logo

Thuyết phục nhà tuyển dụng bằng các câu hỏi

Thông thường trước khi đi phỏng vấn, bạn thường chỉ luyện tập cách trả lời các câu hỏi của nhà tuyển dụng chứ không bao giờ nghĩ rằng mình sẽ đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng. Thực ra đó là một sai lầm lớn vì đôi khi những câu hỏi từ phía bạn sẽ thuyết phục được nhà tuyển dụng. Chúc cac bạn thành công!
THUYẾT PHỤC NHÀ TUYỂN DỤNG BẰNG CÁC CÂU HỎI Thông thường trước khi đi phỏng vấn, bạn thường chỉ luyện tập cách trả lời các câu hỏi của nhà tuyển dụng chứ không bao giờ nghĩ rằng mình sẽ đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng. Thực ra đó là một sai lầm lớn vì đôi khi những câu hỏi từ phía bạn sẽ thuyết phục được nhà tuyển dụng. Vậy khi được yêu cầu hỏi, số gợi ý sau bạn nên đưa ra những câu hỏi như thế nào? Giới thiệu với bạn một số câu hỏi giúp bạn thuyết phục nhà tuyển dụng:  Ở vị trí này công ty sẽ tạo cho tôi có những cơ hội thẳng tiến nào? Điều này chỉ cho nhà tuyển dụng thấy được bạn có một cái nhìn sâu sắc cho tương lai nghề nghiệp và bạn không chỉ tìm kiếm một công việc vì lương mà còn tìm sự đảm bảo chắc chắn cho sự nghiệp của mình.  Sau khi được lựa chọn làm việc ở công ty, tôi vẫn được đào tạo thêm chuyên môn chứ? Điều này cho thấy bạn sẵn lòng học thêm những kỹ năng mới và chấp nhận những thách thức hoặc những khó khăn để học hỏi. Đào tạo chuyên môn là việc rất quan trọng đối với nền kinh tế thay đổi như hiện nay và đây có thể là chìa khoá để duy trì công việc của bạn trong công ty.  Văn hoá công ty mình là gì? Văn hoá công ty là những cái vô hình mà với kinh nghiệm nghề nghiệp và chuyên môn bạn cũng không thể tác động được vào nó. Hỏi người phỏng vấn câu hỏi này mục đích là để giúp bạn dễ dàng thích nghi với môi trường làm việc nếu được tuyển dụng.  Ai sẽ đánh giá kết quả làm việc của tôi? Câu hỏi này giúp bạn nhận rõ cơ cấu tổ chức của công ty, những người mà sau này bạn sẽ làm việc cùng họ.  Thực tế trách nhiệm công việc của tôi là gì? Mỗi công việc thường ứng với những trách nhiệm cụ thể. Đó cũng chính là nhiệm vụ phải làm của bạn. Câu hỏi này sẽ cho bạn thấy được công việc chính của bạn khi được tuyển vào vị trí đó.  Tôi có thể liên lạc với anh (chị) nếu tôi có những thắc mắc chứ? Hỏi câu hỏi này để thể hiện bạn là người rất quan tâm đến kết quả của cuộc phỏng vấn và để giúp bạn có thể dễ dàng liên lạc với công ty khi cần thiết. 13 CÂU HỎI ẤN TƯỢNG KHIẾN NHÀ TUYỂN DỤNG MUỐN CHỌN BẠN NGAY LẬP TỨC! Dù bạn đang tìm kiếm công việc đầu tiên trong đời hay đã là “lão làng” dày dạn kinh nghiệm, việc tạo ấn tượng tốt xuyên suốt cuộc phỏng vấn sẽ là chìa khóa giúp bạn nhận được thư mời gia nhập công ty. Đặc biệt, nếu bạn đặt ra những câu hỏi thấu đáo cho nhà tuyển dụng khi phỏng vấn, bạn sẽ thể hiện được sự chuyên nghiệp, kỹ tính và chu toàn của bản thân mình. Tuy nhiên, không phải ứng viên nào cũng có thể đưa ra các câu hỏi khéo léo