logo

Báo cáo đánh giá hiện trạng năng lực tổ chức bộ máy tỉnh Phú Yên

Chương trình SEMLA (Chương trình hợp tác Việt Nam - Thuỵ Điển về nâng cao năng lực quản lý Đất đai và Môi trường) với mục tiêu nâng cao năng lực của Việt Nam trong xoá đói giảm nghèo trên cơ sở lâu dài và bền vững về môi trường đồng thời thúc đẩy sự thông thoáng và phát triển theo hướng dân chủ và tôn trọng nhân quyền.
UBND TỈNH PHÚ YÊN CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC VIỆT NAM - THỤY ĐIỂN VỀ TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ MÔI TRƯỜNG Báo cáo Đánh giá Hiện trạng Năng lực Tổ chức Bộ máy Tỉnh Phú Yên Tuy Hoà, tháng 9/2007 Mục lục 1.  Cơ cấu bộ máy và chức năng nhiệm vụ .............................................................. 3  1.1  Mô hình tổ chức của ngành TN & MT .................................................................3  1.2  Chức năng nhiệm vụ của Sở/Phòng TNMT: ........................................................4  2.  Điều tra thu thập dữ liệu nền ................................................................................ 8  2.1  Nội dung ...............................................................................................................8  2.2  Đối tư ợng và phư ơ ng pháp điều tra ................................................................8  2.3  Địa bàn & mẫu điều tra .........................................................................................8  2.4  Đánh giá kết quả thu thập phiếu ...........................................................................9  3.  Đánh giá thực trạng năng lực tổ chức bộ máy .................................................... 9  3.1  Năng lực cán bộ ngành tài nguyên và môi trường ...............................................9  3.1.1 Trình độ và lĩnh vực chuyên môn được đào tạo.............................................9  3.1.2 Nhận thức, hiểu biết về chuyên môn và pháp luật ........................................11  Cán bộ đất đai: .......................................................................................................11  Cán bộ môi trư ờng: ..............................................................................................11  3.1.3 Kỹ năng .........................................................................................................12  3.2  Năng lực tổ chức điều phối hoạt động ...............................................................13  Đánh giá về quy trình .............................................................................................13  Năng lực phối kết hợp nội bộ ................................................................................13  Quy trình phối kết hợp với các ban ngành .............................................................14  Năng lực phối kết hợp với các ban ngành .............................................................14  3.3  Chất lượng công tác tuyên truyền ......................................................................16  Lĩnh vực quản lý đất đai và môi trư ờng...............................................................16  3.4  Chất lượng cung cấp dịch vụ ..............................................................................16  Lĩnh vực quản lý đất đai ........................................................................................16  Lĩnh vực quản lý môi trường.................................................................................19  3.5  Đánh giá chung về năng lực bộ máy ..................................................................20  4.  Kết luận & Đề xuất ............................................................................................... 21  Báo cáo Đánh giá Hiện trạng Năng lực Tổ chức Bộ máy tỉnh Phú Yên TÓM TẮT Chương trình SEMLA (Chương trình hợp tác Việt Nam - Thuỵ Điển về nâng cao năng lực quản lý Đất đai và Môi trường) với mục tiêu nâng cao năng lực của Việt Nam trong xoá đói giảm nghèo trên cơ sở lâu dài và bền vững về môi trường đồng thời thúc đẩy sự thông thoáng và phát triển theo hướng dân chủ và tôn trọng nhân quyền. Các mục tiêu cụ thể có liên quan đến quản lý đất đai và môi trường, gồm có việc thúc đẩy việc sử dụng tài nguyên một cách công bằng, bền vững, theo hướng có lợi cho ngời nghèo, trên cơ sở các sáng kiến của địa phương; Thúc đẩy hệ thống hành chính công đợc chuyên môn hoá, minh bạch, đáng tin cậy và theo hướng cung cấp dịch vụ công không phân biệt đối xử; Thúc đẩy sự tiếp cận dân chủ và thực hiện quyền của người nghèo, đặc biệt tập trung xây dựng các quy định pháp luật nhằm đảm bảo tính bình đẳng, minh bạch, không phân biệt đối xử và không để xảy ra tình trạng người nghèo bị lạm dụng. Hợp phần chơng trình SEMLA Phú Yên sẽ hổ trợ một loạt các tiến trình nhằm thực