logo

THƯƠNG THẢO VỚI DOANH NHÂN MỸ

Với người việt, các thương lượng đôi khi không dựa trên hợp đồng mà bằng cách tạo dựng các mối quan hệ, từ đó phát triển sự tin tưởng để làm ăn. Đa phần doanh nhân việt chọn cách ký một bản ghi nhớ trước khi có được hợp đồng, bởi họ cần nhiều thời gian để xây dựng mối quan hệ
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP Ngày 17-11-2008 Lưu ý gì khi thương thảo với doanh nhân Mỹ? Với chủ đề “Những lỗi nghiêm trọng người Việt Nam thường gặp khi tiếp đãi người Mỹ”, cuộc hội thảo diễn ra vào ngày 7/11 tại Trung tâm Giáo dục - Đào tạo và Hội thảo quốc tế FideS, có rất nhiều vấn đề về cung cách giao tiếp với doanh nhân Mỹ đã được đặt ra. Theo đó, đôi lúc những sai lầm nhỏ vẫn có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng mà ít người nghĩ đến. Người chủ trì hội thảo lần này là GS. David F. Day - một luật sư, giảng viên quốc tế giàu kinh nghiệm thực tiễn, đặc biệt trong việc đào tạo những nhà lãnh đạo, quản lý của Việt Nam hơn một thập niên qua, từ các chương trình MBA tại Hà Nội và Tp.HCM đến các buổi đào tạo chuyên sâu do Phòng Thương mại Hoa Kỳ và Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam tài trợ. Theo ông, hầu hết những sai lầm của người Việt trong giao tiếp kinh doanh với người Mỹ đều xuất phát từ các thói quen rất đỗi bình thường, thậm chí còn được xem là những nét văn hóa đẹp. Vì vậy, cần có sự nhìn nhận rõ ràng giữa điều thích làm và điều nên làm để tránh gặp rắc rối với các doanh nhân Mỹ, những người được đánh giá là rất thực tế và mau lẹ trong chuyện làm ăn. Bản ghi nhớ, cần hay không? Không khí chia sẻ kinh nghiệm cởi mở giữa GS. David Day và các doanh nhân tại buổi hội thảo Với người Việt, các thương lượng đôi khi không dựa trên hợp đồng mà bằng cách tạo dựng các mối quan hệ, từ đó phát triển sự tin tưởng để làm ăn. Đa phần doanh nhân Việt chọn cách ký một bản ghi nhớ trước khi có được hợp đồng, bởi họ cần nhiều thời gian để xây dựng mối quan hệ. Riêng với người Mỹ, cái gọi là “bản ghi nhớ” không mấy có giá trị, bởi theo quan điểm của họ, tất cả các cuộc thương lượng phải được thể hiện bằng hợp đồng. Theo GS. David F. Day, nước Mỹ luôn xem trọng văn bản và từ ngữ. Ở một đất nước mà bản Tuyên ngôn độc lập (năm 1774) được để trang trọng và bảo vệ cẩn mật trong khung kính chống đạn, mỗi văn bản khi ra đời được truyền hình quay cận cảnh để đảm bảo tính xác thực thì trong đời thường, việc giao tiếp cũng dễ bị bắt bẻ từng từ. Trên thực tế, các luật sư Mỹ rất thích thú khi làm việc với từ ngữ, càng nhiều từ càng tốt, nên hợp đồng luôn thể hiện tính chi tiết rất cao. Created with novaPDF Printer (www.novaPDF.com). Please register to remove this message. Doanh nhân Mỹ sử dụng hợp đồng và hợp đồng mẫu như một cách tự bảo vệ bằng pháp lý. Luật pháp Mỹ cũng đủ mạnh để bảo vệ tính hợp pháp của các hợp đồng nên có thể nói hợp đồng là thứ văn bản có hiệu lực pháp lý rất cao. Việc tạo dựng quan hệ thân thiết hay các thủ pháp xoa dịu tinh thần với họ hầu như không cần thiết vì đã ký thì cứ y theo hợp đồng mà làm. Thỏa thuận lòng vòng Trong giao tiếp, người Mỹ có xu hướng nói to, thích nhìn thẳng vào người đối diện và hay đòi hỏi quyền lợi một cách công khai. Sự thẳng thắn này đôi lúc bị nhiều đối tác châu Á, thậm chí cả người châu Âu cho là thiếu tế