Triết học Mác với chủ nghĩa duy vật nhân văn
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác, không chỉ sáng lập ra chủ nghĩa, triết thuyết
của mình mà còn đưa ra mẫu mực phương pháp luận về sự tự phê phán và phát triển
chủ nghĩa Mác. Đó là kim chỉ nam cho các thế hệ tiếp bước theo các ông. Nhưng đó là
việc không dễ dàng tí nào, thậm chí phải trả giá đắt như lịch sử không ít lần đã chỉ rõ,
xét cả mặt áp dụng sáng tạo trong thực tế và cả mặt học thuật, phát triển lý thuyết.
Do vậy, ngày nay, hơn bao giờ hết, thấm nhuần tinh thần và bài học đó, phải xây dựng
phương pháp tư duy học thuật, tư duy phát triển lý luận và chống bệnh tự ti, từ đó góp
phần nghiên cứu phát triển triết học Mác trong thời đại ngày nay, từ đó tạo tầm nhìn
sâu rộng cho quá trình xây dựng xã hôi ngày càng hiện đại, thịnh vượng, công bằng,
dân chủ, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh toàn cầu hóa.
I- Thái độ tự phê phán của Ăngghen đối với chủ nghĩa Mác
F.Angghen (F.Engels) là một trong những nhà sáng lập đầu tiên của chủ nghĩa Mác,
một nhà duy vật biện chứng- duy vật thực tiễn lỗi lạc. Là người bạn tâm giao, gần
gũi và đồng hành cùng với C Mác (K.Marx) trong sự nghiệp sáng tạo chủ nghĩa Mác và
lãnh đạo phong trào công nhân giữa thế kỷ XIX đến cuối thế kỷ ấy, cả sau khi Mác đã
qua đời. Có lẽ không ai hiểu Mác bằng Angghen, và về nhân cách, tài năng thì một
chín một muời, nhưng lại hết sức khiêm tốn. Khi Mác qua đời thì chính Ăngghen đã
đánh giá cao những phát hiện, phát minh chủ yếu của Mác, rồi tiếp tục hoàn chỉnh tác
phẩm (bộ Tư bản) của Mác còn dang dở, đánh giá việc vận dụng và phát triển chủ
nghĩa Mác trong thực tiễn cách mạng mới với tinh thần khoa học và tính tự phê phán
và phê phán với tính chiến đấu rất cao.
Như ta đã biết với tác phẩm "Tình cảnh giai cấp công nhân Anh", thì thế giới quan
mới đã xuất hiện và sự đồng cảm trong sáng tạo hệ tư tưởng của giai cấp công nhân
giữa Mác và Ăngghen đã gặp nhau. Nhưng sau khi khởi thảo "quan niệm duy vật về
lịch sử" (Angnghen gọi là "chủ nghĩa duy vật lịch sử"-Mác- Ăngghen, tuyển tập, tập
VI, Nxb.Sự thật, Hà Nội,1984, tr. 719), thì Mác đi sâu vào nghiên cứu kinh tế chính trị,
còn Ang nghen thì tập trung hoàn chỉnh và phát triển triết học Mác trong khoa học tự
nhiên và lịch sử xã hội, và phát triển những tư tưởng về chủ nghĩa xã hội khoa học.
Nhiều tư tưởng triết học của Mác đã được Angghen làm rõ và phát triển.
Đồng thời, qua một số công trình nghiên cứu, ông cũng làm rõ những vấn đề có tính
quy luật phát triển của triết học: Chúng ta có thể hệ thống hóa lại như sau:
Một là, mỗi lần có một bước ngoặt trong khoa học tự nhiên thì chủ nghĩa duy vật sẽ
thay đổi hình thức của mình.
Hai là, đồng thời, chính thực tiễn cách mạng là động lực của lý luận đã điều chỉnh và
kiểm nghiệm lý luận, cũng như gợi mở những kết luận mới, những học thuyết mới.
Ba là, rằng không nghiên cứu lịch sử triết học thì không tiến lên được ở đỉnh cao của
tư duy lý luận.
Bốn là, thông qua cuộc đấu tranh tư tưởng lý luận, thông qua luận chiến thì khoa học
lý luận sẽ sinh động, tinh tế hơn các góc cạnh của nó và tiếp tục tiến lên phía trước.
Năm là, bản thân các nhà cách mạng cũng phải tự phê phán, tự đổi mới mình (trước
hết về tư tưởng, lý luận, nhận thức) mới tiến lên được.
Sau đây, chỉ xin phân tích vài vấn đề góp phần sáng tỏ thêm vấn đề ấy từ một góc
nhìn khác, góc nhìn tự phê phán, thể hiện rõ một phép biện chứng sinh động, một thái
độ cách mạng đúng đắn, một tư duy biện chứng có tính chiến đấu và tự phê phán cao.
Phê phán và tự phê phán bệnh tuyệt đối hóa, bệnh giáo điều, bệnh xuyên tạc tinh thần
biện chứng đối với chủ nghĩa Mác.
Angghen nghiên cứu biện chứng về tự nhiên, biện chứng về lịch sử, khái quát những
tinh hoa của triết học nhân loại, nhất là tinh thần phép biện chứng của triết học Hê
ghen. Ông đã phê phán tư duy siêu hình, phản biện chứng của của một số nhà tư tưởng
tư sản, nhất là Đuyrinh đối với phép biện chứng duy vật của Mác. Nhân cuộc luận
chiến này, ông đã khái quát, hệ thống hó những tư tưởng chủ yếu của ba bộ phận cấu
thành của chủ nghĩa Mác. Tinh thần luận chiến là một đặc điểm của chủ nghĩa Mác.
Gần đây với tác phẩm Triết học mở, xã hội mở, tác giả Maurice Cornforth của cuốn
sách này phê phán chủ nghĩa Pôppơ cũng theo tinh thần đó .
Nhưng đặc biệt là nhà duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, nhà cách mạng kiên định-
Ang ghen đã phê phán sự hiểu lầm chủ nghĩa Mác của một số trí thức trẻ và cả những
người xã hội chủ nghĩa đương thời: trên một số phương diện.
- Trong xã hội sự phát triển là sự tác động lẫn nhau của nhiều nhân tố, xét đến cùng
nhân tố kinh tế là quyết định. Nhưng hoàn toàn không phải điều kiện kinh tế là nguyên
nhân duy nhất chủ động (Mác- Ăngghen, tuyển tập, tập VI, Nxb.Sự thật, Hà Nội,1984,
tr. 778) Không thể quy sự biến diễn ra hàng ngày, sự biến riêng lẻ vào nguyên nhân
kinh tế xét tới cùng được (Mác- Ăngghen, tuyển tập, tập VI, Nxb.Sự thật, Hà
Nội,1984, tr. 594). Thế nhưng khi tiếp cận chủ nghĩa Mác thì nhiều người chỉ thấy có
nhân tố kinh tế là duy nhất quyết định, tức là không thấy sự tương tác giữa nhiều nhân
tố kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội trong tiến trình phát triển…
- Angghen viết, và tâm sự rằng, "Cả Mác lẫn tôi chưa bao giờ khẳng định gì hơn thế,
do đó nếu ai xuyên tạc câu đó khiến cho nó có nghĩa là nhân tố kinh tế là nhân tố quyết
định duy nhất thì như vậy đã biến câu đó thành một câu trống rỗng, vô nghĩa" (Mác-
Ăngghen, tuyển tập, tập VI, Nxb.Sự thật, Hà Nội,1984, tr.726). Ở đây, vấn đề là tính
tương tác, biện chứng thì người ta lại quên đi.
- Do phải phê phán lại kẻ thù là chủ nghĩa duy tâm đủ loại, các ông đã quá nhấn mạnh
nhân tố kinh tế làm cho giới trẻ vận dụng tuyệt đối hóa nhân tố kinh tế, thành "duy
vật kinh tế". Và khi quá nhấn mạnh một mặt thì dù đúng cũng sẽ trở nên phiến diện
và sai lầm…. Tuy rằng, khi các nhà kinh điển phân tích thưc tế thì lại rất toàn diện,
biện chứng, thấy rõ sự tương tác lẫn nhau của nhiều nhân tố. Chính Angghen rất nhấn
mạnh điều then chốt này (qua tác phẩm bộ Tư bản và nhiều tác phẩm khác của Mác).
- Nhưng dầu sao thì sai lầm ở những người đọc Mác, một phần cũng do hoàn cảnh lúc
đó. Trách nhiệm này thuộc về Mác và Ăngghen như các ông thừa nhận. (Mác-
Ăngghen, tuyển tập, tập VI, Nxb.Sự thật, Hà Nội,1984, tr.728)
"Mác và tôi, một phần nào, phải chịu trách nhiệm về việc những anh em trẻ đôi khi
nhấn mạnh quá mức vào mặt kinh tế. Đối với kẻ thù, chúng tôi phải nhấn mạnh
nguyên lý chủ yếu mà họ phủ nhận, và chúng tôi cũng ít khi có thì giờ, có địa điểm và
cơ hội để mang lại một vị trí xứng đáng cho những nhân tố khác tham gia vào sự tác
động qua lại ấy. Nhưng khi phải trình bày một thời kỳ lịch sử, nghĩa là khi vận dụng
lý luận vào thực tiễn thì vấn đề lại khác hẳn và ở đây không thể có một sai lầm nào.
Nhưng đáng tiếc là người ta thường hay nghĩ rằng, có thể hiểu hoàn toàn thấu đáo một
lý luận mới và có thể vận dụng lý luận đó không khó khăn gì, một khi đã nắm được
những nguyên tắc chủ yếu, và điều đó không phải bao giờ cũng đúng. Và tôi không thể
không trách cứ nhiều người "mácxít" mới về điều đó, và cũng phải nói rằng họ đã
phạm phải những điều hết sức kỳ quái"(Mác- Ăngghen, tuyển tập, tập VI, Nxb.Sự
thật, Hà Nội,1984, tr. 729).
Tương tự như vậy về sau, không ít người, bên cạnh tuyệt đối hóa nhân tố kinh tế, coi
nhẹ vai trò văn hóa; hoặc tuyệt đối hóa nhân tố giai cấp, nhân tố chính trị và thực tế đã
dẫn tới sai lầm tả khuynh về tư tưởng, siêu hình về phương pháp,… Sai lầm này tất
nhiên còn do tâm lý nông dân, tiểu tư sản, hay tâm lý quan lại mang tính gia trưởng.
