logo

Xã hội học đô thị

Nội dung trình bày những đặc điểm chính của xã hội đô thị được hình thành từ dạng quần cư tập trung, từ các hoạt động công nghiệp và dịch vụ. Tính chất luôn biến động của thành phố đòi hỏi một trình độ tổ chức cao.
ĐẠI HỌC MỞ – BÁN CÔNG TP. Hồ Chí Minh KHOA XÃ HỘI HỌC --------------- ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN MÔN HỌC MÔN HỌC: Xã hội học đô thị *** THÔNG TIN VỀ GIẢNG VIÊN: I. 1. Tiến sĩ đệ tam cấp Thái thị Ngọc Dư 2. Địa chỉ liên lạc: 26 Bùi thị Xuân, P. Bến Thành, Quận 1 3. Điện thoại: 839 72 90 Email: [email protected] THÔNG TIN TỔNG QUÁT VỀ MÔN HỌC II. 1. Tên môn học: Xã hội học đô thị 2. Mục tiêu môn học: ọ Nhận diện các đặc trưng của xã hội đô thị. ị Biến chuyển của đô thị và những vấn đề xã hội. ộ Cơ cấu tổ chức và quản lý ở đô thị. ị Những khía cạnh xã hội trong qui hoạch và phát triển đô thị. 3. Số đơn vị học trình : 3 (45 tiết) 4. Phân bổ thời gian: 30. 15. 00 5. Các kiến thức căn bản cần học trước: không 6. Hình thức giảng dạy chính của môn học: giảng lý thuyết, thảo luận, thuyết trình. 7. Giáo trình, tài liệu: a/ Tài liệu chính Bassand, Michel (chủ biên), 2001, Đô thị hóa, khủng hoảng sinh thái và phát triển bền vững, Nhà xuất bản Trẻ. Nguyễn đình Cự, 1997, Giáo trình Dân số và Phát triển, Nhà xuất bản Nông nghiệp. Trịnh Duy Luân, 1996, Tìm hiểu môn xã hội học đô thị, Nxb Khoa học xã hội. UNDP, 1997, Tập bài giảng “Tăng cường năng lực quản lý đô thị”, TP.HCM. b/ Tài liệu tham khảo Đàm Trung Phường, 1995, Đô thị Việt Nam, tập I và II, Nxb Xây Dựng. Giddens, Anthony, 1997, Sociology – Chapter 17: Cities and the development of Modern Urbanism, Polity Press. Gold, Harry, 1982, The Sociology of Urban Life, Nxb Prentice-Hall, Inc., Englewood Cliffs, NJ. Nguyễn Quang Vinh, 2001, Một vấn đề xã hội học hàng đầu của việc cải tạo – chỉnh trang đô thị: giảm tổn thương cho nhóm dân cư nghèo nhất, Xã hội học, số 1 (73). Thái thị Ngọc Dư, 1998, Kinh tế phi chính qui tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb. Đại học mở bán công TP. Hồ Chí Minh. Thái thị Ngọc Dư, 2001, Đánh giá nhanh có sự tham gia về nhà ở và hạ tầng của người nghèo tại Cần Thơ và tại TP.Hồ Chí Minh - Dự án của Ngân hàng Thế giới, trưởng nhóm nghiên cứu gồm 5 người. Thái thị Ngọc Dư, 2001, Quy hoạch cấp quận có sự tham gia của cộng đồng, Hội thảo do ODAP tổ chức . Thái thị Ngọc Dư, 2000, Địa lý, giáo dục môi trường và các dự án phát triển, Tập san Khoa học Xã hội và Nhân văn, số 16 / 2000. Thái thị Ngọc Dư, 1999, Kết quả điều tra xã hội học 400 hộ dọc kênh Tân Hóa - Lò Gốm, 1998 - 2001. Trưởng nhóm các điều tra xã hội học về di dời - tái định cư, tìm hiểu mong muốn của người dân chịu ảnh hưởng của dự án về các giải pháp tái định cư và phục hồi kinh tế. Tài liệu lưu trữ tại văn phòng dự án 415. Thái thị Ngọc Dư, 1999, Mong muốn của người dân về vấn đề di dời tái định cư trong dự án làm sạch kênh Tân Hóa - Lò gốm: kết quả phỏng vấn sâu (đồng tác giả: Phạm Gia Trân), 1999, trong Tập san Khoa học Xã hội và Nhân văn, số 12 / 1999. Thái thị Ngọc Dư, 2000, Các khía cạnh xã hội học trong di dời và tái định cư trong chương trình Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Hội thảo tái định cư tại TP.Hồ Chí Minh, do ODAP tổ chức. Tương Lai, 1996, Tiếp cận xã hội học về tự quản đô thị, Xã hội học, số 2 (54). Wirth, Louis, 1938, Urbanism as a way of life, University of Chicago. 