logo

Tỉnh Tây Ninh


Tỉnh Tây Ninh I Tổng quan về Tây Ninh Diện tích: 4.035,45 km2 Dân số TB: 1.058.526 Khí hậu nóng ẩm, ôn hòa người (năm 2008) quanh năm, nhiệt độ trung bình Các dân tộc chính: Kinh năm 27,4oC, lượng mưa trong (98%), còn lại là dân tộc năm 1.578,7 mm. Có hai mùa rõ thiểu số (chủ yếu là rệt: mùa khô từ tháng 12 đến Khơme, Hoa, Chăm) tháng 4, mùa mưa từ tháng 5 Đơn vị HC: 1 thị xã, 8 đến tháng 10. huyện Tỉnh Tây Ninh thuộc miền Đông Nam bộ Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tọa độ từ 10057’08’’ đến 11046’36’’ vĩ độ Bắc và từ 105048’43” đến 106022’48’’ kinh độ Đông. Phía Tây và Tây Bắc giáp vương quốc Campuchia, phía Đông giáp tỉnh Bình Dương, Bình Phước, phía Nam giáp TP.Hồ Chí Minh và tỉnh Long An, là tỉnh chuyển tiếp giữa vùng núi và cao nguyên Trung bộ xuống đồng bằng sông Cửu Long. Tây Ninh có diện tích tự nhiên 4.035,45km2, dân số trung bình: 1.058.526 người (năm 2008), mật độ dân số: 262,31 người/km2, mật độ dân số tập trung ở Thị xã Tây Ninh và các huyện phía Nam của tỉnh như: các huyện Hoà Thành, Gò Dầu, Trảng Bàng. Tây Ninh nằm ở vị trí cầu nối giữa TP. Hồ Chí Minh và thủ đô Phnom Pênh vương quốc Campuchia và là một trong những tỉnh nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Nam. Tây Ninh có một thị xã (Thị xã Tây Ninh) và 8 huyện, gồm: Tân Biên, Tân Châu, Dương Minh Châu, Châu Thành, Hoà Thành, Bến Cầu, Gò Dầu, Trảng Bàng. Thị xã Tây Ninh là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá của tỉnh, cách TP. Hồ Chí Minh 99 km về phía Tây Bắc theo quốc lộ 22 và cách thủ đô Hà Nội: 1809km theo quốc lộ số 1. Tây Ninh có núi Bà Đen cao 986 m, đây là ngọn núi cao nhất vùng Đông Nam Bộ. Tây Ninh có các nhóm đất chính: đất xám có diện tích 338.833 ha chiếm khoảng 84,13% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh, địa hình bằng phẳng thuận tiện cho việc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, phù hợp để trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày. Khí hậu Tây Ninh tương đối ôn hoà, chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. Mùa nắng từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau và tương phản rất rõ với mùa mưa ( từ tháng 5 – tháng 11). Chế độ bức xạ dồi dào, nhiệt độ cao và ổn định. Mặt khác Tây Ninh nằm sâu trong lục địa, ít chịu ảnh hưởng của bão và những yếu tố bất lợi khác. Nhiệt độ trung bình năm của Tây Ninh là 27,40C, lượng ánh sáng quanh năm dồi dào, mỗi ngày trung bình có đến 6 giờ nắng. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1800 – 2200 mm, độ ẩm trung bình trong năm vào khoảng 70 - 80%, tốc độ gió 1,7m/s và thổi điều hoà trong năm. Tây Ninh chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chủ yếu là gió Tây – Tây Nam vào mùa mưa và gió Bắc – Đông Bắc vào mùa khô. Về tài nguyên nước: Nguồn nước mặt ở Tây Ninh chủ yếu dựa vào hệ thống kênh rạch trên địa bàn toàn tỉnh, với chiều dài của toàn bộ hệ thống 617km, trung bình 0,11km/km2 và chủ yếu dựa vào 2 sông lớn là sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông. Sông Sài Gòn: bắt nguồn từ vùng đồi Lộc Ninh (thuộc tỉnh Bình Phước) cao trên 200m chảy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, làm ranh giới tự nhiên giữa Tây Ninh và 2 tỉnh Bình Phước, Bình Dương. Trên dòng sông Sài Gòn về phía thượng lưu, công trình thuỷ lợi lớn nhất nước đã được xây dựng là công trình hồ Dầu Tiếng, với dung tích hữu hiệu 1,45 tỷ m 3, diện tích mặt nước 27.000 ha (trên địa bàn Tây Ninh 20.000ha) có khả năng tưới cho 175.000ha đất canh tác của Tây Ninh, TP.Hồ Chí Minh và Long An. Sông Vàm Cỏ Đông: bắt nguồn từ độ cao 150m ở Campuchia chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, sông Vàm Cỏ Đông có chiều dài 220km (151km chảy trong địa phận Tây Ninh). Con sông này đã ghi dấu nhiều chiến công oanh liệt chống giặc ngoại xâm của nhân dân tỉnh Tây Ninh trong sự nghiệp giải phóng đất nước. Tây Ninh có hồ Dầu Tiếng với dung tích 1,45 tỷ m3 và 1.053 tuyến kênh có tổng chiều dài 1.000 km đã phát huy hiệu quả trong cân bằng sinh thái, phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp, cung cấp nước cho nuôi trồng thuỷ sản, sinh hoạt tiêu dùng và cho sản xuất công nghiệp. Ngoài ra Tây Ninh còn có nhiều suối, kênh rạch; tạo ra một mạng lưới thuỷ văn phân bố tương đối đồng đều trên địa bàn, đạt 0,314 km/km 2. Toàn tỉnh có 3.500 ha đầm lầy nằm rải rác ở các vùng trũng ven sông Vàm Cỏ Đông. Tổng diện tích ao, hồ có khả năng khai thác, nuôi trồng thuỷ sản khoảng 1.680 ha, trong đó đã sử dụng nuôi trồng thuỷ sản khoảng 490 ha. Tây Ninh có nguồn nước ngầm khá phong phú, phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh - Tổng lưu lượng nước ngầm có thể khai thác được 50 – 100 ngàn m3/giờ. Vào mùa khô, vẫn có thể khai thác nước ngầm, đảm bảo chất lượng cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. Về khoáng sản của Tây Ninh, chủ yếu thuộc nhóm khoáng sản phi kim loại như: than bùn, đá vôi, cuội, sỏi, cát, sét và đá xây dựng. Than bùn có trữ lượng 16 triệu tấn, phân bố rải rác dọc theo sông Vàm Cỏ Đông, chất lượng rất tốt, dùng để chế biến phân vi sinh phục vụ sản xuất nông nghiệp để cải tạo đất. Đá vôi có trữ lượng khoảng 100 triệu tấn. Cuội, sỏi cát có trữ lượng khoảng 10 triệu m3. Đất sét dùng để sản xuất gạch ngói có trữ lượng khoảng 16 triệu m3 , được phân bố ở nhiều nơi trong tỉnh. Đá laterit có trữ lượng khoảng 4 triệu m 3 và đá xây dựng các loại có trữ lượng vào khoảng 1.300 – 1.400 triệu m3, phân bố chủ yếu ở núi Phụng, núi Bà huyện Hòa Thành. Rừng Tây Ninh phần lớn là rừng thứ sinh do bị tàn phá trong chiến tranh trước đây, đại bộ phận rừng thuộc