Các nhà kinh điển đã nhấn mạnh việc vận dụng và phát triển sáng tạo nhưng trên thực
tế chủ nghĩa giáo điều vẫn diễn ra ở các thế hệ mác xít và có lúc chi phối khá nặng,
nhất là trên lĩnh vực cải tạo xã hội và xây dựng xã hội mới…
Thừa nhận ảo tưởng và sai lầm về tổng công kích và sự thắng lợi nhanh chóng của
cách mạng vô sản như thế nào.
Đến cuối đời, Angghen tự thấy rằng, các ông trước đây nhận định cách mạng vô sản
thế giới sớm nổ ra là sai lầm. Do lạc quan quá, và do nhận thức về chủ nghĩa tư bản ở
trình độ chín muồi chưa đúng ((Mác- Ăngghen, tuyển tập, tập VI, Nxb.Sự thật, Hà
Nội,1984, tr.600-602).
Angghen, nhìn lại tình hình từ 1848 đến năm 1895, đã viết về bệnh ảo tưởng của
những lãnh tụ và ngay bản thân các ông, về việc cách mạng vô sản nổ ra và thắng lợi,
như sau:
- Khi cách mạng tháng 2- 1848 bùng nổ, rằng các ông đã bị ám ảnh, bị nhiễm những ký
ức về mô hình của kinh nghiệm cách mạng Pháp 1789, 1830. về tính chất, tiến trình
của cách mạng, về kiểu một trận quyết chiến duy nhất có thể giải quyết được vấn
đề (Mác- Ăngghen, tuyển tập, tập VI, Nxb.Sự thật, Hà Nội,1984, tr. 559-600.). .
- Cuộc đấu tranh giai cấp năm 1948 và những năm sau đó, đã chứng tỏ rằng, không thể
nào cải tạo xã hội bằng một cuộc đột kích được.
- Sự khôi phục đế chế năm 1851(hay cả 1871) ở Pháp, lại một lần nữa chứng tỏ rằng
những nguyện vọng của giai cấp vô sản trong thời kỳ này chưa chính muồi (Mác-
Ăngghen, tuyển tập, tập VI, Nxb.Sự thật, Hà Nội,1984, tr. 559-600, 605)
- Những tiên đoán cách mạng xã hội sắp nổ ra ở Anh là sai lầnm do nhiệt tình của tuổi
trẻ của các ông hồi ấy (Mác- Ăngghen, tuyển tập, tập VI, Nxb.Sự thật, Hà Nội,1984,
tr..537)
- Lại một lần nữa người ta có thể thấy rằng lúc đó (năm 1971 với cách mạng Công xã
Paris) tức là 20 năm sau thời kỳ ấy, cho đến nay (năm 1895) vẫn chưa thực hiện được
quyền thống trị của giai cấp công nhân (Mác- Ăngghen, tuyển tập, tập VI, Nxb.Sự
thật, Hà Nội,1984, tr.607).
- Lịch sử đã chứng minh rằng, Angghen thừa nhận, chúng tôi và tất cả những suy nghĩ
như chúng tôi đều sai lầm. Lịch sử đã chỉ rõ rằng, trạng thái phát triển kinh t? liên lục
địa lúc bấy giờ còn rất lâu mới chín muồi để xóa bỏ phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa (Mác- Ăngghen, tuyển tập, tập VI, Nxb.Sự thật, Hà Nội,1984, tr.603,604).
- Lịch sử cũng đã chứng minh rằng, chúng tôi cũng sai lầm… lịch sử đã vạch ra rằng
quan điểm của chúng tôi lúc bấy giờ là một ảo tưởng. Lịch sử không chỉ đánh tan
những ảo tưởng của chúng tôi mà còn hoàn toàn đảo lộn những điều kiện trong đó gia
cấp vô sản phải chiến đấu . (Mác- Ăngghen, tuyển tập, tập VI, Nxb.Sự thật, Hà
Nội,1984, tr. 600) Ông thừa nhận rằng, nhiều vấn đề chưa thể nói trước được, phải
tùy thời gian, không gian cụ thể. (Mác- Ăngghen, tuyển tập, tập VI, Nxb.Sự thật, Hà
Nội,1984, tr. 748)
Rằng, phải chiến đấu lâu dài, phải tiến dần từng bước, và bằng nhiều phương thức
khác nhau. Rằng, không thể nói trước được, phải tùy vào hoàn cảnh cụ thể (Mác-
Ăngghen, tuyển tập, tập VI, Nxb.Sự thật, Hà Nội,1984, tr. 748-600), trong khi đó sau
thất bại năm 1849, phái dân chủ vẫn còn ảo tưởng, điều mà Mác và Ang nghen đã dần
nhận ra và khắc phục.
Chúng ta đọc lại những dòng trên đây và tự nhận thấy bệnh ảo tưởng này về cách
mạng vô sản thế giới còn lặp lại sau năm 1945 ở phong trào cách mạng trong đầu,
giữa thế kỷ XX ở những nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội xuất phát kinh tế xã hội
còn thấp, nhất là ảo tưởng về xóa bỏ ngay chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất chủ
yếu, ảo tưởng về việc tiến nhanh lên chủ nghĩa xã hội, hoàn thành chủ nghĩa xã hội
phát triển, tiến nhanh vào chủ nghĩa cộng sản giai đoạn cao… Chính Lênin, lúc đầu
cũng bị ảo tưởng này, sau đó ông nhận thấy sai lầm và lùi lại thực hiện chiến lược
NEP như chúng ta đã biết. Cố nhiên Trung Quốc, Việt Nam ta cũng không ngại lệ. Có
điều là ngay nhiều nước loại này sau nhiều thập kỷ mới nhận ra và mới bắt đầu sửa.
Qua đó, cho thấy thêm rằng, không nên trình bày chủ nghĩa một chiều, chỉ thấy nguyên
lý, chỉ thấy luôn luôn đúng, tách khỏi môi trường lịch sử đang vận động và thiếu tinh
thần phên phán và tự phê. Đúng là, phân tích cụ thể tình hình cụ thể là linh hồn sống
của chủ nghĩa Mác (Lênin).
. Nhưng tại sao lại có tình trạng nhiều người vẫn hiểu sai chủ nghĩa Mác hay vận
dụng một cách giáo điều?
Trả lời câu hỏi tại sao lại có tình trạng nhận thức sai về chủ nghĩa Mác từ những
người cộng sản, không phải dễ. Nhưng có thể vạch ra một số nguyên nhân đại thể.
- Phần nhiều những người cộng sản ở các nước kinh tế và văn hóa, dân chủ chưa phát
triển thì năng tư tưởng giáo điều, thiếu dân chủ, gia trưởng kiểu phong kiến, hiểu vấn
đề lý luận ở tầm kinh nghiệm, mang tính ấu trĩ và tả khuynh kiểu chủ nghĩa xã hội
tiểu tư sản. Những người công sản ở các nước phát triển thì lại hay rơi vào tư tưởng
dân chủ cải lương, ảo tưởng hòa bình chủ nghĩa.
- Nhận thức ở tầm tư duy, cảm tính, kinh nghiệm, phương pháp trực quan máy móc,
thiếu tư duy duy lý và biện chứng chiều sâu của khoa học.
- Bị các tiềm thức văn hóa và tư tưởng lạc hậu trong truyền thống chi phối, từ đó tạo
nên những khúc xạ cả về mặt tư tưởng lẫn nhận thức.
- Bị cố định bởi thái độ chính trị hay đường lối chính trị chính thống mà không phải khi
nào cũng đúng lại nhân danh lập trường vững vàng, nhưng thực chất là gia trưởng, độc
đoán, thiếu dân chủ.
- Thiếu một tri thức, một tầm nhìn xa rộng, không hiểu chiều sâu tinh hoa văn hóa
nhân loại, và khoa học hiện đại và sự phát triển…
- Công thức hóa, chuẩn mực hóa, chính thống hóa các nguyên lý mác xít. Tư duy xơ
cứng các mối quan hệ biện chứng và xa rời hiện thực, xa rời thực tiễn sinh động và
văn hóa, lịch sử tiến hóa của nhân loại.
- Thiếu động cơ và thiếu tình cảm trong sáng trong việc vận dụng, phát triển chủ
nghĩa Mác.
…
Vấn dề là ở chỗ nhiều thế hệ hiểu không đầy đủ, hiểu sai chủ nghĩa Mác chứ không
phải về cơ bản chủ nghĩa Mác sai, dù rằng chủ nghĩa Mác cũng có hạn chế lịch sử do
thời đại cụ thể mà trong đó các ông sống quy định và chưa thể biết tới thời đại cụ thể
sau này có được. Mác không làm thấy bói, không làm nhà tiên tri. Mác là nhà khoa học,
biện chứng, thực tiễn hiện thực.
Cho nên, dù có hạn chế đi nữa thì những nguyên lý cơ bản của triết học Mác và chủ
nghĩa Mác vẫn có giá trị lâu dài, có sức sống mạnh liệt. Rằng, nhân loại sẽ không có
tương lai nếu không có Mác, như một nhà triết hoc nổi tiếng ngoài mácxít ở Pháp thừa
nhận. Gần đây qua cuôc thăm dò ở Anh có người nhiều nước tham dự chọn những nhà
triết học vĩ đại của nhân loại thì được đánh giá Mác là "triết gia vĩ đại nhất của nhân
loại", có "hệ thống triết học nghiêm túc nhất của loài người", trong số 20 người được
bình chọn (theo Bản tin số tháng 8, năm 2005, của Hội đồng Lý luận TW, tr.6). Hoặc
vào những năm cuối thế kỷ XX, trên thế giới, cũng đã lựa chọn Mác cùng với Anstanh
và Frớt là một trong ba nhà khoa học, nhà tư tưởng vẫn còn ảnh hưởng to lới tới tiến
trình thế kỷ XXI. Điều đó càng chứng tỏ uy tín của chủ nghĩa Mác mà hai phát minh vĩ
đại của ông như Ăng ghen đã đánh giá, có ý nghĩa bất hủ.
Nhưng chúng ta, nhưng người theo chủ nghĩa Mác, tin tưởng vào chủ nghĩa Mác khoa
học, sáng tạo, cách mạng, nhưng không nên tuyệt đối hóa, thần thánh hóa chủ nghĩa
Mác, biến nó thành một tôn giáo!