8. Các công cụ bổ trợ khác: Overhead projector, LCD projector. TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA MÔN HỌC III. Chương 1 1. Tên chương: Hiện tượng đô thị hóa và sự hình thành xã hội đô thị hiện đại 2. Số tiết dự kiến: 6 tiết 3. Mục tiêu, yêu cầu chung của chương: giới thiệu tổng quát về quá trình đô thị hóa trên thế giới, đặc điểm của đô thị hóa hiện đại, các tiêu chuẩn thường được sử dụng để định nghĩa đô thị. 4. Chi tiết các đề mục của chương: 1.1 Cách mạng công nghiệp và sự hình thành của văn minh đô thị hiện đại. 1.2 Các tiêu chuẩn để định nghĩa đô thị 1.3 Xu hướng đô thị hóa và sự xuất hiện của các thành phố cực lớn. 5. Kiến thức cốt lõi cần nắm: ắ Những tiêu chuẩn định nghĩa thành phố; ố Sự khác biệt của quá trình đô thị hóa tại các nước phát triển và các nước đang phát triển. 6. Phương pháp dạy và học: giảng thuyết, thảo luận trong lớp, đọc tài liệu trước. 7. Giáo trình, tài liệu: Bassand, Michel (chủ biên), 2001, Đô thị hóa, khủng hoảng sinh thái và phát triển bền vững, Nhà xuất bản Trẻ. Nguyễn đình Cự, 1997, Giáo trình Dân số và Phát triển, Nhà xuất bản Nông nghiệp. 8. Câu hỏi, bài tập chương 1 1) Mối quan hệ giữa công nghiệp hóa và đô thị khóa. 2) Những điểm tương đồng và dị biệt giữa quá trình đô thị hóa của các nước phát triển và các nước đang phát triển. 3) Nhận xét về sự phân bố các thành phố cực lớn trên 5 triệu dân. 4) Các tiêu chí định nghĩa dân cư đô thị của Việt Nam. 5) Theo anh, chị, nền văn minh đô thị có những đặc điểm gì? Chương 2 1. Tên chương: Những đặc trưng của xã hội đô thị. 2. Số tiết dự kiến: 8 tiết. 3. Mục tiêu, yêu cầu của chương: Nội dung trình bày những đặc điểm chính của xã hội đô thị được hình thành từ dạng quần cư tập trung, từ các hoạt động công nghiệp và dịch vụ. Tính chất luôn biến động của thành phố đòi hỏi một trình độ tổ chức cao. 4. Chi tiết các đề mục của chương: 2.1 Thành phố là nơi tập trung, trao đổi - Bản sắc và tự do 2.2 Xu hướng bành trướng và biến đổi 2.3 Bảo tồn những an toàn cơ bản trong sự thay đổi 2.4 Tổ chức và quản lý đô thị 5. Kiến thức cốt lõi cần nắm: Những đặc điểm cơ bản của xã hội đô thị rất khác biệt với xã hội nông thôn truyền thống. 6. Phương pháp dạy và học: Giảng thuyết, thảo luận nhóm. 7. Giáo trình, tài liệu: Trịnh Duy Luân, 1996, Tìm hiểu môn xã hội học đô thị, Nxb Khoa học xã hội. 8. Câu hỏi, bài tập chương 2: 1) Những thuận lợi của sự tập trung dân cư và các hoạt động đối với người dân đô thị. 2) Các vấn đề xã hội và môi trường của quá trình đô thị hóa vùng ven của TP.HCM. 3) Làm thế nào để bảo đảm những an toàn cơ bản cho người dân đô thị? 4) Có thể hài hòa tính tổ chức và tính sáng tạo trong đời sống đô thị? 5) Những điều kiện cần thiết cho hiệu quả của công tác quản lý đô thị. Chương 3 1. Tên chương: Các trường phái xã hội học đô thị: 2. Số tiết dự kiến: 8 tiết. 3. Mục tiêu, yêu cầu của chương: Nội dung trình