ngủ dài dài và chờ đến thời điểm nhổ cỏ, bón phân mới làm tiếp. Mà việc này có làm muộn vài ngày cũng chẳng sao, không ảnh hưởng gì đến hoà bình thế giới. Nhưng một người công nhân đứng máy luôn luôn phải đúng giờ, có thao tác chính xác tuyệt đối và tinh thần kỷ luật cao. Một sơ suất nhỏ cũng có thể gây tác hại đến cả dây chuyền." (Trích từ trang web: http://chungta.com) Người KOREA nghĩ gì về người Việt khi đầu tư tại nước ta? Muốn thành công ở Việt Nam thì phải hiểu được đặc tính của người Việt Nam và suy nghĩ tìm cách để có thể truyền đạt ý nghĩ một cách chính xác. Với mục đích là để hiểu lẫn nhau, chúng ta hãy cùng xem xét những đặc điểm của người Việt Nam. 1. Dù không biết cũng nói là biết. Khi đi với tài xế tới một nơi chưa biết để tìm một địa điểm nào đó, ta phải xuất phát sớm hơn thời gian dự tính 2 lần. Tài xế nói là biết địa điểm đó cho có rồi chạy vòng vòng rất lâu. Nếu mình thấy áy náy và bảo hãy hỏi đường đi thì những người chỉ đường mỗi người lại chỉ tới nơi khác. Khi giao việc cho nhân viên người Việt thường có nhiều việc họ không rõ nhưng vẫn trả lời là biết khiến nhiều việc bị đảo lộn. 2. Kế “không biết”.Thật sự cũng không phải là kế nhưng nếu có gì không suy nghĩ chú tâm vào công việc và với những việc không thấy có ích lợi cho bản thân thì sẽ bảo “không biết”. Tôi nghĩ đây có lẽ giống kế sách “Không biết” của ông cựu tổng thống Roh Moo-Hyun trong khi bị điều tra viên thẩm vấn hay không. Khi công việc đang tiến hành mà chỉ cần buông một câu “Không biết” công việc đó không thể nào tiến triển hơn được nữa. Người Việt Nam không chịu suy nghĩ để tìm cách này hay cách khác. Thiên hạ vẫn thái bình mà. 3. Người Việt có tính cách quá khẳng định. Việc gì cũng nói cho có là làm được, dù không được cũng không thấy áy náy mấy. Khi biện minh thì có vẻ cũng có chính kiến đấy nhưng rõ ràng chỉ toàn lặp lại những lời nói dối. Khi bị phát hiện nói dối cũng chẳng thấy xấu hổ gì lắm. Nhưng mà Tiếng Anh chỉ học được mấy tháng cũng nói một cách trôi chảy. Ngữ pháp sai cũng mặc kệ và tận dụng hết những gì đã học. Điều này trái ngược với người Hàn dù học tiếng Anh mấy năm cũng không dám nói. 4. Khi giao việc quan trọng cho người Việt Nam thì không nên chỉ dùng lời nói. Nhất định phải lưu lại bằng văn bản và xác nhận lại. Đặc biệt, khi thương thảo vấn đề nào đó thì cần phải viết nội dung ra và hai bên cùng ký tên .Nếu không làm vậy thì trong trường hợp bất lợi, người Việt có thể lật lọng bất cứ lúc nào. 5. Nếu họ nói là không biết thì đừng ép buộc quá mà cần phải có tính nhẫn nại để giái thích cặn kẽ. Người Việt có thể làm những việc đã được chỉ bảo đầy đủ tốt hơn người Hàn. Nhưng mà họ chỉ làm theo những gì được chỉ dẫn chứ không có tính ứng dụng. Họ giỏi đối với những công việc đơn giản, những việc phức tạp thì làm không tốt lắm. 6. Phải công nhận sự khác nhau giữa người Việt Nam và người Hàn Quốc. Phải công nhận sự khác biệt giữa người nhận lương rất nhiều và người nhận lượng ít. Bây giờ xuất hiện nhiều người thuộc tầng lớp thu nhập cao, dù là người Việt Nam đi nữa nhưng nếu năng lực xuất sắc thì cũng nhận mấy nghìn đô. ( !! Thật sự không hiểu ý ông này là sao nữa, bộ tính lấy tiền lương để so sánh giá trị con người à?). 7. Người Việt có lòng tự trọng rất cao và rất trọng thể diện cho nên nếu bị la mắng trước nhiều người thì sẽ mang ý nghĩ trả thù. Cho dù người đó có sai mấy đi chăng nữa cũng phải khôn khéo gọi riêng người đó vào và nói chuyện từ tốn. 8. Khi họđề nghị một điều gì, phải lắng nghe và cố hết sức đểđồng cảm. Thoạt nhìn thì những lời đề nghị có vẻ không có lý nhưng có nhiều trường hợp chứa đựng ý quan trọng. 9. Nên nói ngắn gọn và dễ hiểu: Có nhiều trường hợp thấy khả năng họ nói tiếng Anh cũng được nên cứ tưởng là tiếng Anh giỏi, nhưng nếu mình nói bằng tiếng Anh một cách trôi chảy thì người đó nghe không được gì cả, mà lại giả vờ là nghe được rồi làm sai việc. 10. Sau khi sai việc gì thì không nên dừng lại một lần, mà phải lặp lại rồi lặp lại, kiểm tra rồi kiểm tra lại. Còn nữa, phải yêu cầu làm báo cáo nghiệp vụ, phải kiểm tra bằng văn bản để biết xem công việc có thực sự được tiến hành hay không. H.T (Trích dịch trong bài viết “Điều kiện để thành công khi đầu tư ở Việt Nam của ông Lee Chang Kung, chủ tịch KOCHAM nhiệm 2006-2007, đăng tại trang web www.kotra.co.kr, ngày 14 tháng 5 năm 2009)
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net