Với tinh thần trên đây của Ăngghen, chúng ta thấy rằng, khó mà bác bỏ được một tinh
thần tự phê phán mang tính cách mạng và khoa học như các nhà sáng lâo chủ nghĩa
Mác. Vì vậy, tính chiến đấu, tự phê phán, tinh thần cách mạnh và khoa học ấy là bất
diệt
II- Đối với chúng ta ngày nay vấn đề là phải phát triển triết học Mác
Vấn đề mà chúng ta cần quan tâm trong lịch sử nhận thức mác xít, là chủ nghĩa Mác
cũng bị hiểu một cách giáo điều, bị tuỵệt đối hóa, nâng lên như những giáo lý. Nhưng
bên cạnh tư tưởng tự cao tự đại, giáo điều đó thi vẫn có tư tưởng qua tự ti và nhận
thức không đúng.. Cả hai loại tư tưởng ấy đề ngăn cản sự phát triển chủ nghĩa Mác và
triết học Mác.
Nhiều người có nhận thức và thái độ đối với chủ nghĩa Mác như: cái gì cũng cho rằng,
Mác và Lênin đã nói cả rồi, chỉ vận dụng về chi tiết thôi. Đó là một cách hạn chế
chính mình và không đúng với tinh thần sáng tạo của chủ nghĩa Mác, tức là rơi vào sự
tuyệt đối hóa kiểu Hêghen- chủ nghĩa Hêghen như là đỉnh cao nhất của triết học,
không có triết học nào có thể vượt qua được. Hoặc cho rằng, chủ nghĩa Mác là đĩnh
cao nhất của nhận thức nhân loại và duy nhất đúng. Hồ Chí Minh khi nói về chủ nghĩa
Mác -Lênin cũng chỉ nói là "đúng đắn nhất, cách mạng nhất" chứ không dùng từ duy
nhất. Hoặc nếu có phát triển thì phải chờ một thiên tài như Mác hay Lênin hay như Hồ
Chí Minh mới phát triển được chủ nghĩa Mác, còn những nhà nghiên cứu bé nhỏ như
chúng ta chỉ là giải thích hay vận dụng nào đó đối với chủ ghĩa Mác mà thôi.
Thực ra, dù chủ nghĩa Mác có nội dung toàn diện, một triết học toàn diện, triết để đề
cập nhiều vấn đề nhưng có vấn đề chỉ nói qua, họặc chưa nói tới, chưa nghiên cứu
được, hoặc thậm chỉ mới thấy một mặt. Chủ nghĩa Mác chỉ tập trung vào một số
hướng chính sâu (nhất là mặt kinh tế và chính trị, hay triết học về xã hội, quy luật cơ
bản của phép biện chứng). Khá nhiều vấn đề mới nói qua, nêu ra mà chưa nghiên cứu,
chứng minh. Hơn nữa với sự phát triển này nay thì không thể nói chủ nghĩa Mác đã dự
báo hay phân tích hết được, không thể lấy ông Mác thay cho toàn bộ trí tuệ nhân loại
trước Mác và sau Mác. Chính Lênin có nói rằng, một ông Mác chứ 70 ông Mác cũng
không thể nói hộ hết chúng ta, không có đáp số có sẵn cho các tình huống lịch sử.
Tuyệt đối hóa (sùng bái), hay hạ thấp chủ nghĩa Mác cũng đều sai lầm như nhau.
Chúng ta trung thành sáng tạo đối với chủ nghĩa Mác nhưng không thể sùng bái nó như
tôn giáo, hoặc như một chân lý tuyệt đối kiểu Hêghen, rằng phép biện chứng đến
Hêghen là tối cao, tột đỉnh, không ai phát triển được nữa… Không thể vì phải ohống
lại quan điểm hạ thấp hơặc bác bỏ chủ nghĩa Mác mà ta lại sang một cực khác, sùng
bái, tuyệt đối hóa chủ nghĩa Mác. Bệnh sùng bái này thực tế cũng sinh ra không ít tai
họa.
Thực tế là sau này về mặt khoa học đã có nhiều lý luận bổ sung và phát triển mới thật
không sao kể hết, như học thuyết về vô thức, về xã hội học, tâm lý học, văn hóa
học…và nhất là học thuyết về xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ đổi mới. Một
học thuyết, một chủ nghĩa mà không phát triển được, không phân hóa bộ môn được,
không đáp ứng được thực tiễn thì sẽ xơ cứng và chết.
- Angghen cho rằng, chủ nghĩa xã hội cũng như các chế độ xã hội khác cần biến đổi,
cảí tạo thường xuyên, không ngừng.( (Mác- Ăngghen, tuyển tập, tập VI, Nxb.Sự thật,
Hà Nội,1984, tr.757). Theo chúng tôi, điều này phải hiểu rộng ra là xét cả măt lý luận
và hiện thực. Đảng cần có "một khoa học xã hội chủ nghĩa". Nhưng "khoa học xã hội
chủ nghĩa không thể có được nều không tự do phát triển" (Mác- Ăngghen, tuyển tập,
tập VI, Nxb.Sự thật, Hà Nội,1984, tr.754-757) .
- Ngày nay ta thấy một trong những điểm mà sau thời kỳ khủng hỏang và tiến hành đổi
mới mới thay đổi được là quan điểm phát triển kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa,
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, văn hóa và phát triển trong thời đại mới…
- Hơn nữa, ngày nay theo tinh thần của Ang nghen, chúng tôi nghĩ rằng về mặt triết
học cũng cần phải phát triển. Chứ không phải triết học là thế thôi, không còn gì phát
triển nữa như khá nhiều người vẫn hiểu như vậy.
Như trên đây đã nói, mỗi lần có một bước ngoặt trong khoa học tự nhiên thì chủ nghĩa
duy vật sẽ thay đổi hình thức của mình; đồng thời, chính thực tiễn cách mạng là động
lực của lý luận đã điều chỉnh và kiểm nghiệm lý luận, cũng như gợi mở những kết
luận mới, những học thuyết mới…
Với thời đại kinh tế tri thức, thời đại trí tuệ hóa, thời đại của xã hội thông tin, xã hội
sinh thái và toàn cầu hóa, thời đại của chủ nghĩa xã hội đổi mới thì triết học chẳng lẽ
vẫn như cũ, bằng lòng với triết học đại cương tổng thể như trong giáo trình hiện nay?
Có lẽ chúng ta không biết gì về vận động, phát triển của triết học thế giới ngoài mác
xít, với gần 170 chuyên ngành triết học cụ thể? Còn thế giới khoa học thì với 20 nhóm
mà nhòm đầu là khoa học phi bộ môn, rồi khoa học cơ bản, khoa học ứng dụng và thứ
20 là các khoa học về khoa học luận ứng dụng. Đó là chưa kể tri thức ngoài khoa học.
Trong khi đó vai trò của triết học là "tổng hợp lý thuyết", và "tổng quát toàn bộ tri
thức" ở tầm bản chất phổ quát.
Chúng ta không nên tuyệt đối hóa (sùng bái) triết học Mác và bỏ ngoài tai thành tự triết
học của nhân loại và của thời kỳ mới ngày nay, dù là ngoài mác xít, thậm chí phi
mácxít. Và phải chăng người Việt Nam chỉ là thuyết minh, vận dụng, ăn theo như có
người quan niệm?
Mới đây, ngày 21 và 22-11-2005, tại Hà Nội đã diễn ra một cuộc hộu thảo quốc tế, do
Viện Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với UNESCO tại Việt Nam và Hội Giáo
dục triết học vì dân chủ khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, với nội dung, toàn cầu
hóa- những vấn đề triết học khu vực châu Á (mà bản thân tác giả bài viết này có tham
dự).
Có nhiều vấn đề đặt ra ra thú vị. Nhân dịp này xin nói về một vấn đề là nhiều đại
biểu trong và ngoài nước, nêu lên yêu cầu phát triển và xây dựng một nền triết học
đương đại ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương, trong đó đáng chú ý là ở V iệt Nam.
Người ta cho rằng Việt Nam ta anh hùng, thông minh thế lẽ nào trong lịch sử không có
triết học và nhất là ngày nay với nhiệm vụ mới trong bối cảnh toàn cầu hóa lại quá lệ
thuộc vào các học thuyết cách ngày nay quá xa, rằng phải tìm lấy lối riêng cho mình và
triết lý riêng, triết học riêng. Thời đại toàn cầu hóa phải có một sự phát triển triết học
tương ứng.
Về triết học của toàn cầu hóa thì chúng ta thấy có quan niệm, lý thuyết khác nhau. Lý
thuyết xung đột các nền văn minh của S. Huntington; lý luận của V.E. Đavi Đôvích về
chủ nghĩa nhân đạo và triết học nhân học (trong cuốn Dưới lăng kinh triết học,
Nxb.CTQG, 2002, của V.E.
Đaviđôvich); thuyết Hòa hợp học của nhà triết học Trung Quốc (Trương Lập Văn).
Trong các lý thuyêt đó thì nhìn chung nên nghiên cứu tham khảo, tiếp thu một cách
thích hợ, nhưng riêng thuyết xung đột các nền văn minh thì cần phê phán là chính.
Các lý thuyết, nhất là chủ nghĩa nhân đạo và triết học nhân học, thuyết hòa hợp học đã
chú ý phân tích những vấn đề nhân loại và cách giải quyết khủng khoảng nhân loại
ngày nay. Về những khó khăn, những cuộc khủng hoảng, những nguy cơ mà nhân loại
sẽ cùng đối mặt trong thế kỷ XXI, có 5 cuộc khủng hoảng lớn nhất là: sự ô nhiễm
môi trường sinh thái - thể hiện của tình trạng xung đột giữa con người với tự nhiên;
những khủng hoảng trong xã hội - thể hiện của tình trạng xung đột giữa con người
với xã hội; sự suy đồi về đạo đức - thể hiện của tình trạng xung độ giữa con người
với con người; sự khủng hoảng về tinh thần - thể hiện tình trạng xung đột giữa con
người với thế giới tâm linh; những khủng hoảng về giá trị - thể hiện của tình trạng
“xung đột giữa các nền văn minh” khác nhau đều trực tiếp có quan hệ đến sự sống và
lợi ích của mỗi cá nhân, mỗi dân tộc.
Đối mặt với 5 cuộc khủng hoảng to lớn đó, tuy không thể xây dựng nên một giá trị tư
tưởng, một hệ thống đạo đức luân lí chung cho toàn thể nhân loại nhưng chúng ta
cũng có thể xác lập một số qui tắc, nguyên tắc và quan niệm giá trị chung tối thiểu
nhất cho một số dân tộc, quốc gia .