bày quá trình hình thành các quan điểm về xã hội học đô thị. Trường phái sinh thái đô thị và lý thuyết về lối sống đô thị của Louis Wirth được trình bày và phân tích. 4. Chi tiết các đề mục của chương: 3.1 Trường phái sinh thái đô thị. 3.2 Wirth và lý thuyết lối sống đô thị 3.3 Lý thuyết về sự phát triển các thành phố cực lớn 5. Kiến thức cốt lõi cần nắm: Các lý thuyết chính vè xã hội học đô thị. Vai trò của trường phái sinh thái đô thị trong quá trình phát triển của môn xã hội học đô thị. 6. Phương pháp dạy và học: Giảng thuyết, thảo luận nhóm. 7. Giáo trình, tài liệu: Bassand, Michel (chủ biên), 2001, Đô thị hóa, khủng hoảng sinh thái và phát triển bền vững, Nhà xuất bản Trẻ. Giddens, Anthony, 1997, Sociology – Chapter 17: Cities and the development of Modern Urbanism, Polity Press. Trịnh Duy Luân, 1996, Tìm hiểu môn xã hội học đô thị, Nxb Khoa học xã hội. 8. Câu hỏi, bài tập chương 3: 1) Có thể ứng dụng lý thuyết các thành phố cực lớn để phân tích xã hội đô thị của Thành phố Hồ Chí Minh? 2) Nhận định của anh, chị về lý thuyết lối sống đô thị của Louis Wirth. 3) Tổ chức lãnh thổ đô thị và trường phái sinh thái đô thị. Nhận định ve các sơ đồ tổ chức lãnh thổ thành phố. 4) Vai trò của biểu tượng và bảo tồn các di sản văn hóa trong xã hội đô thị. Chương 4: 1. Tên chương: Các vấn đề xã hội học trong qui hoạch đô thị 2. Số tiết dự kiến: 8 tiết. 3. Mục tiêu, yêu cầu của chương: Nêu các khía cạnh xã hội liên quan đến nhu cầu thiết yếu của người dân đô thị là nhà ở. Các mối liên hệ giữa dân số, nhà ở và môi trường. Các luồng nhập cư và vấn đề hội nhập vào thành phố. Diễn tiến của các quan niệm về qui hoạch đô thị. 4. Chi tiết các đề mục của chương: 4.1 Nhà ở - Vấn đề cư trú tách biệt 4.2 Nhập cư và vấn đề hội nhập 4.3 Qui hoạch đô thị và vấn đề bảo tồn di sản 4.4 Môi trường đô thị và phát triển bền vững 5. Kiến thức cốt lõi cần nắm:sinh viên cần hiểu những khía cạnh xã hội học nhà ở, các giải pháp nhà ở cho người thu nhập thấp. Các giải pháp chỉnh trang đô thị, quản lý mọi trường đô thị tại các nước đang phát triển. Vị trí của người dân trong qui hoạch đô thị. 6. Phương pháp dạy và học: Giảng thuyết, thảo luận nhóm, thuyết trình. 7. Giáo trình, tài liệu Bassand, Michel (chủ biên), 2001, Đô thị hóa, khủng hoảng sinh thái và phát triển bền vững, Nhà xuất bản Trẻ. Giddens, Anthony, 1997, Sociology – Chapter 17: Cities and the development of Modern Urbanism, Polity Press. Thái thị Ngọc Dư, 2000, Địa lý, giáo dục môi trường và các dự án phát triển, Tập san Khoa học Xã hội và Nhân văn, số 16 / 2000. Thái thị Ngọc Dư, 2001, Quy hoạch cấp quận có sự tham gia của cộng đồng, Hội thảo do ODAP tổ chức . Trịnh Duy Luân, 1996, Tìm hiểu môn xã hội học đô thị, Nxb Khoa học xã hội. 8. Câu hỏi, bài tập: 1) Chính sách nhà ở và vấn đề nhà ở cho người thu nhập thấp tại các đô thị Việt Nam. 2) Tìm hiểu sơ đồ qui hoạch Thành phố Hồ Chí Minh. 3) Các mối quan hệ tương tác giữa các cộng đồng nhập cư và địa bàn cư trú tại TP. Hồ Chí Minh. 4) Ô nhiễm tài nguyên nước và vấn đề cư trú tạm bợ tại TP. HCM 5) Các khía cạnh xã hội trong quản lý môi trường. 