hiện các mục tiêu này. Do đó, việc điều tra, thống kê phân tích các dữ liệu nhằm đánh giá thực trạng năng lực tổ chức bộ máy ngành tài nguyên và môi trường tỉnh Phú Yên để phát hiện và đề xuất các hướng hỗ trợ bởi Chương trình SEMLA. Đồng thời, tạo cơ sở dữ liệu nền nhằm đánh sự thay đổi trước và sau khi hỗ trợ bới Chương trình SEMLA. Việc điều tra, phỏng vấn được triển khai trong thời gian ngắn song đã đánh giá tương đối khách quan và đầy đủ các vấn đề về năng lực tổ chức bộ máy ngành tài nguyên và môi trường hiện nay. Việc điều tra đã xác định nhiều tồn tại về năng lực tổ chức bộ máy của ngành như : trình độ chuyên môn của cán bộ địa chính cấp cấp xã còn hạn chế, việc xắp xếp tổ chức bộ máy chưa hợp lý, công tác quản lý môi trường ở địa phương chưa có cán bộ chuyên trách, công tác phối hợp trong và ngoài ngành hiệu quả chưa cao, hiệu quả công tác tuyên truyền đạt rất thấp, việc thực hiện cấp giấy CNQSDĐ còn chậm, .... Với nguồn lực và thời gian có hạn, tuy nhiên nhóm điều tra đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ các tư vấn của Chương trình SEMLA và thừa hưởng các kinh nghiệm của tỉnh có Chương trình SEMLA đi trước. Nhóm đã thực hiện việc điều tra theo đúng kế hoạch. 2 Báo cáo Đánh giá Hiện trạng Năng lực Tổ chức Bộ máy tỉnh Phú Yên 1. Cơ cấu bộ máy và chức năng nhiệm vụ 1.1 Mô hình tổ chức của ngành TN & MT Cơ cấu tổ chức ngành tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên gồm 3 cấp: cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. 1.1.1 Cấp tỉnh: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên là cơ quan chuyên môn tham mưu UBND tỉnh Phú Yên quản lý tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh Phú Yên. * Sơ đồ cơ cấu tổ chức Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên: đính kèm phụ lục 2. * Cơ cấu tổ chức: - Lãnh đạo của Sở Tài nguyên và Môi trường, gồm: 01 Giám đốc, 03 Phó Giám đốc - Các phòng chuyên môn giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý Nhà nước: + Văn phòng Sở + Thanh tra Sở + Phòng đăng ký đất đai (kể cả nhiệm vụ QLNN về đo đạc và bản đồ). + Phòng quy hoạch kế hoạch + Phòng Môi trường + Phòng Tài nguyên và khoáng sản + Phòng Tài nguyên nước và Khí tượng thuỷ văn - Các tổ chức sự nghiệp thuộc Sở: + Trung tâm thông tin Tài nguyên và Môi trường + Trung tâm kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường + Trung tâm phát triển quỹ đất + Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất 1.1.2 Cấp huyện: Phòng tài nguyên và môi trường tỉnh cấp huyện là cơ quan chuyên môn tham mưu UBND cấp huyện quản lý tài nguyên và môi trường trên địa bàn huyện. Tổ chức bộ máy Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện: - Lãnh đạo của Phòng Tài nguyên và Môi trường, gồm: 01 Trưởng phòng, 01 Phó Phòng 3 Báo cáo Đánh giá Hiện trạng Năng lực Tổ chức Bộ máy tỉnh Phú Yên - Các chuyên viên giúp Trưởng phòng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước (tuỳ theo điều kiện từng huyện số nhân viên giao động từ 8 đến 12 người) - Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện là đơn vị sự nghiệp thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện. 1.1.3 Cấp xã: Cán bộ địa chính là cán bộ chuyên môn tham mưu UBND cấp xã quản lý tài nguyên và môi trường trên địa bàn xã. Tuỳ điều kiện từng xã, số cán bộ địa chính giao động từ 1 đến 2 người; đa phần các xã chỉ có 1 cán bộ địa chính. 1.2 Chức năng nhiệm vụ của Sở/Phòng TNMT: 1.2.1 Chức năng nhiệm vụ Sở Tài nguyên và Môi trường Phú Yên: * Vị trí và chức năng: Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Yên, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật. Sở Tài nguyên và Môi trường chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ ban nhân dân tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Sở Tài nguyên và Môi trường có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Phú Yên. * Nhiệm vụ và quyền hạn: - Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành các quyết định, chỉ thị về quản lý tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ (sau đây gọi chung là tài nguyên và môi trường) ở địa phương theo phân cấp của Chính phủ. - Trình Uỷ ban nhân tỉnh quy hoạch phát triển, chương trình, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về tài nguyên và môi trường phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. - Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định các biện pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường ở địa phương; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện. - Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình quy hoạch, kế hoạch sau khi được xét duyệt; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về tài nguyên và môi trường. - Về tài nguyên đất: + Giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện. 