và thông minh mỗi khi đứng trước các nhà tuyển dụng. Nguyên nhân của điều này xuất phát từ việc thiếu sự chuẩn bị hoặc áp lực trong buổi phỏng vấn. Bạn sẽ mang theo hành trang gì đến gặp nhà tuyển dụng để chinh phục họ? Hãy luôn ghi nhớ rằng, những câu hỏi xuất sắc nhất phải được đúc kết từ cuộc trò chuyện giữa bạn và người tuyển dụng. Bạn có thể ghi chú nhanh những vấn đề còn thắc mắc để đặt ngay câu hỏi hợp lí đến họ. Hoặc đơn giản hơn, bạn hãy suy nghĩ trước và bước vào cuộc phỏng vấn với một vài câu hỏi liên quan đến vị trí ứng tuyển để đạt được hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, để kết thúc cuộc phỏng vấn một cách ấn tượng và tốt đẹp, hãy tham khảo ngay một số câu hỏi điển hình dưới đây. 1. Công việc này trước đây được tổ chức như thế nào? Đây là một câu hỏi quan trọng cần được đặt ra trong buổi phỏng vấn. Bởi vì khi bạn trúng tuyển, bạn sẽ phải làm việc trong một môi trường vốn đã quen thuộc theo cách thức hoạt động của người tiền nhiệm. Nếu như vị trí này được tạo ra để góp phần mang đến sự phát triển của công ty, hãy đặt câu hỏi tiếp theo để làm rõ người chịu trách nhiệm và nhiệm vụ này sẽ được chuyển giao đến bạn như thế nào. Nếu như bạn được phỏng vấn vì nhân viên trước đây rời khỏi cương vị, hãy tìm cách để khám phá lí do tại sao. Liệu có phải anh/cô ấy được thăng chức hay chuyển công tác? Nếu như người trước đây rời công ty, hãy cố gắng nắm bắt được tình huống hiện tại. Ngoài ra, hãy để việc phỏng vấn trở nên công bằng hơn bằng cách xác định rõ liệu công ty ấy có đang cân nhắc đến việc điều động nhân viên nội bộ vào vị trí này hay không. 2. Yếu tố nào của vị trí ứng tuyển là quan trọng nhất? Điều này ảnh hưởng đến việc quản lí như thế nào? Đừng quên đặt ra câu hỏi này cho nhà tuyển dụng. Nó sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về công việc sắp đến và sự gắn kết của vị trí với hệ thống công ty như thế nào. Ai sẽ hỗ trợ bạn? Bạn sẽ quản lí và hướng dẫn những ai? Những kĩ năng thiết yếu nào làm nên thành công trong vị trí này? 3. Bạn muốn tôi hoàn thiện điều gì trong 6 tháng đầu nhận việc? Những bản mô tả công việc thường chỉ đưa ra các nhiệm vụ thường ngày và trách nhiệm của bạn. Nếu muốn đi sâu hơn vào việc tìm hiểu vị trí này, hãy hỏi về những mong đợi thực tế từ phía nhà quản lí. Điều này sẽ giúp bạn thể hiện cuộc trò chuyện tốt hơn và xác định rằng, liệu bạn có thật sự phù hợp với vị trí ứng tuyển. 4. Bạn đánh giá thành công của tôi như thế nào? Và tôi có thể làm gì để vượt qua cả mong đợi của bạn? Câu hỏi này sẽ giúp bạn xác định các kỳ vọng của nhà tuyển dụng theo từng khía cạnh cụ thể. Ví dụ, ngoài những kỹ năng cơ bản về giao tiếp và phân tích, vị trí này cần những yếu tố xuất sắc nào khác để bạn có thể phát huy? 5. Yếu tố nào của công việc này tôi cần phải học hỏi nhiều hơn nữa? Và tôi có thể làm gì để tiến bộ nhanh chóng hơn? Đối với một số công việc đặc thù, việc học hỏi