logo

Thông tư 04/2009/TT-BLĐTBXH

Thông tư 04/2009/TT-BLĐTBXH ngày 22/01/2009 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP
Bộ Lao động-Thương binh Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Xã hội Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 04 /2009/TT-BLĐTBXH Hà Nội, ngày 22 tháng 01 năm 2009 Thông tư Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp. Căn cứ Nghị định 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội; Căn cứ Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều Nghị định 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp (sau đây được viết tắt là Nghị định số 127/2008/NĐ-CP) như sau: I. Đối tượng và phạm vi áp dụng Đối tượng và phạm vi áp dụng của Thông tư này là những đối tượng và phạm vi áp dụng quy định tại Điều 1, Điều 2 và Điều 3 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP. II. các chế độ bảo hiểm thất nghiệp 1. Trợ cấp thất nghiệp: 1.1. Mức trợ cấp thất nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 16 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP được hướng dẫn thực hiện như sau: Mức trợ cấp thất nghiệp hằng thỏng bằng 60% mức bỡnh quõn tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của sỏu thỏng liền kề trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của phỏp luật lao động hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định của phỏp luật về cỏn bộ, cụng chức. Trường hợp những tháng cuối cùng trước khi thất nghiệp, người lao động có thời gian gián đoạn đóng bảo hiểm thất nghiệp do không thuộc đối tượng đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định thì sáu tháng liền kề để tính mức trợ cấp thất nghiệp là bình quân của sáu tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi người lao động mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của phỏp luật lao động hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định của phỏp luật về cỏn bộ, cụng chức. Ví dụ: Ông Nguyễn Văn Khang đóng bảo hiểm thất nghiệp từ ngày 01.01.2009 đến ngày 14.01.2012 và có 2 tháng (tháng10 và tháng 11 năm 2011) không đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định; tháng 1. 2012 bị chấm dứt hợp đồng lao động, các tháng liền kề trước khi thất nghiệp có mức tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp như sau: Tháng 05.2011: 2.450.000 đồng; Tháng 06.2011: 2.750.000 đồng; Tháng 07.2011: 2.750.000 đồng; Tháng 08.2011: 2.950.000 đồng; Tháng 09.2011: 2.800.000 đồng; Tháng 12.2011: 2. 650.000 đồng; Như vậy, nếu ông Nguyễn Văn Khang đủ điều kiện để hưởng trợ cấp thất nghiệp thì mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng được tính như sau : - Mức tiền lương bình quân của 6 tháng liền kề là : ( 2.450.000 đồng/tháng +2.750.000 đồng + 2.750.000 đồng + 2.950.000 đồng + 2.800.000 đồng + 2. 650.000 đồng) : 6 = 2.725.000 đồng/tháng. - Mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng ông Nguyễn Văn Khang được nhận là: 2.725.000 đồng/tháng x 60% = 1.635.000 đồng/tháng. 1.2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 16 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP được hướng dẫn thực hiện như sau: Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng phụ thuộc vào thời gian làm việc có đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động và tổng thời gian tối đa được hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng được thực hiện như sau: a) Ba (03) tháng, nếu có từ đủ mười hai (12)tháng đến dưới ba mươi sáu (36) tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp. 2 Ví dụ: Bà Phạm Thị Bé đã đóng bảo hiểm thất nghiệp được 13 tháng trong vòng 24 tháng trước khi bị mất việc làm thì thời gian tối đa hưởng trợ cấp thất nghiệp là 3 tháng. b) Sáu (6) tháng, nếu có từ đủ ba mươi sáu (36) tháng đến dưới bảy mươi hai (72) tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp. Ví dụ: Ông Phạm Thanh Bình đã đóng bảo hiểm thất nghiệp được 71 tháng và đã đóng bảo hiểm thất nghiệp ít nhất đủ 12 tháng trở lên trong vòng 24 tháng trước khi bị mất việc làm thì thời gian tối đa hưởng trợ cấp thất nghiệp là 6 tháng. c) Chín (09) tháng, nếu có từ đủ bảy mươi hai (72) tháng đến dưới một trăm bốn mươi bốn (144) tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp. Ví dụ: Ông Nguyễn Văn Hưng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp được 80 tháng và đã đóng bảo hiểm thất nghiệp ít nhất đủ 12 tháng trở lên trong vòng 24 tháng trước khi bị mất việc làm thì thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp là 9 tháng. d) Mười hai (12) tháng, nếu có từ đủ một trăm bốn mươi bốn (144) tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trở lên. Ví dụ: Ông Trần Thanh Tùng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp được 145 tháng và đã đóng bảo hiểm thất nghiệp ít nhất đủ 12 tháng trở lên trong vòng 24 tháng trước khi bị mất việc làm thì thời gian tối đa hưởng trợ cấp thất nghiệp là 12 tháng. 