4 Báo cáo Đánh giá Hiện trạng Năng lực Tổ chức Bộ máy tỉnh Phú Yên + Tổ chức thẩm định, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện, thành phố và kiểm tra việc thực hiện. + Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh. + Tổ chức thực hiện việc điều tra khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất và lập bản đồ địa chính; đăng ký đất đai, lập, quản lý, chỉnh lý hồ sơ địa chính; thống kê, kiểm kê đất đai; ký hợp đồng thuê đất theo quy định của pháp luật; đăng ký bảo đảm về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đối với các tổ chức. + Tham gia định giá các loại đất ở địa phương theo khung giá, nguyên tắc, phương pháp định giá các loại đất do Chính phủ quy định. - Về tài nguyên khoáng sản: + Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp, gia hạn hoặc thu hồi giấy phép khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu thông thường, than bùn và khai thác tận thu khoáng sản, chuyển nhượng quyền hoạt động khoáng sản thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật. + Giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì phối hợp với các bộ, ngành có liên quan để khoanh vùng cấm hoặc tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trình Chính phủ xem xét quyết định. - Về tài nguyên nước và khí tượng thủy văn: + Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép hoạt động điều tra, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước theo phân cấp; kiểm tra việc thực hiện. + Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép hoạt động của các công trình khí tượng thuỷ văn chuyên dùng tại địa phương; chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện sau khi được cấp phép. + Tổ chức việc điều tra cơ bản, kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường. + Tham gia xây dựng phương án phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh. - Về môi trường: + Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, gia hạn, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trên địa bàn tỉnh theo phân cấp. + Tổ chức lập báo cáo hiện trạng môi trường, phân tích môi trường, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường. 5 Báo cáo Đánh giá Hiện trạng Năng lực Tổ chức Bộ máy tỉnh Phú Yên + Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án, cơ sở theo phân cấp. + Tổ chức thu phí bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. - Về đo đạc và bản đồ: + Thẩm định và đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoặc uỷ quyền cấp phép hoạt động đo đạc và bản đồ cho các tổ chức và cá nhân đăng ký hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh. + Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt kết quả kiểm tra, thẩm định chất lượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ địa chính, đo đạc và bản đồ chuyên dụng của tỉnh. + Tổ chức xây dựng hệ thống điểm đo đạc cơ sở chuyên dụng, thành lập hệ thống bản đồ địa chính, bản đồ chuyên đề phục vụ các mục đích chuyên dụng. + Theo dõi việc xuất bản, phát hành bản đồ và kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản việc đình chỉ phát hành, thu hồi các ấn phẩm bản đồ có sai sót về thể hiện chủ quyền của quốc gia, địa giới hành chính, địa danh thuộc địa phương; ấn phẩm bản đồ có sai sót nghiêm trọng về kỹ thuật. + Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật. + Chỉ đạo hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý tài nguyên và môi trường ở cấp huyện và cấp xã. + Phối hợp với cơ quan có liên quan trong việc bảo vệ các công trình nghiên cứu, quan trắc về khí tượng thuỷ văn, địa chất, khoáng sản, môi trường, đo đạc và bản đồ. + Thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật. + Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ về quản lý tài nguyên và môi trường; tham gia hợp tác quốc tế; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ tư liệu về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật. + Tham gia thẩm định các dự án, công trình có nội dung liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường. + Báo cáo định kỳ 6 tháng, 1 năm và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao cho Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường. + Quản lý về tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ xã, phường, thị trấn làm công tác quản lý về Tài nguyên và môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Uỷ ban nhân dân tỉnh. 6 Báo cáo Đánh giá Hiện trạng Năng lực Tổ chức Bộ máy tỉnh Phú Yên + Quản lý tài chính, tài sản của Sở theo quy định của pháp luật và phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh. 1.2.1 Chức năng nhiệm vụ Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện: * Vị trí và chức năng: Phòng Tài nguyên và môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, thị xã, giúp UBND huyện, thị xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trên địa bàn. * Nhiệm vụ và quyền hạn: - Trình UBND cấp huyện các văn bản hướng dẫn việc thực hiện các chính sách, chế độ và pháp luật của của Nhà nước về quản lý tài nguyên và môi trường; - Trình UBND cấp huyện qui hoạch - kế hoạch về tài nguyên và môi trường và tổ chức thực hiện sau khi được xét duyệt; - Giúp UBND cấp huyện lập qui hoạch - kế hoạch sử dụng đất hàng năm, điều chỉnh quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất và tổ chức kiểm tra việc thực hiện sau khi được xét duyệt; - Thẩm định và trình Uỷ ban nhan dân cấp huyện xét duyệt quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất đai cấp xã và kiểm tra việc thực hiện sau khi được xét duyệt; - Trình Uỷ ban nhân dân huyện quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp huyện và tổ chức thực hiện; - Quản lý và theo dõi sự biến động về đất đai, cập nhật, chỉnh lý các tài liệu về đất đai và bản đồ phù hợp với hiện trạng sử dụng đất theo hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường; - Tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra việc thống kê, kiểm kê, đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, xây dựng sử dụng đất theo hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường; - Hướng dẫn và kiểm tra việc sử dụng, bảo vệ tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, bảo vệ môi trường, phòng chống, khắc phục sự suy thoái, ô nhiễm, sự cố môi trường, hậu quả thiên tai; - Lập báo cáo thồng kê, kiểm kê đất đai và hiện trạng môi trường theo định kỳ; thu thập, quản lý lưu trữ tư liệu về tài nguyên và môi truờng; - Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc kiểm tra và thanh tra việc thi hành pháp luật; giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện giải quyết các trang chấp, khiếu nại, tố cáo về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật; - Tổ chức các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật; 7 Báo cáo Đánh giá Hiện trạng Năng lực Tổ chức Bộ máy tỉnh Phú Yên - Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, thông tin về tài nguyên và môi trường; - Báo cáo định kỳ 3 tháng, 6 tháng, 1 năm và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao cho Uỷ ban nhân cấp huyện và Sở Tài nguyên và Môi trường; - Quản lý cán bộ, công chức, viên chức; hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn. Tham gia với Sở tài nguyên và Môi trường trong việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý tài nguyên và môi trường và cán bộ địa chính xã, phương, thị trấn. 2. Điều tra thu thập dữ liệu nền 2.1 Nội dung Điều tra, thu thập dữ liệu nền về hiện trạng năng lực, tổ chức, bộ máy ngành tài nguyên và môi trường tỉnh Phú Yên. Cụ thể nội dung các phiếu điều tra được đính kèm theo phục lục 2. 2.2 Đối tượng và phương pháp điều tra * Đối tượng điều tra bao gồm 3 nhóm đối tượng: - Nhóm 1 được điều tra bởi phiếu điều BS-01: Cán bộ lãnh đạo Sở/Phòng Tài nguyên và Môi trường; - Nhóm 2 được điều tra bởi phiếu điều BS-02: Cán bộ ngành tài nguyên và môi trường; - Nhóm 3 được điều tra bởi phiếu điều BS-03: Lãnh đạo & cán bộ chính quyền, ban ngành ở cấp tỉnh, huyện, xã & doanh nghiệp. * Phương pháp phỏng vấn trực tiếp được sử dụng để điều tra, thu thập thông tin từ các đối tượng trên. 2.3 Địa bàn & mẫu điều tra - Địa bàn điều tra bao gồm: huyện Sơn Hoà, Tuy An, Sông Cầu, Tây Hoà và Tp Tuy Hoà. Trong đó: + Huyện Sơn Hoà là huyện đại diện cho các huyện không thực hiện chương trình SEMLA; + Các huyện còn lại đang thực hiện một số dự án do Chương trình SEMLA hỗ trợ. - Mẫu điều tra: + Các nhóm đối tượng 1 và 2 là các đối tượng trong ngành tài nguyên và môi trường, việc điều tra sẽ đánh giá được năng lực, tổ chức, bộ máy ngành tài nguyên và môi trường. Nhóm đối tượng 3 là các đối tượng trực tiếp tham gia làm việc với ngành tài nguyên và môi trường, thông tin từ kênh này sẽ đánh giá lại tính khách quan từ kênh thông tin nhóm 1 và 2 cung cấp. 8 Báo cáo Đánh giá Hiện trạng Năng lực Tổ chức Bộ máy tỉnh Phú Yên Với việc lựa chọn mẫu điều tra như trên sẽ thuận lợi cho trong quá trình đánh giá sự thay đổi về năng lực ngành tài nguyên và môi trường trước và sau khi có sự hổ trợ của Chương trình SEMLA. 