logo

Vườn quốc gia Cát Tiên


Vườn quốc gia Cát Tiên Vị trí: Cát Tiên là tên gọi một vùng đất nằm gọn trong đoạn uốn khúc của sông Ðồng Nai, thuộc địa phận của ba tỉnh Ðồng Nai, Bình Phước và Lâm Ðồng. Đặc điểm: Tục truyền, nơi đây có nàng tiên thường xuống hạ giới để vui đùa và tận hưởng dòng nước trong mát, nên được gọi là "Nam Cát Tiên". Ðây là công trình khảo cổ có giá trị văn hoá, lịch sử và tín ngưỡng lớn để có thể xác định được sự tồn tại, nguồn gốc của một vương quốc đã bị lãng quên hơn 1.300 năm. Vườn Quốc gia Cát Tiên có tổng diện tích là 70.548ha, trong đó phần diện tích thuộc Đồng Nai: 39.108ha; phần diện tích thuộc tỉnh Lâm Đồng: 26.969ha; phần diện tích thuộc tỉnh Bình Phước: 4.469ha. Trụ sở Vườn Quốc gia Cát Tiên đặt tại huyện Tân Phú, Ðồng Nai. Khu vườn có cảnh thiên nhiên đa dạng: vừa có đồi, vừa có bãi ven sông, vừa có các trảng rộng lớn bằng phẳng, lại có các dòng chảy dốc. Vào mùa mưa các dòng suối hiền lành trở thành các dòng thác, nước đổ trắng xoá trên các triền đá lớn. Nhiều đoạn thác quanh co, lượn khúc tạo ra những bãi cát vàng rộng như các bãi tắm tự nhiên. Giữa dòng sông rộng lớn nổi lên các hòn đảo chạy dài theo con nước. Trên đảo, cây cổ thụ mọc xen với đám cỏ rộng có thể làm nơi cắm trại, đốt lửa đêm lý tưởng. Dọc ven sông, theo lộ chính về phía tay trái là toàn bộ các kiểu rừng già, hỗn giao của các loại cây gỗ quý: gõ, giáng hương, trắc, cẩm lai, gụ... Bên phải của con đường rừng là thác trời, một ghềnh thác kỳ thú nhất của Cát Tiên. Tiếp tục băng rừng, qua các thung lũng sâu sẽ đến Bàu Sấu, nơi chứa nước rộng nhất, nằm ở khu trung tâm của Vườn Quốc gia Cát Tiên. Lòng bàu chứa nhiều loại cá, đặc biệt có cả cá sấu nước ngọt. Ven bàu là nơi tập hợp của nhiều đàn chim lớn như công, trĩ, gà lôi, sếu, giang, mòng, két, le le, cù đen... Cát Tiên không những có cảnh quan ngoạn mục, lại nằm trong khu vực chuyển tiếp của khí hậu miền núi và đồng bằng nên Cát Tiên có khí hậu độc đáo. Địa hình có sông suối bao bọc làm cho khu rừng già vừa được giữ nguyên vẹn, vừa trở thành nơi qui tụ hầu hết các kiểu rừng đồng bằng Nam Bộ. Ðây là khu rừng nguyên sinh tiêu biểu cho hệ sinh thái rừng ẩm nhiệt đới vùng thấp. Rừng có nhiều cây cổ thụ như bằng lăng, gỗ đỏ. Hệ thực vật có hơn 1.362 loài thực vật bậc cao, hơn 440 loài cây gỗ quý, hàng trăm loại cây dược liệu, 133 loài hoa phong lan... Về động vật có 62 loài thú, 121 loài chim, có những loài chim quý hiếm như trĩ lông đỏ, cò quắm xanh, tê giác một sừng, voi... Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy một đền thờ vật linh thuộc nền văn hoá Phù Nam trên đỉnh ngọn đồi A1 (xã Quảng Ngãi, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Ðồng) tại khu vực đầu nguồn sông Ðồng Nai. Ðó là khu đền thờ được xây bằng gạch thô, bệ, khung diềm cửa, cột trụ bằng đá xanh granit chạm trổ hoa văn, các Linga bằng vàng hoặc bằng vàng bịt bạc, một Linga - Yoni cao 2,1m, đường kính 0,7m bằng đá xanh mài bóng, lớn nhất Ðông Nam Á cùng hơn một trăm miếng vàng có chạm hình mô tả cảnh sinh hoạt thời đó: các vũ nữ, chiến binh, voi, bò, hoa sen... Vườn Quốc gia Cát Tiên cách Tp. Hồ Chí Minh khoảng 150km theo quốc lộ 20. Cát Tiên là một điểm du lịch sinh thái và văn hoá hấp dẫn của vùng miền Ðông Nam Bộ với nhiều loại hình du lịch như đi bộ, quan sát chim thú, cắm trại, du thuyền, du lịch mạo hiểm... Khu du lịch Bửu Long ­ hồ Long Ẩn Vị trí: Khu du lịch Bửu Long - hồ Long Ẩn thuộc phường Bửu Long, Tp. Biên Hòa, tỉnh Ðồng Nai, cách trung tâm thành phố 6km. Đặc điểm: Có thể nói hồ Long Ẩn là một bức tranh thu nhỏ của Hạ Long. Vô số vách đá soi bóng trên mặt nước xanh tạo cho hồ vẻ đẹp hấp dẫn trong một cảnh sắc thiên nhiên mỹ lệ: núi cao, hồ rộng, hài hoà với các công trình kiến trúc nghệ thuật mang dấu ấn tôn giáo của nhiều thời đại. Cách trung tâm thành phố Biên Hoà 6km, khu du lịch Bửu Long được xây dựng quanh một hồ nước nhân tạo do khai thác đá. Đó là hồ Long Ẩn, hồ rộng hàng chục héc ta. Ðến Bửu Long, du khách sẽ lần lên ốc đảo cao 35m nằm giữa lòng hồ, nơi quần tụ của hàng chục loài chim quí hiếm, du ngoạn trên mặt hồ bằng tàu thủy, hoặc Pédallo Thiên Nga, tham quan con rồng đá phun nước khổng lồ, các tiểu cảnh nàng tiên cá, nhà rông... của công viên Khổng Long khánh thành từ tháng 2 năm 1995. Cạnh hồ là hai ngọn núi thấp, trên núi Bửu Long có ngôi chùa cổ Bửu Phong nổi tiếng nằm thấp thoáng sau cây bồ đề lớn; có hang đá Long Sơn Thạch Ðộng hình dạng giống hàm ếch với nhiều nhũ đá rủ xuống đầy vẻ huyền bí. Sau khi tham quan hồ, leo núi vãn cảnh chùa, vui thú với các trò chơi trên mặt nước, du khách còn có thể kết hợp về thăm làng bưởi Tân Triều nổi tiếng, tham quan nghề đục đá truyền thống mang dấu ấn nghệ thuật điêu khắc cuối thế kỷ 17 thuộc miền Lưỡng Quảng, Trung Hoa của một cộng đồng nhỏ người Hoa sống gần hồ. Bửu Long với hồ Long Ẩn là nơi rất hấp dẫn khách du lịch muốn dã ngoại tìm đến thiên nhiên trong một ngày nghỉ thư giãn. Chùa Bửu Phong Vị trí: Chùa Bửu Phong nằm trên ngọn núi Bửu Long, thuộc phường Bửu Long, Tp. Biên Hòa, tỉnh Ðồng Nai. Đặc điểm: Chùa Bửu Phong là ngôi cổ tự rêu phong cổ kính, có những pho tượng với những nét điêu khắc đặc biệt Á Ðông. Bửu Long là ngọn núi thấp, qua 99 bậc đá là lên tới chùa. Chùa được xây dựng vào năm 1679, theo hình chữ "tam" gồm chính điện, giảng đường, nhà thờ tổ, ngoài ra còn có nhiều phòng Ni phái và nhà dưỡng tăng. Trong chùa có những pho tượng mang nét đặc biệt Á Đông và nhiều cổ vật như cặp nai vàng đời Nguyễn, đầu "phường cổ"(Nhà Phật), tượng Phật nằm, tháp Bửu Phong rêu