logo

VAI TRÒ CỦA HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VỚI SINH VIÊN


TIỂU LUẬN MÔN: PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP & NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VAI TRÒ CỦA HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VỚI SINH VIÊN HÀ NỘI – 2009 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………...2 NỘI DUNG…………………………………………………………………...3 I. CÁC KHÁI NIỆM …………………………………………………………3 1.Học và học tập…………………………………………………………..3 1 2. Nghiên cứu khoa học…………………………………………………...3 II. HỌC TẬP VÀ VAI TRÒ CỦA HỌC TẬP…………………………...…..4 1. Học để trang bị kiến thức………………………………………………4 2. Học để có tư duy………………………………………………………..5 3. Học để trang bị kĩ năng mềm…………………………………………5 4. Học để khẳng định bản thân…………………………………………6 III. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ VAI TRÒ CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC……………………………………….……………………………….7 1. Nghiên cứu khoa học để tìm ra cái mới……………………………………7 2. Tăng khả năng nghiên cứu, tổng hợp và trình bày……………………….8 3. Tăng tính chủ động cho sinh viên…………………………………………8. 4.Giúp sinh viên hòa nhập……………………………………………………….9 LỜI KẾT…………………………………………………………………...10 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………11 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học cho sinh viên. (Biên soạn: Dư Đình Phúc – Lê Hoài An) 2. http://vi.wikipedia.org/wiki/K%E1%BB%B9_n%C4%83ng_m %E1%BB%81m 3. yahoo.com.vn LỜI MỞ ĐẦU Trong đời sống xã hội nói chung, học tập là một trong những hoạt động có tầm quan trọng lớn nhất đối với mỗi một cá nhân cũng như đối với cộng đồng. Về cơ bản, hoạt động này có thể chia ra làm hai giai đoạn, với những đặc điểm tương đối khác nhau. Thứ nhất là giai đoạn học tập tại các trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông, hay là giai đoạn học tại các cấp Phổ thông. Thứ hai là giai đoạn học tập tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp 2 chuyên nghiệp hay giai đoạn học sau phổ thông. Về cơ bản, hai giai đoạn này có phương pháp học tập hoàn toàn khác nhau. Ở phổ thông, học sinh học tập một cách thụ động với phương pháp tiếp nhận là chính. Còn ở giáo dục sau phổ thông nói chung và giáo dục Đại học nói riêng, mục tiêu học tập không chỉ dùng lại ở việc tiếp nhận các tri thức khoa học cơ bản và hiện đại mà còn đặc biệt chú trọng việc vận dụng những tri thức ấy vào các hoạt động thực tế. Vì vậy, giáo dục Đại học đòi hỏi người học phải có một cách học chủ động, sáng tạo. Sự khác biệt về bản chất của phương pháp học tập này chắc chắn là một khó khăn rất lớn cho những tân sinh viên mới bước vào ngưỡng cửa Đại học, thậm chí với những người đã học lâu dài đôi khi cũng còn nhiều điều lúng túng. Nghiên cứu khoa học cũng là một trong những hoạt động tạo nên sự khác biệt lớn ở hai giai đoạn học tập nói trên. Ở giai đoạn giáo dục phổ thông, dường như đây là một hoạt động hoàn toàn xa lạ. Ngược lại, ở Đại học, hoạt động này có tính phổ biến và dường như trở thành một điều không thế thiếu trong quá trình học tập của sinh viên. Đây có thế coi là một trong những phương pháp học tập hiệu quả nhất ở giai đoạn học tập sau phổ thông, được áp dụng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở hầu hết các nền giáo dục trên toàn thế giới. Vì vậy, tiểu luận này nhằm đề cập tới vai trò vô cùng quan trọng của học tập cũng như nghiên cứu khoa học đối với sinh viên, từ đó giúp các sinh viên có những định hướng tốt trong quá trình học tập để tích lũy