nhị. Nhưng đó thật sự là phong cách Mỹ. Họ luôn thúc đẩy cuộc thương lượng đến chỗ kết thúc một cách mau chóng nhất, vì vậy cách làm việc tốt nhất là nên đi thẳng vào vấn đề cũng như đừng mất nhiều thời gian cho các thủ tục giấy tờ. “Make it snappy!” (Nhanh lên!), “What are we waiting for” (Còn chờ gì nữa?), “Jump to it” (Nhào vô!) là những câu cửa miệng của người Mỹ vì bỏ phí thời giờ tức là phí cuộc sống. Trong các buổi đàm phán thương mại, cách đặt vấn đề của người Việt rất dễ tiệm cận với phong cách của người Mỹ (dù đi lòng vòng nhưng người Việt có thể nhìn thẳng vào vấn đề bất cứ khi nào). Vì vậy, nếu tránh được việc quanh đi quẩn lại với những vấn đề râu ria (được xem là cách thăm dò ý tứ hoặc gợi ý tế nhị của nhiều quốc gia châu Á) thì những thỏa thuận rất dễ đạt được. Hãy nói chuyện với người Mỹ càng đơn giản càng tốt, nhưng phải thật logic. Không đưa ra quyết định cuối cùng Một thói quen của người Việt trên bàn đàm phán là chốt lại vấn đề bằng câu đại ý: “Chúng tôi sẽ có quyết định ngay sau khi xin ý kiến cấp trên”. Đôi khi, đối tác chỉ là những người cấp dưới hoặc thừa hành nên cách này được áp dụng để né việc phải quyết định tức thì. Các nhà đàm phán Mỹ rất khó chịu với điều này, bởi nó đồng nghĩa với việc họ đang tiếp xúc với một người không có quyền quyết định vấn đề. Tương tự, nếu muốn đưa các thương gia Mỹ ra khỏi thành phố thăm thú vài nơi, hãy để những người chịu trách nhiệm đi cùng họ, không nên gửi họ cho các công ty du lịch hoặc giao cho cấp dưới. Thiếu tính minh bạch Người Mỹ mong đợi thông tin trung thực ở bàn đàm phán, thích sự chính xác, cụ thể. Một điều đáng lưu ý là họ rất quan tâm nếu đối tác đã từng đến Mỹ, bởi khi đó cuộc trò chuyện sẽ cởi mở hơn. Họ chia sẻ về nước Mỹ và cũng cần được nghe phản hồi của đối tác về nước Mỹ. Điều này, tuy có vẻ ngoài lề, nhưng lại liên quan đến một khái niệm rất quan trọng là tính minh bạch trong kinh doanh - chia sẻ và nhận phản hồi ngược lại. Nếu các thống kê tài chính của công ty mình có vấn đề, doanh nhân Việt nên nhìn nhận và giải thích rõ ràng thay vì chối quanh, lờ đi hay “tiền hậu bất nhất” vì dễ bị đối phương xem như thiếu trung thực. Created with novaPDF Printer (www.novaPDF.com). Please register to remove this message. Tạo dựng quan hệ bằng giải trí Người Việt thường bắt đầu hoặc kết thúc các cuộc đàm phán bằng những hoạt động giải trí như ăn uống, ca hát hoặc thậm chí là massage, quà cáp… để tạo sự thân thiện. Đối với người Mỹ, những hoạt động này không cần thiết, có khi còn gây phản ứng ngược. Người Mỹ ít khi thỏa thuận kinh doanh bên ngoài phòng họp, càng không có thói quen ký hợp đồng trên… bàn nhậu như dân ta. Thường thì các hoạt động chiêu đãi không nằm trong “ngân sách” giao dịch của doanh nhân Mỹ. Làm ăn với người Mỹ cũng đừng chờ đợi sẽ nhận được những món quà “trên mức tình cảm”. Nếu có thể tổ chức các buổi tiệc tiếp đãi doanh nhân Mỹ, cần lưu ý một số điều tối kỵ sau: - Không nên lạm dụng việc giới thiệu văn hóa Việt, đặc biệt là ẩm thực. Người Việt rất tự hào về nền ẩm thực đặc sắc và phong phú của mình nên thường chọn các nhà hàng đặc sản địa phương để đãi khách. Tuy nhiên, không phải người Mỹ nào cũng từng thử qua món Việt. Khi đến một vùng đất lạ, nỗi sợ lớn nhất là mắc bệnh nơi xứ người. Thậm chí nhiều người Mỹ cẩn thận