1.3. Tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 22 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP được hướng dẫn thực hiện như sau: Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Khụng thụng bỏo hằng thỏng theo đúng quy định với Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc 3 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương(sau đây được viết tắt là Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội cấp huyện) về việc tỡm kiếm việc làm. b) Bị tạm giam. 1.4. Trường hợp tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp được tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng quy định tại khoản 2 Điều 22 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP được hướng dẫn thực hiện như sau: a) Người lao động vẫn trong khoảng thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại điểm 1.2 của khoản này và tiếp tục thực hiện thụng bỏo hằng thỏng theo đúng quy định với Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội cấp huyện về việc tỡm kiếm việc làm. b) Người lao động vẫn trong khoảng thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại điểm 1.2 của khoản này sau thời gian bị tạm giam. Thời gian người lao động bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp không được truy lĩnh hưởng trợ cấp thất nghiệp. 1.5. Chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 23 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP được hướng dẫn thực hiện như sau: Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại điểm 1.2 của khoản này. b) Có việc làm. c) Thực hiện nghĩa vụ quân sự. d) Hưởng lương hưu. đ) Sau hai lần từ chối nhận việc làm do trung tâm giới thiệu việc làm giới thiệu mà không có lý do chính đáng. e) Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, ba tháng liên tục không thực hiện thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm với Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội cấp huyện. g) Ra nước ngoài để định cư. h) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hoặc chấp hành hình phạt tù nhưng không được hưởng án treo. i) Bị chết. 4 1.6. Trường hợp người thất nghiệp hưởng trợ cấp thất nghiệp khi bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại tiết b, c điểm 1.5 nêu trên được hưởng khoản trợ cấp một lần bằng giá trị của tổng trợ cấp thất nghiệp của số thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp còn lại. 1.7. Trợ cấp thất nghiệp do Bảo hiểm xã hội Việt Nam chi trả. 2. Hỗ trợ học nghề: 2.1. Người lao động được hỗ trợ học nghề quy định tại khoản 1 Điều 17 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP được hướng dẫn thực hiện như sau: Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có nhu cầu học nghề được hỗ trợ học một nghề thực hiện thông qua các cơ sở dạy nghề. Không hỗ trợ bằng tiền để người lao động tự học nghề. 2.2. Mức hỗ trợ học nghề quy định tại khoản 2 Điều 17 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP được hướng dẫn thực hiện như sau: Mức hỗ trợ học nghề cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bằng mức chi phí học nghề ngắn hạn theo quy định của pháp luật về dạy nghề. Trường hợp người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có nhu cầu học nghề với mức chi phí cao hơn mức chi phí học nghề ngắn hạn theo quy định của pháp luật thì phần vượt quá mức chi phí học nghề ngắn hạn do người lao động chi trả. 2.3. Thời gian được hỗ trợ học nghề quy định tại khoản 3 Điều 17 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP được hướng dẫn thực hiện như sau: Thời gian được hỗ trợ học nghề phụ thuộc vào thời gian đào tạo nghề của từng người lao động, nhưng khụng quỏ 6 thỏng. Thời gian bắt đầu được hỗ trợ học nghề tính từ ngày người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng. Trường hợp, người lao động đã hưởng hết số tháng được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại điểm 1.2 khoản 1 mục này mà vẫn tiếp tục học nghề thì vẫn được hỗ trợ học nghề cho đến khi kết thúc khóa học nghề. Ví dụ: Ông Hoàng Văn Tuấn được hưởng trợ cấp thất nghiệp là 06 tháng và đến tháng thứ 4 hưởng trợ cấp thất nghiệp, ông Tuấn được học nghề với thời gian là 05 tháng thì 02 tháng học nghề sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp ông Tuấn vẫn được hỗ trợ học nghề. 2.4. Chi