dạng rừng thưa khô, rừng hỗn giao tre nứa và cây gỗ. Diện tích rừng còn khoảng 40.025 ha (kiểm kê rừng năm 1990).Theo qui hoạch tổng quan lâm nghiệp, rừng và đất để trồng rừng khoảng 70.000 ha/diện tích tự nhiên của toàn tỉnh. Về tài nguyên nhân văn: Tây Ninh được khai phá từ giữa thế kỷ XVII do luồng dân cư từ phía Bắc vào. Đến đầu thế kỷ XIX (1837- Minh Mạng thứ 18), phủ Tây Ninh được thành lập với 2 huyện: Tân Ninh và Quang Hoá. Hiện nay, trên đất Tây Ninh có 26 dân tộc anh em sinh sống. Mỗi dân tộc tuy có những phong tục, tập quán sinh hoạt khác nhau nhưng đều có truyền thống chung là sống đoàn kết với cộng đồng, lao động cần cù, chiến đấu chống địch họa, thiên tai dũng cảm, tất cả đã tạo nên cho Tây Ninh một nền văn hoá đa dạng, phong phú và đầy bản sắc. Về tôn giáo, ở Tây Ninh có đạo Phật, đạo Cao Đài, đạo Công giáo, đạo Tin Lành, đạo Hồi và một số tôn giáo khác... Về phương diện lịch sử, Tây Ninh là địa phương giàu truyền thống cách mạng yêu nước, là thủ đô của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, là nơi đứng chân của các lực lượng vũ trang miền. Ngoài các di tích Trung ương cục Miền Nam, ở Tây Ninh còn nhiều di tích lịch sử khác gắn liền với cuộc kháng chiến giải phóng Miền Nam như di tích căn cứ Bời Lời, chiến khu Dương Minh Châu, địa đạo An Thới và nhiều di tích khác. Về phát triển kinh tế: Tây Ninh là một trong những cửa ngõ giao lưu quốc tế quan trọng giữa Việt Nam với các nước láng giềng Campuchia, Thái Lan…Tây Ninh cũng là tỉnh có vị trí quan trọng trong mối giao lưu trao đổi hàng hoá giữa các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Trong những năm gần đây, nền kinh tế của tỉnh phát triển tương đối toàn diện và liên tục, đã đạt được những thành tựu và đáng khích lệ: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của Tây Ninh (GDP theo giá cố định 1994): Tốc độ tăng Năm trưởng bình quân 1986-1995 8,78% 1996-2000 13,50% 2001-2005 14,02% 2005-2006 17,87% 2006-2007 17,00% 2007-2008 13,98% Cơ cấu kinh tế (theo giá so sánh 94) chuyển dịch nhanh, đúng hướng qua các năm, thời kỳ: Năm 1976 nông nông lâm thủy sản chiếm tỷ trọng 89%; công nghiệp xây dựng 2% và dịch vụ 9%. Đến năm 2002 tỷ trọng tương ứng là 46,88%; 21,02% và 32,09%, Năm 2003 tỷ trọng tương ứng là: 42,33%; 25,56%; 32,11%, năm 2004 tỷ trọng tương ứng là: 40,45%; 25,06%; 34,49%; năm 2005 tỷ trọng tương ứng là: 38,25%; 25,14%; 36,61%; năm 2006 tỷ trọng tương ứng là: 35,12%; 25,62%; 39,25%; năm 2007 tỷ trọng tương ứng là: 32,19%; 26,33%; 41,48% và năm 2008 tỷ trọng tương ứng là:30,41%; 25,9%; 43,69%. Đến nay các ngành kinh tế mũi nhọn phát triển không ngừng và ổn định, ngành nông nghiệp đã quy hoạch các vùng cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày ổn định như: vùng chuyên canh mía: 18.850ha, vùng chuyên canh cây mì: 49.195ha, vùng chuyên canh cao su là: 70.706ha, vùng chuyên canh cây đậu phộng: 21.276ha điều này đã tạo được nguồn nguyên liệu chủ động cho công nghiệp chế biến xuất khẩu. Đi đôi với phát triển trồng trọt, ngành chăn nuôi có bước phát triển khá, đã tạo nhiều giống vật nuôi có năng suất cao đưa vào sản xuất đại trà, từng bước đưa ngành chăn nuôi chiếm một tỷ lệ tương xứng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của Tây Ninh. Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ngày càng phát triển vững chắc đã xây dựng được hệ thống các nhà máy chế biến nông sản tại các vùng chuyên canh như: các nhà máy đường, các nhà máy chế biến bột củ mì, các nhà máy chế biến mủ cao su, từng bước xây dựng các khu công nghiệp trong tỉnh. Hạt nhân công nghiệp của tỉnh là các khu công nghiệp tập trung, trong đó khu công nghiệp Trảng Bàng đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Điều này tạo thế cho việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh theo kết cấu công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp. Trong lĩnh vực thương mại và du lịch, đã triển khai các dự án thuộc khu thương mại trong nước và khu thương mại quốc tế tạo điều kiện cho cư dân biên giới hai nước trao đổi, buôn bán hàng hóa. Tập trung phát triển khu kinh tế cửa khẩu Mộc bài, các trung tâm thương mại nội địa, các chợ đầu mối, chợ biên giới đồng thời xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Xa Mát, tiến tới xây dựng các khu công nghiệp Trâm Vàng (Gò Dầu), khu công nghiệp Bến Kéo, cụm công nghiệp Trường Hoà (Hoà Thành), Tân Bình (thị xã), Chà Là (Dương Minh Châu), Thanh Điền (Châu Thành) để thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp. Tiếp tục mở rộng giao lưu buôn bán, tăng cường trao đổi thông tin với Campuchia và Thái Lan bằng nhiều hình thức như tham quan, hội đàm, đẩy mạnh việc nghiên cứu xúc tiến đầu tư . Xây dựng các Khu kinh tế thành một đầu mối xuất nhập khẩu hàng hóa, kể cả hàng chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất và hàng hóa quá cảnh. Trên cơ sở mở rộng mạng lưới thương mại, đẩy mạnh các hoạt động du lịch và từng bước xây dựng cơ sở vật chất cho ngành du lịch - dịch vụ, tạo liên kết phát triển các điểm du lịch núi Bà Đen, Ma Thiên Lãnh, Căn cứ TW Cục, hồ Dầu Tiếng, Vườn Quốc gia Lò Gò- Xa Mát. II Trang Sử Anh Hùng: Công cuộc khẩn hoang và khai thác vùng đất Tây Ninh của người nông dân Việt Nam thuộc các thành phần dân tộc khác nhau đã diễn ra liên tục suốt 300 năm, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau trong điều kiện chính trị, xã hội khác nhau. Mỗi giai đoạn lịch sử, bộ máy chính quyền đều có những biện pháp để đẩy mạnh công cuộc khẩn hoang. Dĩ nhiên, các chúa Nguyễn, các vua quan triều Nguyễn và chính quyền thực dân Pháp thi hành 1 số biện pháp đẩy mạnh công