- "Hòa hợp" là tổng hòa của các trạng thái xung đột lẫn nhau, đan xen nhau, hòa quyện
nhau của các sự vật hiện tượng cụ thể hoặc trừu tượng (ở đây là chỉ giới tự nhiên, xã
hội, quan hệ người - người, thế giới tâm linh và các nền văn minh) cùng với sự hợp
thành một phương thức mới, một sự vật mới, một đời sống mới của chính các sự vật
hiện tượng đó trong quá trình biến đổi của xung đột, hòa hợp . Ý ẩn của "hòa hợp
học" có thể phân chia thành: nhiên và sở dĩ nhiên, thay đổi và hình thức, phổ thông và
siêu việt, đối xứng và hợp thể, trung hòa và thẩm mỹ. Nghĩa ẩn của "hòa hợp" và
nguyên tắc của tinh thần nhân văn hòa hợp kết hợp với nhau, đồng thời, thông qua quy
luật bổ sung ngang dọc, quy luật thông suốt của chính thể, luật đối xứng hỗn độn để
đạt đến khung cảnh của hòa hợp.
- Mọi người có thể vận dụng lý thuyết hòa hợp để xem xét về 5 xung đột và khủng
hoảng lớn mà nhân loại sẽ phải đối mặt trong thế kỷ XXI, đồng thời, thông qua
những nhận thức chung tối thiểu nhất để đạt được 5 nguyên lý sau:
1- Nguyên lý "hòa sinh" (nguyên lý sinh tồn hòa hợp), tức là cùng sinh tồn, cùng vinh
hoa, cùng phú quý của câu "thiên địa chi đại đức viết sinh" (Cái đức lớn lao của trời
đất là hiếu sinh) đã được nâng lên thành ý thức hòa sinh, hòa vinh, hòa phú.
2- Nguyên lý "hòa xử" (nguyên lý chung sống hòa hợp), tức là cùng chung sống "có hòa
hợp nhưng không hòa tan", cùng chung sống tuy có xung đột và cạnh tranh những tất
phải sống cùng nhau.
3- Nguyên lý "hòa lập", tức là "kỷ dục lập nhi lập nhân" (mình muốn lập thân thì cũng
giúp người khác cùng lập), tôn trọng phương thức sinh tồn và các cách phát triển đa
dạng khác nhau.
4- Nguyên lý "hòa đạt", tức là "kỷ dục đạt nhi đạt nhân" (mình muốn thành đạt thì giúp
cho người khác thành đạt). Theo nguyên lý này thì mình thành thành đạt, mình đạt
được điều mình mong muốn thì người khác cũng phải đạt được cái họ mong muốn,
chứ không thể nào mình đạt được mà lại không cho người khác cùng đạt, thậm chí
hạn chế, cản trở sự phát triển của quốc gia khác, dân tộc khác. Chỉ khi nào toàn thể
nhân loại cùng phát triển thì con người mới được yên ổn.
5- Nguyên lý "hòa ái", đã "cùng sinh tồn trong hòa hợp" thì thường mong đạt được "sự
chung sống hòa hợp", chung sống hòa hợp thì cầu đạt được "hòa lập, hòa đạt", cơ sở
và xuất phát điểm của 4 nguyên lý trên là "hòa ái". Chỉ có "phiếm ái chúng" (yêu
thương tất cả mọi người), "kiêm tương ái" mới có thể thực hiện được hòa sinh, hòa
xử, hòa lập, hòa đạt.
Năm nguyên lý nêu trên là những nguyên lý và giá trị quan trọng nhất của xã hội loài
người trong thế kỷ XXI.
Vấn đề phát triển ngày nay, khoa học đã làm rõ ràng, không chỉ thấy một mặt ở tình
quyết định luận mà cần thấy cả mặt hỗn độn, mặt bất định. Và ngay khi nghiên cứu
tính phát triển của hệ thống kinh tế, văn hóa, xã hội thì phải có tầm nhìn mới chứ
không phải chỉ dừng lại kiểu hệ thống sinh học hay hệ thống cơ giới, như vẫn thường
thấy ở không ít nhà khoa học. Có nhiều vấn đề đang đặt ra về mặt triết học phải có
tư duy mới. Chúng ta phải đổi mới tư duy triết học.
Chúng tôi nghĩ rằng, trong bối cảnh đó, Việt Nam chúng ta cần phải phát triển và xây
dựng triết lý, triết học mới trên nền tảng triết học Mác và tư tưởng Hồ Chí Minh.:
- Cần phát triển tư tưởng triết học về con người, về nhân loại xây dựng thành thành
chủ nghĩa duy vật nhân văn (triết học nhân văn mới), như hình thái mới của chủ nghĩa
duy vật trong thời đại ngày nay. Quan niệm của chủ nghĩa duy vật lịch sử không đi sâu
nghiên cứu vấn đề con người. Trong khi đó vấ đề này rất phong phú trong lịch sử triết
học và trong thời đại ngày nay có nhiều vấn đề mới cần nghiên cứu, tiếp cận và khái
quát mới. .
- Nghiên cứu những vấn đề phát triển đương đại, xây dựng thành chuyên ngành triết
học phát triển . Trên bình diện này, chúng ta không chỉ dừng lại cách tiếp cận Triết lý
phát triển ở Việt Nam như một chương trình nghiên cứu quốc gia thời kỳ 1995-2000,
mới công bố thành sách, mà theo chúng tôi hiểu, phải là triết học phát triển . Phải
chăng ở đây chúng ta rất khiêm tốn hay chưa thấy cần một cách nhìn của triết học phát
triển . Trên thế giới cũng có công trình nghiên cứu "Triết học trong phát triển", do
UNESCO đặt hàng viết (theo cố GS. Nguyễn Hoàng Phong).
- Nghiên cứu sâu về cả vô thức, trực giác, sự phản ánh của ý thức dưới ánh sáng khoa
học hiện đại, nghiên cứu tư tưởng nhận thức luận chiều sâu, xây dựng nhận thức
luận duy vật nhân văn, nhận thức luận chiều sâu mới.
- Xây dựng phương pháp luận hòa hợp học hay hài hòa học. Ở Trung Quốc hiện nay
đã coi học thuyết hòa hợp học như một lý thuyết triết học mới của thời cải cách mở
cửa do họ sáng tạo nên. Theo chúng tôi, có thể coi đó là nội dung cơ bản của phương
pháp luận duy vật nhân văn.
- Nghiên cứu các chuyên ngành triết học chính trị, triết học kinh tế, triết học giáo dục,
triết học của khoa học công nghệ hiện đại, triết học văn hóa, triết học sinh thái, triết
học về trí tuệ triết học về toàn cầu hóa…
Do vậy, nghiên cứu Angghen và học tập ông là ở tinh thần cách mạng, tinh thần phê
phán và tự phê phán, tính thần phép biện chứng sáng tạo, từ đó mạnh dạn phát triển lý
luận triết học trong quan hệ với thực tiễn mới nhằm làm rõ những vấn để mới của
thời đai ngày nay, trên nền tảng của triết học Mác và tinh hoa của dân tộc và nhân
loại.
Phải xây dựng phương pháp tư duy hoc thuật, tư duy phát triển lý luận và chống bệnh
tự ti, từ đó góp phần nghiên cứu phát triển triết học Mác trong thời đại ngày nay, từ đó
tạo tầm nhìn sâu rộng cho quá trình xây dựng xã hôi ngày càng hiện đại, thịnh vượng,
công bằng, dân chủ, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh toàn
cầu hóa ngày nay.
III- Nhận thức về thực chất của triết học Mác và sự phát triển hiện nay
Lạc Chí Cường trong cuốn "Tìm hiểu hệ thống chủ nghĩa duy vật thực tiễn", Quảng
Đông Cao đẳng giáo dục xuất bản, 2000, Trung văn (Trích theo PGS. Hà Thúc Minh.
Trong một bài viết của cuốn sách Công tác tư tưởng và giảng dạy lý luận trong trường
đại học và cao đẳng hiện nay, Nxb.TPHCM, 2002, tr.41-55) , cho rằng nguyên nhân ở
"chiều sâu nhất" của sự khủng khoảng và sụp đổ ở Liên xô và Đông Âu trước đây là
do "lý giải sai về …..triết học". Ví dụ, cho rằng triết học Mác không phải là chủ nghĩa
duy vật lịch sử và duy vật biện chứng mà là duy vật thực tiễn; không phải là quan hệ
giữa vật chất và ý thức mà là quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa tinh thần và tự
nhiên; không phải tồn tại xã hội và ý thức xã hội trong đó tồn tại xã hội là có trước,
tính thứ nhất mà là tồn tại, xuất hiện "đồng thời"; hoặc Mác không chỉ nói về năm
hình thái kinh tế xã hội mà còn nói tới ba loại hình xã hội, nói về hình thái xã hội
nguyên sinh, thứ sinh và tái thứ sinh…Phải chăng khẳng định này là đúng , là thuyết
phục?
Tôi xin nói ngay ý tưởng và quan niệm về các hình thái và loại hình kinh tế xã hội thì
đúng. Còn nói về sự xuất hiện "đồng thời" giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội là
không chính xác. Giải thích thế nào về ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội? Có xã
hội, có nhà nước nhưng đâu phải ý thức pháp luật có ngay? Hơn nữa khi nói ý thức xã
hội là phân biệt với ý thức cá nhân chứ không phải theo nghĩa ý thức của xã hội, thuộc
về xã hội hay mang tính xã hội, vì đó là cái chung của mọi ý thức kể cả ý thức cá nhân
hay ý thức về tự nhiên. Sự đồng thời giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội là là một
thực tế nhưng là khi xem xét nó về cấu trúc hệ thống xã hội, còn về nguồn gốc thì ý
thức xã hội là hình ảnh của tồn tại xã hội thì làm sao lại "đồng thời" kiểu "nhị nguyên
luận" được.
Mà thực ra cũng không phải sự sụp đổ của Liên xô liên quan tới sự lý giải vấn đề
thuộc loại này.Vấn đề chỉ là không thấy hết tác hại, tác dụng của ý thức xã hội tiêu
cực của quá khứ đè nặng lên khối óc, trái tim người đang sống làm méo mó chủ nghĩa
Mác là chính. Rõ ràng là Đảng cộng sản đã tự tha hóa, đã mất cảnh giác với mặt trái
của truyền thống, tức quá khứ lạc hậu, tức với chính mình; mất cảnh giác với chủ
nghĩa cơ hội và mất cảnh giác với kẻ thù là chủ nghĩa đế quốc. Ba mất này dẫn tới hai
mất tiếp theo là mất Đảng và mất chế độ. Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này ở cuối bài.