phí hỗ trợ học nghề do Bảo hiểm xã hội Việt Nam chi trả. 5 3. Hỗ trợ tìm việc làm: 3.1. Hỗ trợ tìm việc làm quy định tại khoản 1 Điều 18 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP được hướng dẫn thực hiện như sau: Người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp được trung tâm giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố nơi người lao động đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí. Việc hỗ trợ tìm việc làm phải phù hợp với trình độ đào tạo, kinh nghiệm làm việc của người lao động. 3.2. Thời gian người lao động được hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm quy định tại khoản 2 Điều 18 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP được hướng dẫn thực hiện như sau: Thời gian được trung tâm giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm tính từ ngày người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng thỏng và khụng quỏ tổng thời gian mà người lao động đó được hưởng trợ cấp theo quy định tại điểm1.2 khoản 1 mục này. 3.3. Chi phí cho tư vấn, giới thiệu việc làm do Bảo hiểm xã hội Việt Nam chi trả. 4. Chế độ bảo hiểm y tế: Người thất nghiệp được hưởng bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 2 Điều 19 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP được hướng dẫn thực hiện như sau: 4.1. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế. Trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người thất nghiệp không được hưởng bảo hiểm y tế và phải trả lại thẻ bảo hiểm y tế cho tổ chức bảo hiểm xã hội theo hướng dẫn của bảo hiểm xã hội Việt Nam. 4.2. Bảo hiểm xã hội Việt Nam đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp. III- trình tự, thủ tục thực hiện bảo hiểm thất nghiệp. 1. Tham gia bảo hiểm thất nghiệp: 1.1. Người sử dụng lao động có sử dụng từ mười (10) người lao động trở lên quy định tại Điều 3 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP được hướng dẫn thực hiện như sau: Số lao động được người sử dụng lao động sử dụng từ mười (10) người lao động trở lên, bao gồm: số lao động Việt Nam đang thực hiện 6 hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn; hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng; hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước thì số lao động được người sử dụng lao động sử dụng từ mười (10) người lao động trở lên bao gồm cả số cán bộ, công chức đang làm việc tại cơ quan. Thời điểm tính số lao động hằng năm của các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức để thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp là ngày 01 tháng 01 theo dương lịch. Trường hợp, thời điểm khác trong năm người sử dụng lao động sử dụng đủ số lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định thì thời điểm tính số lao động của năm đó để thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp của các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức được tính vào ngày 01 của tháng tiếp theo, tính theo dương lịch. 1.2. Thời hạn tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 36 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP được hướng dẫn thực hiện như sau: Trong thời hạn ba mươi (30) ngày tính theo ngày làm việc, kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho tổ chức bảo hiểm xã hội. Thủ tục nộp và nhận hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp do Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn. 1.3. Hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 36 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP gồm: a. Tờ khai cỏ nhõn của người lao động, bao gồm các nội dung: họ và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú; số chứng minh thư nhân dân, ngày và nơi cấp; số và ngày tháng năm giao kết hợp đồng lao động, loại hợp đồng lao động, tiền lương hoặc tiền công đóng bảo hiểm thất nghiệp và các khoản phụ cấp phải đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định, ngày có hiệu lực của hợp đồng lao động; số sổ bảo hiểm xã hội; thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa được hưởng bảo hiểm thất nghiệp; cam kết của người lao động; xác nhận của người sử dụng lao động. Các nội dung của tờ khai cá nhân nêu trên được ban hành cùng với mẫu Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội và giao cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành. b. Danh sách người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp do người sử dụng lao động lập, bao gồm các nội dung: họ và tên; số chứng minh thư nhân dân; số sổ bảo hiểm xã hội; loại hợp đồng lao động; tiền 7 lương hoặc tiền công đóng bảo hiểm thất nghiệp và các khoản phụ cấp phải đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định. Các nội dung của Danh sách người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp nêu trên được ban hành cùng với mẫu Danh sách lao động tham gia bảo hiểm xã hội và giao cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành. 2. Đóng bảo hiểm thất nghiệp: 2.1. Phương thức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 26 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP được hướng dẫn thực hiện như sau: Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng mức bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người tham gia bảo hiểm thất nghiệp và trớch 1% tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của từng người lao động để đóng cùng một lỳc vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Đối với người sử dụng lao động đã sử dụng từ 10 lao động trở lên thuộc đối tượng thực hiện bảo hiểm thất nghiệp, nếu các tháng trong năm có sử dụng ít hơn 10 lao động thì vẫn thực hiện đóng bảo hiểm thất nghiệp cho những người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp. 2.2. Tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp theo khoản 3 Điều 27 Nghị định 127 được hướng dẫn thực hiện như sau: Người lao động có mức tiền lương, tiền công tháng cao hơn 20 tháng lương tối thiểu chung thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng 20 tháng lương tối thiểu chung (hiện nay là 540.000 đồng/tháng; tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa bằng 10.800.000 đồng/tháng). Khi mức lương tối thiểu chung được điều chỉnh thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội cũng sẽ thay đổi theo quy định trên. Ví dụ 1: Ông Hoàng Văn Huy làm việc tại Công ty sản xuất linh kiện máy tính, tại thời điểm tháng 2/2009 có mức lương là 13.600.000 đồng/tháng. Trường hợp này, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của ông Hoàng Văn Huy là 10.800.000 đồng/tháng. Ví dụ 2: Ông Hoàng Văn Hoà làm việc ở doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, có tiền lương ghi trong hợp đồng lao động là 800 USD/tháng, tháng 3/2009 tiền lương thực nhận của ông Hoàng Văn Hoà là 13.600.000 đồng/tháng (tính theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố ngày 01 tháng 03 năm 2009 là 8 17.000 đồng/1 USD). Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của ông Hoàng Văn Hoà là 10.800.000 đồng. 2.3. Thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 26 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP do Bảo hiểm xó hội Việt Nam quy định. 2.4. Trình tự, thủ tục đóng bảo hiểm thất nghiệp thực hiện theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. 3. Hưởng bảo hiểm thất nghiệp: 3.1. Đăng ký theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP được hướng dẫn thực hiện như sau: Trong thời hạn 7 ngày tính theo ngày làm việc, kể từ ngày bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động phải trực tiếp đến Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội cấp huyện nơi đang làm việc để đăng ký. Người lao động đăng ký thất nghiệp theo mẫu số 1 ban hành kèm theo thông tư này. 3.2. Hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 37 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP được hướng dẫn thực hiện như sau: a. Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo mẫu số 2 ban hành kèm theo thông tư này. b. Bản sao hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc đó hết hạn hoặc thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc xỏc nhận của đơn vị cuối cùng trước khi thất nghiệp về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc đúng phỏp luật và xuất trình Sổ Bảo hiểm xã hội. Người lao động bị thất nghiệp phải nộp đủ hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian 15 ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp. 3.3. Giải quyết hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 38 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP được hướng dẫn thực hiện như sau: a. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn hai mươi ngày tính theo ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại điểm 3.2 khoản 3 mục III Thông tư này. b. Đối với những trường hợp được hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp: 9 - Trợ cấp thất nghiệp: + Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện xác định mức, thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp gửi Sở lao động- Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định. + Phòng được phân công thực hiện chức năng quản lý nhà nước về việc làm thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội thẩm định hồ sơ và trình Giám đốc Sở xem xét, quyết định. + Quyết định của Giám đốc Sở lao động- Thương binh và Xã hội gửi 01 bản đến Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là bảo hiểm xã hội tỉnh) để thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp; 01 bản gửi trung tâm giới thiệu việc làm thuộc Sở lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh để thực hiện việc tư vấn, giới thiệu việc làm; 01 bản gửi Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện để theo dõi việc tìm kiếm việc làm của người thất nghiệp, xác định người thất nghiệp trong trường hợp tạm dừng hoặc chấm dứt hay tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp trình Giám đốc Sở lao động- Thương binh và Xã hội xem xét quyết định; 01 bản gửi người lao động để thực hiện. Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư này. Đối với các trường hợp được hưởng khoản trợ cấp một lần theo quy định tại khoản 2 Điều 23 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP thì người lao động có đơn xin hưởng khoản trợ cấp một lần theo mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư này; Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện xác định mức hưởng trợ cấp một lần và gửi Sở lao động- Thương binh và Xã hội; Phòng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về việc làm thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội thẩm định hồ sơ và trình Giám đốc Sở xem xét, quyết định; Quyết định của Giám đốc Sở lao động- Thương binh và Xã hội gửi 01 bản đến Bảo hiểm xã hội tỉnh để thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp; 01 bản gửi Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện. Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp một lần thực hiện theo mẫu số 5 ban hành kèm theo Thông tư này. Trình tự, thủ tục chi trả trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo hướng dẫn cụ thể của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. - Tư vấn, giới thiệu việc làm: Sau khi nhận được Quyết định của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp của người thất nghiệp, trung tâm giới thiệu việc làm tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí cho người thất nghiệp trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp. Kinh phí cho hoạt động đăng ký, tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. 10 - Hỗ trợ học nghề: + Sau khi được tư vấn, giới thiệu việc làm mà vẫn chưa có việc làm người thất nghiệp có nhu cầu học nghề thì phải làm đơn theo mẫu số 6 ban hành kèm theo Thông tư này gửi Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội cấp huyện. + Phòng lao động- Thương binh và Xã hội cấp huyện xác định nghề, mức hỗ trợ học nghề và nơi học nghề gửi Sở Lao động-Thương binh và Xã hội xem xét quyết định. + Phòng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về việc làm phối hợp với Phòng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về dạy nghề thẩm định hồ sơ và trình Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội ra quyết định. + Quyết định của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội gửi 01 bản đến Bảo hiểm xã hội tỉnh để thực hiện chi trả dạy nghề cho cơ sở dạy nghề (bao gồm cả trung tâm giới thiệu việc làm thực việc dạy nghề cho người thất nghiệp); 01 bản gửi trung tâm giới thiệu việc làm để tiếp tục thực hiện việc tư vấn, giới thiệu việc làm sau khi học nghề; 01 bản gửi Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội cấp huyện để theo dõi việc tìm kiếm việc làm của người thất nghiệp; 01 bản gửi người lao động để thực hiện. Quyết định hưởng hỗ trợ học nghề thực hiện theo mẫu số 7 ban hành kèm theo thông tư này. Trình tự, thủ tục chi trả hỗ trợ học nghề theo quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. c. Đối với những trường hợp không được hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp: Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội cấp huyện phải trả lời bằng văn bản và nờu rừ lý do theo mẫu số 8 ban hành kèm theo thông tư này. 3.4. Trường hợp người lao động khi thất nghiệp có nhu cầu chuyển đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác để hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp do về di chuyển nơi cư trú của gia đình hoặc về nơi ở của gia đình thì phải làm đơn đề nghị theo mẫu số 9 ban hành kèm theo thông tư này và gửi Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội cấp huyện nơi đang đóng bảo hiểm thất nghiệp để Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội cấp huyện giới thiệu hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo đề nghị của người lao động thực hiện theo mẫu số 10 ban hành kèm theo Thông tư này. Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội cấp huyện tiếp nhận chuyển đến để hưởng bảo hiểm thất nghiệp thực hiện theo nêu tại tiết 3.3 của điểm này. 11 3.5. Thông báo hằng tháng về việc làm về việc tìm kiếm việc làm theo quy định tại khoản 2 Điều 34 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP được hướng dẫn thực hiện như sau: Trong thời gian đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, vào ngày 15 hằng tháng (nếu rơi vào ngày nghỉ thì thông báo vào ngày làm việc tiếp theo), người thất nghiệp phải trực tiếp đến Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thông báo về việc tìm kiếm việc làm theo mẫu số 11 ban hành kèm theo Thông tư này. 4. Tạm dừng hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp: 4.1. Các trường hợp tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 127/2008/NĐ-CP được hướng dẫn thực hiện như sau: a. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không trực tiếp thông báo hằng tháng với Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội cấp huyện nơi đang hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp về việc tìm kiếm việc làm. Việc thông báo được thực hiện tại Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội cấp huyện theo mẫu số 11 ban hành kèm theo thông tư này; ngày thông báo hằng tháng do Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội cấp huyện nơi đang hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp quy định. b. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị tạm giam, khi có thông báo của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 4.2. Trình tự, thủ tục tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp: Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thuộc trường hợp tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội cấp huyện nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp báo cáo bằng văn bản cụ thể các trường hợp tạm dùng hưởng trợ cấp thất nghiệp với Sở lao động- Thương binh và Xã hội; Phòng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về việc làm thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội thẩm định và trình Giám đốc Sở xem xét, quyết định. Thông báo tạm dừng hưởng trợ thất nghiệp của Giám đốc Sở lao động- Thương binh và Xã hội gửi 01 bản đến Bảo hiểm xã hội tỉnh để thực hiện tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp; 01 bản gửi Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội; 01 bản gửi trung tâm giới thiệu việc làm; 01 bản gửi người lao động để thực hiện. Thông báo tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo mẫu số 12 ban hành kèm theo thông tư này. 4.3. Việc tiếp tục hưởng tiếp trợ cấp thất nghiệp hằng tháng: Người lao động thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 22 của Nghị định 12 số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 thì Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội cấp huyện nơi người lao động đang tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp báo cáo bằng văn bản cụ thể các trường hợp được tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp với Sở lao động- Thương binh và Xã hội; Phòng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về việc làm thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội thẩm định và trình Giám đốc Sở xem xét, quyết định. Thông báo được tiếp tục hưởng trợ thất nghiệp của Giám đốc Sở lao động- Thương binh và Xã hội gửi 01 bản đến Bảo hiểm xã hội tỉnh để thực hiện tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp; 01 bản gửi Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội; 01 bản gửi trung tâm giới thiệu việc làm; 01 bản gửi người lao động để thực hiện. Thông báo tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo mẫu số 13 ban hành kèm theo thông tư này. 5. Chấm dứt hưởng bảo hiểm thất nghiệp: Chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với các trường hợp quy định tại tiết d,đ,e,g,h,i khoản 1 Điều 87 của Luật Bảo hiểm thất nghiệp: Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội cấp huyện nơi n gười lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp báo cáo bằng văn bản cụ thể các trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp với Sở lao động- Thương binh và Xã hội; Phòng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về việc làm thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội thẩm định và trình Giám đốc Sở xem xét, quyết định. Quyết định chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của Giám