2.4 Đánh giá kết quả thu thập phiếu Tổng số phiếu phát hành điều tra: 150 phiếu; tổng số phiếu thu thập phân tích 138 phiếu, cụ thể: - Phiếu BS-01: 8 phiếu; - Phiếu BS-02: 58 phiếu; - Phiếu BS-03: 72 phiếu. Việc điều tra thông tin đã đạt kết quả tốt đúng như kế hoạch đã đề ra. Cán bộ điều tra đã tuân thủ đúng các yêu cầu phỏng vấn của phiếu điều tra. Việc thống kê thu thập các phiếu đã được thực hiện chính xác, có sự đối soát kết quả từ phiếu điều tra và bảng tổng hợp kết quả điều tra. 3. Đánh giá thực trạng năng lực tổ chức bộ máy 3.1 Năng lực cán bộ ngành tài nguyên và môi trường 3.1.1 Trình độ và lĩnh vực chuyên môn được đào tạo Trình độ chuyên môn Thạc sỹ 2% Sơ cấp 7% Trung cấp Đại học 29% 51% Cao đẳng 9% Cán bộ ngành TNMT ở địa phương có độ tuổi khá trẻ, khoảng 75% ở độ tuổi dưới 45. Cán bộ ngạch CVC trở lên chủ yếu có độ tuổi từ 46 đến 54. Cán bộ TNMT cấp xã cũng rất trẻ, gần 50% cán bộ có độ tuổi dưới 35. Khoảng 51% cán bộ TNMT cấp tỉnh và cấp huyện có trình độ đại học trở lên, không có người trình độ tiến sĩ và 2% có trình độ thạc sĩ. Cụ thể như sau: - Thạc sĩ chiếm : 2% - Cử nhân chiếm: 51% - Cao đẳng (hệ đào tạo 3 năm) chiếm: 9% 9 Báo cáo Đánh giá Hiện trạng Năng lực Tổ chức Bộ máy tỉnh Phú Yên - Trung cấp chiếm: 29% - Sơ cấp chiếm: 7%. Nhìn chung, trình độ học vấn của cán bộ trong ngành còn thấp, chưa có trình độ tiến sỹ; thạc sỹ chiếm tỷ lệ còn rất thấp. Trình độ Trung cấp và Sơ cấp còn chiếm tỷ lệ cao. Đa số cán bộ quản lý TNMT được đào tạo về Đất đai (33%) và các ngành khác (21%) không đúng chuyên môn về TNMT. Cụ thể như sau: - Quản lý đất đai chiếm: 33% - Môi trường chiếm: 5% - Nông nghiệp chiếm: 3% - Trắc địa bản đồ chiếm: 7% - Luật chiếm: 7% - Kinh tế chiếm: 10% - Công nghệ thông tin: 7% - Xây dựng chiếm: 7% - Các ngành khác chiếm: 21%. Cơ cấu ngành nghề được đạo tạo của cán bộ ngành tài nguyên và môi trường còn chưa cân xứng. Cán bộ được đào tạo về môi trường chiếm tỷ lệ quá thấp. Việc bố trí nhân sự trái ngành nghề có tỷ lệ khá cao. 10 Báo cáo Đánh giá Hiện trạng Năng lực Tổ chức Bộ máy tỉnh Phú Yên 3.1.2 Nhận thức, hiểu biết về chuyên môn và pháp luật Cán bộ đất đai: Tỷ lệ % cán bộ đất đai trả lời đúng đáp án 95% 70% 63% 44% Nhóm đất theo KH SDĐ không Nơi công bố Cơ quan cấp Luật ĐĐ thực hiện QHSDĐ giấy CN - Chỉ có 63% cán bộ trả lời đúng về “các nhóm đất phân theo mục đích sử dụng”; có đến 56% cán bộ trả lời sai về “thời gian điều chỉnh hoặc huỷ bỏ kế hoạch sử dụng đất đã được công bố nhưng không được thực hiện”; 70% cán bộ trả lời đúng về “nơi công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất”; 95% cán bộ trả lời đúng về “cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”. - Như vậy còn một tỷ lệ khá lớn cán bộ thuộc lĩnh vực đất đai chưa nắm rõ về Luật đất đai. Quản lý đấ đai có thể có ảnh hưởng môi trường? Nhiều Không biết 15% 4% Chút ít 37% Tương đối 44% - Hầu hết các cán bộ đất đai đều có hiểu rằng “quản lý đất đai có thể ảnh hưởng môi trường”. Tuy nhiên, tỷ lệ biết rõ ràng là rất ít. Cán bộ môi trường: 11 Báo cáo Đánh giá Hiện trạng Năng lực Tổ chức Bộ máy tỉnh Phú Yên Lần đầu biết đến khái niệm ĐTM & ĐMC Tỷ lệ % cán bộ môi trường trả lời đúng đáp án 72% 72% 63% Trước 2003 Không biết 11% 26% 26% 2003 13% Giấy phép câp Cấp giấy phép Khái niệm quy Đối tượng lập trước xả thải hoạch BC ĐTM 2004 Sau 2004 13% 11% Chỉ 26% cán bộ trả lời đúng câu hỏi "giấy phép cấp trước nào cấp trước". tỷ lệ này là quá thấp và có đến 26% chưa biết đến khái niệm đánh giá tác động môi trường. Chứng tỏ thực trạng đội ngũ cán bộ làm công tác môi trường ở địa phương chủ yếu là kiêm nhiệm. Chưa đầu tư, nắm vững và cập nhật các kiến thức pháp luật về môi trường. 3.1.3 Kỹ năng Kết quả tự đánh giá năng lực cán bộ TNMT Y u Trung bình K há T t 0% 11% 7% 7% 14% 16% 21% 29% 52% 54% 65% 54% 44% 41% 39% 41% 28% 35% 25% 14% 0% 4% 0% 0% Kế hoạch Soạn thảo Thảo luận Vi tính Ngoại ngữ Đánh giá chung Nhìn chung, kỹ năng của cán bộ ngành tài nguyên và môi trường tỉnh Phú Yên ở mức độ trung bình khá. Kỹ năng về ngoại ngữ và sử dụng máy vi tính còn khiêm tốn. Tỷ lệ không biết ngoại ngữ lên đến 39%, không sử dụng máy tính 14%, đa phần việc sử dụng máy tỉnh chỉ để soạn thảo văn bản. Tỷ lệ cán bộ trong ngành có thể đọc tin hoặc viết bằng tiếng nước ngoài chỉ chiếm tỷ lệ 7%; không có người giao tiếp, đọc thông, viết thạo tiếng nước ngoài. Khả năng soạn thảo văn bản, lập kế hoạch và thảo luận nhóm còn ở mức trung bình. Đặc biệt là kỹ năng làm việc nhóm chưa được chú trọng và đánh giá đúng mức. 12 Báo cáo Đánh giá Hiện trạng Năng lực Tổ chức Bộ máy tỉnh Phú Yên 3.2 Năng lực tổ chức điều phối hoạt động Đánh giá về quy trình Phân định chức năng nhiệm vụ trong nội bộ ngành Không phù hợp Chưa phù hợp lắm Phù hợp Rất phù hợp 17% 17% 21% 17% 17% 43% 43% 34% 43% 43% 28% 28% 32% 28% 28% 13% 21% 13% 9% 9% Đánh giá Nội bộ Đất Nội bộ MT Đất đai & NN & Sự chung đai MT nghiệp Nhìn chung, phân định chức năng nhiệm vụ trong nội bộ ngành được đánh giá là khá phù hợp. Tuy nhiên vẫn có 41% cho rằng các phân định chức năng là chưa phù hợp lắm hoặc không phù hợp, đặc biệt là phân định chức năng giữa đất đai và môi trường. Điều này cho thấy thực tế các Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện chưa tách rời (hoặc bố trí nhân sự) cho hai