Riêng về chủ nghĩa duy vật thực tiễn và chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử
thì xin thưa kỹ hơn như sau. Nhưng trước hết cũng phải nói rằng là nhấn mạnh, làm
nổi bật duy vật thực tiễn là đúng nhưng chia cắt với duy vật biện chứng thì khó
thuyết phục và chứng tỏ tư duy cực đoan, không hiểu tính kế thừa và toàn diện triết
học Mác. Thực ra điều này cũng đã từng nảy ra cuộc tranh luận trước đây trong giới
triết học Mácxit chứ không phải bây giờ mới đặt ra.
Từ quan niệm của Lạc Chí Cường, hiện nay ở nước ta cũng có quan niệm cho rằng,
triết học Mác không phải là "chủ nghĩa duy vật biện chứng" và "chủ nghĩa duy vật lịch
sử". Bởi vì Mác chỉ gọi triết học mình là "duy vật thực tiễn", "duy vật mới", hay như
Ăngghen gọi là "chủ nghĩa duy vật hiện đại". Phải chăng tính mới và hiện đại ở đây
chỉ là tính thực tiễn? Gọi triết học Mác là chủ nghĩa duy vật biện chứng là cách gọi
của Joseph Dietzge (1828-1888). Sau này cả Plêkhanôp, Lênin và Stalin đều dùng khái
niệm “chủ nghĩa duy vật biện chứng và và duy vật lịch sử” để gọi triết học Mác.
Ngay cả Ăngghen trong "Chống Đuyrinh" (Mác có đọc bản thảo và bổ sung ý cho
Ăngghen) cũng đã trình bày triết học Mác với ba quy luật lớn của phép biện chứng,
định nghĩa nó, tức chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Dù khẳng định triết học Mác là chủ yếu duy vật thực tiễn, tức là duy vật cũ chủ yếu
là duy vật tự nhiên, trực quan, nghiên cứu con người như một công dân, một cá nhân,
một thân thể sản phẩm của tự nhiên, còn duy vật của Mác là duy vật thực tiễn, đối
tượng của nó nghiên cứu "xã hội loài người hay loài người có tính xã hội", thì cũng
không phủ nhận duy vật biện chứng là triết học của Mác từ trong bản chất và tính hệ
thống dù các ông chưa việt một tác phẩm có hệ thống như kiểu giáo trình ngày nay..
Mác, trong khi bắt đầu phê phán Hêghen và Phơbách đã gọi triết học mình là duy vật
thực tiễn là vì: Hoàn cảnh lịch sử lúc đó, Hêghen coi thực tiễn chỉ là hoạt động tinh
thần, hoạt động chủ quan, triết học rơi vào chủ nghĩa kinh viện; còn Phơbách thì thực
tiễn là những nhu cầu của con người. Phơbách coi triết học mới của mình là triết học
hướng về thực tiễn, là "khoa học về thực tiễn trong tính đầy đủ và toàn vẹn của nó,
song tổng thể thực tiễn là tự nhiên" (Tạp chí triết học, số 2-2003, tr.36) . Triết học
của Phơbách, như ông thừa nhận và quan niệm: "biến con người thành đôi tượng duy
nhất, phổ quát và cao nhất của triết học và do đó, biến thuyết nhân bản, trong đó có
triết học, thành khoa học phổ quát". Như thế ông đã kết hợp chủ nghĩa duy vật với
thuyết nhân bản = chủ nghĩa duy vận nhân bản. Nhưng khi giải thích lịch sử xã hội lại
rơi vào duy tâm. Đối với Mác thực tiễn là hoạt động khách quan, vật chất của con
người hiện thực. Và từ đây Mác sáng tạo ra duy vật lịch sử, với tư cách là phép biện
chứng của tiến hóa lịch sử, tức quan niệm duy vật thực tiễn và biện chứng về quá
trình lịch sử. Nhấn mạnh chữ "lịch sử "là nói tính quá tình và tính cụ thể, còn nhấn
mạnh chữ "thực tiễn" là nhấn mạnh sự hoạt động của con người. Nói tắt duy vật lịch
sử hay duy vật thực tiễn không phải phủ nhận tính biện chứng, nội dung biện chứng
của nó. Chính vì vậy có người ghép thành "chủ nghĩa duy vật biện chứng lịch sử".
Không nên quá bắt bẻ khái niệm, tên gọi mà không hiểu tính lịch sử cụ thể của nó.
Nếu duy vật cũ chủ yếu là siêu hình (dù vẫn có duy vật biện chứng thô sơ) thì duy vật
mới là duy vật biện chứng. Angghen về sau rất nhấn mạnh ý này. Và phép biện chứng
của Mác khác phép biện chứng của Hêghen (biện chứng nhưng duy tâm) là biện chứng
duy vật. Chính Mác cũng tự so sánh này khi phê phán phép biện chứng Hêghen "lộn
đầu xuống đất". Đúng là Mác không phát hiện ra chủ nghĩa duy vật và phép biện
chứng nói chung, trước Mác đã tồn tại chủ nghĩa duy vật về thế giới và những qui
luật biện chứng đã được Hêghen trình bày khá toàn diện và sâu sắc dù mang tính duy
tâm. Nhưng ông đã tiếp thu, cải tạo, xây dựng lại cả chủ nghĩa duy vật và phép biện
chứng, kết hợp, thống nhất lại (chứ không phải lấy lại nguyên xi). Đúng là Mác có
khẳng định điểm thiếu sót chủ yếu triết học duy vật cũ là thiếu tính thực tiễn, không
xuất phát từ thực tiễn hiện thực, tức hoạt động của con người hiện thực. Nhưng chính
Mác cũng có nói rằng triết học Mác khác triết học Hêghen là ở chỗ hiểu và phát triển
phép biện chứng một cách duy vật. Mác không phải là người đầu tiên phát hiện ra
phép biện chứng nhưng hạt nhân biện chứng trong triết học cũ được các ông đang giá
cao kể cả Ăng ghen và Lênin sau này. Ăngghenbàn bổ sung phép biện chứng duy vật
trong tự nhiên, còn Mác chỉ bàn sâu về phép biện chứng xã hội, biện chứng lịch sử,
dành vị trí lớn cho Lịch sử (nhất là với bộ Tư bản). Mác thừa nhận quan niệm duy vật
về tự nhiên trước đó để tiếp tục nghiên cứu phép biện chứng lịch sử. Có lẽ sau này,
Lênin có nói "sự mở rộng" quan niệm duy vật biện chứng ấy vào nghiên cứu xã hội là
theo ý nghĩa ấy mà thôi chứ không phải Mác xây dựng xong chủ nghĩa duy vật biện
chứng (với cách hiểu sau này) rồi mới áp dụng vào lịch sử. Với phát minh ra phép biện
chứng duy vật và thực tiễn về xã hội thì chủ nghĩa duy vật biện chứng về toàn bộ tự
nhiên và xã hội mới hoàn chỉnh.
Lúc đầu Mác và Ăngghen không gọi triết học mình với cái tên duy vật biện chứng vì
phê phán phép siêu hình thì Hêghen đã hoàn thành mà phê phán duy tâm thì Phơbách đã
phê khá rõ. Nhưng Mác bước tiếp Phơbách tìm ra cái thực tiễn và phép biện chứng xã
hội, và sáng tạo ra phép biện chứng lịch sử thực tiễn. Rồi ông cải tạo lại Hêghen về
phép biện chứng và nhận thức luận. Đó cũng là điều mà sau này Ăngghen và Lênin
cùng nhiều nhà triết học khác tiếp tục. Có thể còn phải nghiên cứu thêm những vấn
đề cụ thể nhưng với ý nghĩa đó thì triết học Mác cũng là triết học duy vật biện chứng,
nói vậy không sai, mà rất đúng. Chỉ có điều là phân biệt phần Mác phát kiến với việc
ông cải tạo, tiếp thu, kế thừa. Và khi trình bày thì phân biệt trình theo lịch sử triết học
khác với theo giáo trình kết cấu theo lôgích là chính và còn bao hàm sự bổ sung về sau
với cái nhìn hiện đại, cái nhìn kết tính của đỉnh cao triết học bao hàm trong đó cái của
người khác, thời đại khác trước đó và sau đó (chúng ta thấy rất rõ ở phần duy vật biện
chứng). Cho nên, có thể trình bày bắt đầu từ vật chất và ý thức như tiền đề chung của
mọi chủ nghĩa duy vật nhưng theo tinh thần mácxit (bao hàm cả vấn đề thực tiễn khi
giải thích về ý thức). Tất nhiên cũng có thể mở đầu bằng vấn đề thực tiễn như tồn
tại người và hoạt động sống của con người và vai trò của nó đối với sự phát triển xã
hội, cải tạo tự nhiên. Vấn đề thực tiễn, vấn đề biện chứng, vấn đề duy vật và nhân
văn phải quán xuyến ngay từ đầu và xuyên suốt.
Cũng xin nói thêm là không chỉ bản thể luận không chỉ là vấn đề liên quan tới duy vật
hay duy tâm mà cả biện chứng hay siêu hình, vì bản chất của hiện thực khách quan,
vật chất vừa tồn tại khách quan vừa tồn tại biện chứng, tức trong sự liên hệ và vận
động- phát triển. Khi ta nói phải xuất phát từ thực tế khách quan mới có nhận thức
đúng đó là phương pháp luận và nhận thức luận chứ không chỉ phải có quan điểm toàn
diện mới là phương pháp luận hay nhận thức luận.
Và thực ra chủ nghĩa duy vật biện chứng như sách giáo khoa trình bày hiện nay là tổng
hợp cả ý kiến của Mác Ănghen. Lênin và các thế hệ triết học mácxit sau này cũng như
các thành tựu triết học trước Mác. Chính Lênin đã phát triển sâu về vấn đề vật chất
với tư cách một phạm trù triết học, vấn đề nhận thức luận và phép biện chứng xã hội.
Từ đó Ăngghen và Lênin đưa vào triết học Mác. Với ý nghĩa đó triết học của các ông
là duy vật biện chứng (cả về tự nhiên, xã hội và về tư duy), là Lôgích viết hoa. Đó là
nền tảng và linh hồn của triết học Mác. Hay gọi cách khác đó là triết học đại cương
của Mác (cấp độ một). Tât nhiên, chủ nghĩa duy vật biện chứng trong triết học Mác
không phải là triết học về tự nhiên, nhưng chưa đủ độ sâu về triết học xã hội.