nhiều nhất những hiểu biết và kinh nghiệm. để từ đó có thế đạt kết quả cao trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học cũng như có hành trag vững chắc nhất cho bản thân để bước vào công hiến cho xã hội sau khi đã tốt nghiệp. NỘI DUNG I. CÁC KHÁI NIỆM: Trước khi tìm hiểu vai trò của học tập và nghiên cứu khoa học, chúng ta cần phải tìm hiểu hai khái niệm này. 3 1.Học và học tập: Học theo nghĩa hẹp là lao động mà một người tiến hành nhằm mục đích chiếm lĩnh một số kiến thức và kĩ năng mà loài người đã biết. Theo nghĩa rộng học là sự tổng hợp của học theo nghĩa hẹp và sự cố gắng rèn luyện nhân cách xét trong mối quan hệ qua lại giữa một bên là kiến thức, kỹ năng một bên là nhân cách người học. Học tập là một hoạt động làm thay đổi kinh nghiệm của cá nhân một cách bền vững, có định hướng và quan sát được. Nó là một thuộc tính phản ánh khách quan mục đích của con người. Học của con người có định hướng, có giá trị, có kế hoạch và có khoa học. 2. Nghiên cứu khoa học Nghiên cứu khoa học là một hình thức giáo dục ở Đại học, là một khâu quan trọng trong quá trình học tập. Bản chất của hoạt động nghiên cứu khoa học là tìm tòi, sáng tạo, phát minh nên nhất thiết phải có hai dấu hiệu cơ bản là “mới” và “ có tính chứng minh”. Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên có một số những đặc điểm riêng như sau: • Phải phục vụ cho mục đích học tập. • Nhận thức khoa học là những đông cơ chủ yếu cửa hoạt động khoa học. • Hoạt động khoa học phải đặt dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Mục đích của nghiên cứu khoa học là : hình thành tính độc lập về nghề nghiệp, năng lực thực tiễn, góp phần mở rộng những tri thức lĩnh hội được trong quá trình học tập. II. HỌC TẬP VÀ VAI TRÒ CỦA HỌC TẬP. 1. Học để trang bị, tích lũy kiến thức cho bản thân. 4 Một trong những mục tiêu cơ bản của quá trình học tập là để trang bị kiến thức cho bản thân người học, cả về kiến thức chuyên ngành và kiến thức xã hội. Không chỉ học hỏi những kiến thức chuyên ngành, những người tham gia học tập nói chung và các sinh viên nói riêng còn có cơ hội tìm hiều thêm được rất nhiều các kiến thức xã hội thông qua sách vở và những bài giảng của thầy cô giáo. Đây là cách học truyền thống, mỗi sinh viên đều đã quen thuộc trong quá trình học ở các cấp phổ thông. Ở bậc phổ thông, tại mỗi cấp học, học sinh có những chương trình học giống nhau, trang bị những kiến thức khoa học tư nhiên và khoa học xã hội cơ bản. Còn ở bậc Đại học, các sinh viên được trang bị các kiến thức chuyên sâu, phù hợp với ngành học của mình, để có những trang bị tốt nhất cho việc làm sau này của mình. Bởi vậy, để có bước chuẩn bị tốt nhất cho bản thân, mỗi sinh viên cần chú trọng việc trang bị cho mình kiến thức thông qua quá trình học tập. Một trong những hình thức học của sinh viên, được rất nhiều người cho rằng có hiệu quả tốt, đó là học tập trên thư viện. Học trên thư viện là một cơ hội tốt giúp các sinh viên có điều kiện tiếp cận với các nguồn tài liệu chuyên sâu có tính chuyên môn để có thế nghiên cứu sâu sắc hơn những vấn để đã được thầy cô hướng dẫn trên giàng đường. Đây là một trong những cách hiệu quả nhất để học các môn chuyên ngành. Tuy nhiên học tập không đơn giản chỉ là để trang bị các kiến thức chuyên ngành. Với sinh viên, quá trình học tập không đơn giản chỉ dừng lại ở đó. Một sinh viên sau khi ra trường còn cần có một vốn kiến thức xã hội nhất định. Để có được điều đó, không có con đường nào khác là thông qua quá trình học tập và tự tích lũy. Mỗi sinh viên có thế học tập các kiến thức xã hội này qua thầy cô, qua bạn bè, sách báo, điện ảnh… Một trong những “phương pháp học” về đời sống xã hội tốt nhất với sinh viên Đại học là tham gia các hoạt động tình nguyện, các Chiến dịch mùa hè xanh, Hiến máu nhân đạo, …. 