logo

Bí quyết trở thành lãnh đạo giỏi

Làm lãnh đạo đã khó, làm lãnh đạo giỏi còn khó hơn gấp nhiều lần. Lãnh đạo không chỉ đơn thuẩn là một chức danh, một vị trí, một sự bổ nhiệm mà hơn thế, lãnh đạo chính là khả năng tạo ra ảnh hưởng với tất cả mọi người. Do đó, muốn làm lãnh đạo giỏi, phải có những "bí kíp" riêng. Cùng tham khảo tài liệu dưới đây để tìm hiểu về những bí quyết này nhé! Chúc các bạn thành công!
Bí quyết trở thành lãnh đạo giỏi Làm lãnh đạo đã khó, làm lãnh đạo giỏi còn khó hơn gấp nhiều lần. Lãnh đạo không chỉ đơn thuẩn là một chức danh, một vị trí, một sự bổ nhiệm mà hơn thế, lãnh đạo chính là khả năng tạo ra ảnh hưởng với tất cả mọi người. Do đó, muốn làm lãnh đạo giỏi, phải có những "bí kíp" riêng. 1. Lãnh đạo tài năng cần có chuyên môn giỏi Là một lãnh đạo không thể không có kiến thức chuyên môn. Ngoài những kiến thức nền tảng, người lãnh đạo cần có kiến thức chuyên môn, dành thời gian để đầu tư và đi sâu hơn vào chuyên môn của mình, biết học hỏi và tự tin để trở thành một lãnh đạo giỏi. Điều đó sẽ góp phần quan trọng giúp các nhà lãnh đạo đạt tới đỉnh cao và men say của sự thành công thay vì chỉ ngồi và mơ màng một điều gì đó tốt đẹp sẽ đến với mình. 2. Biết ra quyết định đúng lúc Người lãnh đạo giỏi luôn biết đánh giá vấn đề, phân tích, phán đoán và đưa ra quyết định. Đánh giá rủi ro, thuận lợi và lựa chọn cách giải quyết hợp lý nhất có thể cho mọi việc thay vì trông chờ vào quyết định của người khác. Sự quyết định của chính bản thân người lãnh đạo mới là quan trọng nhất. Thiếu sự quyết đoán và trông chờ vào người khác sẽ không giúp người đó trở thành lãnh đạo giỏi. 3. Biết phát huy thế mạnh Một lãnh đạo tốt nhất là một người có thể phát huy các kỹ năng của mình trong mọi bối cảnh. Đa số các nhà lãnh đạo ai cũng muốn ôm đồm hết mọi việc về mình mặc dù khả năng có hạn. Bởi trên thực tế, hiếm có người nào là chuyên gia trong mọi lĩnh vực nếu không muốn nói là không có. Và người lãnh đạo cần biết rõ điều này để chỉ tập trung vào những thế mạnh, lĩnh vực của mình, phát huy nó để mang lại nhiều lợi nhuận và thành công cho doanh nghiệp, trở thành người lãnh đạo giỏi. Biết dựa vào thế mạnh để làm mọi thứ khác biệt hơn, giỏi hơn, độc đáo hơn những người khác. Điều đó sẽ giúp chúng ta trở nên nổi bật và vượt trội hơn, gặt hái nhiều thành công hơn trong công việc. 4. Khả năng huy động sức mạnh làm việc tập thể Thay vì chỉ một mình mình suy nghĩ và đưa ra mệnh lệnh cho mọi người thì người lãnh đạo giỏi phải biết huy động sức mạnh tập thể, vận động tất cả mọi người trong tập thể của mình cùng suy nghĩ và đưa ra sáng kiến của họ. Một lãnh đạo giỏi cũng cần có khả năng tập hợp và hiệu triệu mọi người, hướng dẫn mọi người, mang đến công việc và trao quyền cho họ. Hãy biến họ thành những người nhạy bén, mạnh mẽ, khiến họ phải suy nghĩ và đưa ra các phương án khả thi trong công việc hơn là biến họ thành một cỗ máy không có khả năng tự giải quyết công việc. 5. Biết kiểm soát thời gian Người lãnh đạo luôn nắm rõ và kiểm soát được