đốc Sở lao động- Thương binh và Xã hội gửi 01 bản đến Bảo hiểm xã hội tỉnh để thực hiện việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp; 01 bản gửi Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội; 01 bản gửi trung tâm giới thiệu việc làm; 01 bản gửi người lao động để thực hiện. Quyết định chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo mẫu số 14 ban hành kèm theo thông tư này. IV- Tổ chức thực hiện: 1. Trỏch nhiệm của Bảo hiểm xó hội Việt Nam: 1.1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tuyờn truyền, phổ biến chế độ, chớnh sỏch, phỏp luật về bảo hiểm thất nghiệp; hướng dẫn thủ tục thu, chi bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động, người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp. 1.2. Tổ chức thu bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật. 13 1.3. Tổ chức chi trả trợ cấp thất nghiệp, kinh phí hỗ trợ học nghề, kinh phí tư vấn, giới thiệu việc làm theo Quyết định của Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh và theo quy định của pháp luật. 1.4. Đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp; thu hồi thẻ bảo hiểm y tế đối với những người chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp. 1.5. Dừng chi trả trợ cấp thất nghiệp, chi phí hỗ trợ dạy nghề, chi phí hỗ trợ tư vấn giới thiệu việc làm, bảo hiểm y tế cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có thông báo của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 1.6. Định kỳ hằng năm trước ngày 15 tháng 01 bỏo cỏo về Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội tỡnh hỡnh thực hiện thu, chi, quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm thất nghiệp trong năm trước. 2. Trách nhiệm của Sở lao động- Thương binh và Xã hội: 2.1. Chủ trỡ, phối hợp với cỏc cơ quan liên quan tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp; 2.2. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, các Phòng lao động- Thương binh và Xã hội huyện, Trung tâm giới thiệu việc làm, các cơ sở dạy nghề tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn. 2.3. Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định hỗ trợ học nghề cho người thất nghiệp theo quy định của pháp luật. 2.4. Theo dừi, thanh tra, kiểm tra thực hiện phỏp luật về bảo hiểm thất nghiệp; 2.5. Định kỳ hằng tháng trước ngày 05, sáu tháng trước ngày 15 tháng 7 và một năm trước ngày 15 tháng 01 bỏo cỏo về Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội tỡnh hỡnh thực chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn theo mẫu số 15 kèm theo thông tư này. 3. Trách nhiệm của Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội cấp huyện: 14 3.1. Tổ chức tiếp nhận hồ sơ đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp, xem xét và thực hiện các thủ tục giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại thông tư này. 3.2. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ: - Trước ngày 02 hằng tháng, báo cáo về Sở Lao động- Thương binh và Xã hội về việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn; - Định kỳ sáu tháng trước ngày 05 tháng 7, hằng năm trước ngày 10 tháng 01 bỏo cỏo về Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỡnh hỡnh thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn. 3.3. Thực hiện các biện pháp để hỗ trợ việc làm, học nghề đối với người lao động bị thất nghiệp trên địa bàn. 4. Trách nhiệm của trung tâm giới thiệu việc làm: 4.1. Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp. 4.2. Tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm cho người đang hưởng bảo hiểm thất nghiệp; tổ chức dạy nghề phù hợp cho người đang hưởng bảo hiểm thất nghiệp; 4.3. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ: - Trước ngày 02 hằng tháng, báo cáo về Sở Lao động- Thương binh và Xã hội về việc thực hiện tư vấn, giới thiệu việc làm và dạy nghề cho người thất nghiệp trên địa bàn; - Định kỳ sáu tháng trước ngày 10 tháng 7, hằng năm trước ngày 10 tháng 01 bỏo cỏo về Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỡnh hỡnh thực hiện tư vấn, giới thiệu việc làm và dạy nghề cho người thất nghiệp trên địa bàn. 5. Trách nhiệm của các cơ sở dạy nghề: Tổ chức thực hiện dạy nghề cho người thất nghiệp theo yêu cầu của Sở lao động- Thương binh và Xã hội. 15 6. Trách nhiệm của người sử dụng lao động: 6.1. Phối hợp với tổ chức công đoàn cơ sở để tuyên truyền, phổ biến chính sách bảo hiểm thất nghiệp và thực hiện đúng các quy định về tham gia bảo hiểm thất nghiệp; đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ, đúng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp. 6.2. Xuất trỡnh cỏc tài liệu, hồ sơ và cung cấp thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi có kiểm tra, thanh tra về bảo hiểm thất nghiệp. 