logo

Tìm hiểu về lạm phát và thất nghiệp

Lạm phát là sự tăng lên liên tục của mức giá trung bình theo thời gian. Lạm phát cao đặc biệt ảnh hưởng xấu đến những người có thu nhập không tăng kịp mức tăng của giá cả. Thất nghiệp là số người trong độ tuổi lao động đang có việc hoặc chưa có việc làm nhưng đang tích cực tìm kiếm việc làm. Không có việc làm đồng nghĩa với hạn chế giao tiếp với những người lao động khác, áp lực tâm lý và không có khả năng chi trả cho các vật dụng dịch vụ thiết yếu. Để tìm hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của lạm phát và thất nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.
TÌM HIỂU VỀ LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP I. LẠM PHÁT - THẤT NGHIỆP. 1) Lạm phát.  Khái niệm: Lạm phát là sự tăng lên liên tục của mức giá trung bình theo thời gian.  Phân loại: Lạm phát vừa phải: Có tỷ lệ lạm phát dưới 10%/năm. Lạm phát phi mã: Xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với tỷ lệ 2 hoặc 3 con số một năm. Siêu lạm phát: Xảy ra khi lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ vượt xa lạm phát phi mã.  Nguyên nhân: Lạm phát cầu kéo: Xảy ra khi tổng cầu tăng lên mạnh mẽ tại mức sản lượng đã đạt hoặc vượt quá mức sản lượng tiềm năng. Lạm phát chi phí đẩy: Xảy ra do các cơn sốc về giá cả của các vật tư cơ bản(xăng dầu, điện..) Lạm phát do tiền tệ: Xảy ra khi chính phủ tăng mức cung tiền danh nghĩa để đảm bảo nhu cầu tiền thực tế.  Ảnh hưởng: Giá cả tăng mạnh sẽ làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các DN và toàn bộ nền kinh tế. Lạm phát cao làm giảm giá trị đồng tiền trong nước. Khi các mức giá cả trong tương lai khó dự đoán hơn thì các kế hoạch kinh doanh và tiết kiệm hợp lý sẽ trở nên khó thực hiện hơn. Người dân ngày càng lo ngại về sức mua trong tương lai của họ bị giảm xuống và mức sống của họ vì đó mà cũng kém đi. Lạm phát khuyến khích các hoạt động đầu tư mang tính trục lợi hơn là đầu tư vào các hoạt động sản xuất Lạm phát cao đặc biệt ảnh hưởng xấu đến những người có thu nhập không tăng kịp mức tăng của giá cả, đặc biệt là những người chỉ sống nhờ vào thu nhập cố định như những người hưởng lương hưu hay công chức, phúc lợi và mức sống của họ sẽ bị giảm đi. Ngoài một số ảnh hưởng tiêu cực trên, thì lạm phát với tỷ lệ thấp có một số tác động tích cực đến nền kinh tế như: Kích thích nền kinh tế tăng trưởng cao hơn, có đánh đổi với tỷ lệ thất nghiệp trong ngắn hạn… 2) Thất nghiệp.  Các khái niệm liên quan đến thất nghiệp: Lực lượng lao động: Là số người trong độ tuổi lao động đang có việc hoặc chưa có việc làm nhưng đang tích cực tìm kiếm việc làm. Người thất nghiệp: Là người chưa có việc làm nhưng mong muốn và đang tìm kiếm việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp: Là phần trăm số người thất nghiệp so với tổng số người trong lực lượng lao động.  Phân loại:  Theo hình thức thất nghiệp: -Thất nghiệp theo giới tính. -Thất nghiệp theo lứa tuổi. -Thất nghiệp theo ngành nghề. -Thất nghiệp theo vùng. -Thất nghiệp theo dân tộc, chủng tộc.  Theo lý do thất nghiệp: -Bỏ việc: Tự ý bỏ việc vì những lí do khác nhau. -Mất việc: Do các hãng cho thôi việc vì những khó khăn trong kinh doanh. -Mới vào: Lần đầu bổ sung vào lực lượng lao động, nhưng chưa tìm được việc làm. -Quay lại: Những người đã rời khỏi lực lượng lao động nay muốn quay lại làm việc nhưng chưa tìm được viêc làm.  