còn không quen với những nhà hàng mini, bàn ghế thấp ở Việt Nam. Vì vậy, khi tổ chức tiếp đãi, hãy chọn những nhà hàng cỡ 4 sao hoặc tương đương với đẳng cấp khách sạn họ đang lưu trú và không nên đãi đặc sản địa phương quá một lần. - Đừng để quên các phu nhân ở lại khách sạn khi mời các ông chồng doanh nhân đi đâu đó. Các vị phu nhân Mỹ luôn hào hứng được dự tiệc cùng chồng và họ đánh giá rất cao sự lịch thiệp của đối tác qua vấn đề này. Đa số người Mỹ thích nghe nhạc nhưng không thể hát. Vì vậy, nếu họ được mời tham gia hát karaoke thì đó là... cực hình. “Từ phía người Mỹ, tôi nhận thấy người Việt có những nét văn hóa giải trí rất đẹp, chẳng hạn như thưởng thức cà phê tao nhã hơn cách uống kiểu Starbuck của Mỹ nhiều. Vì vậy, sao không chọn cách mời họ cùng thưởng thức cà phê theo “đẳng cấp Rolls-Royce” của người Việt tại những nơi có không gian đẹp, tầm nhìn lý tưởng và những ly cà phê thượng hạng?”, GS. David F. Day mách nước như vậy. - Đừng để sự bất ngờ trở thành đồng nghĩa với không chủ định, bởi người Mỹ không bao giờ làm việc gì mà không có mục đích. Nhiều doanh nhân nước ngoài đã mất đối tác Mỹ chỉ vì sơ suất không hiểu tâm lý này. Có một câu chuyện kể về cách giao tiếp với doanh nhân Mỹ như sau: để tạo bất ngờ cho đối tác, một chủ doanh nghiệp đã mời một cách ỡm ờ: “Chúng ta cùng tìm nơi nào để trò chuyện thêm”. Đối tác người Mỹ gặng hỏi: “Đi đâu?”. “Một nơi nào đó rất ấn tượng”. “Nhưng cụ thể là ở đâu?”. “Cứ đi đi, đến nơi nào ông cảm thấy thích”. Đôi khi, sự bất đồng ngôn ngữ dẫn đến tình huống này và hậu quả là người doanh nhân Mỹ đánh giá đối tác của mình là người không có mục đích rõ ràng. Cuộc thương thảo vì thế sẽ không có lần tiếp theo. (Theo DoanhnhanSaiGon) Created with novaPDF Printer (www.novaPDF.com). Please register to remove this message. Tìm lợi thế cho bên bán trong những vụ M&A Bị sức ép trên thương trường, doanh nghiệp cần tạo lợi thế cạnh tranh mới, hay khi cơ hội mới xuất hiện, doanh nghiệp muốn mở rộng kinh doanh, thay đổi hướng đầu tư… Những yếu tố này có thể là động cơ để thực hiện việc mua bán và sáp nhập (M&A). Ở vị thế bên bán, các doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì để giữ lợi thế? Theo khảo sát của Pricewaterhouse-Coopers, các vụ M&A tại Việt Nam đang tăng với tốc độ nhanh nhất ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Năm 2005, Việt Nam chỉ có 18 vụ M&A với tổng giá trị 61 triệu đô la Mỹ nhưng năm 2007, con số này đã là 113 vụ với tổng giá trị 1,753 tỉ đô la Mỹ. Tuy nhiên, dù tăng nhanh về số lượng, nhưng tình trạng thiếu thông hiểu nhau giữa các bên trong một thương vụ M&A ở Việt Nam vẫn chưa được cải thiện. Tại hội thảo “M&A Việt Nam - Nâng cao năng lực cho bên bán”, ông Nguyễn Trung Thẳng, Tổng giám đốc Masso Group, đã nêu một số trải nghiệm thực tế từ quá trình tư vấn M&A tại các doanh nghiệp. “Có doanh nghiệp bán rồi lại tỏ ra tiếc nuối, vì cho rằng có thể bán với giá… cao hơn; hoặc không thể dung hòa với văn hóa công ty, chiến lược phát triển… của bên mua. Có doanh nghiệp lại đưa ra giá bán cao một cách vô lý, chẳng có cơ sở để chứng minh; bên… lỡ mua sau đó mới biết toàn bộ hệ thống quản lý, nhân sự… không thật sự có giá trị”, ông Thẳng nói. Nghịch lý M&A Theo ông Thẳng, việc thực hiện M&A có thể giúp doanh nghiệp tăng trưởng nhanh