6.3. Cung cấp cỏc văn bản theo quy định tại khoản 2 Điều 37 Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động để hoàn thiện hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp. 6.4. Báo cáo tình hình thực hiện đóng bảo hiểm thất nghiệp với Sở lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương nơi đăng ký tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định. 7. Trách nhiệm của Cục Việc làm, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội: 7.1. Giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật. 7.2. Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định của nhà nước, của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội về bảo hiểm thất nghiệp. 7.3. Tuyên truyền, phổ biến, tập huấn các quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp. 7.4. Tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định. 8. Thông tư này có hiệu lực kể ngày kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009. 16 Trong quá trình thực hiện có vấn đề gì vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, giải quyết./. Kt. Bộ trưởng Thứ trưởng Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Viện kiểm soát nhân dân tối cao; Nguyễn Thanh Hòa - Tòa án nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương; - Sở LĐTBXH các tỉnh, TP trực thuộc TƯ; - Công báo; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư Pháp); - Website Chính phủ; - Wetsite Bộ LĐTBXH; - Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ LĐTBXH; - Lưu VP BLĐTBXH, các đơn vị thuộc Bộ, Cục VL(30 bản). Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số /2008/TT-BLĐTBXH ngày / / của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 17 đăng ký thất nghiệp Kính gửi: Phòng lao động- Thương binh và Xã hội…… Tên tôi là: ..................................... sinh ngày .......... tháng ........... năm .. Số CMND ........................................... do ....................................... cấp ngày ....... tháng ........ năm ......... Số điện thoại liên lạc, số tài khoản cá nhân, mã số thuế, địa chỉ (nếu Email... có):. . . . . . . . . . . . . ..................................................................................... Hiện cư trú tại: ……………………… Số sổ Bảo hiểm xã hội: ...................... Tên doanh nghiệp, tổ chức chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc: Địa chỉ: Hiện nay, tôi đã chấm dứt hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc với (DN,TC) nêu trên từ ngày ……tháng……năm 200… Số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp:……………tháng. Tôi đăng ký thất nghiệp để được thực hiện các chế độ theo quy định./. ............., ngày ....... tháng ..... năm ..... Người khai (Ký, ghi rõ họ tên) 18 Mẫu số 2 : Ban hành kèm theo Thông tư số /2003/TT-BLĐTBXH ngày / / của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp Kính gửi: Phòng Lao động-Thương binh và xã hội...... Tỉnh, thành phố………………….. Tên tôi là: ..................................... Sinh ngày .......... tháng ........... năm .....…. Số CMND ........................................... do ............................................. cấp ngày ....... tháng ........ năm ......... Số điện thoại liên lạc, số tài khoản cá nhân, mã số thuế, địa chỉ (nếu Email... có):. . . . . . . . . . . . . ..................................................................................... Hiện cư trú tại: ……………… Số sổ Bảo hiểm xã hội: .................... Hiện nay, tôi đã chấm dứt hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc với………………………………………… Địa chỉ cơ quan……………………… Số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp:……………tháng. Theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp, đến nay tôi đã đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Kèm theo đơn này là(*)................................ và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội của tôi. Đề nghị Quý cơ quan xem xét, giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho tôi. ............., ngày ....... tháng ..... năm ..... Người khai (Ký, ghi rõ họ tên) (*) ghi trường hợp của bản thân phù hợp với nội dung: Bản sao hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc đó hết hạn hoặc thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc xỏc nhận của đơn vị cuối cùng trước khi thất nghiệp về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc đúng phỏp luật. 20
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net