mảng đất đai và môi trường. Ở nhiều Phòng, cán bộ làm công tác quản lý đất đai kiêm luôn làm công tác môi trường. Năng lực phối kết hợp nội bộ Hiệu quả công tác phối hợp Hiệu quả công tác phối hợp trong nội bộ ngành trong nội bộ ngành Yếu Trung bình Khá Tốt Yếu Trung bình Khá Tốt 13% 13% 21% 19% 19% 14% 14% 23% 18% 18% 43% 38% 36% 41% 36% 36% 38% 40% 36% 41% 23% 28% 23% 23% 27% 23% 23% 23% 23% 23% 21% 21% 17% 17% 21% 23% 23% 18% 18% 23% Đánh giá Nội bộ Đất Nội bộ MT Đất đai & NN & Sự Đánh giá Nội bộ Đất Nội bộ MT Đất đai & NN & Sự chung đai MT nghiệp chung đai MT nghiệp Theo đánh giá của cán bộ, Theo đánh giá của ban ngành, lãnh đạo trong ngành doanh nghiệp Nhìn chung, có sự đánh giá tương đối giống nhau giữa các nhóm đối tượng trong ngành và ngoài ngành về hiệu quả công tác phối hợp trong nội bộ ngành. Điều này thể hiện tích khách quan trong cách đánh giá của các đối tượng điều tra. Hiệu quả công tác phối hợp trong nội bộ ngành được đánh giá còn nhiều bất cập và yếu kém. Từ 21% đến 23% cho rằng hiệu quả công tác phối hợp này là yếu, 23% đánh giá ở mức độ trung bình; 41% đến 43% đánh giá ở mức độ khá; chỉ có 13% đến 14% cho rằng là tốt. 13 Báo cáo Đánh giá Hiện trạng Năng lực Tổ chức Bộ máy tỉnh Phú Yên Trong đó, cụ thể lĩnh vực đất đai được đánh là công tác phối hợp đạt chất lượng yếu nhất (49% đến 50%); sự phối hợp giữa các đơn vị quản lý và sự nghiệp đạt chất lượng không cao chiếm 44% đến 46%. Như vậy, theo kết quả điều tra, việc phối hợp giữa các đơn vị sự nghiệp trong ngành, các phòng chuyên môn, các phòng TNMT cấp huyện và cán bộ địa chính xã chưa được tốt. Chất lượng phối hợp chưa đáp ứng được yêu cầu. Quy trình phối kết hợp với các ban ngành Phân định chức năng nhiệm vụ giữa Phân định chức năng nhiệm vụ giữa các ngành các ngành Không phù hợp Chưa phù hợp Không phù hợp Chưa phù hợp lắm Phù hợp Rất phù hợp Phù hợp Rất phù hợp 6% 6% 6% 6% 5% 5% 5% 5% 40% 45% 45% 40% 41% 45% 45% 41% 32% 28% 28% 32% 32% 27% 27% 32% 21% 21% 21% 21% 23% 23% 23% 23% Đánh giá chung TNMT & NN TNMT & CN TNMT & XD Đánh giá chung TNMT & NN TNMT & CN TNMT & XD Theo đánh giá của cán bộ, Theo đánh giá của ban ngành, lãnh đạo trong ngành doanh nghiệp Nhìn chung, không có sự khác biệt đáng kể nào giữa các đánh giá của các đối tượng trong ngành và ngoài ngành. Đa phần (40% đến 41) các đánh giá cho rằng các chức năng và nhiệm vụ giữa các ban ngành là khá phù hợp; tuy nhiên cũng có đến 32% cho rằng là chức năng nhiệm vụ giữa các ngành là chưa phù hợp và từ 21% đến 23% cho rằng là không phù hợp. Chỉ có 5% đến 6% cho rằng các chức năng nhiệm giữa các ban ngành là rất phù hợp. Đặc biệt, có đến 53% - 55 % cho rằng phân định chức năng giữa ngành tài nguyên môi trường và ngành xây dựng chưa phù hợp hoặc không phù hợp. Năng lực phối kết hợp với các ban ngành Hiệu quả công tác phối hợp giữa các Hiệu quả công tác phối hợp giữa các ngành ngành Yếu Trung bình Khá Tốt Yếu Trung bình Khá Tốt 6% 2% 2% 6% 5% 0% 0% 5% 49% 45% 45% 50% 45% 45% 45% 45% 28% 32% 27% 32% 32% 36% 32% 36% 21% 21% 17% 23% 14% 23% 18% 13% Đánh giá chung TNMT & NN TNMT & CN TNMT & XD Đánh giá chung TNMT & NN TNMT & CN TNMT & XD Theo đánh giá của cán bộ, Theo đánh giá của ban ngành, lãnh đạo trong ngành doanh nghiệp 14 Báo cáo Đánh giá Hiện trạng Năng lực Tổ chức Bộ máy tỉnh Phú Yên Nhìn chung, không có sự khác biệt đáng kể nào giữa các đánh giá của các đối tượng trong ngành và ngoài ngành. Phần lớn, việc phối hợp giữa ngành tài nguyên môi trường và các ban ngành được đánh giá ở mức khá (45%). Tuy nhiên có đến 21% – 23% cho rằng việc phối hợp này đạt hiệu quả yếu. Như vậy, giữa ngành tài nguyên và môi trường và các ngành khác các chức năng và nhiệm vụ đã được phân định song vẫn có những vấn đề tồn tại do chức năng chưa rõ ràng. Mặt khác, công tác phối hợp đôi lúc đạt hiệu quả không cao. 15 Báo cáo Đánh giá Hiện trạng Năng lực Tổ chức Bộ máy tỉnh Phú Yên 3.3 Chất lượng công tác tuyên truyền Lĩnh vực quản lý đất đai và môi trường Hiệu quả công tác tuyên truyền Hiệu quả công tác tuyên truyền Yếu Trung bình Khá Tốt Yếu Trung bình Khá Tốt 2% 2% 2% 2% 6% 2% 0% 0% 0% 0% 5% 0% 45% 45% 45% 49% 45% 45% 45% 45% 50% 45% 45% 45% 28% 28% 32% 28% 27% 27% 32% 27% 28% 28% 27% 27% 26% 26% 21% 21% 21% 26% 27% 27% 23% 23% 23% 27% Quy hoạch Quyền & Quản lý & QL chất Bảo vệ MT Bảo vệ MT Quy hoạch Quyền & Quản lý & QL chất Bảo vệ MT Bảo vệ MT Nghĩa vụ Sử dụng thải đô thị SX Nghĩa vụ Sử dụng thải đô thị SX Theo đánh giá của cán bộ, Theo đánh giá của ban ngành, lãnh đạo trong ngành doanh nghiệp Nhìn chung, các đánh giá của các đối tượng trong và ngoài ngành tài nguyên và môi trường không có sự khác biệt đáng kể. Phần lớn (45%) đánh giá hiệu quả công tác tuyên truyền ngành tài nguyên và môi trường đạt hiệu quả khá. Tuy nhiên, có đến 21 - 27% cho rằng hiệu quả đạt được là yếu; chỉ có dưới 2% cho rằng công tác này đạt kết quả tốt. Hiệu quả công tác tuyên truyền về quy hoạch sử dụng đất; quyền và nghĩa vụ sử dụng đất; bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất được cho là kém hiệu quả nhất. Như vậy, hiệu quả công tác tuyên truyền các nội dung thuộc lĩnh vực đất đai và môi trường là chưa cao, chưa đáp ứng nhiệm vụ của ngành. 