cuộc khẩn hoang và khai thác công nghiệp ở vùng đất phương Nam này đều nhằm phục vụ cho những mưu đồ chính trị và kinh tế của họ. Tuy nhiên trong suốt lịch sử khẩn hoang và khai thác nông nghiệp tại Tây Ninh từ đầu tới cuối thời thuộc Pháp vẫn chưa có 1 cách thức hay biện pháp nào thay thế được sức lao động của người nông dân. Ngay cả những đồn điền cao su, mía bạt ngàn của người Pháp ở Tây Ninh, cảnh tượng làm nông nghiệp vẫn không có gì thay đổi. Trực tiếp dầm mưa dãi nắng làm đất, trồng tỉa, chăm bón, thu hoạch vẫn là người nông dân cần cù và nhẫn nại. Kể cả cơ sở hạ tầng xây dựng dưới thời nhà Nguyễn và thời thuộc Pháp như đường xá, cầu cống, bến sông, xưởng máy, chợ búa,… phục vụ cho các hoạt động kinh tế cũng do người dân Tây Ninh trực tiếp xây dựng. Song song với sự gia tăng diện tích canh tác, khối lượng nông sản ở Tây Ninh cũng không ngừng gia tăng, Tuy không phải là độc canh cây lúa nhưng sản lượng lúa ở Tây Ninh năm 1944 đã lên đến 37.600 tấn, bình quân đầu người đạt 256 kg. Thế nhưng trong thực tế người dân Tây Ninh mỗi ngày 1 lâm vào cảnh túng đói, đặc biệt là đời sống của công nhân cao su. Có thể nói bao nhiêu nguồn lợi to lớn từ cây cao su vào túi bọn thực dân, địa chủ là bấy nhiêu mồ hôi, xương máu của anh chị em công nhân đồn điền đã đổ ra. Cuộc đấu tranh tự phát của công nhân cao su Phờ răng sơ ni (Franchini) ngày 21/6/1939, của công nhân cao su Bến Củi tháng 11/1939 chống bọn chủ đánh chết người đàn áp bóc lột công nhân, đòi tăng lương đều không đi đến thắng lợi trọn vẹn. Nguyên nhân cơ bản của tình hình trên là do chế độ phân phối xã hội bất công, bất hợp lý khởi đầu từ thời chúa Nguyễn và được đẩy mạnh dưới thời Pháp thuộc. Ruộng đất thay vì nuôi sống người nông dân thì lại trở thành phương tiện để cho 1 thiểu số bóc lột họ làm giàu. Do đó vị trí quan trọng (biên giới dài với Cămpuchia, có rừng rộng, núi cao, đường sông đường bộ thuận tiện, là cửa ngõ vào thành phố Hồ Chí Minh và nhiều đường liên lạc ra vào thuận tiện) nên trong quá trình hình thành và phát triển của tỉnh cũng là đối đầu quyết liệt chống ngoại xâm. Thời kỳ đầu thành lập tỉnh, nhiều bậc đại thần đến Tây Ninh cùng dân chúng địa phương, kiên quyết bất khuất chống giặc bên kia biên giới xâm nhập, bảo vệ mảnh đất tiền tiên của tổ quốc. Khi giặc Pháp đặt gót giày xâm lược đến đất Tây Ninh, không chấp nhận hiệp ước đầu hàng của triều đình Huế, dân chúng địa phương đã cùng Khâm Tấn Tường, Trương Quyền, PuKămpô, Lãnh Binh Tòng, Lãnh Binh Két, … liên tục tổ chức kháng chiến chống Pháp, đánh nhiều trận, diệt nhiều sĩ quan, binh lính Pháp. Những “đồng cỏ đỏ” ở Trảng Bàng, ở Thị xã Tây Ninh mãi mãi ghi lại sự tích chiến thắng quân xâm lược của nghĩa quân làm cho máu giặc loang đỏ cánh đồng. Cuộc đối đầu giữa độc lập dân tộc và phản dân tộc, giữa cách mạng và phản cách mạng ngày 1 phát triển và quyết liệt thêm theo đà tăng trưởng của công cuộc khẩn hoang và các hoạt động kinh tế tại đây. Điều đó đòi hỏi phải tiến hành 1 cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp, giành lại độc lập dân tộc, giải phóng người nông dân khỏi ách áp bức, bóc lột của địa chủ, xây dựng 1 chế độ xã hội mới, thiết lập quan hệ sản xuất mới, trong đó có người cày có ruộng để cày, người trực tiếp sản xuất được làm chủ sản phẩm của mình làm ra. Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo từ khi ra đời (3/2/1930) với 2 nhiệm vụ chiến lược: chống đế quốc và phong kiến chính là nhằm giải quyết mâu thuẩn xã hội cấp bách đó. Đường lối cách mạng đúng đắn ấy được đông đảo các tầng lớp nhân dân ủng hộ, theo Đảng nhất tề đứng dậy, làm nên cuộc cách mạng tháng Tám thắng lợi, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, chấm dứt thời kỳ nô lệ tối tăm ngót 1 thế kỷ trên đất nước ta, đưa dân tộc ta tiến vào kỷ nguyên mới. Cùng với thắng lợi chung của cả nước, quân dân Tây Ninh dưới sự lãnh đạo của những người Cộng Sản đã giành được chính quyền vào đêm 25/8/1945. Nhưng sau đó không bao lâu thực dân Pháp tiến hành cuộc chiến tranh tái chiếm Việt Nam. Ngày 8/11/1945 tại Suối Sâu (huyện Trảng Bàng) đã vang lên những tiếng súng mở đầu cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ trên quê hương Tây Ninh. Chín năm kháng chiến chống Pháp xâm lược, chiến trường Tây Ninh là nơi khó khăn nhất của “Miền Đông gian lao và anh dũng”. Vị trí và địa thế quan trọng của Tây Ninh đã thu hút mọi kẻ thù tập trung giành giật chiến trường này. Mọi chính sách thâm độc nhất “dùng Cao Đài đánh Việt minh” đều được giặc Pháp và các tổ chức đảng phái, tôn giáo phản động triệt để áp dụng chống phá cách mạng. Đảng bộ Tây Ninh đã biết dựa vào quần chúng, củng cố tổ chức Đảng, mặt trận, chính quyền, lực lượng vũ trang, giữ căn cứ giữ đất, giữ người. Quân dân Tây Ninh đã đánh hàng ngàn trận với giặc Pháp và liên tục chống trả bọn phản động Cao Đài, diệt giặc lấy súng giặc và tự sản xuất vũ khí trang bị cho mình, làm tròn trách nhiệm tại địa phương và bảo vệ tốt căn cứ địa cách mạng, làm chỗ đứng cho các cấp lãnh đạo của liên tỉnh, của phân liên khu miền Đông và Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo toàn miền giành thắng lợi, chấm dứt cuộc kháng chiến chống Pháp. Hai mươi mốt năm kháng chiến chống Mỹ là trang sử hào hùng và ác liệt nhất của quân dân Tây Ninh. Chống trả với kẻ thù sừng sỏ nhất, quân dân Tây Ninh đã vượt qua thời kỳ đen tối, hy sinh trong đấu tranh chính trị, tạo thế, tạo lực cho lực lượng cách mạng đứng lên “đồng khởi” giành chiến thắng Tua Hai. Từ đó kết hợp võ trang với chính trị cùng toàn miền Nam lần lượt bẻ gẫy các chiến lược tàn bạo của tên sen đầm quốc tế giàu tiềm lực kinh tế và quốc phòng, làm cho “nhà trắng” luôn phải đau đầu, bao lần thay tướng đổi quân, cuối cùng chuốc lấy thất bại, xuống thang chiến tranh ngồi vào bàn hội nghị và chịu rút hết quân Mỹ về nước. Tuy nhiên, chúng vẫn còn nuôi ảo vọng chuyển thế cờ, dùng ngụy quân, ngụy quyền có Mỹ viện trợ tối đa chống lại lực lượng cách mạng. Bọn chúng không ngờ lực lượng cách mạng lớn nhanh như thần phù đổng, đè bẹp ngụy quân trong vòng 55 ngày đêm chiến dịch, buộc Tổng Thống ngụy phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Quân dân Tây Ninh đã xứng đáng với lòng tin của lãnh đạo cấp trên, quật ngã kẻ thù trên chiến trường trọng điểm, làm tròn trách nhiệm bảo vệ căn cứ địa đầu não và tự lực giải phóng tỉnh mình. Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc thắng lợi vẻ vang, miền Nam hoàn toàn giải phóng, lực lượng cách mạng làm chủ từ thành thị đến nông thôn. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Tây Ninh bắt tay xây dựng cuộc sống mới, nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, đánh tan quân Khơmer đỏ giữ vững chủ quyền và an ninh quốc gia, giúp nhân dân Cămpuchia hồi sinh sau diệt chủng của chế độ PônPốt. Mãnh đất bom cày đạn xới thời gian dài của các cuộc chiến tranh nay được phủ lên 1 màu xanh đầy sức sống của những cánh rừng, của lúa, mì, cao su, đậu phộng … và vùng nguyên liệu mía lớn nhất nước. III Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng Tính đến năm 2003, tỉnh Tây Ninh đã được Nhà nước phong tặng và truy tặng 420 Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Tính theo địa bàn các huyện, thị : Trảng Bàng 165 Bà mẹ Việt Nam anh hùng Châu Thành 66 Bà mẹ Việt Nam anh hùng Gò Dầu 50 Bà mẹ Việt Nam anh hùng Dương Minh Châu 36 Bà mẹ Việt Nam anh hùng Tân Châu 23 Bà mẹ Việt Nam anh hùng Hòa Thành 19 Bà mẹ Việt Nam anh hùng Tân Biên 18 Bà mẹ Việt Nam anh hùng Bến Cầu 16 Bà mẹ Việt Nam anh hùng Thị xã 27 Bà mẹ Việt Nam anh hùng  IV Danh Lam Thắng Cảnh: 01 Núi Bà Đen: Núi Bà Đen là núi nằm trong một quần thể di tích văn hóa lịch sử nổi tiếng bởi phong cảnh hữu tình và nhiều huyền thoại tại Tây Ninh. Núi Bà Đen là ngọn núi cao nhất miền Đông Nam bộ (986m) và là biểu tượng cho mảnh đất và con người Tây Ninh. Nằm cách thị xã Tây Ninh 11 km về phía tây bắc. 01.1 Đặc Điểm Quần thể di tích Núi Bà trải rộng 24 km², gồm 3 ngọn núi tạo thành: Núi Heo - Núi Phụng - Núi Bà Đen. Núi Bà Đen cao 986 m cao nhất Nam Bộ. Hệ thống chùa Điện Bà ở núi có chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng, chùa Hang và một số hang động được các tăng ni, phật tử sửa chữa làm nơi thờ tự như động Thanh Long, động Ông Hổ, động Ba Cô, động Ba Tuần, động Thiên Thai, động Ông Tà... Ngọn núi này thu hút khách thập phương vì cảnh núi non hùng vĩ, nhiều hang động, nhiều ngôi chùa nguy nga tráng lệ. Trước đây vốn là nơi ẩn cư của nhiều sư sãi. Đặc biệt, nơi đây còn gắn liền với truyền thuyết nàng Lý Thị Thiên Hương (Bà Đen). 01.2 Truyền thuyết Bà Đen Nơi thờ cúng Bà Đen Tương truyền rằng vào khoảng nửa cuối thế kỉ 18, những cuộc xâu xé nhau giữa Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn đã đẩy nhân dân lâm vào cảnh khốn khổ lầm than. Nguyễn Huệ dấy lên cao trào Tây Sơn dẹp thù trong giặc ngoài. Bấy giờ có người thanh niên tên Lê Sỹ Triệt, quê ở Quang Hóa (tức huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh ngày nay) tài cao, chí lớn, vì nước nhà nên chia tay người yêu là Lý Thị Thiên Hương lên đường phò Nguyễn Huệ giữ nước. Lý Thị Thiên Hương là cô gái xinh đẹp với làn da bánh mật (bà đen) và có đức hạnh. Người yêu lên đường vì nghĩa lớn, cô ở nhà sống trong vòng vây của cường hào ác bá nhưng vẫn một lòng chung thủy với người yêu. Một hôm, cô bị cưỡng bức, vì giữ tiết hạnh nên cô gieo mình xuống núi quyên sinh. Sau đó ít lâu, Thiên Hương về báo mộng cho sư trụ trì chùa núi biết nơi thân thể cô đang bị gió sương bào mòn. Thi thể cô được đem về mai táng, phụng thờ. Tin này lan rộng ra, và từng đoàn người về tụ họp trên núi để chiêm bái và cầu nguyện vì sự linh thiêng của người con gái tiết hạnh, xin cô phù hộ độ trì. Nhà chùa đã cho lập đền thờ riêng để người ta cúng bái. Việc hành hương về chùa vào mùa xuân đã trở thành tập tục quen thuộc từ đây. 01.3 Leo núi Bà Đen Cáp treo lên núi Bà Đen Có hai con đường lên đỉnh núi: Một đường mòn nằm sau lưng chùa Bà, đường này xấu, khó đi. Một đường mòn khác bắt đầu từ đài Liệt sĩ đi men theo các trụ điện lên thẳng đỉnh núi. Trên đỉnh núi khí hậu mát mẻ, ban đêm rất lạnh, không có dịch vụ chỉ có bán hai thứ là nước khoáng và mì tôm. Một người khỏe mạnh mất từ 2h-4h để leo tới đỉnh. Ngày nay, đã có cáp treo làm phương tiện để lên núi. 02 Đến Núi Bà Trượt Máng Trượt: Đến núi Bà Đen (Tây Ninh), du khách ­ nhất là các bạn trẻ  rất thích thú khi chơi máng trượt. Đây là loại hình du ngoạn  lần đầu tiên được giới thiệu ở Việt Nam, và được đánh giá  như một "sản phẩm du lịch" độc đáo, tạo ấn tượng mạnh  đối với khách du lịch, hành hương khi đặt chân đến ngọn  núi xinh đẹp này. Cảm giác thật   Máng trượt ở núi Bà là một hệ thống khép kín, gồm có hai tuyến:  đã khi trượt   tuyến kéo (tuyến lên) dài 1.190 m và tuyến trượt (tuyến xuống)  xuống dài 1.700 m, được đặt trên 482 trụ móng, gồm 102 xe trượt đôi  (hai người ngồi), với công suất phục vụ 500 người/giờ. Hai bên  tuyến lên và xuống đều có hành lang bảo vệ và lưới an toàn. Hệ thống máng trượt  được sản xuất theo công nghệ hiện đại do tập đoàn công nghiệp máy bay Thành  Đô (Trung Quốc) sản xuất, với tổng mức vốn đầu tư 25 tỷ đồng.  