logo

Ý THỨC PHÁP LUẬT

KHÁI NIỆM Ý THỨC PHÁP LUẬT: giữ vai trò quan trọng, chi phối tất cả các mắt khâu của quá trình điều chỉnh bằng PL đối với hành vi con người
Ý THỨC PHÁP LUẬT I. KHÁI NIỆM Ý THỨC PHÁP LUẬT: giữ vai trò quan trọng, chi phối tất cả các mắt khâu của quá trình điều chỉnh bằng PL đối với hành vi con người  KN: ý thức PL là tổng thể những quan điểm, quan niệm, tư tưởng, hành vi thịnh hành trong xh về PL; là thái độ tình cảm, sự đánh giá của con người đối vs PL cũng như đối vs hành vi PL của các chủ thể trong xh * Ý thức PL của xã hội được hiểu là tổng thể quan niệm, quan điểm, thái độ, sự đánh giá của xh đó về PL cũng như các hiện tượng PL khác. ( quan điểm có tính chất chung). Cũng như các hình thái ý thức xh khác, ý thức PL cũng được xem xét đánh giá trong từng chế độ xh cụ thể * Ý thức cá nhân: ý thức PL thể hiện thế giới quan pháp lý, thái độ pháp lý của cá nhân. Sự hình thành và phát triển ý thức PL cá nhân là quá trình con người nhận thức, tích lũy những kiến thức về PL và các hiện tượng pháp lý khác. Ý thức PL cá nhân bị chi phối bởi lập trường giai cấp, hệ tư tưởng thịnh hành trong xh, truyền thống DT, điều kiện, hoàn cảnh sống ĐẶC ĐIỂM Ý THỨC PHÁP LUẬT: _ Một là, YTPL do tồn tại xh quy định nhưng luôn có tính độc lập tương đối và có sự tác động trở lại tồn tại xh + sự phụ thuộc: xh nào cũng có ý thức PL của nó, khi đời sống xh biến đổi thì quan điểm của con người về PL và các hiện tượng pháp lý cũng có sự thay đổi theo + tính độc lập tương đối: YTPL thường lạc hậu hơn so vs tồn tại xh; YTPL đặc biệt là hệ tư tưởng PL nhiều khi có sự phát triển vượt trước so vs tồn tại xh; YTPL luôn có tính kế thừa; YTPL có quan hệ tác động qua lại vs các hình thái ý thức xh khác + YTPL có sự tác động trở lại tồn tại xh. Sự tác động phụ thuộc vào mức độ phản ánh đúng đắn của YTPL đối vs thực trạng và nhu cầu đời sống xh, vai trò của giai cấp cầm quyền cũng như mức độ phổ biến, thâm nhập của tư tưởng PL trong các tầng lớp nhân dân _ Hai là, YTPL mang tính giai cấp. Các giai cấp khác nhau do điều kiện sinh hoạt vật chất khác nhau nên YTPL khác nhau. Trong xh có giai cấp đối kháng thì YTPL cũng mang tính đối kháng. YTPL của giai cấp thống trị thể hiện rõ nét trong PL của NN. YTPL của gc thống trị ko chỉ giữ vai trò chi phối quan điểm của các giai cấp khác mà còn định hướng các hoạt động xh, định hướng hành vi của các chủ thể trong xh. II. CƠ CẤU CỦA Ý THỨC PHÁP LUẬT: 1. Hệ tư tưởng PL: _ Tư tưởng PL là những suy nghĩ, nhận thức, quan điểm...của con người về PL, thể hiện sự hiểu biết về PL, thể hiện trình độ và kiến thức pháp lý  toàn bộ những tư tưởng, học thuyết về PL được hệ thống hóa, khái quát hóa trên lập trường của 1 giai cấp nhất định gọi là hệ tư tưởng PL 1 + nó phản ánh điều kiện sinh hoạt vật chất của xh, thể hiện quan điểm của 1 giai cấp, tầng lớp trong xh và hệ tư tưởng của gc thống trị giữ vai trò là hệ tư tưởng chính thống trong xh 2. Tâm lý PL: bao gồm toàn bộ xúc cảm, tình cảm, tâm trạng, thái độ...của con người đối với PL và các hiện tượng pháp lý khác.  là 1 hiện tượng phong phú, đa dạng, phức tạp vì nó được hình thành tự phát do ảnh hưởng của điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, trong lịch sử phát triển lâu dài của dân tộc _ Giữa hệ tư tưởng PL và tâm lý PL có mối liên hệ tác động lẫn nhau. Tâm lý PL là tiền đề cho sự hình thành và phát triển tư tưởng PL. Ngược lại, hệ tư tưởng tác động mạnh mẽ đến tâm lý PL III. QUAN HỆ GIỮA Ý THỨC PHÁP LUẬT VỚI PHÁP LUẬT VÀ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG, THỰC HIỆN PHÁP LUẬT 1. Ý thức PL đối với hoạt động xây dựng và hoàn thiện hệ thống PL: _ XDPL theo cách hiểu chung nhất là tạo ra các quy định PL cụ thể : đi từ nhận thức thực trạng đời sống, nhận thức nhu cầu cần điều chỉnh bằng PL, đến khái quát hóa, mô hình hóa những quan hệ xh đang tồn tại thành các quy tắc xử sự cụ thể.  