logo

THÔNG TƯ SỐ 126/2004/TT-BTC

THÔNG TƯ CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 126/2004/TT-BTC NGÀY 24 THÁNG 12 NĂM 2004 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 187/2004/NĐ-CP NGÀY 16/11/2004 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHUYỂN CÔNG TY NHÀ NƯỚC THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN
T HÔNG T Ư C Ủ A B Ộ TÀI CHÍNH S Ố 126/2004/TT-BTC NGÀY 24 THÁNG 1 2 NĂM 2004 H ƯỚ NG D Ẫ N TH Ự C HI Ệ N NGH Ị Đ Ị NH S Ố 1 87/2004/NĐ-CP N GÀY 16/11/2004 C Ủ A CHÍNH PH Ủ V Ề CHUY Ể N CÔNG TY NHÀ N Ư Ớ C THÀNH CÔNG TY C Ổ PH Ầ N Thi hành Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần (sau đây viết tắt là Nghị định 187/2004/NĐ-CP), Bộ Tài chính hướng dẫn những vấn đề về tài chính như sau: I . Q UY Đ Ị NH CH UNG 1. Thông tư này áp dụng đối với công ty nhà nước thực hiện cổ phần hoá theo quy định tại Điều 2 Nghị định 187/2004/NĐ-CP và Quyết định 155/2004/ QĐ-TTg ngày 24/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành tiêu chí, danh mục, phân loại công ty nhà nước và công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc tổng công ty nhà nước (sau đây viết tắt là doanh nghiệp). 2. Doanh nghiệp có đủ điều kiện cổ phần hóa phải còn vốn nhà nước (chưa bao gồm giá trị quyền sử dụng đất) sau khi xử lý tài chính theo quy định tại Mục II Thông tư này. Trường hợp doanh nghiệp không đủ điều kiện cổ phần hoá thì áp dụng hình thức sắp xếp khác phù hợp với quy định của pháp luật; không cấp thêm vốn nhà nước để cổ phần hóa. 3. Trước khi thực hiện cổ phần hóa, doanh nghiệp phải xử lý những tồn tại về tài chính theo quy định của pháp luật hiện hành. Trong quá trình cổ phần hoá, doanh nghiệp tiếp tục xử lý những vấn đề tài chính còn tồn tại theo quy định tại Mục II Thông tư này cho đến thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần. 4. Cơ quan quyết định cổ phần hóa quy định tại Điều 40 Nghị định 187/2004/NĐ-CP thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa để giúp cơ quan quyết định cổ phần hóa chỉ đạo và tổ chức thực hiện cổ phần hóa. 5. Doanh nghiệp được lựa chọn hình thức cổ phần hóa theo quy định tại Điều 3 Nghị định 187/2004/NĐ-CP. Những doanh nghiệp có nhu cầu huy động thêm vốn để đầu tư, phát triển phải phát hành thêm cổ phần. 6. Thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp là thời điểm khóa sổ kế toán, lập báo cáo tài chính để xác định giá trị doanh nghiệp: - Đối với trường hợp áp dụng phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp theo tài sản là thời điểm kết thúc quý gần nhất với thời điểm có quyết định cổ phần hóa nhưng không quá 6 tháng so với thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp. - Đối với trường hợp áp dụng phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp theo chiết khấu dòng tiền là thời điểm kết thúc năm gần nhất với thời điểm có quyết định cổ phần hóa nhưng không quá 9 tháng so với thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp. 7. Các bước công việc liên quan đến cổ phần hóa được thực hiện theo Quy trình ban hành kèm theo Thông tư này (Phụ lục số 1) I I. X Ử LÝ TÀI CH ÍNH K H I C Ổ P H Ầ N H O Á A . KI Ể M KÊ VÀ PHÂN LO Ạ I TÀI S Ả N, CÔNG N Ợ Khi nhận được quyết định thực hiện cổ phần hoá của cơ quan có thẩm quyền, doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức kiểm kê, phân loại tài sản doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp theo quy định sau: 1. Kiểm kê phân loại tài sản: 1.1. Kiểm kê xác định đúng số lượng và chất lượng của tài sản thực tế hiện có do doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng; kiểm quỹ tiền mặt, đối chiếu số dư tiền gửi ngân hàng tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp; xác định tài sản, tiền mặt thừa thiếu so với sổ kế toán, phân tích rõ nguyên nhân thừa, thiếu. 