Cái mới nhất, phát minh của Mác là duy vật lịch sử hay duy vật thực tiễn, hoặc cũng
gọi là triết học biện chứng xã hội. Phát minh của Mác là quan niệm duy vật lịch sử,
nhưng không chỉ duy vật mà cả phép biện chứng của lịch sử xã hội. Chủ nghĩa duy vật
biện chứng về lịch sử (gọi tắt là duy vật lịch sử) là triết học cơ bản nhưng cấp độ
(hai) sau duy vật biện chứng. Xuất phát tư duy vật thực tiễn, hai ông mác và Ăng ngen
đã xây dựng nên duy vật lịch sử và hoàn thiện triết học mới. theo nghĩa hẹp thì triết
học Mác là duy vật thực tiễn (Mác), tức nhìn theo chiều ngang, hoạt động của con
người trong quan hệt với tự nhiên và xã hội; hay duy vật lịch sử (Ăngghen), nhìn theo
lát cắt quá trình lịch sử xã hội loài người với những quy luật của nó. Nhưng theo nghĩa
rộng, nghĩa đã hoàn chỉnh, phát triển về sau thì triết học Mác là chủ nghĩa duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử (hay phép biện chứng duy vật lịch sử) một khối thép không
tách rời như nhận xét của Lênin. Quá nhấn mạnh duy vật thực tiễn- khái quát đầu tiên
của Mác- mà quên phép biện chứng lịch sử, và sự cải tạp phép biện chứng duy tâm
thành phép biện chứng duy vật, từ đó cho rằng triết học Mác không phải là, hoặc
"càng không có lý do" để … gọi là "chủ nghĩa duy vật biện chứng" (Công tác tư tưởng
và giảng dạy lý luận trong trường đại học và cao đẳng hiện nay, sdd, tr.48) , tức quá
nhấn mạnh một mặt, lại tách rời khỏi cái tổng thể và bản chất, là một sai lầm lớn và
lại biến triết học Mác thành siêu hình. Cách gọi chủ nghĩa duy vật thực tiễn hay duy
vật lịch sử là gọi tắt chứ không phải không có phép biện chứng. Mác và Ăngghen cũng
như Lênin đánh giá cao thành tựu của phép biện chứng Hêghen không phải để chiêm
ngưỡng mà biến thành và phát triển thành phép biện chứng của mình. Nghiên cứu lịch
sử triết học cái chính là để kế thừa và phát triển chứ không phát chính là lại bỏ và phê
phán.
Theo Mác thì "cách tiếp cận duy vật thì đồng thời phải là biện chứng." Và phép biện
chứng duy vật là linh hồn của triết học Mác. Điều này, một nhà mácxit người Anh -
Maurice Cornforth - trong khi chống lại K.Popper - nhà tư tưởng và khoa học nổi tiếng
của chủ nghĩa tư bản hiện nay xuyên tạc triết học Mác - đã chứng minh rất rõ
(Maurice Cornforth, Triết học mở, xã hội mở, Nxb. KHXH, 2002, tr.78-168) .
Nhưng có vấn đề là từ duy vật thực tiễn hay duy vật lịch sử , chúng ta không phát
triển phần duy vật nhân văn, tức triết học về con người như một bộ phận lớn, cơ
bản, một chuyên ngành của triết học Mác, dù là cấp độ thứ ba tiếp theo duy vật lịch
sử. Mác chưa có điều kiện phát triển triết học về con người nhưng đã đặt những nền
móng cơ bản. Ông chỉ mới phát triển phần duy vật lịch sử. Tuy vấn đề con người vừa
thẩm thấu trong tất cả vừa vừa tồn tại riêng như một thực thể (và tổng thể), một đối
tượng riêng của triết học. Nhưng giả định Mác không định xây dựng triết học về con
người như một hệ thống thì ngày nay thực tiễn xã hội cũng có nhu cầu, có điều kiện
và cần phải như vậy. Các triết học trước Mác cũng có chú ý giải quyết vấn đề triết
học con người nhưng chưa thật sự duy vật, khoa học và biện chứng, chưa có cơ sở
thực tiễn đúng đắn và rõ nét.
Có thể cho rằng một thiếu sót của chủ nghĩa duy vật trước Mác, có loại ít đề cập tới
chủ nghĩa nhân bản, tức thiếu tính nhân bản, nhân văn, hoặc có loại khi đề cập tới tính
nhân bản thì duy tâm, hoặc trực quan, thiếu tính thực tiễn. Chũ nghĩa duy tâm cũng bàn
về con người nhưng như Hêghen thì con người chỉ là thực thể lý trí, không có cơ thể,
không có tự nhiên, không có hơi thở cuộc sống như Phơbách từng phê phán. Một số
nhà triết học lấy con người làm đối tượng triết học nhưng giải đáp chưa thành công.
Chủ nghĩa Mác với chủ nghĩa duy vật thực tiễn - lịch sử đã mang đến cho chủ nghĩa
nhân bản một lập trường duy vật biện chứng, nhưng lại chưa tiếp tục phát triển
thuyết nhân bản, nhân văn này thành một học thuyết triết học rõ ràng, hoàn chỉnh, và
chưa xây dựng khoa học nhân bản- nhân loại học. Một thời gian khá dài các nhà triết
học mácxít cứ ngộ nhận đề cập tới chủ nghĩa nhân bản ấy là duy tâm, là theo kiểu
Phơbách, hoặc rơi vào lập trường tư sản, trong khi đó nhấn mạnh một chiều và có
phần siêu hình, một chiều lập trường giai cấp, lập trường duy vật. Trong khi đó chủ
nghĩa nhân bản vẫn tiếp tục phát triển trong triết học tư sản hiện đại và khoa học
nhân học, nhân loại học ra đời. Về mặt nội dung nhân bản này, triết học Mác tỏ ra
chậm chạp hơn. Cũng cần làm rõ thêm là triết học nhân bản gắn với triết học đạo đức
nhưng không đồng nhất mà nó rộng hơn và làm cơ sở cho triết học đạo đức.
Còn vấn đề duy vật thực tiễn chưa thể hiện đầy đủ trong các giáo trình triết học, mới
chỉ ở phần nhận thức luận, còn duy vật lịch sử thì vấn đề thực tiễn trong nội dung
hoạt động của con người chưa thật sáng tỏ, và đặc biệt là từ đó không phát triển phần
triết học về con người như vấn đề nhu cầu, lới ích; vấn đề hoạt động, vấn đề giá trị,
xu hướng phát triển người, sự tha hóa và giải phóng con người… Tác giả của cuốn
sách hai tập "Mác nhà tư tưởng của cái có thể" đã nhận xét rất đúng về chủ nghĩa duy
vật lịch sử là chủ nghĩa duy vật thực tiễn về bản chất, còn về nội dung thì theo tôi
không thể đồng nhất hoàn toàn duy vật lịch sử và duy vật thực tiễn. Duy vật thực tiễn,
xuất phát "từ con người hiện thực", theo tôi hiểu, 1) một mặt được phát triển thành
duy vật biện chứng trong phần nhận thức là chính; 2) mặt nữa lại phát triển thành duy
vật lịch sử - phép biện chứng về quá trình lịch sử (cơ cấu, động lực và tiến trình phát
triển xã hội); 3) còn một mặt khác đang cần phát triển thành duy vật nhân văn - phép
biện chứng về quá trình phát triển con người (cơ cấu, động lực và tiến trình phát triển
con người và giải phóng con người). Cần phát triển triết học nhân văn mới này tiếp
theo truyền thống triết học nhân loại và triết học Mác nhưng là theo lập trường duy
vật thực tiễn và biện chứng…
Theo nghĩa hẹp thì chủ nghĩa duy vật biện chứng xuất phát từ phạm trù cơ bản là vật
chất và biến đổi(vật chất nghĩa là biến đổi); còn chủ nghĩa duy vật thực tiễn thì xuất
phát từ phạm trù thực tiễn và con người hiện thực; chủ nghĩa duy vật lịch sử thì xuất
phát từ phạm trù thực tiễn và phạm trù hình thái kinh tế xã hội; chủ nghĩa duy vật
nhân văn xuất phát từ phạm trù con người hiện thực và bản chất con người. Nhưng vỉ
chủ nghĩa duy vật thực tiễn đã phát triển thành duy vật lịch sử và hiện nay là duy vật
nhân văn nên ít sử dụng lại thuật ngữ duy vật thực tiễn như một hệ thống riêng. Triết
học Mác - Lênin ngày nay có ba phương diện cơ bản là duy vật biện chứng, duy vật
lịch sử - thực tiễn và duy vật nhân văn như một hệ thống, khối thép không tách rời và
nhất quán.
Có thể trình bày triết học Mác theo nghĩa rộng với quan niệm vật chất mang tính xuất
phát nhưng khi trình bày sang triết học xã hội và con người thì phải xuất phát từ con
ngừời hiện thực. Dù chúng ta không trình bày như trước đây phần duy vật biện chứng,
duy vật lịch sử, duy vật nhân văn riêng nhưng không vì vậy không rõ trọng tâm của
những vấn đề ấy. Trên thực tế vấn đề triết học về con người (thực thể thực tiễn- tự
nhiên- xã hội ) theo chiều sâu còn ít nội dung, nghèo nàn chưa tương xứng mà có dịp
chúng tôi đã trình bày.
Do vậy, cần phân biệt nội dung triết học chủ yếu do Mác phát hiện; những nội dung
triết học do Mác kế thừa, cải tạo và phát triển; những nội dung mà các thế hệ phát
triển sau đó; những nội dung của triết học Mác với tư cách là sự tổng hợp của một
triết học.
Những hạn chế, sai lầm trong tiếp thu và cần phát triển triết học Mác là có nhưng cái
nền cơ bản là đúng.
Có quan niệm cho rằng khủng hoảng và sụp đổ của Liên Xô là do sai lầm về lý luận.
Đúng nhưng lý luận nào, cấp độ nào phải phân tích rõ. Phải chăng là do lý giải sai về
triết học như không rõ duy vật thực tiễn, chỉ nói duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử? Chúng tôi cho rằng không phải như vậy. Nguên nhân tư tưởng lý luận của sự
khủng hoảng và sụp đổ chủ yếu là ở chỗ khác. Chẳng hạn như tư tưởng chủ quan,
duy ý chí, ảo tưởng, hoặc giản đơn siêu hình trong việc tuyệt đối hóa mặt đối lập
trong mâu thuẫn, tức sai lầm ở cấp độ nhận thức luận và phương pháp luận, tức có
liên quan tới tư tưởng triết học. Mà sai kiểu này không chỉ Liên xô mà cả Trung Quốc
và Việt Nam. Vấn đề là không thắng nổi tư tưởng phong kiến, tiểu tư sản và tư
tưởng tư sản. Đồng thời sai lầm trực tiếp về lý luận kinh tế chính trị (không thừa
nhận kinh tế thị trường và sở hữu tư nhân khi nó còn có tính khách quan) và chủ nghĩa
xã hội khoa học (về những gia đoạn tiến tiên lên chủ nghĩa xã hội), sai lầm trong quan
điểm xây dựng đảng cầm quyền (độc đoán, vi phạm dân chủ…). Tức sai lầm ở tầm
quan điểm, vận dụng và tổ chứ thực hiện. Về lý luận thì thừa nhận tính khách quan
của hiện thực vật chất nhưng khi suy nghĩ và hành động lại chủ quan nên có thể dẫn
đến sai lầm lý luận ở cấp độ khác , thấp hơn như bỏ qua kinh tế thị trường, sớm xóa
bỏ kinh tế tư nhân.