6) Tìm hiểu một sơ đồ quản lý môi trường đô thị. Chương 5: 1. Tên chương: Các tác nhân tham gia quản lý đô thị 2. Số tiết dự kiến: 7 tiết. 3. Mục tiêu, yêu cầu của chương: Tìm hiểu bối cảnh hình thành các khái niệm tham gia quản lý đô thị (urban governance), vai trò của các tác nhân tham gia quản lý đô thị, các phương thức thực hiện tham gia quản lý đô thị. 4. Chi tiết các đề mục của chương: 5.1 Chính quyền: vai trò, năng lực 5.2 Xã hội dân sự: vai trò, năng lực, trong đó nhấn mạnh vai trò của cộng đồng. 5.3 Doanh nghiệp: vai trò, năng lực 5. Kiến thức cốt lõi cần nắm:sinh viên cần hiểu xu hướng quản lý những khía cạnh xã hội học nhà ở, các giải pháp nhà ở cho người thu nhập thấp. Các giải pháp chỉnh trang đô thị, quản lý mọi trường đô thị tại các nước đang phát triển. Vị trí của người dân trong qui hoạch đô thị. 6. Phương pháp dạy và học: Giảng thuyết, thảo luận nhóm. 7. Giáo trình, tài liệu Bassand, Michel (chủ biên), 2001, Đô thị hóa, khủng hoảng sinh thái và phát triển bền vững, Nhà xuất bản Trẻ. Tương Lai, 1996, Tiếp cận xã hội học về tự quản đô thị, Xã hội học, số 2 (54). UNDP, 1997, Tập bài giảng “Tăng cường năng lực quản lý đô thị”, TP.HCM. 8. Câu hỏi, bài tập: 1) Nhận diện các cộng đồng đô thị. 2) Lợi ích và những khó khăn của các dự án nâng cấp đô thị tại các cộng đồng nghèo. 3) Những phương thức hợp tác hữu hiệu giữa chính quyền, cộng đồng và tư nhân. 4) Tìm hiểu một dự án chỉnh trang đô thị trong đó có sự tham gia của người dân. Chương 6 1. Tên chương: Các dự án qui hoạch phát triển đô thị và vấn đề di dời tái định cư 2. Số tiết dự kiến: 8 tiết. 3. Mục tiêu, yêu cầu của chương: Tìm hiểu việc ứng dụng xã hội học đô thị vào một lãnh vực mang tính thời sự trong quá trình cải tạo và qui hoạch thành phố , đó là vấn đề giải tỏa tái định cư người dân. 4. Chi tiết các đề mục của chương: 6.1 Những khía cạnh xã hội trong các dự án đô thị 6.2 Những nguyên tắc chính trong di dời - tái định cư 6.3 Sự cần thiết của tham gia cộng đồng trong qui hoạch đô thị 5. Kiến thức cốt lõi cần nắm: Sinh viên cần hiểu rõ những nguyên tắc chính cần áp dụng trong các dự án phát triển đô thị để tránh thiệt thòi cho tầng lớp dân nghèo trong xã hội. 6. Phương pháp dạy và học: Giảng thuyết, thảo luận nhóm, thuyết trình 7. Giáo trình, tài liệu Bassand, Michel (chủ biên), 2001, Đô thị hóa, khủng hoảng sinh thái và phát triển bền vững, Nhà xuất bản Trẻ. Tương Lai, 1996, Tiếp cận xã hội học về tự quản đô thị, Xã hội học, số 2 (54). UNDP, 1997, Tập bài giảng “Tăng cường năng lực quản lý đô thị”, TP.HCM. 8. Câu hỏi, bài tập 1) Làm thế nào để dung hòa được lợi ích của dân nghèo và nhu cầu qui hoạch thành phố văn minh hiện đại của các nhà quản lý? 2) Tại sao cần giảm thiểu giải tỏa nhà ở của người dân trong các phương án qui hoạch đô thị? 3) Các phương thức hỗ trợ người dân bị giải tỏa trong quá trình hội nhập vào nơi ở mới. Nghiên cứu xã hội học giúp ích gì trong các dự án qui hoạch, cải tạo đô thị? 4) ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP (Tỷ lệ điểm) IV. Dự lớp Thảo luận Bài tập Thuyết trình: 20% Báo cáo Thi giữa học kỳ Thi cuối học kỳ 80% Khác
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net