logo

Ý thức xã hội

Tồn tại xã hội: sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, với hai loại mối quan hệ- quan hệ giữa con người với con người, quan hệ giữa con người với tự nhiên. Bao gồm các yếu tố cơ bản là phương thức sản xuất, điều kiện tự nhiên, dân số, môi trường
!!! "Bằng thái độ hoài nghi… thoạt tiên chúng ta lưỡng lự trong phán đoán, nhưng sau đó chúng ta hết băn khoăn". Sextus Empiricus (thế kỷ III) Đại biểu của chủ nghĩa hoài nghi (Pyrrhonism): Pyrrho (365-270 tr.CN), Timon (320-230 tr.CN), Arcesilaus (315-240 tr.CN), David Hume (thế kỷ XVIII). Xuất phát điểm: sự khác biệt giữa các ý kiến. Hai bước của chủ nghĩa hoài nghi: 1, trưng dẫn luận chứng của cả hai phía. 2, bác bỏ tất cả. !!! "Những câu hỏi do Epicurus * đặt ra vẫn chưa được trả lời. Phải chăng ngài (Chúa Trời) muốn ngăn chặn cái ác nhưng không thể? Vậy thì ngài bất lực? Phải chăng ngài có khả năng nhưng không muốn làm thế? Vậy thì ngài có ác ý? Ngài vừa có khả năng vừa có thiện chí? Vậy thì cái ác từ đâu ra?". David Hume (1711-1776, triết gia Anh) * Epicurus (341-270 tr.CN): người sáng lập trường phái khoái lạc. Chương 13 Ý THỨC XÃ HỘI 13.1. TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI 13.1.1. Khái niệm tồn tại xã hội Tồn tại xã hội: sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, với hai loại mối quan hệ- quan hệ giữa con người với con người, quan hệ giữa con người với tự nhiên. Bao gồm các yếu tố cơ bản là phương thức sản xuất, điều kiện tự nhiên, dân số, môi trường. Chương 13 Ý THỨC XÃ HỘI 13.1.2. Khái niệm, kết cấu ý thức xã hội Ý thức xã hội: mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm những quan điểm, tư tưởng, tình cảm, tâm trạng, truyền thống… nảy sinh từ tồn tại xã hội, phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn nhất định. (Phân biệt với ý thức cá nhân). Kết cấu: - Từ góc độ trình độ, có ý thức xã hội thông thường và ý thức lý luận: Chương 13 Ý THỨC XÃ HỘI + Ý thức xã hội thông thường là những tri thức, quan niệm của con người hình thành trực tiếp trong hoạt động thực tiễn hằng ngày. + Ý thức lý luận là những tư tưởng, quan điểm được hệ thống hóa, khái quát hóa thành các học thuyết xã hội, được trình bày dưới dạng các khái niệm, phạm trù, quy luật. - Từ góc độ nội dung, có tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội: Chương 13 Ý THỨC XÃ HỘI + Tâm lý xã hội bao gồm toàn bộ tình cảm, ước muốn, thói quen, tập quán của một bộ phận xã hội hoặc toàn xã hội, hình thành dưới ảnh hưởng trực tiếp của đời sống hằng ngày và phản ánh đời sống đó. + Hệ tư tưởng xã hội là trình độ cao của ý thức xã hội, được hình thành ở trình độ khái quát, lý luận và có tính hệ thống. (Phân biệt hệ tư tưởng khoa học và hệ tư tưởng không khoa học). Chương 13 Ý THỨC XÃ HỘI 13.1.3. Tính giai cấp của ý thức xã hội Biểu hiện ở tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội, mỗi giai cấp đều có những đặc trưng. Ở trình độ hệ tư tưởng, tính giai cấp biểu hiện sâu sắc hơn. Bên cạnh đó, ý thức xã hội còn mang đặc trưng của dân tộc, truyền từ đời này sang đời khác tạo thành truyền thống dân tộc. Chương 13 Ý THỨC XÃ HỘI 13.2. QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI 13.2.1. Ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, do tồn tại xã hội quyết định Đời sống tinh thần của xã hội hình thành, phát triển trên cơ sở đời sống vật chất. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, tồn tại nào, ý thức ấy. Chương 13 Ý THỨC XÃ HỘI 13.2.2. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội Thường lạc hậu so với tồn tại xã hội (do tốc độ phản ánh chậm hơn sự phát triển của tồn tại xã hội; sức mạnh của thói quen, tâm lý, bảo thủ, lạc hậu, sức ỳ; luôn gắn với lợi ích giai cấp, tầng lớp, nhóm xã hội). Có thể vượt trước tồn tại xã hội (phản ánh vượt trước). Có tính kế thừa. Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội. Tác động trở lại tồn tại xã hội. !!! "Con người sẽ bị lừa nếu họ nghĩ rằng họ tự do". Benedict Spinoza (1632-1677, triết gia Hà Lan) "Có hai loại chân lý: chân lý của lý trí và chân lý của sự kiện". Gottfried Wilhelm Leibniz (1646-1716, triết gia Đức) "Thiênnhiên chưa bao giờ tạo ra cái gì trung tính hoặc vô dụng". John Locke (1632-1704, triết gia Anh) Chương 13 Ý THỨC XÃ HỘI 13.3. CÁC HÌNH THÁI Ý THỨC XÃ HỘI Hình thái ý thức xã hội: những hình thức tồn tại của ý thức xã hội, có tác động qua lại lẫn nhau. Có 6 hình thái ý thức xã hội. 13.3.1. Ý thức chính trị Khái niệm: một hình thái ý thức xã hội, phản ánh các quan hệ chính trị, kinh tế, xã hội giữa các giai cấp, các dân tộc, các quốc gia, cũng như thái độ của các giai cấp đối với quyền lực nhà nước. Chương 13 Ý THỨC XÃ HỘI Đặc trưng: thể hiện trực tiếp và tập trung nhất lợi ích giai cấp. Cấu trúc của ý thức chính trị: hệ tư tưởng chính trị (của giai cấp thống trị và các giai cấp khác), các quan điểm chính trị, tâm lý chính trị. Hệ tư tưởng chính trị thể hiện ở chính cương, đường lối, chính sách của các chính đảng, ở luật pháp, chính sách của nhà nước. Hệ tư tưởng chính trị gắn liền với một tổ chức chính trị (chính đảng), do các nhà tư tưởng xây dựng. Chương 13 Ý THỨC XÃ HỘI Chính đảng: đảng chính trị, đại diện cho một giai cấp với hệ tư tưởng chính trị độc lập. Sự tác động của ý thức chính trị, đặc biệt là hệ tư tưởng chính trị của giai cấp thống trị đối với đời sống tinh thần xã hội. Hệ tư tưởng chính trị của giai cấp thống trị được áp đặt làm hệ tư tưởng chính trị của toàn xã hội. Phân biệt ý thức chính trị và chính trị. Cuộc đấu tranh ý thức hệ có tính giai cấp trong lịch sử và việc tranh giành quyền lực nhà nước. !!! "Mọi thứ đều biến đổi, không có gì thường hằng". Plato (430-349 tr.CN, triết gia Hy Lạp) "Nếu có ai đó tìm kiếm từ cuộc sống tốt đẹp một cái gì vượt qúa chính nó, thì đó không phải là cuộc sống tốt đẹp mà anh ta đang tìm kiếm". Plotinus (204-269, triết gia Hy Lạp cổ đại cuối cùng) Chương 13 Ý THỨC XÃ HỘI 13.3.2. Ý thức pháp quyền Khái niệm: một hình thái ý thức xã hội, bao gồm toàn bộ các tư tưởng, quan điểm về bản chất, vai trò của pháp luật, về quyền và nghĩa vụ của nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân, về tính hợp pháp và không hợp pháp của hành vi. Phân biệt ý thức pháp quyền và pháp luật. Pháp luật: sự thể chế hóa ý chí của giai cấp thống trị lên toàn bộ xã hội. Chương 13 Ý THỨC XÃ HỘI Ý thức pháp quyền ra đời cùng với nhà nước, là công cụ để nhà nước thống nhất quản lý xã hội. Khác với đạo đức có tính quy ước và được điều chỉnh bởi dư luận, pháp luật có tính cưỡng bức và được điều chỉnh bởi các cơ quan quyền lực nhà nước. Cấu trúc của ý thức pháp quyền: hệ tư tưởng pháp quyền, các quan điểm pháp quyền, tâm lý pháp quyền. Hệ tư tưởng pháp quyền của giai cấp thống trị được áp đặt lên toàn xã hội. Chương 13 Ý THỨC XÃ HỘI 13.3.3. Ý thức đạo đức Khái niệm: một hình thái ý thức xã hội, bao gồm toàn bộ những quan niệm về thiện, ác, tốt, xấu, lương tâm, trách nhiệm, hạnh phúc, công bằng… và về những quy tắc đánh giá, điều chỉnh hành vi ứng xử giữa cá nhân với xã hội, giữa cá nhân với cá nhân trong xã hội; chúng được thực hiện bởi niềm tin và tình cảm cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội. Chương 13 Ý THỨC XÃ HỘI Cấu trúc: hệ thống tri thức đạo đức (giá trị và định hướng giá trị), lý tưởng đạo đức, tình cảm đạo đức. Tình cảm đạo đức đóng vai trò quan trọng nhất. Giáo dục đạo đức phải thông qua tình cảm đạo đức. Phân biệt ý thức đạo đức, đạo đức, luân lý và đạo đức học. Vấn đề nhân cách và lối sống: - Nhân cách: bộ mặt tinh thần toàn vẹn của cá nhân. - Lối sống: các hoạt động sống hàng ngày. Chương 13 Ý THỨC XÃ HỘI BA QUAN ĐIỂM VỀ CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG VÀ ĐẠO ĐỨC 1. Phủ nhận tác động tích cực của cơ chế thị trường đối với đạo đức: nguyên tắc thị trường (tính tất yếu kinh tế) không đồng nhất với nguyên tắc đạo đức. 2. Khẳng định tính tích cực hoàn toàn của cơ chế thị trường đối với đạo đức: thị trường có tính trật tự hợp lý nên tồn tại được, nó phục vụ lợi ích của số đông, và hạnh phúc lớn nhất của đa số là mục đích của con người (lượng hóa hạnh phúc bằng tiền). Nghĩa vụ luận của Immanuel Kant. Chương 13 Ý THỨC XÃ HỘI 3. Cơ chế thị trường có tác động hai mặt đối với đạo đức: - Mặt hạn chế: khuynh hướng lợi ích, ích kỷ và tư lợi, thói quen hãnh tiến phô trương, bất công xã hội, biến người khác thành phương tiện phục vụ cho lợi ích cá nhân. - Mặt tích cực: một số nguyên tắc của thị trường được áp dụng một cách tự giác sẽ trở thành những giá trị đạo đức (giữ chữ tín, tinh thần phục vụ), hình thành và phát triển nhân cách độc lập sáng tạo.
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net