phong cổ kính và Xá Lợi - một báu vật nhà Phật. Xung quanh chùa có Long Đầu Thạch (còn gọi là Hàm Rồng, Hầm Hổ) và đài Tam Thế Phật, đã từng là hầm bí mật nuôi dấu cán bộ cách mạng hoạt động ven đô trong chiến tranh. Lúc đầu chùa chỉ là thảo am nhỏ sau do Thiền sư Pháp Thông xây cất tôn nghiêm. Chùa được trùng tu mở rộng vào năm 1829 và các năm gần đây. Mộ cổ Hàng Gòn Vị trí: Mộ cổ Hàng Gòn nằm ở độ cao 250m về phía tây tỉnh lộ 2 (Long Khánh đi Bà Rịa), cách thành phố Biên Hoà 80km, thuộc xã Hàng Gòn, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai. Đặc điểm: Mộ cổ Hàng Gòn là di tích văn hoá đã được xếp hạng, tiêu biểu cho nền văn hoá cổ đại xuất hiện cách đây khoảng hơn 2.500 năm và có quy mô nhất tại Việt Nam còn được bảo tồn đến ngày nay. Mộ cổ Hàng Gòn do ông Bouchot J. một kỹ sư cầu đường người Pháp phát hiện vào năm 1927 khi mở đường liên tỉnh số 2 nối Long Khánh và Bà Rịa. Mộ cổ có kiến trúc gồm hai hàng trụ đá bao quanh một hầm mộ. Có 10 trụ đá cao từ 2,5 - 3m. Hầm mộ có dạng hình hộp kích thước 4,2 x 2,7m và cao 1,6m. Nét đặc biệt của ngôi mộ cổ là được ghép bởi những tấm đá hoa cương nặng hàng tấn, riêng nắp mộ ước tính khoảng 10 tấn. Có nhiều phiến đá lớn bằng phẳng, xếp cân đối, tinh vi, khoa học, biểu trưng cho nền văn minh của người xưa. Ngôi mộ này là một trong những di tích tiêu biểu cho loại hình ở Đông Nam Á. Từ năm 1992, mộ cổ Hàng Gòn được trùng tu và xây tường bảo vệ, lát gạch quanh hầm mộ để chống xói mòn và trồng nhiều cây xung quanh. Khám phá đảo Ó ­ Đồng Trường Vị trí: Ðảo Ó và đảo Ðồng Trường là hai hòn đảo nằm giữa lòng hồ Trị An, thuộc huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Ðồng Nai. Đặc điểm: Ðến Ðảo Ó và đảo Ðồng Trường, bạn sẽ được đắm mình vào thiên nhiên trong lành, yên ả của mênh mông sông nước... Hiện nay hai đảo này được các hãng lữ hành tại TP.HCM khai thác đưa khách đến như một điểm du lịch sinh thái cuối tuần, khá hấp dẫn. Ðảo Ó rộng 22ha, được Công ty Du lịch Ðồng Nai đầu tư xây dựng nhiều hạng mục như: nhà nghỉ, nhà hàng, máng trượt nước, bãi tắm, bơi thuyền và nhiều khu giải trí khác. Ðảo Ðồng Trường rộng 22ha hãy còn lắm nguyên sơ, có trồng nhiều loại cây ăn quả ngon nổi tiếng của miền Ðông Nam Bộ. Nét độc đáo của hai ốc đảo này là gần TP.HCM (khoảng 65km), tiện cho du khách muốn đi du lịch trong hai ngày nghỉ cuối tuần (có thể sáng đi chiều về, hoặc ở qua đêm). Ðến đây du khách sẽ được đắm mình vào thiên nhiên trong lành, yên ả và của mênh mông sông nước... Ðể đến đảo Ó - Ðồng Trường, từ TP.HCM theo Quốc lộ 1A, đến ngã ba Trị An, rẽ trái 18km đến trung tâm thị trấn Vĩnh An (huyện lỵ Vĩnh Cửu), xuống bến thuyền Ðồng Trường, đi thuyền máy chừng 30 phút, du khách sẽ đến đảo Ó.
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net