1.2. Phân loại tài sản đã kiểm kê theo các nhóm sau: A. Tài sản doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng. B. Tài sản doanh nghiệp không cần dùng, tài sản ứ đọng, tài sản chờ thanh lý theo quyết định của đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp. C. Tài sản hình thành từ quỹ khen thưởng, phúc lợi (nếu có). D. Tài sản thuê ngoài, vật tư hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công, nhận đại lý, nhận ký gửi. 2. Đối chiếu, xác nhận và phân loại các khoản công nợ, lập bảng kê chi tiết đối với từng loại công nợ theo quy định sau: 2.1. Nợ phải trả: Phân tích rõ các khoản nợ trong hạn, nợ quá hạn, nợ gốc, nợ lãi, nợ phải trả nhưng không phải thanh toán. Nợ phải trả nhưng không phải thanh toán là khoản nợ mà chủ nợ không còn tồn tại (doanh nghiệp đã giải thể, phá sản, chủ nợ đã chết) hoặc chủ nợ không đến đối chiếu đòi nợ mặc dù đã quá hạn. 2.2. Nợ phải thu: A. Phân tích rõ nợ phải thu có khả năng thu hồi, nợ phải thu không có khả năng thu hồi. Các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi phải có đủ tài liệu chứng minh là không thu hồi được theo quy định hiện hành của nhà nước về xử lý nợ tồn đọng. B. Rà soát các hợp đồng kinh tế để xác định các khoản đã trả trước cho người cung cấp hàng hoá dịch vụ nhưng đã hạch toán hết vào chi phí kinh doanh như: tiền thuê nhà, tiền thuê đất, tiền mua hàng, tiền mua bảo hiểm dài hạn, tiền lương, tiền công... Để tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá theo khoản 3 Điều 11 của Nghị định 187/2004/NĐ-CP. 3. Tổ chức đánh giá và xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng theo quy định tại phần A Mục III Thông tư này. 4. Đối với các ngân hàng thương mại nhà nước, ngoài việc thực hiện các quy định trên phải: 4.1. Kiểm kê, đối chiếu các khoản tiền vay của khách hàng, tiền gửi của khách hàng, chứng chỉ tiền gửi (tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu) như sau: A. Kiểm kê chi tiết từng khoản trên cơ sở sổ kế toán. B. Đối chiếu xác nhận số dư tiền gửi với khách hàng là pháp nhân; đối chiếu từng hồ sơ vay vốn và xác nhận với khách hàng cho vay về số tiền ngân hàng còn nợ. C. Tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi cá nhân, chứng chỉ tiền gửi thì không thực hiện đối chiếu với khách hàng, nhưng phải đối chiếu với thẻ lưu. Đối với một số trường hợp cụ thể (có số dư tiền gửi lớn hoặc có chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán với thẻ lưu) thì thực hiện đối chiếu trực tiếp với khách hàng. 4.2. Đối chiếu tài sản là dư nợ tín dụng (kể cả dư nợ được theo dõi ngoài bảng) như sau: A. Căn cứ hồ sơ tín dụng của từng khách hàng tại ngân hàng thương mại để lập bảng kê danh sách những khách hàng còn dư nợ tín dụng và số dư nợ tín dụng của từng khách hàng, chi tiết theo từng hợp đồng tín dụng. B. Đối chiếu giữa số liệu xác định theo hồ sơ tín dụng với số liệu hạch toán trên sổ kế toán của ngân hàng thương mại; đối chiếu dư nợ tín dụng với từng khách hàng để có xác nhận của khách hàng về số dư nợ tín dụng. Trường hợp có sự chênh lệch số liệu giữa hồ sơ tín dụng với sổ kế toán và xác nhận của khách hàng thì ngân hàng thương mại phải làm rõ nguyên nhân chênh lệch và xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan để xử lý theo quy định hiện hành của Nhà nước. 4.3. Phân loại các khoản nợ phải