thời gian của chính mình, biết lúc nào và khi nào để bắt đầu hay kết thúc một việc. Người lãnh đạo giỏi không để lãng phí thời gian một cách vô ích bởi chính thời gian góp phần tạo nên sự thành công của họ. Khi giao việc cho nhân viên, người lãnh đạo giỏi biết cùng họ trao đổi để đưa ra thời hạn thực hiện thay vì ép họ nhận thời hạn. 6. Luôn có phương án mới thay thế cho những phương án đã cũ hoặc không thích hợp Biết nhìn xa trông rộng, chuẩn bị cho mình nhiều phương án để có thể thay thế một phương án cũ khi cần thiết, giúp cho công ty không rơi vào thế bị động, đó cũng là chiến lược của một lãnh đạo giỏi. 7. Động viên, khen thưởng và quan tâm tới nhân viên Một nhà lãnh đạo giỏi phải là người có thái độ đúng mực, biết cách động viên, giúp đỡ và chia sẻ với nhân viên, làm sao cho họ cảm thấy mình là người có giá trị. Hơn nữa, việc lãnh đạo quan tâm tới đời sống nhân viên không những tạo được lòng tin và sự tín nhiệm mà còn xây dựng đội ngũ nhân viên nhiệt tình, hăng hái, khích lệ họ cống hiến và làm việc hết mình cho công ty. Lãnh đạo giỏi còn biết khen thưởng nhân viên khi họ hoàn thành tốt công việc. Dù bằng những phần thưởng có giá trị to hay nhỏ thì tất cả những việc làm đó đều có ý nghĩa nhất định và mang lại sự hứng khởi cho nhân viên. Trở thành một nhà lãnh đạo đã là cả một quá trình và trở thành nhà lãnh đạo giỏi lại càng không phải là chuyện đơn giản. Học hỏi từ mọi thứ, từ trong thất bại và cả thành công, từ trong sự trải nghiệm của chính bản thân trên nấc thang tiến tới danh vọng cũng góp phần tạo nên một lãnh đạo giỏi. Lãnh đạo - người tạo ra thay đổi trong biến động Trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay, thay đổi và thách thức là những nhân tố mà các doanh nghiệp luôn gặp phải. Trong bối cảnh đó, làm thế nào để lãnh đạo sự thay đổi? Tạp chí Bussiness World đã có cuộc trao đổi với John P. Kotter - chuyên gia nổi tiếng thế giới về lãnh đạo tại trường Kinh doanh Harvard - về vấn đề này. * Vì sao chúng ta cần những nhà lãnh đạo? Chúng ta cần lãnh đạo để tổ chức, huy động mọi người giải quyết công việc trong những thời điểm thử thách. Trong một thế giới không có thách thức, mọi thứ đều tốt đẹp thì bạn không cần đến các nhà lãnh đạo. Vì như vậy, bạn không cần phải huy động mọi người để giải quyết bất cứ một cuộc khủng hoảng nào. Nhưng thật không may, trong thế giới của chúng ta lại luôn có vô vàn những thách thức trong khối chính quyền, khối kinh doanh và khối phi lợi nhuận. Có quá nhiều thách thức trong thế giới đã và đang phát triển. Chính vì vậy, chúng ta vẫn cần có những lãnh đạo và thực tế, nhu cầu lãnh đạo đang lớn hơn bao giờ hết. Trong giới kinh doanh hiện nay, chúng ta khó mà chịu được việc lãnh đạo chỉ đơn thuần ở những vị trí quản lý cấp cao. Mọi nhân viên, mọi kĩ sư cũng nên tăng cường vai trò lãnh đạo. Họ nên tham gia vào việc giải quyết các vấn đề với khách hàng và các vấn đề trong nội bộ công ty. Số lượng người mà chúng tôi cần cung cấp kĩ năng lãnh đạo hiện nay rất lớn. Cuộc sống không bao giờ hết biến động và chính vì vậy, nhu cầu về các nhà lãnh đạo ngày càng tăng đều đặn. * Nhà lãnh đạo khác nhà quản lý như thế nào? Các nhà lãnh đạo tổ chức và huy động mọi người. Vai trò của họ là đảm trách những mục tiêu mang tính thách thức có liên quan tới sự thay đổi. Họ tập trung vào việc thay đổi hành vi, trong khi các nhà quản lý tập trung vào việc duy trì các tình huống. Ví dụ nếu như có một máy DVD được thiết kế tốt, chúng ta không cần đến một nhà lãnh đạo để ấn nút bật hoặc tắt, bởi vì làm việc đó chẳng có gì là khó khăn và nó cũng không liên quan đến sự thay đổi nào. Nói như vậy không có nghĩa là các nhà quản lý không quan trọng. Tất nhiên, họ quan trọng nếu đó không còn là chuyện về một cái máy DVD, mà là câu chuyện của 100.000 cái ở hai mươi đất nước khác nhau. Lúc này, vấn đề có thể trở nên phức tạp. Các nhà quản lý quan trọng ở chỗ họ quản lý tất cả những máy DVD khác nhau ở các nước khác nhau và đảm bảo rằng chúng chiếu đúng phim và đúng lúc. Nhưng vai trò của các nhà lãnh đạo lại khác. Họ tạo ra các hệ thống để các nhà quản lý thực hiện chức năng quản lý của mình. Ví dụ, ban đầu, chúng ta thường sử dụng hệ thống VHS và các cuộn băng. Các nhà lãnh đạo sẽ khiến người sử dụng thay đổi thói quen sang một thứ tốt hơn. Trong trường hợp diễn ra sự cạnh tranh giữa Sony và VHS, người ta cần việc lãnh đạo trong khi cạnh tranh hơn là sau khi đã chiến thắng. Như vậy, lãnh đạo có ý nghĩa quan trọng ở các thời điểm diễn ra sự thay đổi. Bởi không phải lúc nào các hệ thống cũng ổn định và các nhà lãnh đạo phải đối mặt với những thách thức rất lớn và điều khiển sự thay đổi. Nói ngắn gọn, khi các hệ thống tồn tại ổn định, bạn cần các nhà quản lý, còn trong trường hợp có những tình huống biến động bất thường cần có sự thay đổi, thì người bạn cần là những nhà lãnh đạo. * Liệu các nhà lãnh đạo có luôn luôn tạo ra được sự thay đổi? Gần như luôn luôn là vậy. Đọc và lật lại lịch sử về những nhà lãnh đạo vĩ đại, bạn sẽ thấy họ là những người luôn tập trung vào sự thay đổi. Họ luôn luôn giúp mọi người thay đổi hành vi. Họ luôn tập trung vào việc thay đổi các hệ thống. Hãy nhìn vào tấm gương nhà lãnh đạo Mahatma Gandhi. Ông ấy là người đã tạo ra những thay đổi trong xã hội Ấn Độ - huy động và thay đổi các cách mà người dân Ấn Độ nhìn nhận về các vấn đề. * Các nhà lãnh đạo làm việc vì cá nhân ích kỉ hay vì mọi người? Thường thì khi nói về việc lãnh đạo, người ta hay nói về hành vi của mọi người. Còn khi đề cập đến nhà lãnh đạo, người ta hay nghĩ đó là các Chủ tịch, Giám đốc hoặc CEO của các công ty. Suy nghĩ kiểu này không đúng. Họ tin rằng chỉ những người ở vị trí như vậy mới tổ chức, huy động mọi người. Nhưng thực tế, hầu hết thời gian họ chỉ đơn thuần là các chính trị gia, các nhà quản lý. Cũng có lúc không hoàn thành bất cứ vai trò nào của mình. Do đó, đây không phải là cách hay khi định nghĩa về lãnh đạo. Các nhà lãnh đạo giỏi luôn luôn tạo ra sự thay đổi. Vượt ra ngoài khỏi sự thay đổi đó, họ đem lại sự hài lòng cho mọi người. Những nhà lãnh đạo