Xuất phát từ nhà ga dưới chân núi, vận chuyển khách lên bằng hệ thống kéo (xe  trượt được kéo bằng 3 môtơ công suất 22kW và có hệ thống chống trượt của tuyến  kéo bảo đảm xe không tuột xuống), du khách vượt qua ba đoạn đường ray và ba  đoạn trung chuyển mới lên được mặt bằng Chùa Bà (nhà ga trên máng trượt). Ở  tuyến lên, đường uốn lượn dọc theo sườn núi, thoắt ẩn thoắt hiện sau những mỏm  đá, rặng cây tạo cảm giác hào hứng, sống động. Với tốc độ chậm như vậy, du  khách có thể ngắm nhìn hoặc ghi hình vẻ đẹp hoang sơ của núi Bà. Thích thú nhất là khi trượt xuống bằng hệ thống máng trượt inox, du khách sẽ phải  vượt qua nhiều chặng quanh co, khúc khuỷu. Có đoạn xe đang chạy thẳng tắp,  bỗng phía trước là đoạn cua, khi xe đến nghiêng chừng 40 độ, tạo cho bạn cảm  giác khá mạo hiểm và thích thú (với điều kiện bạn phải bình tĩnh và nhớ buộc dây  an toàn). Mỗi xe đều có hệ thống thắng tay để khách chủ động điều chỉnh tốc độ  trượt. Nếu du khách cảm thấy "e ngại", mỗi xe trượt nên đi hai người. Riêng các em  nhỏ bắt buộc phải có người lớn đi kèm. Giá vé mỗi lần lên hoặc xuống 25.000  đồng/người lớn, nếu mua khứ hồi 45.000 đồng; trẻ em dưới 12 tuổi 20.000  đồng/vé/lượt (bao gồm phí bảo hiểm). 03 Cảnh Đẹp Núi Bà Núi Bà Ðen ở Tây Ninh một quần thể di tích văn hóa  lịch sử nổi tiếng bởi phong cảnh hữu tình và nhiều  huyền thoại. Nằm cách thị xã Tây Ninh 11 km về phía tây bắc, núi Bà  Ðen là ngọn núi cao nhất miền Ðông Nam bộ (986m) và là  biểu tượng cho mảnh đất ­ con người Tây Ninh. Nhìn xa núi  Bà Ðen như một chiếc nón úp trên đồng bằng. Trải qua nhiều thế kỷ, núi Bà Ðen  là nơi thờ cúng của nhân dân trong vùng, trên núi có chùa Vân Sơn trông xuống hồ  nước. Trên núi có nhiều hang động, thác nước, suối trong, nhiều chùa chiền đẹp,  huyền hoặc, cây cối xanh tươi, hoa rừng nở quanh năm. Núi Bà được bá tánh xem  như nơi hành hương thiêng liêng, còn với khách du lịch, là điểm sinh thái và văn  hóa hấp dẫn. Ðường lên đỉnh núi quanh co có nhiều cảnh trí do thiên nhiên tạo ra. Lên cao, về  phía đông là ngọn núi Cậu, phía tây bắc là núi Heo và núi Phụng. Trong núi có rất  nhiều hang động đẹp. Nhiệt độ ở đây thường thấp hơn nhiệt độ ở Tây Ninh và ở  các nơi khác trong vùng. Tại đây có 3 khu triển lãm bảo tàng được hình thành, giới thiệu một phần hiện vật  và hình ảnh của cán bộ, chiến sĩ quân Giải phóng trong cuộc kháng chiến chống  Mỹ trước đây. Ngày nay, núi Bà là một khu du lịch lớn của tỉnh luôn đón khách thường xuyên.  Từ chân núi, để lên đến điện Bà, bạn có thể đi bằng ba cách: Chinh phục núi bằng  đường bộ (hơn một giờ đồng hồ, khó nhọc, nhưng vui), đi cáp treo (dài 1.200m, dễ  dàng chỉ mất 20 phút) và hệ thống máng trượt (lần đầu tiên xuất hiện tại Việt  Nam). Ði cách nào cũng có cái thú riêng, nhưng với các bạn trẻ, ý kiến chung đều  cho rằng máng trượt là thú vị nhất.  Máng trượt ở núi Bà là một hệ thống khép kín, gồm có hai tuyến: tuyến kéo (tuyến  lên) dài 1.190m và tuyến trượt (tuyến xuống) dài 1.700m.  Hệ thống tuyến kéo được đặt trên 482 trụ móng, gồm có 102 xe kéo đôi (hai người  ngồi cùng một xe), với công suất phục vụ 500 người/giờ. Xuất phát từ nhà ga dưới  chân núi, xe được kéo lên với vận tốc 1,2m/giây bởi một tổ hợp 3 môtơ công suất  22KW, có bộ phận chống tuột để bảo đảm xe không bị tuột dốc. Lối lên vượt qua  ba đoạn đường ray và ba điểm trung chuyển mới đến Chùa Bà. Thú nhất là khi trượt xuống bằng hệ thống máng trượt inox qua nhiều chặng quanh  co, khúc khuỷu. Có đoạn xe đang chạy thẳng tắp, bỗng đến một đoạn cua xe  nghiêng nghiêng chừng 400 cho bạn cảm giác thật đã. Vận tốc trượt xuống tối đa  40km/giờ, nhưng nếu không thích chạy nhanh, bạn có thể sử dụng hệ thống thắng  tay để chủ động điều chỉnh tốc độ trượt. 04 Tòa Thánh Tây Ninh Tòa Thánh ở Tây Ninh là cơ sở tôn giáo quan trọng nhất của tôn giáo Cao Đài. 04.1 Giới thiệu Tòa Thánh Tây Ninh Tòa Thánh Tây Ninh tại huyện Hòa Thành - tỉnh Tây Ninh, được khởi công xây dựng vào năm 1933, chính thức hoàn thành vào năm 1955. Một điều đáng nói là công trình này được xây dựng theo hướng dẫn từ cõi siêu nhiên. Trong những ngày đầu lập đạo, các đệ tử Cao Đài cầu cơ Thông Công cùng Thượng Đế, và việc xây dựng tòa thánh được hướng dẫn qua các bài cơ. Từ bản phác thảo, kích thước cho đến những chi tiết nhỏ nhặt trong khi xây dựng đều được hướng dẫn rất chi tiết. Việc còn lại của các đệ tử là quyên góp vật liệu rồi ra công thực hiện. Việc xây dựng bị tạm ngưng trong thời gian Hộ Pháp Phạm Công Tắc bị người Pháp bắt và đày đi Madagascar (1941-1946). Cũng trong thời gian này hết người Nhật đến người Pháp thay phiên chiếm giữ Tòa Thánh. Đến khi người Pháp trả tự do cho Hộ Pháp Phạm Công Tắc thì công việc lại được tiếp tục cho đến khi hoàn thành. 04.2 Hình thức Tòa Thánh tọa lạc trên diện tích 12km² có hàng rào bao bọc xung quanh, gồm nhiều công trình kiến trúc tôn giáo: tòa thánh, đền thờ Phật mẫu, bửu tháp. Tòa thánh dài trên 100m với 12 cửa, cửa Chánh Môn là lớn nhất. Mặt ngoài có 2 tháp cao 36m. Phía trước tòa thánh, trên cao có hình Thiên nhãn-một con mắt tỏa hào quang, đây là biểu tượng của đạo Cao Đài. Trên nóc có Nghinh Phong Đài, (có tượng kỳ lân đứng trên quả địa cầu). Trên nóc phía sau có Bát Quái Đài (có tượng các thiên tướng). Bên trong gồm: • Hai hàng cột trụ rồng được trang trí, chạm khắc tinh xảo. Bao gồm 10 cặp cột trụ, cặp trụ chính giữa là Giảng Đài, nơi giáo chủ đứng để giảng đạo cho các tín đồ. • Nền tòa thánh có 9 cấp gọi là “Cửu phẩm thần tiên”, mỗi cấp là một phẩm cấp. • Phía trước gian Chánh Điện có 7 ghế chia làm tam cấp: o Cao nhất là ghế của Giáo Tông. o Tiếp theo là 3 ghế của 3 vị Chưởng Pháp. o Cuối cùng là 3 ghế của 3 vị đầu sư. • Chánh điện có 8 cột trụ rồng xếp thành vòng tròn. Giữa là quả địa cầu lớn