công nghệ hay quy trình làm việc của công ty chính là thử thách lớn đầu tiên khi bạn trở thành “người mới”. Với những công việc khác, thử thách này có thể đến từ việc thấu hiểu các đồng nghiệp trong công ty. Mọi hướng dẫn giúp bạn bắt kịp với nhịp điệu của công ty sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả và tốc độ hơn hẳn, đem đến lợi ích cho bạn chỉ trong vài tháng đầu tiên. 6. Kỳ vọng của bạn về việc quản lí tiến trình công việc như thế nào? Mỗi công ty luôn có khối lượng công việc đủ để các nhân viên bận rộn suốt 24 giờ một ngày, bảy ngày một tuần. Trên thực tế, mọi người đều trở về nhà khi đến giờ tan làm. Làm thế nào để bạn biết rằng bạn đã hoàn thành tất cả công việc trong ngày hôm nay? Liệu công ty có mong muốn bạn phải làm việc vào cuối tuần và trả lời email ngoài giờ làm việc? 7. Công ty có thường xuyên nhận xét về cách thức làm việc? Với một ứng viên, việc đặt ra câu hỏi này là điều vô cùng cần thiết. Mỗi phần thể hiện xuất sắc và sự thăng tiến là kết quả từ những nhận xét thấu đáo nhất. Liệu công ty chỉ giới hạn việc đánh giá và nhận xét hàng năm? Hay nhà tuyển dụng ưu tiên đưa ra việc đánh giá kịp thời để góp phần cải thiện hiệu quả làm việc? 8. Cơ hội nào để tôi học hỏi và phát triển? Liệu công ty có cung cấp các chuyên gia hoặc cố vấn kĩ năng thường xuyên? Liệu công ty có tổ chức các khóa học hoặc khóa huấn luyện? Những doanh nghiệp lớn thường yêu thích những cá nhân mong muốn sự phát triển chuyên nghiệp. Hãy chứng tỏ cho các nhà quản lí hiểu rằng sự phát triển cá nhân là yếu tố rất quan trọng đối với bạn. 9. Thử thách lớn nhất trong công việc của bạn là gì? Điều gì khiến bạn yêu thích công việc này? Có thể công việc của nhà tuyển dụng sẽ khác so với công việc của bạn. Tuy nhiên, những chia sẻ chân thành từ công việc của họ, những khó khăn họ gặp phải, những động lực thúc đẩy họ tiếp tục công việc có thể sẽ góp phần giúp bạn học hỏi, hoặc hỗ trợ bạn rất nhiều về sau này. 10. Bạn làm thế nào để nhận được vị trí này? Việc hỏi những vấn đề mang tính cá nhân có thể sẽ không giúp bạn ghi điểm tốt trong cuộc phỏng vấn. Tuy nhiên, phần lớn các nhà tuyển dụng chuyên nghiệp thường thích việc chia sẻ về con đường sự nghiệp của họ. Hãy hỏi điều làm họ hứng thú với công ty và quá trình họ xây dựng sự nghiệp tại đây. 11. Bạn có những công cụ hoặc nguồn lực nào để hỗ trợ công việc tốt hơn? Khi đặt ra câu hỏi này, bạn có thể xác định vấn đề mà người quản lí đang gặp phải trong công việc của họ. Nếu như nguồn lực khan hiếm, nhà quản lí gặp phải áp lực về thời gian, kinh phí thắt chặt hay thiếu thốn nhân lực trầm trọng, rất có thể bạn cũng sẽ chịu ảnh hưởng tương tự khi bước vào công ty. 12. Ý kiến của bạn có được lắng nghe không? Tinh thần đóng góp là một trong những chỉ số đánh giá mức độ hài lòng và hiệu suất làm việc của cả nhóm. Nếu như người quản lí của bạn cảm thấy họ luôn được lắng nghe, tôn trọng và học hỏi từ những nguồn thông tin họ cung cấp, rất có thể bạn cũng sẽ nhận được một cơ hội được chú ý như thế. 13. Tôi có nói điều gì làm bạn hoài nghi về sự phù hợp của tôi với vị trí này? Câu hỏi này nếu được đưa ra vào cuối buổi phỏng vấn sẽ thật kinh khủng! Tuy nhiên, sau tất cả, bạn cần phải biết được có một lí do nào khiến nhà tuyển dụng từ chối bạn hay không. Nếu bạn có can đảm hỏi điều này, bạn có thể hiểu rõ hơn về các bước tiếp theo trong quá trình tìm việc của mình, cũng như nhận được cơ hội để “chữa cháy” cho bản thân trong lúc họ vẫn còn đặt sự chú ý lên bạn. 15 CÂU HỎI BẠN NÊN HỎI KHI PHỎNG VẤN VỚI NHÀ TUYỂN DỤNG Trong buổi phỏng vấn với nhà tuyển dụng, cơ hội để đặt câu hỏi cho các nhà tuyển dụng là cơ hội vàng – bạn không nên bỏ lỡ. Nếu nhà tuyển dụng hỏi bạn “Em có câu hỏi gì dành cho anh/chị không?”, câu trả lời tệ nhất trong tình huống này là “Không”. Những câu hỏi thông minh không chỉ cho phép ứng viên có được thông tin hữu ích về nhà tuyển dụng, môi trường làm việc tương lai mà còn giúp bạn ghi điểm trong mắt các nhà tuyển dụng, vượt qua các ứng viên còn lại để chứng tỏ mình là ứng viên tốt nhất . Để đặt câu hỏi thông minh, bạn hãy tìm hiểu trước về công ty để không hỏi những câu hỏi quá hiển nhiên hoặc dễ dàng để biết, đặt những câu hỏi như thế sẽ khiến bạn mất điểm. Các nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn lười biếng hoặc không đủ hứng thú để tìm hiểu về công ty. Bạn nên tận dụng những thông tin tự tìm hiểu về công ty để đặt ra câu hỏi phù hợp nhất. Dưới đây xin chia sẻ 15 câu hỏi gợi ý giúp bạn gây ấn tượng với các nhà tuyển dụng tiềm năng. Bởi áp lực thời gian, bạn sẽ không có cơ hội để hỏi tất cả các câu hỏi dưới đây, vậy hãy cân nhắc và lựa chọn câu hỏi có ý nghĩa và chỉnh sửa để phù hợp với tình huống của bạn: 1. Anh/chị có thể cho em biết những đặc điểm nổi bật của công ty không? Giá trị cốt lõi mà công ty theo đuổi? Thách thức lớn nhất của công ty là gì? 2. Kế hoạch của công ty trong 5 năm tiếp theo là gì, và phòng ban (nơi bạn ứng tuyển) sẽ đáp ứng kế hoạch này như thế nào? 3. Anh/chị mong đợi ứng viên cho vị trí này đạt được kết quả gì trong 6 tháng hoặc 12 tháng đầu tiên làm việc tại đây? Sai lầm nào là không được phép mắc phải trong năm đầu tiên? 4. Những thành tích như thế nào sẽ được ghi nhân và đánh giá cao trong tổ chức? Như thế nào được xem là thành công với vị trí công ty đang tuyển dụng? 5. Anh/chị có thể cho em biết 3 yếu tố quyết định nhất đến kết quả kinh doanh của công ty không? 6. Vị trí em ứng tuyển đóng góp như thế nào cho công ty? (mục đích, hiệu suất làm việc, lợi nhuận – doanh thu)? 7. Công ty có áp lực gì lớn nhất hoặc phòng/ban (bạn đang ứng tuyển) có áp lực nào không? 8. Anh/chị có thể dẫn ra ví dụ về một dự án điển hình mà vị trí đang tuyển dụng sẽ phải đảm nhiệm? 9. Điều gì sẽ là khó khăn nhất với vị trí em đang ứng tuyển? 