qua các lợi ích như sau: - Cải thiện tình hình tài chính (tăng vốn sử dụng, tiếp cận thêm nguồn vốn, chia sẻ rủi ro, tăng cường tính minh bạch…). - Củng cố vị thế thị trường (tăng thị phần, tận dụng khả năng bán chéo dịch vụ, tận dụng kiến thức sản phẩm để tạo ra cơ hội kinh doanh mới…). - Giảm thiểu chi phí ngắn hạn (giảm thiểu trùng lắp trong mạng lưới phân phối, tiết kiệm chi phí hoạt động, chi phí quản lý và hành chính…). - Tận dụng quy mô dài hạn (tối ưu hóa kết quả đầu tư công nghệ, tận dụng kinh nghiệm thành công của các bên, giảm chi phí khi mua số lượng lớn…). Tuy nhiên thực tế lại cho thấy các thương vụ mua bán sau đó có tỷ lệ thất bại cao. Theo nghiên cứu của Mckinsey, 50-70% các vụ M&A không làm gia tăng giá trị cho cổ đông. Khảo sát của Công ty Kiểm toán DTL đã chỉ ra những nguyên nhân thất bại chính trong việc thực hiện M&A: - Chọn sai đối tác M&A. Các bên sẽ không thể thống nhất về chiến lược phát triển, văn hóa công ty… sau này có thể dẫn đến bất hợp tác với nhau. - Quá trình M&A không được tổ chức tốt. Do không phân công người có thẩm quyền phụ trách, các tác vụ trong M&A không được thực hiện một cách bài bản. Từ đó rủi ro không được đánh giá và quản lý đúng mức, mất nhân viên giỏi trước khi kết thúc thương vụ, không tập trung vào việc khai thác khách hàng… Created with novaPDF Printer (www.novaPDF.com). Please register to remove this message. - Các lợi ích chiến lược dài hạn không được làm rõ. Các bên chưa coi trọng thế mạnh về sản phẩm, dịch vụ của nhau; hoặc không chuyển giao đầy đủ kỹ năng, thế mạnh của từng bên. Bên cạnh đó, có thể các bên chưa khai thác tối đa khả năng tiếp cận nguồn vốn mới… Cơ cấu pháp lý Ông Đặng Thế Đức, luật sư điều hành Công ty Luật Indochine, cho biết về phương diện pháp lý, có thể chia một giao dịch M&A làm năm giai đoạn: - Tiền hợp đồng/đàm phán sơ bộ. - Điều tra/thẩm định công ty mục tiêu. - Hợp đồng: soạn thảo, đàm phán và ký kết thỏa thuận mua bán.- Hoàn tất giao dịch. - Giai đoạn sau hoàn tất giao dịch/hậu M&A. Ông Đức lưu ý, ở giai đoạn tiền hợp đồng, các bên cần đạt được các thỏa thuận bảo mật và thỏa thuận nguyên tắc. Các bên trong thỏa thuận bảo mật gồm có: bên bán (bên tiết lộ thông tin), bên mua tiềm năng (bên nhận thông tin) và nhà tư vấn của họ (kiểm toán, luật sư…). Các điều khoản chính của một thỏa thuận bảo mật gồm có: - Mô tả sơ bộ giao dịch và yêu cầu tiết lộ thông tin. - Phạm vi thông tin mật, các thông tin loại trừ (thông tin công cộng…). - Thời hạn bảo mật thông tin: 3-5 năm. - Hoàn trả thông tin nếu giao dịch thất bại. - Danh sách những người của bên mua được tiếp cận thông tin. Theo ông Đức, bên bán nên quy định rõ các khoản phạt vi phạm hay bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên mua vi phạm nghĩa vụ bảo mật. Sau giai đoạn tìm hiểu sơ bộ, hai bên nên ký kết một thỏa thuận nguyên tắc nhằm ghi nhận những thỏa thuận đã đạt được, các điều khoản và điều kiện chính của giao dịch, thời gian thực hiện, luật áp dụng và giải quyết tranh chấp… Ông Đức cũng lưu ý thêm với bên bán về thỏa thuận nguyên tắc: - Thỏa thuận nguyên tắc có thể mang tính ràng buộc tùy vào nội dung thỏa thuận hoặc khoản luật áp dụng. - Nếu chưa chắc chắn về các điều khoản và điều kiện, không nên ký một thỏa thuận nguyên tắc có tính ràng buộc. - Nên sử dụng