logo

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH SỐ 21-2008-TTLT-BLDTBXH-BNV

Căn cứ Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ về việc quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động các cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ XÃ HỘI - BỘ NỘI VỤ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc __________________ ____________________ Số: 21/2008/TTLT-BLĐTBXH-BNV Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2008 THÔNG TƯ LIÊN TỊCH Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và định mức biên chế của các Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội ___________________________ Căn cứ Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ về việc quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh; Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Căn cứ Nghị định số 48/2008/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ hướng dẫn chung về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và định mức biên chế của các Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội như sau: I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG Đối tượng áp dụng Thông tư liên tịch này là các Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội công lập có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập theo quy định của pháp luật. II. VỊ TRÍ VÀ CHỨC NĂNG 1. Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội (sau đây gọi tắt là Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có chức năng tổ chức thực hiện việc chữa bệnh, cai nghiện; giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách; dạy nghề, lao động sản xuất; tái hòa nhập cộng đồng cho người nghiện ma túy, người bán dâm và người sau cai nghiện ma túy (sau đây gọi tắt là đối tượng 05, 06). Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản và trụ sở riêng; Trung tâm hoạt động có thu theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. 2. Trung tâm chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. III. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN 1. Tiếp nhận, phân loại, tổ chức chữa bệnh, cai nghiện, phục hồi sức khoẻ, chăm sóc, tư vấn cho đối tượng 05, 06 (kể cả đối tượng tự nguyện) theo quy trình quy định. 2. Tổ chức quản lý, chăm sóc, tư vấn điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS; thông tin, giáo dục, truyền thông và triển khai các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS tại Trung tâm. 3. Tổ chức dạy văn hóa, xóa mù và tiếp tục giáo dục sau khi biết chữ; giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn; tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao và các hoạt động văn hóa, xã hội cho đối tượng, để thay đổi nhận thức, hành vi đảm bảo điều kiện tái hòa nhập cộng đồng. 4. Hướng dẫn, tư vấn cho gia đình đối tượng về chữa trị, cai nghiện, quản lý, giáo dục tại gia đình và cộng đồng. 5. Tổ chức lao động trị liệu, dạy nghề, lao động sản xuất, đảm bảo vệ sinh, an toàn lao động theo quy định của pháp luật; hướng nghiệp, để đối tượng tự tìm việc làm và tạo việc làm, thích nghi với đời sống xã hội. 6. Thực hiện các dự án về việc làm, xoá đói giảm nghèo, các chương trình kinh tế - xã hội khác gắn với các hoạt động dạy nghề, lao động sản xuất, chữa trị cho đối tượng. 7. Tổ chức quản lý, bảo vệ môi trường tại Trung tâm và khu vực nơi trú đóng của Trung tâm; lồng ghép việc thực hiện các nhiệm vụ về bảo vệ môi trường với các chương trình, kế hoạch và hoạt động của Trung tâm. 8. Tổ chức quản lý, bảo vệ, gìn giữ trật tự an toàn xã hội tại Trung tâm. 9. Nghiên cứu thực nghiệm mô hình cai nghiện, chữa trị, phục hồi; phương pháp, quy trình về chữa bệnh, giáo dục, dạy nghề và tổ chức lao động. 10. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, mối quan hệ công tác của các tổ chức chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Trung tâm; quản lý biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của Trung tâm theo quy định của pháp luật và phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. 11. Quản lý tài chính, tài sản của Trung tâm theo quy định của pháp luật và phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. 12. Hợp tác quốc tế thuộc lĩnh vực được giao. 13. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật. 14. Thực hiện các nhiệm vụ khác do cơ quan quản lý cấp trên giao và theo quy định của pháp luật. Căn cứ các nhiệm vụ được xác định theo quy định tại mục III của Thông tư liên tịch này, Trung tâm tự xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ 5 năm, hàng năm và quyết định các biện pháp thực hiện. IV. CƠ CẤU TỔ CHỨC V� BIÊN CHẾ 1. Lãnh đạo Trung tâm: a) Trung tâm có Giám đốc và không quá 03 Phó Giám đốc. b) Giám đốc là người đứng đầu Trung tâm, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Trung tâm. c) Phó Giám đốc Trung tâm là người giúp Giám đốc Trung tâm chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công; khi Giám đốc vắng mặt, một Phó Giám đốc được Giám đốc uỷ nhiệm điều hành các hoạt động của Trung tâm. d) Việc bổ nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm thực hiện theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành và theo quy định của pháp luật; việc miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ khác đối với Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm thực hiện theo quy định của pháp luật. 2. Cơ cấu tổ chức: Các tổ chức được thành lập thuộc Trung tâm gồm: Phòng Y tế - Phục hồi sức khoẻ; Phòng Dạy nghề - Lao động sản xuất; Phòng Giáo dục - Hoà nhập cộng đồng; Phòng Tổ chức - Hành chính; Phòng Bảo vệ. Đối với Trung tâm hạng I có thể thành lập riêng Phòng Dạy nghề, Phòng Lao động sản xuất (nếu không thành lập Phòng Dạy nghề - Lao động sản xuất) hoặc phòng có tên gọi khác. Đối với Trung tâm có đối tượng quản lý từ 500 người trở lên có thể thành lập Ban quản lý (mỗi Ban quản lý từ 150 - 200 đối tượng) và Đội quản lý (mỗi Đội quản lý từ 30 - 50 đối tượng). Căn cứ tính chất, đặc điểm và yêu cầu quản lý đối với từng Trung tâm, Giám đốc Trung tâm xây dựng phương án tổ chức cụ thể về số lượng và tên gọi các phòng, ban thuộc Trung tâm trình cấp có thẩm quyền quyết định. 3. Định mức biên chế: Căn cứ vào nhiệm vụ và nhu cầu về quản lý, định mức biên chế của Trung tâm được xác định theo đặc điểm, quy mô Trung tâm và số lượng đối tượng quản lý như sau: a) Trung tâm có dưới 100 đối tượng, định mức được xác định 1 biên chế quản lý từ 4 - 5 đối tượng; b) Trung tâm có từ 100 đến dưới 500 đối tượng, định mức được xác định 1 biên chế quản lý từ 6 - 7 đối tượng; c) Trung tâm có từ 500 đối tượng trở lên, định mức được xác định 1 biên chế quản lý từ 8 - 9 đối tượng; d) Đối với các Trung tâm mới thành lập hoặc Trung tâm có dưới 40 đối tượng, thì định mức biên chế của Trung tâm được xác định là 10 biên chế. Trên cơ sở quy định số lượng đối tượng quản lý cho 01 biên chế đảm nhận để xác định tổng biên chế của Trung tâm theo quy mô đối tượng quản lý thực tế đối với từng loại Trung tâm. V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm: a) Ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các Trung tâm theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này; b) Căn cứ định mức biên chế của Trung tâm quy định tại Thông tư liên tịch này và những quy định tại Thông tư số 89/2003/TT-BNV ngày 24 tháng 12 năm 2003 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện phân cấp quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp nhà nước, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nội vụ, Sở Tài chính xây dựng kế hoạch biên chế sự nghiệp ở địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định. Kinh phí để thực hiện định mức biên chế quy định tại Thông tư liên tịch này theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành và khả năng ngân sách của địa phương. 2. Thông tư liên tịch này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo; thay thế Thông tư liên tịch số 05/2002/TTLT-BLĐTBXH-BTCCBCP ngày 06 tháng 02 năm 2002 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và nhân sự cơ sở chữa bệnh ở địa phương. 3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc vướng mắc, đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền./. KT. BỘ TRƯỞNG KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI THỨ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG (Đã ký) (Đã ký) Nguyễn Duy Thăng Lê Bạch Hồng
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net