10. Qua buổi phỏng vấn này, anh/chị có thể nhận xét về khả năng nào của em còn yếu có thể khiến anh/chị có thể không chọn em cho vị trí đang tuyển không? 11. Cân bằng giữa công việc-cuộc sống cá nhân cũng quan trọng như hiệu suất làm việc để nhân viên có thể làm việc lâu dài. Anh/chị có thể nêu ra một vài quan điểm giúp nhân viên hoà hợp tốt 2 điều này, hoàn thành công việc tốt và cân bằng cuộc sống ngoài giờ làm việc không? 12. Công ty có chương trình gì để hỗ trợ nhân viên phát triển nghề nghiệp và bản thân, giúp đạt hiệu quả cao trong công việc không? 13. Văn hoá nội bộ rất quan trọng, nhưng sẽ rất khó định nghĩa cho đến khi có một cá nhân vi phạm. Liệu có những điều gì nếu nhân viên làm sẽ được cho là vi phạm văn hóa của tổ chức? 14. Trong quá khứ, Công ty đã ghi nhận và thưởng cho nhân viên có đóng góp xuất sắc như thế nào? 15. Sau buổi phỏng vấn này, bước tiếp theo của quy trình tuyển dụng sẽ như thế nào? Khi nào thì em được biết kết quả tuyển dụng? Với những câu hỏi gợi ý này, không có nghĩa là bạn không cần bỏ công sức để suy nghĩ khi đặt những câu hỏi cho nhà tuyển dụng, trên đây là những câu hỏi để bạn chứng tỏ bạn quan tâm đến nhà tuyển dụng và ghi điểm bằng thái độ tự tin, sự chuẩn bị kĩ lưỡng cho buổi phỏng vấn và nhiệt huyết của bạn với nhà tuyển dụng. câu hỏi thông minh để hỏi ngược lại nhà tuyển dụng Khi đi phỏng vấn, nhiều bạn thường cho rằng nhiệm vụ của mình chỉ là lắng nghe các câu hỏi của nhà tuyển dụng và cố gắng trả lời chúng. Quan niệm sai lầm này sẽ khiến bạn rơi vào trạng thái bị động, không có dịp chứng tỏ được sự sắc sảo và thông minh của mình. Và như thế nhà tuyển dụng c ng sẽ nhanh chóng l ng quên bạn giống như hàng nghìn ứng cử viên khác. Shannon Stapleton / Reuters Thông thường, gần cuối buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ hỏi: “Anh/chị có câu hỏi nào cho chúng tôi không?”. Đừng lúng túng. Cũng đừng lắc đầu “Không. Tôi không có câu hỏi nào cả”. Hãy xem đây là một cơ hội vàng để nhà tuyển dụng phải “vị nể” và đánh giá đúng tầm vóc của bạn. Trong cuốn sách: “301 câu trả lời thông minh để hỏi nhà tuyển dụng khó tính” nữ tác giả Vicky Oliver khuyên chúng ta phải học cách luôn chuẩn bị sẵn sàng những câu hỏi. "Một cuộc phỏng vấn thành công không chỉ đơn giản là một cuộc nói chuyện hiệu quả. Đôi khi, tùy thuộc vào cá tính của nhà tuyển dụng”. Bạn nên có sẵn một kho “vũ khí” câu hỏi để “tấn công” lại nhà tuyển dụng, gây ấn tượng và trở thành một ứng cử viên sáng giá cho vị trí mà bạn phỏng vấn. Dưới đây là tám câu hỏi mà bạn nên hỏi người phỏng vấn để giành thế chủ động hơn. 1. Hiện nay vấn đề mà qu công ty đang gặp phải là gì? Công ty đang có những giải pháp gì để giải quyết những vấn đề này? 2. nh chị mong muốn điều gì ở một nhân viên? Ph m chất nào là quan trọng nhất để hoàn thành nhiệm vụ và có thể th ng tiến tại công ty? Những câu hỏi này chứng tỏ bạn rất quan tâm đến hoạt động của công ty. Nó cho người phỏng vấn thấy rằng bạn thực sự mong muốn gắn bó lâu dài với môi trường này, và nó cũng sẽ giúp bạn quyết định xem bạn có thực sự phù hợp với vị trí này hay không. 