logo

Ưu Điểm và Hạn Chế của các Phương Pháp Chẩn Đoán Nhiễm H. pylori

Chẩn đoán nhiễm H. pylori dựa trên các phương pháp cần nội soi sinh thiết dạ dày: mô học, cấy vi trùng, xét nghiệm nhanh urease, PCR; hoặc những biện pháp không can thiệp: huyết thanh chẩn đoán, xét nghiệm urea C13 hơi thở, xét nghiệm antigen phân.
Ưu Điểm và Hạn Chế của các Phương Pháp Chẩn Đoán Nhiễm H. pylori Chẩn đoán nhiễm H. pylori dựa trên các phương pháp cần nội soi sinh thiết dạ dày: mô học, cấy vi trùng, xét nghiệm nhanh urease, PCR; hoặc những biện pháp không can thiệp: huyết thanh chẩn đoán, xét nghiệm urea C13 hơi thở, xét nghiệm antigen phân. H1- H. pylori đang xâm nhập và gây viêm các tế bào biểu mô niêm mạc dạ dày A-Xét nghiệm mô học : được thực hiện thường quy qua sinh thiết dạ dày, cũng cho phép mô tả và phân loại các thương tổn viêm ở niêm mạc dạ dày đi kèm với nhiễm vi khuẩn H. pylori. H2- H. Pylori trong biểu mô tuyến vùng hang vị H3- H. pylori trong mẫu mô sinh thiết dạ dày của Gs Marshall, Nobel Y Học 2005 - người đã uống canh cấy H pylori để tự gây bệnh cho mình với mục đích kiểm chứng định đề Koch. B- Xét nghiệm nhanh urease: ít nhạy hơn nhưng rất đặc hiệu. Xét nghiệm này có thể được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa tiêu hoá, chủ yếu khi phát hiện có loét tá tràng qua nội soi. Có thể làm thêm xét nghiệm mô học trong trường hợp kết quả âm tính. H4- Xét nghiệm nhanh urease (CLOtest) C- Cấy các mẫu sinh thiết: có thể giúp xác định sự đề kháng và nhạy cảm in vitro của vi khuẩn đối với kháng sinh và lên kế hoạch điều trị lần thứ nhì cho những bệnh nhân đã thất bại trong lần đầu tiên điều trị tiệt khuẩn. H5- Cấy mẫu mô sinh thiết và làm kháng sinh đồ giúp phát hiện và điều trị tiệt khuẩn H pylori - Các phương pháp không xâm lấn thường không thích hợp để xác định bệnh lý tiềm ẩn có thể đi kèm nhiễm vi khuẩn H. pylori. D- Các xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán: thường rẻ tiền và dễ thực hiện. Chúng có thể giúp ích cho việc tầm soát ở quần thể lớn hoặc khẳng định sự hiện diện của nhiễm H. pylori trong tình huống kết quả của những phương pháp chẩn đoán khác không rõ ràng, ví dụ, khi có loét xuất huyết, hoặc khi đã sử dụng kháng sinh hoặc thuốc kháng tiết. E- Xét nghiệm ure C13 hơi thở: là phương pháp chính xác nhất cho tất cả các bệnh nhân, bất kể tuổi tác. H6- Nguyên lý xét nghiệm urea C14 (hoặc C13) hơi thở F- Xét nghiệm antigen phân (stool antigen testing): là một phương pháp nhiều hứa hẹn do khả năng chẩn đoán được xem như gần tương đương với xét nghiệm ure C13 hơi thở. H7- Kit để xét nghiệm antigen H pylori trong phân bằng cách dùng các kháng thể đơn dòng - Kỹ thuật này dễ thực hiện. Độ chính xác được cải thiện bằng cách dùng các kháng thể đơn dòng (monoclonal antibodies) mới được đề nghị gần đây, để bắt giữ các antigen của H. pylori hiện diện trong mẫu phân. - Kiểm tra việc tiệt trừ H. pylori được khuyến cáo thực hiện ít nhất 4 tuần sau khi chấm dứt đợt điều trị diệt khuẩn, hoặc ít nhất 2 tuần sau khi điều trị kháng tiết, để đạt độ chính xác cao. - Do tình hình đề kháng kháng sinh hiện nay, khi cần thiết kiểm tra nội soi, nên kết hợp cấy mẫu sinh thiết, làm kháng sinh đồ, cùng thực hiện xét nghiệm mô học. H8- Kẹp dùng trong nội soi sinh thiết Việc tìm các chỉ điểm cho độc lực của H. pylori là một đề tài nghiên cứu đầy hứa hẹn nhưng chưa được khuyên dùng trong thực hành thường quy.
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net