Nếu có thể quy thêm cho triết học là do không phát triển triết học về con người, triết
học về chính trị, triết học phát triển… Riêng triết học về phát triển thì ta thấy những
vấn đề cụ thể của sự phát triển trong từng hình thái xã hội, hay những khía cạnh hình
thái kinh tế xã hội đặc thù, hình thái kinh tế xã hội thứ sinh, tái thư sinh, những vấn đề
cụ thể (động lực, nhịp độ, tiến trình, giai đoạn phát triển…) mà thực tiễn nêu ra không
được nghiên cứu hệ thống và khái quát trong một triết học để từ đó trang bị cho hoạt
động thực tiễn. Thiếu sót và sai lầm lý luận ở cấp cụ thể hơn cả về triết học cũng
vậy chứ không phải ở cấp cơ bản là chính. Chúng ta nói lý luận lạc hậu và đổi mới tư
duy lý luận nhưng phải hiểu cụ thể lý luận nào?
Nhưng cũng phải nói lại rằng ý thức chính trị độc đoán và chủ quan trong đang đã
thắng thế trong một thời gian dài sau khi Lênin mất. Sai lầm về tư tưởng như vậy có
nguyên nhân sâu xa là do tàn dư xấu trong xã hội quá mạnh và đảng lại mất cảnh gíac.
Còn tại sao có sai lầm về lý luận là do tư tưởng chính trị sai lầm (chính trị là thống
soái- chính trị kiểu phong kiến). Cái sai chiều sâu nhất là ở đó chứ không phải do "lý
giải sai về …triết học Mác"(Công tác tư tưởng và giảng dạy lý luận trong trường đại
học và cao đẳng hiện nay, sdd, tr. 42). Bởi vì ta có thể hỏi tại sao lý giải sai triết học
Mác, hoặc vận dụng, phát triển sai chủ nghĩa Mác- Lênin? Không thể qui cho nguyên
nhân chính là nghiên cứu chủ nghĩa Mác chưa kỹ, hoặc hoàn cảnh lịch sử (từ đất nước
lạc hậu, hoặc trong sự bao vây của chủ nghĩa tư bản đế quốc)- dù hoàn cảnh lịch sử là
cái nguyên nhân cuối cùng, thì chính tâm lý và tư tưởng kiểu phong kiến tiểu tư sản,
thói quan liêu- cái mà Lênin nói rằng sẽ làm cho chúng ta tiêu vong bắt đầu từ sai lầm
về 1ý luận, tư tưởng và cuối cùng là hành động thực tiễn, nếu chúng ta, hoặc những
lãnh tụ cách mạng không chiến thắng được nó. Tại sao Nguyễn Ai Quốc - Hồ Chí
Minh tìm được chân lý gắn chủ nghĩa dân tộc- chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa Mác
Lênin, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội ở một nước lạc hậu ở phương Đông là
Việt Nam trong khi đó một số nhà cộng sản và quốc tế thứ III lại không hiểu? Hiểu
đúng khái niệm khoa học là cần thiết nhưng Hồ Chí Minh hiểu triết học Mác, chủ
nghĩa Mác-Lênin ở tinh thần của nó, vì bản thân khái niệm có hạn chế của nó (mở
miệng ra là sai rồi-Lão tử). Hồ Chí Minh coi rằng chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phép
biện chứng hay phương pháp làm việc biện chứng (duy vật). Lênin nói rằng cái cần
mượn vĩnh cửu ở chủ nghĩa Mác là phương pháp luận (theo tôi hiểu là cả phương
pháp duy vật, phương pháp thực tiễn, phương pháp nhân văn- dân chủ, phương pháp
biện chứng).
Có người lại nêu vấn đề tại sao chủ nghĩa Mac Lênin là đúng nhưng lại nhiều người,
nhiều nước hiểu sai, làm sai đến vậy, và sai lâu dài vậy. Có thật chỉ là vận dụng sai
không? Có thể khẳng định những nội dung chung, cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin là
đúng cho một giai đoạn lịch sử lâu dài. Và các ông yêu cầu phải nghiên cứu, phát triển
bổ sung tuỳ theo hoàn cảnh lịch sử. Nhưng đi vào một số khía cạnh cụ thể thì những
thế hệ sau đã máy móc, không vận dụng và phát triển sáng tạo (cả tầm lý luận và chủ
trương, chính sách). Khi các ông cho rằng chủ nghĩa xã hội, như là giai đoạn không còn
tư hữu, không còn giai cấp và không còn kinh tế thị trường. Nhưng tiến trình đi lên
chủ nghĩa xã hội mà phần nhiều còn thấp hơn cả xã hội tư bản, tức chủ nghĩa xã chưa
phải hậu tư bản nhưng vì tư duy giản đơn nên xóa bỏ sớm kinh tế tư nhân và kinh tế
thị trường. Và ngay cả trường hợp chúng ta chúng minh được một vài nguyên lý lý
luận của chủ nghĩa Mác là sai ngay từ đầu thì cũng không thể phủ nhận toàn bộ chủ
nghĩa đó với hệ thống nhiều nguyên lý đúng đắn. Và cũng không nên hiểu mọi ý tưởng
và quan niệm hay nguyên lý nào đó Mác nêu ra đều đủ rõ ràng cả, không cần nghiên
cứu, phát triển là rõ hơn, chẳng hạn về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa cộng sản, về giới
hạn của chủ nghĩa xã hội. Chính Mác không muốn đoán mò và cũng không làm chi tiết
vì thực tiễn và lịch sử hết sức đa dạng và sinh động. Tính hạn chế lịch sử của chủ
nghĩa Mác chỉ là ở chỗ đó chứ không phải ở chỗ chủ nghĩa này nói chung đã lỗi thời.
Tại sao cũng chủ nghĩa Mác và Lênin lại vận dụng và phát triển thành công, chỉ đạo
thực tiễn thành công, hay với Hồ Chí Minh cũng vậy, còn với người khác thì sai lầm
lớn?. Không nên khi sai trong thực tiễn thì qui cho sai lầm ở tất cả các khâu hay cả ở
khâu cuối cùng bề sâu của nó, mà vấn đề là lần ra xem sai ở khâu nào, hoặc thiếu ở
khâu nào, trục trặc ở đâu chứ không phải sai cả, sai khác với thiếu, yếu, hoặc không
phát triển thêm nên bế tắc. Vấn đề 1ý luận ở đây cũng vậy.
Do đó không chỉ cần hiểu đúng những điều mà các nhà kinh điển đã trình bày mà quan
trọng nhất hiện nay là phát triển triết học Mác cả mọi phương diện theo nhu cầu của
thực tiễn. Với thực tiễn xã hội trên bình diện nhân loại, toàn thế giới đang ở bước
ngoặt chuyển sang toàn cầu hóa, kinh tế tri thức và tiến bộ vượt bậc của khoa học
công nghệ với sự khủng hoảng của môi trường sinh thái toàn cầu và cả môi trường
chính trị xã hội và nhân văn, nhất là ở các nước tư bản phát triển, thì như Ăngghen đã
tổng kết là triết học duy vật lại mang bộ mặt mới diện mạo mới, hình thức mới. Vây
chủ nghĩa duy vật bây giờ là gì. Theo tôi đó là chủ nghĩa duy vật nhân văn- hình thái
mới của triết học mác xít ngày nay. Và một trong những chuyên ngành của triết học
cần phát triển nữa là triết học phát triển.
IV- Chủ nghĩa duy vật thực tiễn hay là chủ nghĩa duy vật nhân văn?
Khi chúng ta nói về triết học Mác (C.Mác), chỉ thường nói về hai phương diện - bộ
phận cơ bản (có lẽ dùng từ phương diện chính xác hơn từ bộ phận) cấu thành là chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử mà không chú ý phương biện-
bộ phận cơ bản thứ ba là chủ nghĩa duy vật thực tiễn. Chính Mác cho rằng chủ nghĩa
duy vật mới của mình là chủ nghĩa duy vật thực tiễn. Còn chính từ quan niện duy vật
về lịch sử theo cách nói của Ăngghen mà sau này ta gọi là chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Có thể nói rằng đó là ba phương diện, ba mặt hay ba bộ phận cơ bản bao hàm lẫn
nhau tạo thành triết học Mác hoàn chỉnh như một khối thép. Đúng như Michel Vađée,
chúng ta không thể diễn đạt tư tưởng của Mác bằng một từ, một phương diện nào đó
mà, theo tôi, phải bao gồm cả ba phương diện cơ bản đó. Theo nghĩa rộng thì chủ
nghĩa duy vật thực tiển là bản chất, tính chất cơ bản và nội dung bao trùm mới mẽ
của Mác với tư cách là chủ nghĩa duy vật rất mới, khác duy vật cũ chứ không chỉ ở
tính biện chứng của nó.
Trong giới triết học mácxít có thời đã tranh luận gay gắt về vấn đề này, nhưng hầu
như phương diện duy vật thực tiển - hay theo chúng tôi, về bàn chất, và theo nghĩa
hẹp là chủ nghĩa duy vật nhân văn với tư cách là triết học về con người thực tiễn-
hiện thực trong quá trình lịch sử sáng tạo, đấu tranh và giải phóng, tức phương diện
nhân văn của triết học Mác - vẫn mờ nhạt trong chương trình triết học mácxít. Tuy
vậy, theo một tác giả triết học người Pháp, Michel Vadée, trong tác phẩm Mác nhà tư
tưởng của cái có thể (2 tập. Nxb. KHXH, H. 1996) , đã trình bày có hệ thống về chủ
nghĩa duy vật thực tiển với tư cách là "triết học hành động", "triết học của cái có thể",
triết học về tư do và đó cũng là chủ nghĩa nhân bản triết học. Đặc biệt là trong tập 2,
tác giả có hẵn một phần và cũng là toàn bộ nội dung của tập 2 này - Đó là Phần thứ 3:
"Khả năng thực tế hay là chủ nghỉa duy vật thực tiễn". Ở đây tác giả đã phân tích triết
học của chủ nghĩa Mác với tư cách là một "triết học hành động", triết học hoạt động
(Mác nhà tư tưởng của cái có thể, Nxb. KHXH, Hà Nội,. 1996, t. 2, tr.5, 9) như một sự
đồng nghĩa. Nói triết học hoạt động rộng hơn trết học thực tiễn. Chính các nhà triết
học Italia, đứng đầu là Gramsci đã có công phát hiện "triết học praxia" trong triết học
Mác. Tư tưởng triết học này của Mác có kế thừa và phát triển quan niệm của Aríttốt,
Hêgel và của Epicuê. Ở phần kết luận tập 2, tác giả trong mục về Con người với tư
cách là tồn tại của cái có thể, đã nêu vấn đề: "Cuối cùng, ở Mác là cái có thể gì đây?