3. Tôi biết rằng anh chị t ng giảng dạy tại trường đại học New York. Vậy kinh nghiệm mà anh chị có được t việc này để áp dụng vào công việc hiện tại là gì? Với câu hỏi này bạn đã khéo léo thể hiện sự tôn trọng của mình với người đang trực tiếp phỏng vấn bạn, rằng họ là một “chuyên gia” trong một lĩnh vực trước khi họ bắt đầu công việc hiện nay. 4. Kế hoạch của qu công ty để chống lại đối thủ cạnh tranh là gì? 5. Những tiêu chí mà qu công ty đặt ra cho vị trí của tôi là gì? Những câu hỏi chứng tỏ bạn rất quan tâm đến vị trí ứng tuyển và tâm huyết với sự phát triển chung của công ty này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bản chất công việc bạn ứng tuyển. Nhà tuyển dụng nào cũng muốn biết liệu ứng viên có nhiệt tình gắn bó với công ty hay không. Vì vậy, bạn nên “đánh” vào tâm lý đó qua những câu hỏi thể hiện sự nghiêm túc của bạn với công việc mà bạn phỏng vấn. 6. Tôi sẽ trực tiếp báo cáo công việc cho ai? Hay “ i sẽ là người trực tiếp đánh giá n ng lực và thành quả làm việc của tôi?” 7. Kế hoạch kinh doanh mới của công ty là gì? Với hai câu hỏi trên, bạn cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn luôn trong tư thế sẵn sàng lập kế hoạch và hào hứng với công việc mà bạn ứng tuyển. 8. Tôi nhận thấy bản thân rất muốn được làm việc cùng với anh chị. Vậy bước tiếp theo tôi cần làm là gì? Câu hỏi kết thúc buổi phỏng vấn đầy ấn tượng này sẽ là một “đòn quyết định” có tác động trực tiếp đến người đang phỏng vấn bạn. Anh ta sẽ thực sự bất ngờ và thấy hứng thú để kết hợp với bạn. Chắc chắn anh ta sẽ nói cho bạn những suy nghĩ của anh ta và sẽ hỏi bạn những thông tin mà anh ta muốn biết thêm về bạn trước khi bắt đầu sự hợp tác lâu dài và thú vị. “Mẹo” thuyết phục nhà tuyển dụng trong cuộc phỏng vấn Trong thị trường tuyển dụng cạnh tranh gay gắt như hiện nay, một sơ yếu lí lịch hoàn hảo cùng với kĩ năng phỏng vấn tốt chưa chắc đảm bảo bạn sẽ đạt được công việc. Bạn cần thêm một chút khéo léo để thuyết phục nhà tuyển dụng trong cuộc phỏng vấn. Dưới đây là một số “mẹo” thuyết phục bạn có thể áp dụng: 1. Thể hiện sự quan tâm tới người phỏng vấn Ai cũng muốn được mọi người yêu mến và nhà tuyển dụng cũng vậy. Chris St.Hilaire, tác giả cuốn sách “27 lợi ích của thuyết phục: Những chiến lược cơ bản để lôi cuốn đồng minh và chiến thắng đối thủ”, chia sẻ: “Tôi đã nhận ra rằng chỉ cần nghĩ “ Tôi thích những người này” sẽ khiến bản thân thay đổi cách cảm nhận về họ. Nụ cười trên mặt cùng vẻ háo hức, mọi người cảm nhận được sự thân thiện của bạn và sẽ có thiện cảm với bạn hơn.” Bạn nên tìm hiểu một chút về người bạn sẽ phỏng vấn bạn – liệu gần đây cô/ anh ấy ( hoặc công ty ) đạt được thành công nào đó? Và bạn có thể ca ngợi nó như sự mở đầu cuộc nói chuyện với người phỏng vấn. 2. “Bắt