logo

Thỏa ước lao động tập thể

"Thỏa ước lao động tập thể" là văn bản bao gồm các điều khoản cam kết giữa đại diện người sử dụng lao động và đại diện tập thể người lao động. Trong đó có các điều khoản như: việc làm và bảo đảm việc làm; thời giờ làm việc – thời giờ nghỉ ngơi; định mức lao động; tiền lương, thưởng, phụ cấp và các loại trợ cấp;... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung của bản thỏa ước lao động tập thể.
Mời các bạn cùng tham khảo đoạn trích "Thỏa ước lao động tập thể" dươi đây:  CÔNG TY TNHH SX–TM Abc                         CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Địa chỉ …………………..                                             Độc lập – Tự do – Hạnh phúc                                                                                        ________________________                                                                                                                     Thành phố Hồ Chí Minh, ngày ………tháng ……năm 2005     THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ               Căn cứ Bộ Luật Lao động của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày 23/6/1994; và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động ngày 02/4/2002 và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2003;               Căn cứ Nghị định số 196/CP ngày 31/12/1994 “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về Thỏa ước lao động tập thể”; Nghị định 93/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 196/CP;               Căn cứ các thỏa thuận đạt được sau khi bàn bạc, thỏa thuận giữa bên Người sử dụng lao động của Công ty và bên tập thể Người lao động; và               Để đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên trong quan hệ lao động. Chúng tôi gồm có: ĐẠI DIỆN NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG Họ và tên: Ông …………………………………… Chức danh: ………………………… ĐẠI DIỆN TẬP THỂ NGƯỜI LAO ĐỘNG Họ và tên: Ông…………………………………… Chức danh: Chủ tịch Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở. Cùng nhau ký kết Thỏa Ước Lao Động Tập Thể (sau đây gọi tắt là Thỏa ước) gồm những điều khoản sau: PHẦN 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1: Bản thỏa ước này quy định mối quan hệ lao động giữa Người sử dụng lao động và tập thể Người lao động về quyền, trách nhiệm, quyền lợi của mỗi bên trong thời hạn Thỏa ước này có hiệu lực. Những thỏa thuận trong Thỏa ước này mà trái với quy định của pháp luật thì sẽ được giải quyết theo các văn bản pháp luật hiện hành của Nhà nước. Điều 2: Đối tượng thi hành Người sử dụng lao động của Công ty; và Người lao động làm việc trong Công ty. Điều 3: Thời hạn, điều chỉnh, gia hạn Thỏa ước 3.1 Thỏa ước này có hiệu lực trong thời hạn 3 năm kể từ ngày đăng ký. 3.2 Sau 6 tháng kể từ ngày Thỏa ước có hiệu lực, Thỏa ước có thể được xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. Những bổ sung mới sẽ được thêm vào dưới hình thức phụ lục của Thỏa ước và đăng ký lại. 3.3 Khi Thỏa ước hết thời hạn hiệu lực, hai bên sẽ tiến hành thương lượng để ký Thỏa ước mới hoặc sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa Ước này và đăng ký lại. 3.4 Sau 3 tháng kể từ ngày Thỏa ước hết hạn mà hai bên thương lượng nhưng không đi đến kết quả thì Thỏa ước đương nhiên hết hiệu lực. Trong trường hợp này, mọi quan hệ lao động giữa Người sử dụng lao động và Người lao động sẽ được thực hiện theo các quy định của pháp luật lao động hiện hành. Điều 4: Trách nhiệm tổng quát của hai bên 4.1. Trách nhiệm của Người sử dụng lao động Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về sử dụng lao động;  Tôn trọng và thực hiện đầy đủ mọi thỏa thuận trong Thỏa ước này; Bảo đảm các quyền và điều kiện làm việc để Người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, bảo vệ môi trường làm việc, bảo vệ sức khoẻ cho Người lao động. Tuỳ theo yêu cầu, Người sử dụng lao động sẽ tạo điều kiện cho Người lao động được học tập, đào tạo nhằm phát triển nâng cao năng lực chuyên môn, trình độ để phục vụ cho công việc sản xuất, kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả tốt. Bảo đảm quyền lợi về tổ chức Công đoàn của Người lao động. Tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ Công đoàn hoạt động theo Luật Công đoàn. 4.2. Trách nhiệm của Ban chấp hành Công đoàn Thường xuyên tổ chức các đợt thi đua nhằm động viên Người lao động hoàn thành nhiệm vụ được giao, giám sát theo dõi việc thực hiện các điều khoản trong Thỏa ước, kịp thời phản ánh và bàn bạc với Ban Giám đốc nhằm giải quyết những vướng mắc về hợp đồng lao động và về các vấn đề có liên quan đến quyền lợi chính đáng của Người lao động; và Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chủ trương chính sách của Nhà nước và các quy định của Công ty đến Người lao động, phối hợp với các bộ phận chức năng đề xuất các biện pháp tháo gỡ khó khăn nhằm giúp cho Công ty hoàn thành kế hoạch sản xuất, kinh doanh, đảm bảo chăm lo đời sống cho Người lao động. 4.3. Trách nhiệm của Người lao động Tôn trọng và thực hiện các điều khoản đã ký kết trong Thỏa ước và trong hợp đồng lao động cá nhân; Tích cực lao động, nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, kỷ luật lao động, tuân thủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động; và Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề. Điều 5: Định nghĩa Trừ khi những ngữ cảnh quy định khác đi, các thuật ngữ sau đây sẽ có nghĩa như sau: “Công ty” hoặc “Người sử dụng lao động” có nghĩa là Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại Abc được thành lập theo Luật Doanh nghiệp của các quy định và luật pháp Việt Nam có liên quan. “Thỏa ước lao động tập thể” hoặc “Thỏa ước” có nghĩa là Thỏa ước lao động tập thể này của Công ty bao gồm cả các phần đính kèm và các sửa đổi, bổ sung của nó trong suốt thời gian Thỏa ước này còn hiệu lực. “Nhân viên”, “Công nhân” và “Người lao động” có nghĩa là toàn thể nhân viên, công nhân của Công ty, bao gồm cả những người đang trong thời gian thử việc, học nghề, tập nghề, học việc. "Ban Giám đốc” có nghĩa là Ban Giám đốc do Hội đồng Quản trị bổ nhiệm, bao gồm Tổng Giám đốc, Giám đốc điều hành, các Phó Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng.   Để tham khảo đầy đủ nội dung của "Thỏa ước lao động tập thể", các bạn vui lòng đăng nhập tài khoản trên trang tailieu.vn và tải tài liệu về máy.
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net