3.4 Chất lượng cung cấp dịch vụ Lĩnh vực quản lý đất đai Quy trình thủ tục trong lĩnh vực Quy trình thủ tục trong lĩnh vực đất đai đất đai Rất phù hợp Không phù hợp Chưa phù hợp lắm Phù hợp Chưa phù hợp lắm phù hợp Rất phù hợp 11% 12% 5% 8% 4% 0% 6% 6% 7% 7% 10% 10% 9% 9% 11% 14% 48% 58% 62% 62% 60% 52% 58% 71% 68% 55% 53% 76% 59% 56% 51% 59% 41% 28% 34% 34% 32% 31% 31% 34% 30% 33% 38% 39% 20% 21% 25% 15% 0% 2% 2% 0% 4% 4% 0% 4% 3% 3% 2% 2% 2% 0% 2% 7% Đăng ký Giao & Chuyển Chuyển Thu hồi Giải Cung Quy Đăng ký Giao & Chuyển Chuyển Thu hồi Giải Cung Quy cho nhượng mục đích bồi quyết cấp hoạch cho nhượng mục đích bồi quyết cấp hoạch thuê thường tranh Thông thuê thường tranh Thông chấp tin chấp tin Theo đánh giá của cán bộ, Theo đánh giá của ban ngành, lãnh đạo trong ngành doanh nghiệp - Về quy trình đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, có 48% đến 55% cho rằng quy trình này là khá phù hợp. Chỉ có 3% các đối tượng ngoài ngành cho rằng quy trình này là không phù hợp. Tuy nhiên, vẫn còn một tỷ lệ khá cao (31% các đối tượng ngoài ngành và 41% các đối tượng trong ngành) cho rằng quy trình này là chưa phù hợp lắm. Ví dụ: việc đăng ký cấp giấy chứng 16 Báo cáo Đánh giá Hiện trạng Năng lực Tổ chức Bộ máy tỉnh Phú Yên nhận quyền sử dụng đất còn chưa có cơ sở khoa học khi người dân tự kê khai và cơ sở để cơ quan nhà nước thẩm định chưa mang tính khoa học nên phát sinh nhiều vấn đề xã hội liên quan khi thực hiện công việc này. - Về quy trình giao đất, cho thuê đất, đa phần (53% – 58%) các đối tượng điều tra cho rằng quy trình này là khá phù hợp. Tuy nhiên cũng cần chú ý rằng, vẫn có một số đông (30% - 37%) cho rằng quy trình này là chưa phù hợp hoặc không phù hợp. Điển hình cho rằng quy trình này không phù hợp khi quy định ngành Tài chính ban hành Quyết định đơn giá thuê đất, ngành thuế xác định tiền thuê đất, ngành Tài nguyên và Môi trường xác định vị trí, loại đất, diện tích, mục đích sử dụng và ký Hợp đồng thuê đất với bên thuê đất. Như vậy để có một HĐ thuê đất thì phải có văn bản của 3 ngành. Điều này gây lên thủ tục rườm rà, phức tạp, mất thời gian trong khi đó hàng năm UBND tỉnh đã ban hành bảng giá đất chi tiết cho từng vị trí, loại đất, khu vực,.. - Về quy trình chuyển nhượng quyền sử dụng đất, có 76% - 83% cho rằng quy trình này là phù hợp hoặc rất phù hợp. - Về quy trình chuyển mục đích sử dụng đất, có 68% đến 76% cho rằng quy trình này là phù hợp hoặc rất phù hợp. - Về quy trình bồi thường giải phóng mặt bằng, hơn 50% đối tượng được phỏng vấn cho rằng quy trình này là phù hợp (cụ thể 56% các đối tượng ngoài ngành và 58% các đối tượng trong ngành), mặc dù vậy vẫn còn một tỷ lệ khá cao cho rằng quy trình này chưa phù hợp lắm (33% các đối tượng ngoài ngành và 34% các đối tượng trong ngành), còn lại khoảng 2 % - 4% các đối tượng cho rằng quy trình này còn nhiều bất cập không phù hợp. ví dụ: Nhà nước phải lập phương án bồi thường nhiều lần: phương án tổng thể, phương án chi tiết và sau khi phương án tổng thể bồi thường được duyệt, UBND cấp huyện phải có trách nhiệm thông báo thu hồi đất cho những đối tượng thu hồi đất biết. UBND cấp tỉnh thu hồi đất tổng thể, sau đó UBND cấp huyện thu hồi đất của từng hộ gia đình, cá nhân. Điều này rất phức tạp, nhiều thủ tục. Trong khi đó, giá đất bồi thường theo giá đất quy định hàng năm của UBND tỉnh (giá đất quy định của UBND tỉnh sát với giá thị trường), nên chăng nhà nước khi muốn có đất để xây dựng công trình công cộng, an ninh quốc phòng cũng nên thoả thuận với người dân là công bằng nhất và thủ tục sẽ đơn giản hơn, tránh khiếu kiện. - Về quy trình giải quyết các tranh chấp, khoảng 51% - 62% các đối tượng cho rằng quy trình, thủ tục đã phù hợp, 32% - 38% cho rằng chưa phù hợp lắm, còn lại khoảng 4% cho rằng quy trình này phải có sự sửa đổi vì không phù hợp. Ví dụ: quy trình giải quyết tranh chấp đất đai qua nhiếu cấp trong khi đó tập trung vào UBND, ngành chuyên môn, tạo áp lực công việc, mất nhiều thời gian, tồn đọng hồ sơ nên chăng có một tổ chức “tài phán” chuyên để giải quyết vấn đề này. - Về quy trình cung cấp thông tin, khoảng 52% - 62% cho rằng quy trình này đã đáp ứng được yêu cầu, dù vậy khoảng 32% - 38% các đối tượng thấy quy trình này chưa phù hợp, cần phải sửa đổi. 17 Báo cáo Đánh giá Hiện trạng Năng lực Tổ chức Bộ máy tỉnh Phú Yên - Về quy trình quy hoạch sử dụng đất, đa số các đối