tượng trưng cho vũ trụ với thiên nhãn nằm phía trước, xung quanh là 3072 vì sao, 72 quả địa cầu và 3000 thế giới. Trên thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và Đại Tiên Lý Thái Bạch (hiện nay là Giáo Tông thiêng liêng của Đạo Cao Đài). Giờ lễ chính trong ngày ra vào 12 giờ trưa. Điều đặc biệt ở công trình Tòa Thánh Tây Ninh là nó được xây dựng bằng bê-tông cốt tre. 04.3 Một biểu tượng ẩn chứa nhiều ý nghĩa Cảnh bên trong Tòa Thánh Theo kinh sách Đạo Cao Đài, Tòa Thánh Tây Ninh tượng trưng cho Bạch Ngọc Kinh (nơi Thượng Đế ngự) tại thế gian. Ngoài ra, tại Tòa Thánh còn có nhiều biểu tượng ẩn chứa những ý nghĩa đặc biệt. Mỗi người, tùy theo dân tộc, trình độ văn hóa, trình độ tâm linh, khi quan sát Tòa Thánh sẽ tự mình khám phá ra những ý nghĩa này. Một số biểu tượng dễ nhìn thấy nhất, và cũng dễ hiểu nhất có thể kể ra như sau: Tượng Ông Thiện và Ông Ác, Tượng Hộ Pháp vv… 04.3.1 Biểu tượng Thiện và Ác Hai bên cửa Tòa Thánh là tượng Ông Thiện và Ông Ác. Theo truyện cổ Ấn Độ, ông Thiện và Ông Ác là hai anh em ruột, con của một vị Tiểu Vương. Vị Tiểu Vương này muốn truyền ngôi lại cho Ông Thiện bởi vì ông rất hiền lành đạo đức, trái hẳn với Ông Ác tính tình hung dữ. Ông Ác không đồng tình với ý kiến này, cho rằng cần phải cứng rắn, thậm chí là tàn nhẫn thì mới có thể cai trị một quốc gia được. Do đó, Ông Ác tìm đến Ông Thiện để yêu cầu nhường ngôi cho mình. Không muốn trái ý cha, cũng không muốn xung đột với em nên Ông Thiện bỏ trốn và chết vì trượt chân ngã xuống vực sâu. Ông Ác đến nơi, vô cùng hối hận nên cũng tự tử chết theo. Câu truyện này vừa ngụ ý mối liên hệ phức tạp của hai yếu tố Thiện Ác, trong tư tưởng con người vừa đưa ra cách giải quyết của Cao Đài đối với hai thành tố Nhị Nguyên này. Hiển nhiên đời sống con người xoay quanh Thiện Ác. Thông thường, Thiện Ác vẫn được xem là đối chọi lẫn nhau, điều Thiện được cho là Tốt, trái với điều Ác là Xấu. Do đó, con người vẫn cố công loại bỏ điều Ác và nuôi dưỡng điều Thiện. Tuy nhiên người ta không nhận ra một điều quan trọng: Thiện và Ác, như ngụ ý trong câu truyện trên, vốn có chung một nguồn gốc, hay nói cách khác, đó là hai mặt không thể thiếu của một vấn đề. Chính vì thế mà loài người không thể nào loại hết điều Ác trên thế gian được. Đạo Cao Đài khuyên con người hãy nhìn ra chân lý này trong mọi sự thể, để từ đó đạt được trạng thái sáng suốt tột đỉnh. Trạng thái này sẽ giúp xóa bỏ những đau khổ muộn phiền ở thế gian và đưa con người trở về hợp nhất với Thượng Đế. 04.3.2 Tượng Hộ Pháp Trong Tòa Thánh, đối diện với bàn thờ Thượng Đế là tượng của ba trong số mười hai đệ tử đầu tiên của Thượng Đế: Hộ Pháp Phạm Công Tắc, Thượng Phẩm Cao Quỳnh Cư và Thượng Sanh Cao Hoài Sang. Đặc biệt là tượng Hộ Pháp trong trang phục giáp cổ, ngồi trên ngai Thất Đầu Xà (ghế ngồi tượng hình rắn bảy đầu). Trên tường sau lưng tượng Hộ Pháp là hình vẽ một chữ “Khí” rất lớn. Theo Đạo Cao Đài, về mặt tổ chức, hội thánh gồm có ba đài: Cửu Trùng Đài (dưới quyền của Giáo Tông) , Hiệp Thiên Đài (dưới quyền của Hộ Pháp) và Bát Quái Đài (dưới quyền của Thượng Đế). Cấu trúc phân quyền này đồng thời ngụ ý ba yếu tố cơ bản của một con người: Thể Xác, Ý Thức và Linh Hồn. Suy ra, Hộ Pháp tượng trưng cho ý thức, và tượng của Hộ Pháp ngầm chứa một phương pháp tu tập. Hộ Pháp phải mặc áo giáp bởi vì ý thức của con người lúc nào cũng phải đối mặt với những cuộc chiến trong tư tưởng. Trước hết, là cuộc chiến với những yếu tố tâm lý của chính bản thân. Chính những yếu tố tâm lý này làm cho con người rối loạn, không sáng suốt từ đó dễ gây ra tội lỗi. Tượng Hộ Pháp ngồi trên Ngai Thất đầu Xà ngụ ý hướng dẫn tín đồ luyện tập tư tưởng của mình: hai tay và hai chân đặt trên bốn đầu rắn có ghi (bằng từ Hán Việt): Giận, Ghét, Buồn, Tham Vọng. Còn lại bốn đầu rắn ghi: Vui, Mừng, Thương Yêu thì vươn lên cao sau lưng tượng Hộ Pháp, nhìn vào đỉnh đầu. Nói tóm lại, tín đồ Cao Đài phải tập luyện kềm chế bốn tình cảm tiêu cực và nuôi dưỡng ba tình cảm tích cực như đã nêu. Đây được xem là bước đầu trong giai đoạn luyện đạo cao cấp về sau trong các Tịnh Thất. 04.3.3 Những ngụ ý khác Ngoài ra, còn có rất nhiều biểu tượng khác nữa với những ẩn ý khác nhau. Thí dụ như: kích thước của các cột chạm rồng, các bậc trong Cửu Trùng Đài, các tượng đắp nổi trên trần vv… Tín đồ Cao Đài cho rằng tất cả những biểu tượng này cũng giống như các lời tiên tri trong các sấm truyền đang chờ người giải đáp. 04.4 Kết Luận Giống như các công trình kiến trúc tôn giáo khác trên toàn thế giới, Đền Thánh Tây Ninh, dù kích thước khiêm tốn, cũng chứa đựng những bí ẩn về triết lý, tôn giáo hoặc huyền học. Tín đồ Cao Đài tin rằng trong tương lai, khi có những người (mà họ thường gọi là CON CÁI CỦA ĐỨC CHÍ TÔN THƯỢNG ĐẾ) từ nhiều nơi trên thế giới đến quan sát Đền Thánh, sẽ còn có nhiều phát hiện mới nữa. 05 Ma Thiên Lãnh: Một cao nguyên thơ mộng giữa đông bằng Từ chân núi, men theo con đường nhựa trải dài uốn  lượn trên một sườn đồi thơ mộng một bên là núi và một  bên là cheo leo vực thẳm, văng vẳng bên tai đâu đó là  tiếng chim kêu, vượn hú, tiếng suối róc rách giữa đại  ngàn bao la cùng một bầu không khí trong lành đến  Ngọn Ma Thiên Lãnh  tuyệt vời. nhìn từ xa Sapa hay cao nguyên Đà Lạt chăng? Không! Đấy chỉ là buổi  hoàng hôn của một Ma Thiên Lãnh hoang sơ nằm ẩn mình ở độ cao trên 50m giữa  đồng bằng rộng lớn. Nằm cách thị xã Tây Ninh chưa đầy 30 phút ôtô, được che mình bởi núi Lớn (hay  còn gọi là núi Bà), núi Phụng và núi Heo, Ma Thiên Lãnh hiện ra như một quần thể  địa danh được kiến tạo bởi hang Ông Hổ, suối vàng, hầm đá... Bắt đầu từ chân núi  vào, ngồi trên xe bạn có thể