5 Như vậy, vai trò đầu tiên của quá trình học tập là để trau dồi kiến thức chuyên môn và kiến thức xã hội cho sinh viên. 2. Học để có tư duy, có khả năng tiếp thu nền tri thức tiên tiến của nhân loại, để từ đó có thể ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống của nước nhà, giúp phát triển đất nước giàu mạnh. Với tốc độ phát triển như vũ bão hiện nay của khoa học kĩ thuật, nếu không có tri thức và tư duy thì có thể nói, chúng ta dễ dàng bị tụt hậu so với các nước trên thế giới. Bới vậy đòi hỏi con người cần có một tư duy khoa học tốt để có khả năng tiếp thu những tiến bộ của khoa học kĩ thuật trên thế giới. Nhiều sinh viên Đại học cảm thấy mông lung khi tiếp nhận các kiến thức trong quá trình học tập trên giảng đường. Tuy nhiên, có thể nói, chính trong quá trình này, các sinh viên đã rèn luyện được tư duy chuyên ngành cho bản thân. Đây là điều vô cùng cần thiết trong quá trình làm việc sau này. Có thể nêu một ví dụ: Có rất nhiều sinh viên than vãn rằng không hiểu mình học những môn rất khó như Toán cao cấp… để làm gì. Tuy nhiên những môn học này đã rèn luyện cho các sinh viên đó những tư duy Toán học mà thật sự rất cần thiết cho công việc trong tương lai. Mỗi một cá nhân có tư duy, làm việc hiệu quả và không mắc những sai sót đáng tiếc sẽ giúp cho nền khoa học kĩ thuật của đất nước phát triển mạnh mẽ, củng cố sự vững mạnh cũng như uy tín của đất nước, quốc gia trên trường quốc tế. 3. Học để trang bị cho bản thân những kĩ năng mềm, những cách ứng xử chuẩn mực, cách hòa nhập trong đời sống xã hội. Trong quá trình học tập, sinh viên không đơn thuần chỉ trang bị cho bản thân những kĩ năng về chuyên môn, kĩ năng mềm cứng, mà còn cần trang bị các kĩ năng mềm, những điểu rất cần thiết trong tương lai. Vậy thế nào là kĩ năng mềm. 6 Về khái niệm kĩ năng mềm, Wikipedia có viết: “Kỹ năng mềm là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới... Kỹ năng mềm khác với kỹ năng cứng để chỉ trình độ chuyên môn, kiến thức chuyên môn hay bằng cấp và chứng chỉ chuyên môn…. Thực tế cho thấy người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị. Kỹ năng mềm thiên khá nhiều về yếu tố bẩm sinh, tuy nhiên phần lớn con người nếu chịu khó rèn luyện thì vẫn có thể nâng cao đáng kể kỹ năng của bản thân. Điều này thực sự cần thiết, bởi vì kỹ năng mềm là một trong những yếu tố quan trọng nhất đưa bạn đến thành công.” Trước hết, khi học tập, sinh viên cần có ý thức trau dồi nhận thức của bản thân về cách ứng xử với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Trong cuộc sống cũng như trong công việc, không đơn thuần chỉ yêu cầu những kiến thức chuyên môn mà còn cần đến một kĩ năng sống, kĩ năng hòa nhập và hợp tác trong quá trình làm viêc để có thế đạt được những kết quả tốt nhất. Đây cũng là một trong những mục tiêu quan trọng trong quá trình đào tạo ở bậc Đại học. Muốn hoàn thiện được các kĩ năng mềm này, mỗi sinh viên nên chủ động tham gia vào các hoạt động tập thể của lớp, của khoa cũng như các hoạt động Đoàn, Hội Thanh Niên,… Như vậy, không chỉ học kiến thức, học tập còn đồng nghĩa với việc sinh viên tự trang bị cho mình những kĩ năng sống cần thiết cho cuộc sống sau này. 7 4. Học cũng