tượng đã nhất trí với quy trình này (trên 65%), còn lại khoảng 30% cho rằng chưa phù hợp. Hiệu quả thực hiện quy trình thủ tục Hiệu quả thực hiện quy trình thủ tục trong lĩnh vực đất đai trong lĩnh vực đất đai Yếu Trung bình Khá Tốt Yếu Trung bình Khá Tốt 8% 12% 7% 9% 4% 9% 7% 11% 12% 13% 13% 15% 15% 15% 16% 16% 50% 55% 50% 51% 46% 56% 34% 35% 37% 54% 51% 48% 41% 40% 45% 39% 34% 38% 33% 49% 44% 35% 32% 46% 39% 39% 30% 33% 33% 30% 33% 41% 3% 4% 5% 7% 7% 11% 4% 8% 5% 7% 4% 2% 9% 11% 4% 7% Đăng ký Giao & Chuyển Chuyển Thu hồi Giải Cung Quy Đăng ký Giao & Chuyển Chuyển Thu hồi Giải Cung Quy cho thuê nhượng mục đích bồi quyết cấp hoạch cho thuê nhượng mục đích bồi quyết cấp hoạch thường tranh Thông thường tranh Thông chấp tin chấp tin Theo đánh giá của cán bộ, Theo đánh giá của ban ngành, lãnh đạo trong ngành doanh nghiệp Mặc dù có nhiều ý kiến nhận xét khác nhau về các quy trình, thủ tục trong lĩnh vực đất đai nhưng hiệu quả thực hiện các quy trình này theo đánh giá của các đối tượng trong và ngoài ngành không có sự chênh lệch lớn nhìn chung chỉ đạt ở trung bình khá. - Các đối tượng trong ngành cho rằng hiệu quả thực hiện các quy trình thủ tục trong lĩnh vực đất đai tương đối khá đáp ứng được yêu cầu. - Các đối tượng ngoài ngành cho rằng hiệu quả thực hiện chỉ đạt ở mức trung bình khá. Các quy trình thủ tục về đất đai đã có những cải tiến đáng kể trong thời gian qua. Hầu hết các quy trình đã hoàn thiện, tuy nhiên vẫn còn một vài công đoạn ở một số quy trình chưa hợp lý. Do đó, kết quả thực hiện quy trình này chưa cao. Quy trình chưa hoàn thiện đến mức đủ để đột phá thực hiện vai trò cung cấp dịch vụ công cho người sử dụng đất. Thời gian hoàn thành thủ tục Thời gian hoàn thành thủ tục Quá chậm Hơi chậm Đúng hạn Trước hạn Quá chậm Hơi chậm Đúng hạn Trước hạn 0% 2% 3% 2% 43% 30% 37% 51% 42% 42% 51% 36% 24% 15% 11% 11% Cấp giấy Giao & cho thuê Cấp giấy Giao & cho thuê Theo đánh giá của cán bộ, Theo đánh giá của ban ngành, lãnh đạo trong ngành doanh nghiệp Việc cấp giấy chứng nhận, giao và cho thuê đất còn phải qua nhiều cơ quan có thẩm quyền giải quyết nên nhận xét của các đối tượng trong và ngoài ngành có sự chênh lệch. 18 Báo cáo Đánh giá Hiện trạng Năng lực Tổ chức Bộ máy tỉnh Phú Yên - Các đối tượng trong ngành cho rằng thời gian hoàn thành các thủ tục đúng hạn khoảng 50%, số còn lại cho rằng hơi chậm hoặc quá chậm. - Các đối tượng ngoài ngành đa số không nhất trí với thời gian hoàn thành các thủ tục khoảng 60% cho rằng thời gian hơi chậm và quá chậm, chỉ có khoảng 37% cho rằng đã đúng thời hạn. Như vậy, cho thấy thời gian hoàn thành việc cấp giấy CNQSDĐ và giao đất, thuê đất có nhiều trường hợp chưa đúng hạn, có hồ sơ quá chậm so với thời hạn. Việc ách tắc này vì nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng chưa tốt và chưa thực hiện đúng các quy trình, trình tự về thời gian. Lĩnh vực quản lý môi trường Quy trình thủ tục trong lĩnh vực Quy trình thủ tục trong lĩnh vực môi trường môi trường Không phù hợp Chưa phù hợp lắm Không phù hợp Chưa phù hợp lắm Phù hợp Rất phù hợp Phù hợp Rất phù hợp 3% 10% 10% 11% 13% 15% 12% 0% 11% 26% 25% 30% 58% 48% 48% 56% 64% 44% 58% 56% 65% 47% 53% 52% 39% 41% 41% 33% 26% 36% 44% 16% 29% 18% 22% 18% 0% 0% 0% 0% 0% 4% 6% 0% 0% 11% 0% 0% Kiểm soát Lưu vực SX sạch Đánh giá Phê duyệt Xác nhận Kiểm soát Lưu vực SX sạch Đánh giá Phê duyệt Xác nhận & Quan sông hơn & Thẩm ĐTM ĐTM & Quan sông hơn & Thẩm ĐTM ĐTM trắc định trắc định Theo đánh giá của cán bộ, Theo đánh giá của ban ngành, lãnh đạo trong ngành doanh nghiệp - Về quy trình kiểm soát và quan trắc môi trường khoảng 61% - 77% cho rằng quy trình này đã phù hợp và rất phù hợp. - Về quy trình kiểm soát lưu vực sông các đối tượng trong và ngoài ngành đều đánh giá đã phù hợp khoảng hơn 50%, 36% - 41% cho rằng chưa phù hợp lắm. - Về quy trình sản xuất sạch hơn, hơn 50% cho rằng đã phù hợp, 41% - 44% nhận xét rằng quy trình này chưa phù hợp vì quy trình này khó thực hiện và không bền vững. - Về quy trình đánh giá và thẩm định ĐTM khoảng 70% cho rằng đã phù hợp, 30% còn lại cho rằng quy trình này chưa phù hợp lắm (33% đối tượng trong ngành cho rằng quy trình chưa phù hợp, 27% đối tượng ngoài ngành đánh giá không và chưa phù hợp) nguyên nhân đánh giá chưa phù hợp là do họ nhận thức rằng khi dự án đi vào hoạt động thì mới đánh giá được những tác động của nó đến môi trường như thế nào để có biện pháp khắc phục, giảm thiểu, còn việc đánh giá tác động môi trường trước chỉ là lý thuyết, các biện pháp giảm thiểu môi trường đưa ra sẽ không chính xác. - Về quy trình phê duyệt ĐTM đa số đều cho rằng đã phù hợp (71% đối tượng trong ngành và 78% đối tượng ngoài ngành), còn lại cho rằng chưa phù hợp lắm còn nhiều bất cập. 19
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net