logo

Thực trạng đội ngũ giảng viên âm nhạc- mỹ thuật ở trường đại học

Trường Đại học Phạm Văn Đồng được thành lập tháng 10 năm 2007 trên cơ sở nâng cấp hai trường CĐSP và CĐ Cộng Quảng Ngãi theo mô hình đa ngành, đa cấp, đa phương thức đào tạo với chức năng và nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và khu vực miền Trung.
THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN ÂM NHẠC - MỸ THUẬT Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG. Phạm Tuy - Nguyễn Hữu Quang (ĐH Phạm Văn Đồng- Quảng Ngãi) I/ Vài nét khái quát: Trường ĐH Phạm Văn Đồng đựơc thành lập tháng 10 năm 2007 trên cơ sở nâng cấp hai trường CĐSP và CĐ Cộng đồng Quảng Ngãi theo mô hình đa ngành, đa cấp, đa phương thức đào tạo với chức năng và nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và khu vực miền Trung; bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ, công chức theo yêu cầu chuẩn hoá đội ngũ và nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn theo yêu cầu công tác; nghiên cứu, phát triển và thực hiện các dịch vụ chuyển giao khoa học công nghệ; bảo tồn và phát triển văn hoá các dân tộc; phối hợp với các trường ĐH trong nước và nước ngoài về đào tạo và nghiên cứu, trao đổi khoa học và chuyển giao công nghệ, v.v…góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương và khu vực. NQ của Bộ chính trị về cải cách giáo dục đã xác định rõ:“…Cần tăng cường giáo dục thẩm mỹ cho học sinh thông qua văn học - nghệ thuật và các môn học khác. Xây dựng quan điểm thẩm mỹ chủ nghĩa Mác-Lênin, bồi dưỡng năng lực thưởng thức và sáng tạo văn học - nghệ thuật, tạo ra thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh, trong sáng và phong phú…” ( NXB Giáo dục -1979 ), các nghị quyết của Đảng cũng nêu những yêu cầu về công tác giáo dục thẩm mỹ cho thế hệ trẻ đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Song song với nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương, hàng năm trường ĐH Phạm Văn Đồng còn tham gia đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy âm nhạc-mỹ thuật ở các bậc Tiểu học và THCS theo chỉ tiêu của Bộ Giáo dục và Đào tạo và yêu cầu của điạ phương. Trong thời gian gần 20 năm, từ năm 1990, để đáp ứng nhu cầu giáo dục nghệ thuật, giáo dục thẩm mỹ cho học sinh phổ thông ở bậc Tiểu học, THCS và đón đầu nhu cầu của thực tế xã hội, khoa Nhạc - Họa trường CĐSP Quảng Ngãi ( nay là trường ĐH Phạm Văn Đồng ) đã mở loại hình đào tạo giáo viên có trình độ CĐSP các ngành âm nhạc, mỹ thuật. Có thể nói đó là loại hình đạo tạo đầu tiên của miền Trung và Tây Nguyên. Từ đó đến nay, số SV Nhạc - Họa ra trường đã tỏa đi khắp nơi, đem những kiến thức, kỹ năng học được giảng dạy cho học sinh Tiểu học, THCS không riêng ở Quảng Ngãi, mà cả ở Tây Nguyên, Nam bộ. Bên cạnh hệ CĐSP, nhà trường còn tiến hành mở các lớp THSP âm nhạc, THSP mỹ thuật nhằm cung cấp giáo viên Tiểu học chuyên ngành âm nhạc, mỹ thuật cho các trường Tiểu học trong tỉnh, các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ âm nhạc, mỹ thuật cho GV Tiểu học và THCS nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục nghệ thuật, giáo dục thẩm mỹ cho học sinh ở bậc Tiểu học và THCS, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn diện : Trí- Đức- Thể- Mỹ. Có thể nói việc mở, duy trì và phát triển loại hình đào tạo đặc biệt như GV âm nhạc-mỹ thuật có trình độ THSP và CĐSP trong thời gian vừa qua là một thành công lớn, là bước đi đúng hướng của nhà trường. Đó chính là sự thành công của tư duy năng động, chính xác, kịp thời của Đảng uỷ, ban giám hiệu nhà trường. Sản phẩm đào tạo của nhà trường đã được xã hội nghiệm thu và sử dụng có hiệu quả. . 