là một cách để khẳng định chính mình, để có thế làm giàu cho bản thân, cho gia đình và đất nước. Mỗi cá nhân trong cộng đồng đều có mong muốn được khẳng định bản thân. Đặc biệt là những người trẻ tuổi, đầy nhiệt huyết như sinh viên. Bởi vậy, học tập, với mục tiêu trước hết klà để trang bị kiến thức cũng là một cách khẳng định chính bản thân mình trong cuộc sống xã hội đang ngày một tiến bộ này. Nói tóm lại. học tập là một quá trình không thế bỏ qua của một sinh viên học Đại học. Không dừng lại ở việc trang bị kiến thức chuyên ngành nói chung và kiến thức xã hội nói riêng, học tập còn giúp sinh viên trau dồi bản thân về cách ứng xử trong đời sống xã hội, rèn luyện kĩ năng sống cũng như những là một cách để khẳng định bản thân . III. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ VAI TRÒ CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 1. Nghiên cứu khoa học nhằm tìm tòi, khám phá những điều mới mẻ, giái quyết mâu thuân giữa cái muốn biết và cái chưa biết, tăng khả năng sáng tạo cũng như khả năng làm việc nghiêm túc cho sinh viên. Bản chất của nghiên cứu khoa học là sự tìm tòi, khám phá những điều mới mẻ trong thực tế cuộc sống cũng như khoa học. Bới vậy, điều này đặc biệt hấp dẫn và cũng vô cùng quan trọng trong quá trình học tập của sinh viên Đại học, những người chủ tương lai của đât nước. Nếu như sinh viên đơn thuần chỉ tiếp thu những kiến thức được giảng dạy trên lớp, thì có lẽ quá trình học tập của sinh viên đó trên ghế giảng đường mới chỉ diễn ra được một nửa. Với yêu cầu của thởi đại khoa học kĩ thuật ngày nay thì xã hội không chỉ yêu cầu mỗi một sinh viên ra trường có khả năng ứng dụng những tiến bộ có sẵn mà còn yêu cầu có một nguốn nhân lực có khả năng sáng tạo, phát minh ra những cái mới. Muốn làm được điều này cần phải có một quá 8 trình làm quen dần. Và một trong những cách hiệu quả nhất để phát huy khả năng sáng tạo đối với sinh viên, đó là tham gia nghiên cứu khoa học. Bởi điều yêu cầu đầu tiên của nghiên cứu khoa học là tính mới mẻ của đề tài. Một công trình nghiên cứu khoa học đòi hỏi rất nhiều tâm huyết cũng như thời gian của nhiều cá nhân. Vì vậy, một công trình nghiên cứu khoa học yêu cầu những người tham gia có một thái độ làm việc vô cùng nghiêm túc. Có vẻ như điều này đôi khi không dễ với sinh viên, những người trẻ tuổi, đôi khi thiếu tính kiên nhẫn. Có lẽ chính vì vậy, khi tham gia nghiên cứu khoa học, sinh viên dần dần rèn luyện được tính kiên nhẫn, kiên định với mục tiêu đã đặt ra, tránh dần tâm lí “cả thèm chóng chán” rất thường gặp trong thế hệ trẻ. 2. Nghiên cứu khoa học giúp nâng cao khả năng nghiên cứu, tổng hợp và trình bày. Là một sinh viên Đại học, các sinh viên cần có kĩ năng tìm tòi tài liệu, cũng như chọn lọc tóm tắt các tài liệu đó, rồi từ đó tổng hợp và trình bày chúng theo yêu cầu của từng môn học. Điều này tưởng chừng đơn giản nhưng trên thực tế, không phải sinh viên nào cũng có thế làm được. Trong một “núi tài liệu” trong kho sách hay trên mạng,… các sinh viên rất dễ bị sa đà vào những thứ không đúng trọng tâm, đoi khi thấy hoang mang bởi có quá nhiều thứ phải đọc, phải chắt lọc. Nhưng có thể nói, nghiên cứu khoa học sẽ giúp sinh viên có khả năng thu thập các tài liệu và chọn lọc những ý cần thiết cho đề tài của mình. Điều này sẽ tạo cho sinh viên một kĩ năng làm việc khoa học và rút ngắn được thời gian. Không chỉ có vậy, nghiên cứu khoa học, với tính chất là một công trình khoa học, đòi hỏi tính chứng minh, vì vậy cần có một cách