đời sống trước hết được phản ánh trong ý thức PL sau đó ms thể hiện thành cac quy định cụ thể. Như vậy, chất lượng từng quy định phục thuộc nhiều vào ý thức PL của nhà làm luật. = Ý thức PL là tiền đề tư tưởng trực tiếp để XD và hoàn thiện hệ thống PL 2. Ý thức PL đối với việc thực hiện PL: đây là 1 nhân tố quan trọng thúc đẩy việc thực hiện PL trong đời sống xh _ Việc thực hiện PL nghiêm chỉnh trước hết phụ thuộc vào sự hiểu biết PL of chủ thể. Cần lưu ý rằng, 1 chủ thể ko khi nào VPPL hoàn toàn ko đồng nghĩa vs việc chủ thể đó thực hiện PL nghiêm chỉnh. Cũng ko thể cho rằng cứ hiểu biết PL là sẽ luôn thực hiện PL nghiêm chỉnh. _ Trong các hình thức thực hiện PL, ADPL là hình thức thực hiện PL của cơ quan, tổ chức, nhà chức trách có thẩm quyền. Vì nó là hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến tới cá nhân, tổ chức trong xh nên đòi hỏi nhà chức trách phải nắm vững các tình tiết của trường hợp cần AD; linh hoạt trong mọi tình huống; tuyệt đối tôn trọng PL, có tinh thần thượng tôn PL, chấp pháp nghiêm chỉnh 3. Tác động của PL và các hiện tượng pháp lý khác đối với YTPL: _ PL và đời sống pháp lý là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức PL. Tri thức PL xuất phát phát từ thực tiễn đời sống pháp lý và do thực tiễn quy định  PL và đời sống pháp lý là chất liệu, nội dung của tri thức PL. Mặt khác, thực tiễn cũng là tiêu chuẩn khẳng định tính đúng đắn, khoa học của các tri thức PL 2 _ PL là sự thể chế hóa các quan niệm, quan điểm, tư tưởng PL, là kênh truyền tải chính thức hệ tư tưởng PL của giai cấp cầm quyền đến toàn xh. _ PL và đời sống pháp lý cũng là cơ sở hình thành tâm lý PL của các cá nhân trong xh IV. GIÁO DỤC PHÁP LUẬT : 1. Khái niệm: GDPL là tác động có mục đích, có định hướng tới nhận thức của con người nhằm trang bị cho mỗi người tri thức PL nhất định để từ đó có ý thức đúng đắn về PL, tôn trọng và tự giác xử sự theo yêu cầu của PL _ Đây là 1 yếu tố ko thể thiếu trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện PL bởi nó là cầu nối đưa PL vào đời sống, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý NN; nâng cao dân trí PL; hình thành và hoàn thiện nhân cách cá nhân; xây dựng quan điểm, lối sống có quy tắc chuẩn mực, tôn trọng cộng đồng; giảm thiểu hành vi VPPL * Nội dung tập trung các vấn đề: _ tri thức lý luận về PL _ tri thức về hệ thống Pl thực định _ tình hình XD, tổ chức thực hiện, bảo vệ PL; thực trạng đời sống xh PL _ thông tin về hoạt động của các thiết chế bổ trợ tư pháp _ dư luận xh về hoạt động của các cơ quan lập pháp,hành pháp, tư pháp _ tình hình nghiên cứu, đào tạo PL * Mục đích, nhiệm vụ của hoạt động giáo dục PL: _ trang bị tri thức PL _ khơi dậy tình cảm, lòng tin và thái độ đúng đắn đối với PL _ hình thành thói quen xử sự theo PL ở chủ thể 2. Hình thức giáo dục pháp luật: _ GD trong nhà trường: hình thức cơ bản, lâu dài, có hệ thống. ƯĐ: thông tin 2 chiều, có thể kiểm tra, đánh giá kết quả; NĐ: hạn chế về số lượng đối tượng tiếp nhận, gò bó, cứng nhắc về thời gian _ GD trên các phương tiện thông tin đại chúng: cập nhật và phổ cập nhất. ƯĐ: thông tin đa dạng, phong phú, kịp thời; NĐ: tính 1 chiều của thông tin _ GD qua hoạt động phổ biến, tuyên truyền PL của các cơ quan chuyên trách trong bộ máy NN. NĐ: mức độ hứng thú của đối tượng ko cao _ GD qua hoạt động XD, tổ chức thực hiện và bảo vệ PL của các cơ quan NN. ƯĐ: thu hút sự tham gia trực tiếp của ND nên tác động tức thời lên ý thức PL. _ GD qua các thiết chế pháp lý nghề nghiệp như tổ chức luật gia, luật sư, hòa giải...ƯĐ: PL được trực tiếp giải thích, phân tích _ GD trong các tổ chức xh _ GD qua các cuộc thi tìm hiểu PL, các loại hình câu lạc bộ.... 3
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net