thu tồn đọng đủ điều kiện được xử lý theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. B . X Ử LÝ TÀI CHÍNH 1. Trước khi xác định giá trị doanh nghiệp 1.1. Tài sản Căn cứ vào kết quả kiểm kê, phân loại tài sản, doanh nghiệp xử lý tài sản theo quy định tại Điều 10 của Nghị định 187/2004/NĐ-CP, trong đó: A. Đối với tài sản thừa, thiếu, phải phân tích làm rõ nguyên nhân và xử lý như sau: - Tài sản thiếu phải xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân để xử lý bồi thường trách nhiệm vật chất theo quy định hiện hành; giá trị tài sản thiếu sau khi trừ khoản bồi thường, hạch toán vào kết quả kinh doanh. - Tài sản thừa, nếu không xác định được nguyên nhân và không tìm được chủ sở hữu thì xử lý tăng vốn nhà nước. B. Đối với những tài sản không cần dùng, tài sản ứ đọng, tài sản chờ thanh lý sau khi được chấp thuận bằng văn bản của đại diện chủ sở vốn nhà nước được xử lý như sau: - Thanh lý nhượng bán: Giám đốc doanh nghiệp chịu trách nhiệm chỉ đạo tổ chức thanh lý, nhượng bán tài sản theo pháp luật hiện hành. Các khoản thu và chi phí cho hoạt động thanh lý, nhượng bán tài sản được hạch toán vào thu nhập và chi phí của doanh nghiệp. - Điều chuyển tài sản cho đơn vị khác theo quyết định của đại diện chủ sở hữu vốn. Trường hợp điều chuyển cho các đơn vị ngoài bộ, địa phương, tổng công ty phải có sự thoả thuận của đại diện chủ sở hữu vốn bên nhận. Căn cứ Biên bản giao nhận tài sản, doanh nghiệp giao, nhận tài sản hạch toán tăng, giảm vốn theo giá trị trên sổ kế toán của bên giao. Trường hợp bên nhận không chấp nhận giá trên sổ kế toán của bên giao thì hai bên thoả thuận giá giao nhận. Phần chênh lệch so với giá ghi trên sổ kế toán hạch toán vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. - Đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp, những tài sản không cần dùng, tài sản ứ đọng, tài sản chờ thanh lý chưa được xử lý thì không tính vào giá trị doanh nghiệp. Doanh nghiệp tiếp tục xử lý số tài sản này trước khi có quyết định giá trị doanh nghiệp. Đến thời điểm có quyết định giá trị doanh nghiệp, nếu còn tài sản chưa xử lý, doanh nghiệp có trách nhiệm bảo quản, chuyển giao cho Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp để xử lý theo quy định hiện hành. Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp không bán lại tài sản này cho doanh nghiệp. C. Tài sản là công trình phúc lợi trước đây được đầu tư bằng nguồn quỹ phúc lợi, khen thưởng được xử lý theo quy định tại khoản 3, Điều 10 Nghị định 187/2004/NĐ-CP. D. Việc xác định giá trị và chia cổ phần cho người lao động đối với tài sản dùng trong sản xuất kinh doanh đầu tư bằng nguồn Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi được xử lý theo quy định tại khoản 4, Điều 10 Nghị định 187/2004/NĐ-CP. Cổ phần chia cho người lao động được xác định theo giá đấu thành công bình quân. Đ. Tài sản phúc lợi được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách hoặc có nguồn gốc từ ngân sách, nếu doanh nghiệp cổ phần hoá tiếp tục sử dụng được tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá. 1.2. Nợ phải thu. Các khoản nợ phải thu được xử lý theo quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 11 Nghị định 187/2004/NĐ-CP, trong đó: A. Đối với những khoản nợ phải thu có đủ tài liệu chứng minh không có khả năng thu hồi theo quy định hiện hành của Nhà nước về xử lý nợ tồn đọng thì xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm cá nhân, tổ chức để xử lý bồi thường theo quy định của pháp luật hiện hà
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net