trình bày khoa học, dễ hiểu. Từ đó yêu cầu người làm nghiên cứu phải có một cách trình bày tư duy logic, tránh tình trạng thừa thãi, dài dòng. Bởi vậy, một khi tham gia vào quá trình nghiên cứu, sinh viên sẽ 9 học tập và hoàn thiện được thói quen này trong trình bày các văn bản có tính chuyên ngành sau này. 3. Nghiên cứu khoa học tạo ý thức trong việc chủ động tìm tòi, chọn lọc, tổng hợp tư liệu, cũng như tạo điều kiện tốt cho việc học ngoại ngữ của sinh viên, đặc biệt là sinh viên các khối ngành không chuyên về ngoại ngữ. Trong quá trình nghiên cứu khoa học, sinh viên cần phát huy cao độ tính chủ động sáng tạo, vì vậy, đây là một cách rất tốt để rèn luyện tính chủ động cho sinh viên trong quá trình học tập, quá trình làm việc sau này nói riêng và trong cuộc sống nói chung. Trong khi nghiên cứu khoa học cần phải tiếp xúc rất nhiều với Ngoại ngữ, đặc biệt là Tiếng anh, ngôn ngữ quốc tế. Vì vậy đòi hỏi sinh viên cần phải dành thời gian cho vốn ngoại ngữ của mình. Nếu như các sinh viên thuộc các khối chuyên ngành không chuyên về ngoại ngữ thướng rất “ngại” hay “sợ” học ngoại ngữ thì chính đây là một cơ hội tốt để các bạn sinh viên trau dồi vốn ngoại ngữ của mình. Có rất nhiều bạn sinh viên tâm sự, sau khi tham gia nghiên cứu khoa học, để có thế vươn tới đam mê của mình, họ đã đầu tư cho ngoại ngữ, chính vì vậy mà giỏi hơn rất nhiều trong môn học mà họ vốn từng đã rất “Sợ”. 4. Nghiên cứu khoa học giúp tạo điều kiện cho sinh viên trao đổi, học hỏi kiến thức, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng sống,… từ bạn bè, thầy cô. Nghiên cứu khoa học thường là một hoạt động có tính tập thể. Nếu như trong bóng đá, các vận động viên cần phải phối hợp ăn ý với nhau dưới sự chỉ huy của các huấn luyện viên mới có thế dẫn đội bóng tới thành công thì trong nghiên cứu khoa học, những người tham gia cũng cần có sự đoàn kết, hợp tác,… để có thể đạt tới cái đích của cuộc nghiên cứu. Vì vậy, đây chính là điều kiện tốt để sinh viên có 10 thế trao đổi, kết bạn, học hỏi kiến thức từ thầy cô, bạn bè, cũng nhưn phát triển các kĩ năng cần thiết cho cuộc sống. Như vậy, nghiên cứu khoa học, tưởng chừng là một hoạt động hết sức khô khan, nhưng trên thực tế lại là một hoạt động đóng vai trò quan trọng trong đời sống sịn viên, một điều kiện tốt cho các sinh viên phát triển cũng như hoàn thiện các kĩ năng của mình. LỜI KẾT Như vậy chúng ta đã phần nào hiểu được những vai trò vô cùng quan trọng của học tập và nghiên cứu khoa học. Không chỉ giúp sinh viên có những kiến thức chuyên ngành và xã hội mà còn giúp sinh viên trau dồi những vốn hiểu biết thực tế, những kĩ năng cần thiết trong quá trình học tập sau này. Hiểu được vai trò quan trọng của học tập và nghiên cứu khoa học trong chương trình học, mỗi sinh viên có thể xây dựng cho bản thân một phương pháp học tập, nghiên cứu đúng đắn nhất, để có thể đạt được những hiệu quả cao nhất. Đồng thời qua đó hoàn thiện các ứng xử của bản thân mình. 11 Ngay từ những khi mới bước vào cuộc sống sinh viên, mỗi một chủ nhân tương lai của đất nước hãy xác định cho bản thân mình một mục tiêu rõ ràng, để có động lực, niềm tin và định hướng rõ ràng trong cuộc sống của mình. Mong rằng sau khi bước qua ngưỡng cửa Đại học, Cao đẳng mỗi sinh viên sẽ có đủ hành trang bước tiếp trên con đường lập nghiệp, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh, sánh vai cùng các quốc gia lớn trên thế giới! 12 13 14 15 16 17 18
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net