chước” người phỏng vấn Hãy chú ý tới cách nhà tuyển dụng nói và hành động – ví dụ, nếu anh ấy nói chậm, hãy điều chỉnh với tốc độ của anh/ cô ấy. Bạn cũng nên cố gắng ngồi ở vị trí, tư thế tương tự. Những hành động tinh tế này có thể khiến anh/ cô ấy cảm thấy thoải mái hơn với bạn. Tuy nhiên, lưu ý rằng hãy hành động một cách chậm rãi và tinh tế. Đừng chăm chăm xem người đó hành động ra sao và bắt chước y hệt. Điều đó có thể được xem là sự chế nhạo hay phiền toái với nhà tuyển dụng. Bạn cũng nên áp dụng “mẹo” này trong sơ yếu lí lịch của mình – sử dụng ngôn từ tương tự trong bản mô tả công việc của công ty. 3. Bắt tay một cách điêu luyện Trong cuốn sách của mình “ 10 khoảnh khắc tạo dựng hay phá vỡ sự nghiệp”, Casey Hawley cho biết một cái bắt tay hoàn hảo gồm 4 bước: chạm, nắm, lắc và trao đổi qua ánh mắt. Khi bắt tay, phần giữa ngón cái và ngón trỏ của bạn phải vừa khớp với phần đó của người kia. Bạn nên nắm chắc tay, lắc khoảng 2 – 3 lần và nhìn trực tiếp vào mắt người đối diện. Hãy luyện tập cách bắt tay với bạn, người thân của mình cho tới khi bạn tự tin về nó. 4. Sử dụng ngôn ngữ sâu sắc, sinh động Thay vì sử dụng những cách nói quen thuộc như “Tôi đã đạt được giải thưởng A, thành công B”, hãy mô tả ngắn gọn cách bạn đạt được chúng. Nhà tuyển dụng sẽ thấy thuyết phục khi biết được quá trình hơn là chỉ nghe thấy những con số, chức danh chung chung. 5. Chọn nước lọc Một trong những lời khuyên thú vị trong cuốn sách của St. Hilarie là hãy uống nước lọc. Ông giải thích: “Nhiều nhà tuyển dụng muốn thể hiện sự thân thiện với ứng viên bằng cách hỏi họ muốn uống gì. Khi đó, hãy lịch sự chọn nước lọc và cám ơn. Nhà tuyển dụng sẽ có ấn tượng về bạn là người chuyên nghiệp.” Nếu chọn cà phê hay nước uống có ga, bạn sẽ bị đánh giá là người yêu sách, hay đòi hỏi. 6. Cung cấp những thông tin ấn tượng Đó là những số liệu, thành tựu ngắn gọn nhưng dễ dàng để lại dấu ấn trong tâm trí của người phỏng vấn. Ví dụ như “Tôi làm tăng năng suất của văn phòng lên 20% trong vòng 3 tuần” hoặc “ Tôi là nhân viên bán hàng đứng đầu công ty trong 7 tháng năm 2009”. Hãy cố tạo ra 3 – 4 thông tin như vậy trong cuộc nói chuyện với người phỏng vấn. 7. Im lặng khi cần thiết Nhiều nhà tuyển dụng sử dụng sự im lặng như một sức mạnh: khi bạn kết thúc trả lời một câu hỏi, họ chờ một vài giây trước khi nói để chắc chắn bạn đã kết thúc. Hoặc khi một ứng viên quá căng thẳng, sự im lặng của nhà tuyển dụng thể hiện anh/ chị ấy không để ý tới chi tiết đó để ứng viên nhanh chóng lấy lại tự tin. Bạn cũng có thể áp dụng “ chiêu” này của nhà tuyển dụng. Nhớ rằng sự im lặng tốt hơn là những câu ậm ừ “Hmm, À, Um…”. St. Hilarie bố sung thêm lời khuyên: “Nếu bạn cần suy nghĩ về một câu hỏi, hãy nhìn xuống dưới. Nhìn xuống thể hiện bạn đang suy nghĩ thực sự còn nhìn lên khiến bạn có vẻ như đang tìm kiếm và mơ hồ về câu hỏi.”
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net