20 năm chưa phải là dài cho việc đào tạo một ngành học, nhưng cũng đủ để đánh giá một quá trình lao động miệt mài, có trách nhiệm của tập thể giảng viên âm nhạc và mỹ thuật của nhà trường. Qua thực tiễn giáo dục nghệ thuật, nhiều thế hệ HSSV đã trưởng thành và từng bước khẳng định được vai trò, vị trí của mình ở các hội đồng sư phạm, ở địa phương và trong đời sống âm nhạc, mỹ thuật tỉnh nhà. Điều đặc biệt quan trọng là qua quá giảng dạy, các giảng viên đã biết biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, tự bồi dưỡng vươn lên không ngừng. Đến nay, nhà trường đã có một đội ngũ giảng viên âm nhạc, mỹ thuật có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, trưởng thành về mọi mặt, đủ sức đảm đương nhiệm vụ đào tạo chuyên ngành âm nhạc và mỹ thuật bậcTrung cấp và Cao đẳng. Căn cứ vào điều kiện thực tế của trường ĐH Phạm Văn Đồng hiện nay, vào hoàn cảnh cụ thể các mặt kinh tế - xã hội - văn hoá - giáo dục của địa phương, trên cơ sở phân tích có đánh giá những cái đã làm được, những mặt còn hạn chế trong công tác đào tạo giáo viên âm nhạc, mỹ thuật những năm qua,…Chúng tôi xác định rõ, yếu tố quan trọng số một là phải xây dựng cho được một đội ngũ cán bộ giảng dạy có chất lượng, coi đây là vấn đề sống còn, có tính chất quyết định để ngành học này trong nhà trường có thể phát triển mạnh mẽ hơn nữa, đặc biệt là cần phải tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giảng viên đang tham gia đào tạo giáo viên âm nhạc và mỹ thuật cho bậc học phổ thông tại trường ĐH Phạm Văn Đồng . II. Thực trạng đội ngũ: Cùng với các nhân tố khác, đội ngũ giảng viên là nhân tố quyết định trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Phần lớn giảng viên âm nhạc và mỹ thuật ở ĐH Phạm Văn Đồng có nguồn từ trường ĐH nghệ thuật Huế ( nay là Học viện âm nhạc Huế và ĐH nghệ thuật Huế). 1/ Trình độ chuyên môn : Tổng số GV âm nhạc và mỹ thuật là 12 người (6 GV âm nhạc, 6 GV mỹ thuật), biên chế trong tổ bộ môn Nhạc - Họa, trong đó có : - 7 GV tốt nghiệp Cử nhân nghệ thuật tại trường ĐH nghệ thuật Huế gồm chuyên ngành : Âm nhạc, Mỹ thuật . 2 - 5 GV tốt nghiệp Cử nhân sư phạm nghệ thuật tại trường ĐH nghệ thuật Huế gồm 2 chuyên nghành: Sư phạm âm nhạc và Sư phạm mỹ thuật - 1 GV đang theo học Cao học tại trường ĐH mỹ thuật TP. HCM chuyên ngành Lý luận mỹ thuật . (Xem bảng thống kê số liệu 1) Bảng thống kê số liệu GV âm nhạc và mỹ thuật : Tổng số Bộ môn Số lượng Trình độ chuyên môn đào tạo GV GV Cao học Đại học Âm nhạc 12 6 1 5 Mỹ thuật 6 6 2/ Trình độ nghiệp vụ và những vấn đề khác : Đây là đội ngũ giảng viên nhiệt tình, có kinh nghiệm giảng dạy. Hiện nay người có thâm niên dạy học cao nhất hơn 20 năm thấp nhất là 7 năm. Ngoài công tác trọng tâm là giảng dạy, các giảng viên còn tham gia vào các hoạt động văn hoá nghệ thuật trong và ngoài nhà trường. Trong số đó, có một giảng viên là hội viên Hội nhạc sĩ Việt Nam. Trong quá trình dạy học, chúng tôi đặc biệt chú trọng nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giảng viên. Công việc này đựơc thể hiện trên các mặt: 2.1. Về nghiệp vụ sư phạm : Trên thực tế chất lượng đội ngũ giảng viên được coi là nhân tố có vai trò chủ đạo, tác động trực tiếp, quyết định đến chất lượng dạy - học bộ môn. Nhiều năm qua, công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên được nhà trường hết sức coi trọng. Nhà trường đã khuyến khích, động viên GV đi học cao học bằng nhiều hình thức tập trung, tại chức,… để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp phát triển giáo dục nói chung, giáo dục thẩm mỹ nói riêng. - Cử nhiều GV tham gia dự các lớp tập huấn“Phương phápdạy học tíchcực ”,thay sách giáo khoa ở TH và THCS, lớp bồi dưỡng chuyên đề nghiệp vụ do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, lớp nghiệp vụ sư phạm giảng dạy bậc ĐH, ứng dụng CNTT trong dạy học tích cực do VVOB tổ chức tại Hà Nội, v.v… - Tổ chuyên môn thường xuyên dự giờ, nhận xét, góp ý các tiết dạy của giảng viên, đặc biệt là giảng viên trẻ. Thông qua đó cùng nhau trao đổi, rút kinh nghiệm nhằm từng bước hoàn thiện phương pháp dạy học bộ môn. - Đội ngũ GV âm nhạc-mỹ thuật không ngừng học tập, cập nhật kiến thức tin học, từng bước đưa công nghệ thông tin vào trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục . 2.2. Nghiên cứu khoa học và tự bồi dưỡng : NCKH và tự bồi dưỡng là công việc thường xuyên có vai trò và ý nghĩa to lớn trong công việc của người giảng viên. Để NCKH thực sự trở thành một trong hai nhiệm vụ quan trọng của nhà trường, NCKH phải xuất phát từ thực tế khách quan của quá trình GD-ĐT của nhà trường, từ thực tiễn và gắn với thực tiễn của địa phương. Sản phẩm và kết quả nghiên cứu phải có tính khả thi và ứng dụng trong dạy học và đời sống. - Một số đề tài NCKH đi sâu vào thực trạng giáo dục nghệ thuật ở các trường phổ thông trên địa bàn Quảng Ngãi. Việc khảo sát chất lượng giáo viên nghệ thuật một lần nữa đã làm rõ hơn những vấn đề còn tồn tại và đề ra nhiều giải pháp giúp các cấp quản lý giáo dục chủ động trong việc định hướng, đào tạo, quy hoạch công tác bồi dưỡng GV âm nhạc và mỹ thuật trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi . - Không ngừng học tập và NCKH là nhiệm vụ của mỗi giảng viên. Cùng với sự tạo điều kiện của nhà trường trong việc cử giảng viên tham gia các chương trình tập huấn nâng cao trình độ, các giảng viên còn có kế hoạch tự bồi dưỡng thông qua quá trình đào tạo cũng như học tập đồng nghiệp. Nhờ thế, đội ngũ giảng viên không những phát triển về lượng mà đặc biệt về chất có sự thay đổi mang tính phát triển rất sâu sắc. III/ Kết luận: Trên đây là vài nét về thực trạng đội ngũ giảng viên âm nhạc và mỹ thuật ở khoa Sư phạm xã hội, trường ĐH Phạm Văn Đồng - Quảng Ngãi. Những mặt mạnh có thể thấy rõ: có một bề dày về thời gian đào tạo loại hình giáo viên âm nhạc-mỹ thuât cho các bậc học phổ thông trên 20 năm; đội ngũ giảng viên nhiệt tình, gắn bó với sự nghiệp đào tạo GV nghệ thuật, có nhiều kinh nghiệm trong dạy học bộ môn, v.v…Bên cạnh những ưu điểm, cũng còn tồn tại những hạn chế nhất định. Hạn chế rõ nhất là về bằng cấp: chưa có giảng viên nào hiện nay có bằng thạc sĩ. Điều đó khiến việc đảm đương nhiệm vụ đào tạo giáo viên nghệ thuật cho phổ thông ở bậc học cao hơn trong thời gian tới của trường ĐH là bất khả thi. Nhiệm vụ cấp bách đang đặt ra cho đội ngũ giảng viên âm nhạc, mỹ thuật của nhà trường là phải đi học sau đại học nhằm tiếp tục nâng cao trình độ, chuẩn hóa đội ngũ. Muốn thực hiện được điều này, trước tiên phải là nỗ lực tự thân của mỗi giảng viên. Bên cạnh đó, chúng tôi cần có sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp quản lý, đặc biệt là của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc tổ chức đào tạo sau đại học cho giảng viên các bộ môn nghệ thuật. Cùng với việc học sau đại học, mỗi giảng viên phải có kế hoạch tự nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo không ngừng trong quá trình dạy học nhằm hoàn thiện bản thân và đem đến cho người học những điều mới mẻ, có ích một cách hiệu quả. Nếu được như vậy, chúng tôi nghĩ sẽ tạo ra sự khởi sắc trong đào tạo, sự tươi tắn trong giáo dục nghệ thuật, thẩm mỹ cho thế hệ trẻ trong thời gian tới. Và điều đó cũng nhằm đáp ứng những yêu cầu mà NQ Bộ chính trị đề ra:“…Cần tăng cường giáo dục thẩm mỹ cho học sinh thông qua văn học - nghệ thuật và các môn học khác… bồi dưỡng năng lực thưởng thức và sáng tạo văn học - nghệ thuật, tạo ra thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh, trong sáng và phong phú…”. Quảng ngãi, ngày 12/10/2009.
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net