luật sư để xem xét trước khi ký thỏa thuận nguyên tắc. - Không ký “thỏa thuận độc quyền đàm phán” nếu có tiếp xúc với một vài bên mua tiềm năng. - Bên mua có thể sử dụng thỏa thuận nguyên tắc để ràng buộc bên bán trong hợp đồng mua bán sau này. Created with novaPDF Printer (www.novaPDF.com). Please register to remove this message. Góc nhìn tài chính Ông Lê Khánh Lâm, Phó tổng giám đốc bộ phận thuế và tư vấn, Công ty Kiểm toán DTL, nêu một số cách thẩm định tài chính - kế toán và thuế khi thực hiện một thương vụ M&A. Trước hết, cần kiểm tra việc tuân thủ chuẩn mực kế toán, chuyển nhượng vốn, trích lập dự phòng, các khoản vay từ tổ chức và cá nhân... Bên cạnh đó, cần đánh giá tính ổn định của luồng tiền (có tính đến chu kỳ kinh doanh), kiểm tra khấu hao tài sản và khả năng thu hồi công nợ. “Tài sản bao gồm tài sản cố định (kể cả tài sản đi thuê), hàng hóa tồn kho, các khoản phải thu, các loại tài sản khác… Công nợ ở đây gồm có dự phòng trợ cấp mất việc, thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho nhân viên”, ông Lâm nói. Ngoài ra, ông Lâm cũng lưu ý việc kiểm tra doanh thu (kể cả thu nhập và chi phí bất thường khác), lợi nhuận gộp và lợi nhuận trước thuế của công ty mục tiêu trong thương vụ M&A. Một số yếu tố khác trong quá trình kinh doanh, theo ông Lâm, cũng cần được phân tích cặn kẽ như ảnh hưởng do tình trạng gián đoạn hoạt động, giao dịch nội bộ, các quy định đặc thù trong kinh doanh và ngành, hệ thống kiểm soát nội bộ và công nghệ thông tin. “Nhất là cần theo dõi quan hệ giữa người sử dụng lao động và lao động tại doanh nghiệp, bởi sau một thương vụ M&A, các bên có thể đạt được cơ hội cải tiến hoặc xảy ra tình trạng mất người hàng loạt”, ông Lâm phân tích. Về việc thẩm định thuế, ông Lâm cho rằng cần có đánh giá hợp lý về nghĩa vụ thuế trực thu và gián thu của doanh nghiệp. Các rủi ro về thuế có thể được nhận diện thông qua việc rà soát lại các kết quả thanh tra, quyết toán thuế tại doanh nghiệp. “Cũng có thể kiểm tra việc tuân thủ nghiêm túc chính sách thuế của doanh nghiệp bằng cách xem xét các quyết định truy thu thuế, thông báo thuế, thông báo nhắc nợ thuế và các công văn trao đổi qua lại với cơ quan thuế”, ông Lâm giải thích. Để hậu M&A không đổ vỡ Bất ổn về nhân sự, bất đồng trong chính sách quản lý, mâu thuẫn về văn hóa doanh nghiệp… là những vấn đề có thể xảy ra sau một vụ M&A. Theo ông Thẳng, những rắc rối vừa nêu có thể được xảy ra do cả hai đều e ngại chưa mạnh dạn tìm hiểu kỹ về nhau. Để hiểu rõ hơn về bên mua, ông Thẳng cho rằng bên bán cần biết chọn lựa công ty mục tiêu (công ty định mua) theo các tiêu chí: - Nguồn lực và năng lực. - Sản phẩm/dịch vụ và mức độ tăng trưởng. - Tài sản vô hình. - Khả năng khai thác tiềm năng. - Tương thích về văn hóa, tổ chức và chiến lược. - Các mục tiêu, chỉ tiêu. - Giá mua bán và khả năng sinh lời. Created with novaPDF Printer (www.novaPDF.com). Please register to remove this message. Bên cạnh đó, bên bán cần được trang bị khả năng thương thuyết trong M&A; hiểu rõ những thách thức sau quá trình M&A; hình dung ra mô hình tổ chức, những vấn đề nhân sự sẽ phải đương đầu ở giai đoạn hậu M&A... (Theo TBKTSG) Created with novaPDF Printer (www.novaPDF.com). Please register to remove this message.
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net