logo

Viêm mũi dị ứng có thể chữa bằng Đông

Chứng viêm mũi dị ứng rất hay tái phát, gây nhiều phiền toái cho người bệnh. Để chữa bệnh này, Đông y phối hợp dùng thuốc với châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập khí công dưỡng sinh.
Viêm mũi dị ứng có thể chữa bằng Đông y [19/06/2006] Chứng viêm mũi dị ứng rất hay tái phát, gây nhiều phiền toái cho người bệnh. Để chữa bệnh này, Đông y phối hợp dùng thuốc với châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập khí công dưỡng sinh. Bệnh viêm mũi dị ứng đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt trong điều kiện môi trường ngày càng bị ô nhiễm như hiện nay. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt nam nữ, thường thấy nhiều hơn ở thanh thiếu niên. Tỷ lệ mắc viêm mũi dị ứng trong cộng đồng là 6,3%. Theo y học cổ truyền, viêm mũi dị ứng phát sinh do 2 nguyên nhân : công năng tạng phủ (chủ yếu là phế, tỳ, thận) bị rối loạn; bị phong hàn, tà khí xâm nhập. Hai yếu tố này có thể phối hợp với nhau, khiến phế khí hư nhược, sức đề kháng giảm sút, dễ sinh bệnh. Các biểu hiện của viêm mũi dị ứng rất dễ nhận thấy: Ngứa mũi và hắt hơi: Thường mỗi sáng thức dậy, bệnh nhân gặp lạnh hoặc hít phải dị nguyên nên đột nhiên thấy ngứa trong mũi, sau đó là hắt hơi liên tục vài ba lần, thậm chí 10 lần hoặc hơn, kèm theo tình trạng ngứa và chảy nước mắt, đau rát họng. Tắc mũi: Thường là tắc cả hai bên, tắc liên tục, nặng nhẹ không đều nhau, khi nằm tình trạng tắc mũi tăng lên. Chảy nước mũi: Thường là nước mũi trong, nếu kèm theo tình trạng nhiễm khuẩn thì nước mũi đặc, dính và đục. Giảm khứu giác: Chủ yếu do niêm mạc mũi viêm phù nề. Thời kỳ tái phát có thể kèm theo các triệu chứng như ù tai, giảm thính lực, đau đầu... hoặc các biểu hiện của tình trạng dị ứng như nổi mày đay, ho và khó thở do co thắt phế quản. Nguyên tắc điều trị của Đông y là phải đảm bảo tính toàn diện, nghĩa là ngoài việc dùng thuốc phải đồng thời sử dụng nhiều biện pháp, trong đó dùng thuốc là quan trọng nhất. Thuốc chữa viêm mũi dị ứng được dùng theo 2 hướng: biện chứng luận trị và biện bệnh thi trị. Biện bệnh thi trị: Dựa trên cơ chế bệnh sinh mà xây dựng một phác đồ, một bài thuốc chung cho nhiều thể bệnh. Có thể dùng các phương thuốc dân gian, các bài thuốc tự chế hoặc các đông dược thành phẩm sản xuất theo bài thuốc có sẵn như Tỵ viêm ninh, Tỵ thông hoàn, Đô lương hoàn. Các loại thuốc này hầu hết là do Trung Quốc nghiên cứu và sản xuất. Trong nước, các đông dược thành phẩm có công dụng trị viêm mũi dị ứng còn hiếm hoi, gần đây có viên nang Fitôrhi-f của công ty dược phẩm Fito Pharma. Sản phẩm này được sản xuất dựa trên bài thuốc cổ Thương nhĩ tử tán (gồm bạch chỉ, bạc hà, tân di và ké đầu ngựa); dùng cho các bệnh viêm mũi dị ứng, viêm mũi, viêm xoang cấp và mạn tính nhờ tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chống phù nề và giảm đau. Biện chứng luận trị: Dựa trên chứng trạng và thể bệnh cụ thể mà lựa chọn các vị thuốc, bài thuốc phù hợp. Trong đó, bài thuốc cổ Thương nhĩ tử tán của Trung Quốc phù hợp với hầu hết các thể bệnh, tùy từng trường hợp có thể kết hợp với bài thuốc khác. Viêm mũi dị ứng không thể chữa khỏi hẳn, nhưng việc dùng thuốc hợp lý và tránh các yếu tố thuận lợi khởi phát bệnh (bụi bẩn, gió lạnh...) sẽ giúp giảm triệu chứng và làm bệnh nhân dễ chịu hơn. Theo Ths. Hoàng Khánh Toàn, Bệnh viện 108
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net