Theo nguồn gốc thất nghiệp: -Thất nghiệp tạm thời: Xảy ra khi có một số người lao động đang trong thời gian tìm kiếm công việc hoặc nơi làm việc tốt hơn, phù hợp hơn với mình. -Thất nghiệp cơ cấu: Xảy ra khi có sự mất cân đối giữa cung và cầu lao động. -Thất nghiệp do thiếu cầu: Xảy ra khi mức cầu chung về lao động giảm xuống. -Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường: Xảy ra do các yếu tố xã hội, chính trị gây ra. Ngoài ra còn có một cách phân loại mới: -Thất nghiệp tự nguyện: Chỉ những người không muốn làm việc do việc làm hoặc mức lương chưa phù hợp với bản thân họ. -Thất nghiệp không tự nguyện: Chỉ những người mong muốn làm việc và tích cực tìm kiếm việc làm nhưng không có việc.  Ảnh hưởng của thất nghiệp: Do thiếu các nguồn tài chính và phúc lợi xã hội, người lao động buộc phải làm việc những công việc không phù hợp với trình độ năng lực. Không có việc làm đồng nghĩa với hạn chế giao tiếp với những người lao động khác, tiêu tốn thời gian vô nghĩa, áp lực tâm lý và không có khả năng chi trả cho việc mua sắm hàng hoá,các vật dụng dịch vụ thiết yếu. Tỷ lệ thất nghiệp cao đồng nghĩa với tổng sản phẩm quốc nội(GDP) thấp, các nguồn lực về con người không được sử dụng, bỏ phí cơ hội sản xuất thêm sản phẩm và dịch vụ Gia tăng thất nghiệp đi liền với việc gia tăng các tệ nạn xã hội… Ở một chừng mực nào đó, thất nghiệp đưa đến tăng năng suất lao động và tăng lợi nhuận.., 3) Mối quan hệ giữa Lạm phát - Thất nghiệp - Tăng trưởng. Lạm phát và tăng trưởng có mối quan hệ khăng khít với nhau.Qua bảng số liệu dưới đây, chúng có thể thấy rõ được mối quan hệ đó. Lạm phát và tăng trưởng Năm GDP(Tỷ đồng VN) Tốc độ tăng Lạm phát trưởng GDP 1986 108,126.00 3.40% 774,5% 1987 110,882.00 2.50% 360.40% 1988 116,537.00 5.10% 374.40% 1989 125,627.00 7.80% 95.80% 1990 131,968.00 5.00% 36.00% 1991 139,634.00 5.80% 81.80% 1992 151,782.00 8.70% 37.70% 1993 164,043.00 8.10% 8.40% 1994 178,534.00 8.80% 9.50% 1995 195,567.00 9.50% 16.90% 1996 213,833.00 9.30% 5.70% 1997 231,264.00 8.20% 3.20% 1998 244,596.00 5.80% 7.70% 1999 256,272.00 4.80% 4.20% 2000 273,666.00 6.80% -1.70% 2001 292,535.00 6.90% -0.40% 2002 313,247.00 7.10% 4.00% 2003 336,242.81 7.30% 3.20% 2004 362,092.80 7.70% 7.70% 2005 389,243.58 7.50% 8.00% 2006 417,905.53 7.40% 7.00% 2007 448,646.17 7.40% 12.60% Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp đã được A.W.PHILLIPS làm rõ qua đường Phillips. Đường Phillips ngắn hạn cho ta biết rằng: Lạm phát và thất nghiệp có sự đánh đổi trong ngắn hạn và thực tế nó đã được chứng minh bằng số liệu về nền kinh tế Anh vào những năm đầu thế kỷ 20. gp PC 0 u II. CÁC CHÍNH SÁCH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM- KIỀM CHẾ LẠM PHÁT TRONG THỜI GIAN QUA. 1) Kiềm chế lạm phát. a. Chính phủ phối hợp tốt chính sách tiền tệ chặt và tài khoá chặt. Chính sách tài khoá chặt: Kiểm soát chặt chẽ nâng cao hiệu quả chi tiêu công: Tiết kiệm chi tiêu công thường xuyên, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư , giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách. Thực hiện việc cắt giảm, sắp xếp lại các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong kế hoạch năm 2008 từ nguồn ngân sách Nhà nước, trái phiếu chính phủ, tín dụng đầu tư Nhà nước và đầu tư của các DN Nhà nước, trước hết là các công trình kém hiệu quả, chưa thực sự cần thiết. Các Bộ liên quan, nhất là Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, Bộ Xây Dựng, Tài Chính khẩn trương hoàn chinh các văn bản về đầu tư và xây dựng, kịp thời ban hành xử lý các vướng
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net