vĩ đại luôn làm điều gì đó cho mọi người. Tôi gọi đó là sự vị tha vì nó có ích cho người khác. Họ hướng tới những mục đích mà xã hội cần. * Làm sao để tạo ra thay đổi? Tăng cường sự nhanh nhạy, giảm tính tự mãn, giảm những cảm xúc tiêu cực, làm việc theo nhóm, vạch ra hướng đi, xây dựng các nhóm làm việc, truyền thông một cách tích cực - đó chính là cách tạo ra sự thay đổi. Bí quyết đánh giá đúng nhân viên Đánh giá đúng nhân viên sẽ giúp lãnh đạo đặt cấp dưới vào đúng vị trí, giao việc đúng với khả năng. Ngược lại, khi cấp dưới được cấp trên đánh giá đúng năng lực, đó là cách động viên họ tốt nhất. Cần có tiêu chí đánh giá rõ ràng Cho dù áp dụng bất cứ phương pháp đánh giá nào, nhà quản lý cũng nên có các tiêu chí đánh giá nhân viên. Các tiêu chí này cần rõ ràng và quan trọng nhất là phải đo lường được, tránh đưa ra các tiêu chí “chung chung” dẫn tới sự hiểu lầm của cấp dưới. Tiêu chí đánh giá phải gắn liền với nhiệm vụ được giao thực hiện và mục tiêu mà tổ chức mong muốn đạt tới. Các tiêu chí phải được đưa ra từ đầu kỳ đánh giá để nhân viên hiểu các yêu cầu và sự mong đợi của người quản lý đối với mình. Nhà quản lý không nên thay đổi các yêu cầu của mình đối với nhân viên khi bắt đầu tiến hành đánh giá vì khi đó nhân viên sẽ không có cơ hội để điều chỉnh bản thân. Tuy vậy, để tạo sự “mới mẻ” và “thách thức” cho nhân viên, nhà quản lý đôi lúc cũng cần điều chỉnh tiêu chí đánh giá và phải thông báo từ sớm cho nhân viên biết. Nội dung của các thay đổi này có thể nhắm tới mục đích khắc phục các điểm yếu của tổ chức. Chẳng hạn như doanh số bán hàng, độ lớn của thị trường đối với nhân viên tiếp thị, kinh doanh; hoặc số thư khen, những lời phàn nàn từ khách hàng để đánh giá đối với nhân viên cung ứng dịch vụ... Khoảng cách giữa nhận xét của cấp trên với ý kiến cấp dưới Rất thường xảy ra sự khác biệt giữa đánh giá của cấp trên về cấp dưới so với kết quả tự nhận xét của cấp dưới về bản thân. Khoảng cách này nếu không được xóa bỏ sẽ là rào cản lớn trong việc đánh giá nhân viên, đôi khi gây ra sự bất mãn dẫn tới việc nhân viên rời bỏ tổ chức vì cho rằng “sếp không hiểu mình”. Để khắc phục trở ngại này, nhà quản lý phải dành thời gian theo dõi hoạt động của nhân viên dưới quyền. Một khi đã nắm vững các việc nhân viên đã làm tốt và cả những việc chưa tốt, nhà quản lý sẽ có những đánh giá khiến nhân viên “tâm phục khẩu phục”. Tuy nhiên, đối với các sai sót của nhân viên, nhà quản lý nên nhắc nhở ngay khi phát hiện để nhân viên nhận thấy và tránh các sai sót tương tự tiếp diễn. Đừng làm nhân viên ngạc nhiên khi họ bất ngờ nhận được “một giỏ” nhận xét về các sai sót đúng vào lúc cấp trên đánh giá. Nhà quản lý phải cho nhân viên hiểu rằng để rèn luyện được bản thân là cả một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự nỗ lực bền vững. Nó được ví như việc leo lên tòa nhà cao, chúng ta phải đi qua nhiều bậc thang chứ không thể nhảy trực tiếp từ tầng này lên tầng khác. Kéo lên hay thả xuống?
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net