Đối với chúng ta, dường như các khái niệm làm cơ sở cho sự phê phán của Mác về
chính trị kinh tế học, những gỉ hợp thành" chủ nghĩa duy vật lịch sử", những gì cuối
cùng xác định" chủ nghĩa duy vật thực tiễn" của Mác với tư cách là triết học của hoạt
động tư do - đều chứa đựng tư tưởng về cái có thể ở một mức độ nhất định, đôi khi ở
mức độ cao" (Mác nhà tư tưởng…, Sđd, t. 2, tr.337 ) . Trong triết học này, chủ nghĩa
duy vật mới ấy thì khái niệm "Hoạt động là một phạm trù chủ chốt" không kém phạm
trù hình thái kinh tế xã hội. Phạm trù hoạt động là phạm trù phổ biến trong cả chủ
nghĩa duy vật biện chứng, nó rộng hơn phạm trù thực tiễn. Trong tự nhiên và xã hội,
không chỉ có cấu trúc và tác động qua lại mà còn là hoạt động của những lực lượng
vật chất khách quan tự thân. Không hiểu như vậy là một thiếu sót trong nhân thức về
bản thể vật chất trong đó có xã hội và con người.
Thế nhưng chúng ta chưa bao giờ phân tích phạm trù naỳ một cách thấu đáo có hệ
thống và hơn nữa ta thường hiểu phạm trù hoạt động với tư cách là phạm trù thực
tiễn, và thực tiễn chỉ mới xem xét về mặt nhận thức luận chứ không phân tích nó ở
mặt bản thể luận và lịch sử luận với tư cách là phạm trù triết học cơ bản và độc lập.
Hoạt động là phạm trù phổ biến cả trong tự nhiên và tư duy là cơ sở của phạm trù sản
xuất và phạm trù thực tiễn (Mác nhà tư tưởng…, Sđd, t. 2, tr 5) . Trong xã hội đó là
hoạt động thực tiễn. Hoạt động này có nhiều mức độ và hình thức của nó có được thể
hiện trong duy vật lịch sử nhưng chưa phân tích sâu phạm trù thực tiễn với tư cách là
phạm trù triết học về con người, triết học tự do và giải phóng, nhất là trong các giáo
trình.
Mặc dù gia đoạn phát triển trong tư tưởng của mình Mác phân tích sâu cơ cấu kinh tế
xã hội của sự tiến hóa và phát triển xã hội nhưng tư tưởng về hoạt động thực tiễn
luôn luôn là tư tưởng cơ bản, nền tảng của ông, được định hướng từ đầu và ngày càng
được đi sâu, hoàn chỉnh thêm dưới các góc độ khác nhau, đặc biệt khi phân tích về con
người và động lực lịch sử xã hội. Với ý nghĩa đó Mác gọi triết học mới của mình là
chủ nghĩa duy vật thực tiễn . Khi xem xét vấn đề ở góc độ triết học, các nhà biện
chứng luôn xem xét mối liên hệ biện chứng, tác động qua lại của các sự vật và hiện
tượng, nhưng Mác không dừng lại vấn đề đó mà còn xem xét sự hoạt động và sự phát
triển của chúng. C. Mác cũng phê phán các nhà triết học ít coi phạm trù hoạt động như
phạm trù then chốt của triết học. Hêgel thì chỉ xem xét nó trong ý niệm và tinh thần,
còn Phơbách thì xem nó một cách trực quan, tư nhiên, Aríttốt nhìn toàn diện hơn cả
mặt tiềm năng và hành vi dưới tác động của năng lượng. Mác xem xét hoạt động cả
cấp độ hoạt động sinh thành của tự nhiên, của giới hữu cơ và của hoạt động của con
người và tập trung vào lĩnh vực hoạt động của con người, nhất là hoạt động sản xuất
vật chất. Từ phạm trù này, Mác nghiên cứu các phạm trù quan trọng khác như: nhu
cầu và mục đích của hoạt động, giữa khách thể và chủ thể, tính tất yếu và khả năng,
về sự phát triển, tiến bộ, về tha hóa và tự do, sự giải phóng con người và loài người,
tức là đi tới chủ nghĩa nhân văn. Điều này không chỉ thể hiện ở tác phẩm đầu tay mà
đặc biệt sâu sắc và toàn diện ở trong bộ Tư bản - một tác phẩm không chỉ thể hiện
Lôgíchh viết hoa mà còn là tổng hợp sự nhuần nhuyễn của triết học Mác cả ba
phương diện cơ bản: duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và duy vật thực tiễn dưới
hình thái triết học kinh tế, tức ở cấp độ triết học cụ thể hơn.
Chủ nghĩa Mác về triết học là vừa duy vật vừa biện chứng như là bản chất và nội
dung chung, nhưng nội dung đặc thù độc đáo là duy vật biện chứng về quá trình phát
triển xã hội. Tuy vậy, nó còn có một phương diện khác cũng rất đặc thù, mới mẽ, bản
chất là mặt thực tiễn, mặt hoạt động sáng tạo, sống động, mặt con người - tiểu vũ
trụ. Không có hoạt động thì không có biến đổi và phát triển kể cả tư nhiên, xã hội và
con người Do đó, theo Vachel Vađée, người ta đã có nhiều cách gọi về triết học này
như: Dùng các khaí niệm: chủ nghĩa duy vật biện chứng, triết học thực tiển, khoa học
lịch sử, bản thể luận về họat động (Mác nhà tư tưởng…, Sđd, t. 2, tr 14) . Dù nội dung
của chủ nghĩa duy vật lịch sử không chỉ là về hình thái kinh tế xã hội trong quá trình
tiến hóa của nó mà đồng thời cũng là quá trình hoat động thực tiễn sáng tạo của con
người như là hoạt động của tự do, hoạt động giải phóng. Mác sử dụng khái niệm triết
học: "chủ thể" (Mác nhà tư tưởng…, Sđd, t. 2, tr. 75) , và khái niệm hoạt động như là
một thực thể làm thành khái niệm cơ bản, then chốt của triết học ấy. Với ý nghĩa đó
là một thứ triết học chủ thể. Đáng tiếc là mặt này không được đào sâu, mở rộng trong
duy vật lịch sử như là một phương diện mới, theo chiều sâu mà sự phát triển triển của
xã hội không chỉ về mặt kinh tế xã hội mà cốt lõi là sự phát triển trong bản chất của
của con người với toàn bộ năng lực của nó. Nói cách khác triết học thực tiển củng tức
là chủ nghĩa duy vật nhân văn, theo nghĩa rộng, triết học toàn diện về con người-
không được phát triển như một hệ thống vấn đề. ở chiều sâu. Do đó, trong các giáo
trình triết học, ta thấy nội dung cơ cấu hình kinh tế xã hội mà không thấy hết chiều
sâu hoạt động và chiều sâu con người vơí tư cách là một thực thể, từ đó làm lu mờ
triết học Mác về tự do. Triết học Mác là triết học của tự do (Mác nhà tư tưởng…,
Sđd, t. 2, tr. 256). Đúng là "toàn bộ tư tưởng của Mác được định hướng bằng tư tưởng
về tự do" . Về bản chất, đó là tư tưởng và triết học về tự do (Mác nhà tư tưởng…,
Sđd, t. 2, tr 256) , triết học về sự giải phóng. Đó là tư tưởng về sự nghiệp giải phóng
giai cấp và nhân loại, bao hàm cả dân tộc, tôn giáo… khỏi giai cấp thống trị và nô dịch.
Do vậy, chủ nghĩa công sản là phương tiện cao nhất để thực hiện sự nghiệp đó. Tư
tưởng nhất quán trên đây làm cho tư tưởng của Mác "trở thành một chủ nghĩa nhân
văn" (Mác nhà tư tưởng…, Sđd, t. 2, tr 256 . Đây là điều mà ta thấy khá nổi bật trong
tư tưởng Hồ Chí Minh. Chúng ta cần đào sâu hơn nữa phương diện này của triết học
Mác và bổ sung vào giáo trình hiện nay.
Chủ nghỉa duy vật lịch sử là phát hiện của Mác từ những năm 1843-1846, thì ngược
lại, tư tưởng triết học về tự do, hằng số lớn trong toàn bộ tác phẩm của Mác, và ngay
từ thời trẻ (Mác nhà tư tưởng…, Sđd, t. 2, tr 310 . Chủ nghĩa Mác vì vậy là một triết
học nhân văn, tức là là chủ nghĩa nhân đạo thực tiễn cao nhất trong quá trình phát triễn
của triết học nhân loại (Mác nhà tư tưởng…, Sđd, t. 2, tr 294 . Trong ba thành tố trong
chủ nghĩa Mác: tầm vóc khoa học, khuynh hướng thực tiển và ý nghĩa triết học(Mác
nhà tư tưởng…, Sđd, t. 2, tr 332 , thì triết học là thành tố nền tảng. Nó là "một triết
học: một chủ nghĩa nhân bản, bởi vì con người - nghĩa là mỗi cá nhân riêng biệt - là
cứu cánh và mục đích tự thân, mục đích cuối cùng. Mác hiểu quá tình lịch lịch sử có ý
nghĩa "nhân văn". Chủ nghĩa duy vật "thực tiễn" không ngăn cản tư tương Mác là tư
tưởng về khả năng , bởi vì chủ yếu nó là triết học về sự giải phóng và của sự tự do"
(Mác nhà tư tưởng…, Sđd, t. 2, tr 336 . Tức là chủ nghĩa nhân văn hành thực tiễn.
Chính vì thế không thể hiểu triết học Mác đơn giản là quyết định luận mà thực ra là