thưởng ngoạn khung cảnh tuyệt vời như của Đà Lạt  bởi hai bên là sườn đồi và thung lũng. Dừng xe ở cuối con đường, du khách men  theo những bậc đá quanh co cạnh con suối vàng thơ mộng để bước tiếp lên hang  Ông Hổ. Mặc dù có nhiều truyền thuyết tương truyền về sự ra đời của chiếc hang  này nhưng là gì đi nữa, nơi đây cũng ghi nhận sự thành kính của nhiều người dân  địa phương tin vào một đức tin thần bí. Từ trên cao nhìn xuống, du khách có thể dễ  dàng nhận ra ngay cây đại thụ bồ đề đang mọc lên từ trên những phiến đá to nhẵn  nhụi, Cách đấy không xa, trong một ngày gần đây, đường dây cáp treo sẽ được  đưa vào hoạt động, góp phần đưa du khách chinh phục đỉnh Bà Đen mà không  cần tốn sức. Từ trên đỉnh cao nhất của ngọn núi cao nhất đồng bằng, chúng ta có  thể phóng tầm mắt quan sát khắp các vùng lận cận. Băng qua hố Bảy Ngày sâu  hun hút và khi đã vượt qua những con dốc dựng đứng, cùng rừng tre già, một làn  hơi nước mát lạnh từ trong các hốc đá sẽ làm chúng ta cảm thấy sảng khoái vô  cùng, lên cao đến đỉnh là những sương là đà trông thật huyền ảo và lãng mạn cứ  như một Sapa vậy.  Buổi chiều đến, nếu như những ai vẫn còn quyến luyến vẻ hoang sơ và tĩnh lặng  của nơi này, xin chớ có vội quay về mà hãy nghỉ lại ban đêm ở những dãy nhà trọ  cao cấp được dựng lên trong quần thể Ma Thiên Lãnh. Còn gì bằng nếu bạn tận  tay bắt từng con ốc núi để rồi trổ tài đầu bếp của mình. Trở lại con đường vào chân  núi, một khu vực trường bắn hiện đại và tầm cỡ sẽ được mở ra để giúp chúng ta  tha hồ giải trí với trò săn bắn. Con đường hình vòng cung cũng sẽ giúp du khách  dễ dàng qua phía bên kia cửa núi, tiếp tục cuộc hành trình chinh phục từ chân núi  phía đông lên đỉnh Điện Bà và quần thể chùa, am, điện.  Ma Thiên Lãnh là thế đấy, bằng những ưu đãi mà thiên nhiên đã ban tặng từ điều  kiện khí hậu đến sinh thái, chính quyền và người dân Tây Ninh đang bắt nhịp đầu  tư, quyết biến nơi đây thành một khu du lịch có sức hút riêng và mạnh mẽ, góp  phần nâng cao chất lượng và sản phẩm ngành du lịch. V Đặc Sản Tây Ninh 01 Bánh Canh Trảng Bàng: Trảng Bàng Tây Ninh là một trong những địa phương có nhiều làng nghề, phố nghề thủ công truyền thống. Nổi tiếng nhất vẫn là bánh canh Trảng Bàng với nhiều lò bánh thủ công gắn liền với các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch. Trên tuyến TP. Hồ Chí Minh - Tây Ninh, bánh canh Trảng Bàng đã trở thành một sản phẩm du lịch, một điểm dừng chân thân thuộc đối với khách du lịch. Bánh canh Trảng Bàng trở nên nổi tiếng nhờ tên gọi dễ nhớ bởi nó gắn liền với tên hành chính địa phương. Chính nhờ sự cạnh tranh gay gắt giữa các lò bánh ở địa phương nên những huyền thoại về bánh canh Trảng Bàng không những không bị mai một mà ngày càng ngon hơn và hấp dẫn hơn, quen thuộc hơn. Mỗi lò đều cố gắng thu hút du khách bằng bí quyết riêng của mình trong từng con bánh, từng loại gia vị và cách pha chế gia truyền của mỗi lò. Để có bánh canh Trảng Bàng phải qua công đoạn làm bánh canh rất công phu. Đầu tiên bánh canh phải được làm bằng một loại gạo quý, đắt tiền như Nàng Thơm (Chợ Đào). Gạo phải được ngâm thật kỹ qua một đêm để hạt gạo đạt đủ độ mềm cần thiết. Sau khi ngâm, gạo được đem xay nhuyễn để lấy tinh bột. Công đoạn cuối cùng là tinh bột được đem hấp chín trước khi ép thành những con bánh canh trắng muốt. Điều đặc biệt dễ nhận thấy ở làng nghề Trảng Bàng này là các lò làm bánh hoạt động rất nhịp nhàng, ăn khớp với các tiệm ăn. Bột bánh canh được giao tới tiệm ăn rất đúng giờ, đúng buổi không quá sớm và cũng không quá trễ, tránh trường hợp con bánh bị chua, mất đi hương vị độc đáo. Mỗi tô bánh canh khi được bày lên bàn cho thực khách phải đảm bảo cả về chất lượng lẫn mỹ thuật. Tô bánh canh bốc khói với vị cay của ớt, tiêu, sau khi đã dùng qua, ắt hẳn khó ai có thể quên được vị béo ngọt của thịt, vị thơm, dai nhưng mềm của bánh cộng với vị chua của nước mắm. Phố nghề, làng nghề truyền thống bánh canh Trảng Bàng đang là những thông tin cho du khách nước ngoài muốn tìm hiểu về giá trị văn hóa ẩm thực Việt Nam, sự khác nhau của hương vị 3 miền đất nước Bắc Trung Nam. Bánh canh Trảng Bàng đã trở thành một điểm dừng chân quen thuộc của xe du lịch trên quốc lộ 22. Vú nàng Dốc Lết, gỏi ốc Bình Châu, chem chép Bình Đại, nem Thủ Đức, bánh canh Trảng Bàng không chỉ là những món ăn thông thường mà còn là những sản phẩm du lịch có giá trị và mang đậm sắc thái văn hóa ẩm thực Việt Nam. 02 Thằn Lằn Núi Bà Đen Khi đã bão hoà với những món ăn thường ngày (thịt bò, heo, gà, cá…), tự nhiên người ta… chán ăn. Trong tình trạng “chán ăn” như vậy, một lần về Tây Ninh, anh bạn tôi rủ đi nhậu lai rai. Trước khi đi, tôi cẩn thận hỏi thực đơn là món gì? Anh bạn nói tỉnh queo: “Thằn lằn núi!”. Lúc đầu nghe thấy ớn. Có ai xơi thịt thằn lằn bao giờ cha nội? Anh bạn có vẻ tự ái, lùi lũi đưa tới một quán nằm giữa cánh đồng dưới chân núi Bà Đen, có cái tên ngồ ngộ: Sân Cu quán. Trong khi chờ món thằn lằn, tôi hồi hộp dùng trước món bánh tráng phơi sương Trảng Bàng, lòng không khỏi lo lắng khi nghĩ đến những con thằn lằn da xanh lét bò loằng ngoằng trong vườn, trên mái nhà ở quê mình ngoài Bắc. Thứ đó chỉ mới thấy mấy cha chơi gà chọi bắt chặt khúc cho các võ sĩ gà ăn tươi, nuốt sống chứ thấy ai ăn bao giờ? Thằn lằn núi đã được mang lên bàn nhậu. Nhìn những chú chàng bị mổ bụng, chiên giòn để trong dĩa cùng mấy lát cà chua đỏ, rau xà lách xanh rất hấp dẫn. Thịt thằn lằn núi hoá ra… ngon quá chừng. Thơm, giòn, béo… cuốn chung với rau giá lụa, đọt cóc, đọt rau nhái và mấy thứ rau thơm khác chấm mắm me, “đã” vô cùng! Mấy anh bạn nói thứ nầy chỉ có trên núi Bà, đi câu được con thằn lằn núi cũng “trần ai” lắm chớ không dễ dàng gì. Chừng mười năm về trước, thằn lằn núi chưa bị xếp hạng vào món đặc sản, chúng toàn bự gần bằng cườm tay, chỉ một con là ba người “đi” hết hai lít đế. Bây giờ thì chúng không kịp lớn, mới bằng ngón tay cái người lớn là bị bắt đem lên bàn nhậu rồi. Thằn lằn núi ăn không ngán, thịt nhiều đạm, bổ dương. Khách nơi khác đến Tây Ninh được thưởng thức một lần là nhớ mãi. Tuy vậy, nếu không có biện pháp bảo vệ, khai thác hợp lý, sợ một ngày nào đó thằn lằn núi sẽ bị tuyệt chủng. Các đệ tử lưu linh sẽ không còn cơ hội thưởng thức món đặc sản trời cho này 03 Muối Tôm Tây Ninh: Khi nhắc đến ẩm thực Tây Ninh, mọi người sẽ nghĩ ngay đến bánh canh Trảng Bàng, bánh tráng phơi sương...và dĩ nhiên không thể thiếu muối tôm (muối ớt) Tây Ninh - một đặc sản đã được rất nhiều bạn bè trên thế giới biết đến. Dù Tây Ninh không có biển để làm ra muối, càng không có nguồn hải sản là tôm - một thành phần không thể thiếu trong chảo muối - nhưng muối tôm nơi đây vẫn nổi tiếng là ngon nhất. Để có một chảo muối ngon phải qua không biết bao nhiêu là khâu chuẩn bị. Người dân chọn những quả ớt tươi nhất, chín đỏ tự nhiên, dùng máy xay sinh tố xay ra cùng với tỏi, củ cải đỏ... rồi trộn đều với muối. Rồi tôm, thịt, bột nêm... tất cả đều tỉ lệ thích hợp, ví như để có 1kg muối ớt thành phẩm cần 500gr muối, cải đỏ, tôm, thịt heo nạc, bột nêm, mỗi thứ 100g, còn ớt và các phụ gia khác nữa phải cho đủ số. Tất cả cùng rang lên nhưng không được dùng màu hóa học thay cho màu tự nhiên, càng không được rang quá khô mà rang vừa thôi để còn phơi nắng mới giữ được mùi thơm lâu. Đến Tây Ninh, để mua được những phần muối tôm ngon nhất thì bạn phải chú ý. Muối tôm có khá nhiều loại, nhưng muối ngon là loại được làm từ các thành phần như tôm, thịt, tỏi, củ cải đỏ, muối, ớt, bột nêm...Bạn nên vào trung tâm thương mại Long Hoa để có thể mua được loại muối chất lượng nhất. Muối ớt Tây Ninh thường được dùng làm món chấm trên bàn ăn, để ăn trái cây. Ngoài ra, món muối ớt tôm trộn với bánh tráng được cắt nhỏ đã trở thành món ăn chơi rất ngon 04 Bò Cỏ Ăn Rong Tây Ninh Dường như trong ẩm thực cũng có luật bù trừ, những thứ “lăn lóc”, bươn chải bao giờ cũng ngon hơn đám được cưng chiều. Chẳng hạn như thịt bò ta Tây Ninh, vùng “nắng nung người” gần biên giới Sa Mát, mới nhắc đã... thèm! Lẽ tất nhiên, bò nào cũng biết ăn cỏ. Song người viết chỉ khoanh vùng bò cỏ để phân biệt với bò sữa hoặc bò thịt được nuôi theo công nghệ vỗ béo, tăng trọng nhanh. Người viết mới nhận được được tin sốt dẻo: Bò cỏ Tây Ninh đã di chuyển về Q.12, TP.HCM. “Xiêu lòng” từ phút đầu Xin bật mí ngay, loại thịt bò ngon này có bán ở quán Cường 1 và 2, ở Q.12, TP.HCM. Quê chủ quán gần biên giới Sa Mát, có những đàn bò ta ăn rong từ đồng Việt sang đồng Campuchia và ngược lại. Thế nên chủ quán đặt hàng này chọn lọc, rồi chuyển về Q.12, như “chia sẻ và bênh vực” hương vị tuyệt vời của bò cỏ tơ quê hương cùng khách sành ăn. Cần kiểm chứng, nhân viên sẽ mang lên cho khách mục sở thị những cái đùi bò nặng khoảng 13 - 15 ký, da được thui ửng vàng. Ấn tượng nhất là màu thịt ửng hồng, tươi roi rói. Khách cần ăn nướng, hấp, xào... tùy ý. Giá một phần 35.000 đồng/200g. Bò xào lá dang là hai trong nhiều món ngon của bò cỏ Tây Ninh - Ảnh: Tấn Tới “Hội” mê ăn rong của chúng tôi vẫn thích ăn nướng muối ớt hoặc nướng y (ướp chút nước mắm ngon). Nói vậy chứ nướng miếng bò tơ cho đạt cũng không đơn giản. Một bếp than rực lửa hồng được bê ra, khách có thể tự tay nướng bò cho thêm phần “chộn rộn”. Này nhé, ban đầu là nướng nguyên tảng cho vừa se mặt miếng thịt bò, trở nhanh. Rồi gắp ra xắt miếng vừa ăn. Bỏ chúng lại lên bếp, khều than tản ra cho bớt nóng, trở mặt nhanh. Khách muốn ăn tái, thì canh độ một phút sau gắp xuống là vừa. Ăn nóng kèm với vài đọt rau rừng, rau nhà: quế vị, đọt nhái, đọt cóc, tía tô... chấm ít chao hoặc nước mắm nêm cho sướng tê lưỡi! Thịt bò tơ ngọt thanh mềm mà không nhão. Thêm phần da giòn sần sật, còn nước chấm cũng rất ngon. Ăn đến đâu, nướng đến đấy, chuyện trò râm ran. Ai muốn cuốn thì gọi thêm mấy xấp bánh tráng. Tuy nhiên, những món nướng vẫn không phát tiết hết độ ngon của phần da bò tơ. Nó sẽ mềm mà vẫn giòn, ngọt thanh hơn khi xào với lá dang. Vị chua thanh, hậu chát nhẹ của loại lá dại này dường như giúp thịt tăng thêm độ ngọt-bùi. Món này ăn nguội vẫn rất khoái khẩu. Khách có thể gọi thêm đĩa bún, chan ít nước tương ngon dầm ớt hiểm, sẽ có thêm món mới lạ miệng. Ngay cả phần thịt gáy ở đây cũng có bán, giá không quá 40.000 đồng/200g. Phần này đem hấp gừng khoảng hai mươi phút, lai rai hoài không ngán. Giống như về quê Nguyên liệu cho những món lẩu, cháo ở đây cũng rất tươi, tùy khách “đi chợ”, nào là tim, óc, mắt, tủy, lưỡi... ôi thôi đủ loại. Tiếc rằng, chất lượng nước dùng của những quán này chưa “qua mặt” ở hệ thống bò tơ Củ Chi. Bù lại, giá ở đây bình dân hơn: 40 - 50 ngàn đồng nồi lẩu, cháo đủ cho 3 - 4 người ăn no. Chưa đã, khách có thể mua vài ký thịt bò tơ mang về, giá khoảng 175.000 đồng/kg. Và thuận miệng, bạn cứ “giao lưu” ít nước chấm. Nhất là loại mắm nêm ở đây, vị ngọt đậm, mùi ngai ngái nhẹ của cá, cua đồng. Do nằm ở ngoại thành nên không khí của những quán vừa kể khá trong lành. Chủ quán lẫn phục vụ vẫn toát lên cốt cách người chân quê: dễ gần, nhiệt tình. Gặp chị Nguyễn Thị Minh, tiểu thương ở Q.8, khách “mối” của quán vừa kể, chị nói với giọng xúc động: “Quán ăn rất ngon, nhất là những món khô. Nhìn cái bếp than dư dả lửa, mặt bàn đá cũ kỹ gợi cho tôi nhớ khoảng đời tuổi thơ thật hạnh phúc chốn quê nghèo Bạc Liêu”.
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net