logo

Thiết lập mô hình chuột bị bệnh tiểu đường bằng streptozotocin

Insulin là một hormone do tuyến tuy tiết ra, nó được tổng hợp trong các tế bào β trong các tụy đảo Langerhan của tuyến tụy, insulin là một protein nhỏ 51aa bao gồm 2 chuổi acid amin được liên kết với nhau bằng các liên kết –s – s - , nó chủ yếu được tổng hợp từ một chuỗi polypeptid được gọi là proinsulin. Sau đó các enzym sẽ cắt bỏ khoảng giữa của chuổi này và được giữ trong các tế bào β và khi bị kích thích bởi nồng độ cao của đường huyết thì insulin được giả phóng ra....
Vũ Đình Kỳ_0615056 Phạm Thái Diễm Lan_0615058 Trần Đình Nghị_0615079 Thực tập Khảo Sát Tác Động Của Một Số Chất Ức Chế Miễn Dịch Lên Chuột Nhắt Trắng Bảng Mô Tả Số Liệu Lô Đối Chứng Lô Thí Ngiệm N0 N8 N0 N8 Trung bình 9700 10240.91 8330.556 3555.556 Phương sai 9932500 14783409 7863864 10427614 Bảng Kết Quả So Sánh Bảng 1 Ngày Lô Đối Chứng Lô Thí Ngiệm N0 9700a 8330.556a N8 10240.91a 3555.556b t Stat = 0.36085 t Stat = 4.736802 t Critical one-tail =1.729133 t Critical one-tail =1.69236 Bảng 2 Lô N0 N8 Lô Đối Chứng 9700a 10240.91a Lô Thí Nghiệm 8330.556a 3555.556 b t Stat = 1.218069 t Stat = 5.034183 t Critical one-tail =1.703288 t Critical one-tail = 1.703288 Xét trong phạm vi sai số chuẩn là α=0.05 nếu t Stat > t Critical one-tail thì hai lô không tương đồng, nếu t Stat < t Critical one-tail thi kết quả của hai lô thí nghiệm là tương đương nhau. Xét Kết Quả So Sánh Trong Bảng 1. Trong lô đối chứng, ta thấy giá trị t start < t Critical one-tail nên có thể kết luận là số lượng bạch cầu trong ngày N0 và N8 là tương đương nhau. Do tá dược được tiêm vô là dung dịch sinh lý PBS nên không gây đáp ứng suy giảm miễn dịch đối với chuột. Trong lô thí nghiệm, t start > t Critical one-tail => số lượng bạch cầu trong ngày N0 và N8 không bằng nhau vì ở ngày N8 số lượng bạch cầu giảm hơn so với ngày N0. Nên ta thấy Busulfan và Cyclophosphamide đã có hiệu quả trong việc gấy suy giảm miễn dịch Xét Kết Quả So Sánh Trong Bảng 2 Xét ở ngày N0 của hai lô, t start < t Critical one tail => số lượng bạch cầu ở lô đối chứng và thí nghiệm là tương đương nhau. Do ở ngày N0 là ngày đầu tiên tiêm tá dược nên các thay đổi sinh lý miễn dịch chưa sảy ra. Xét ở ngày N8 của hai lô, t start > t Critical one tail, => số lượng bạch cầu ở lô đối chứng và lô thí nghiệm không bằng nhau, và ở lô thí nghiệm, số lượng bạch cầu giảm hơn ở lô đối chứng. Do tá dược để tiêm chuột ở lô đối chứng là dung dich sinh lý PBS, nên số lượng bạch cầu không thay đổi, còn ở lô thí nghiệm tá dược dùng tiêm là chất gây suy giảm miễn dịch làm cho số lượng bạch cầu giảm. Vì vậy số lượng bạch cầu trong ngày N8 của lô thí nghiệm ít hơn so với lô đối chứng, Vậy Busulfan và Cyclophosphamide là hai tá dược có khả năng gây suy giảm miễn dịch. Thiết lập mô hình chuột bị bệnh tiểu đường bằng streptozotocin I. Giới Thiệu Về Bệnh Tiểu Đường 1.Insulin Insulin là một hormone do tuyến tuy tiết ra, nó được tổng hợp trong các tế bào β trong các tụy đảo Langerhan của tuyến tụy, insulin là một protein nhỏ 51aa bao gồm 2 chuổi acid amin được liên kết với nhau bằng các liên kết –s – s - , nó chủ yếu được tổng hợp từ một chuỗi polypeptid được gọi là proinsulin. Sau đó các enzym sẽ cắt bỏ khoảng giữa của chuổi này và được giữ trong các tế bào β và khi bị kích thích bởi nồng độ cao của đường huyết thì insulin được giả phóng ra. Nhiệm vụ của insulin là điều tiết lượng đường trong máu bằng cách chuyển hóa các đường disaccarid và polysaccarid. Cùng với glucose, thức ăn còn cung cấp hỗn hợp các monosaccarid khác và ở gan chúng được chuyển thành glucose. Nồng độ glucose được giữ trong một giới hạn bình thường bằng cách khác nhau. Sau bữa ăn gan nhận được nhiều glucose từ tĩnh mạch. Sau đó một phần glucose sẽ được chuyển hóa thành một dạng polysaccarid dự trữ gọi là glycogen nhờ insulin. Lượng glycogen hình thành được điều hòa bởi insulin cà hormone khác có tên là glucagon (hormone chuyển hóa glycogen thành glucose). 2. Bệnh Tiểu Đường Đái tháo đường là một rối loạn chuyển hóa carbohydrate, chất béo và protein mãn tính đặc trưng bởi việc tăng đường trong máu (glucose) khi đói và tăng cao nguy cơ các bệnh tim, đột qụy, bệnh thận và mất chức năng thần kinh. Đái tháo đường có thể xuất hiện khi tụy không tiết đủ insulin, hoặc nếu các tế bào của cơ thể trở nên kháng insulin; vì thế, đường máu không thể đi vào trong tế bào, dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng. Đái tháo đường được chia thành hai loại chính: type I và type II. Type I hay đái tháo đường phụ thuộc insulin thường xuất hiện ở trẻ em và thanh thiếu niên. Type II hay đái tháo đường không phụ thuộc insulin thường khởi phát sau tuổi 40. Đái tháo đường phụ thuộc insulin: đi kèm với sự phá hủy hoàn toàn các tế bào beta của tụy, nơi sản xuất hormone insulin. Mặc dù nguyên nhân chính xác của đái tháo đường type I chưa biết, nhưng học thuyết hiện tại cho rằng đó là do tổn thương các tế bào beta sản xuất ra insulin kèm theo một số khuyết điểm ở khả năng tái tạo của mô. Đái tháo đường không phụ thuộc insulin: khoảng 90% số bệnh nhân đái tháo đường thuộc type II. Điển hình thì mức insulin tăng lên thể hiện sự mất nhạy cảm với insulin của các tế bào cơ thể. Béo phì là yếu tố chính tham gia vào sự mất nhạy cảm với insulin, với gần 90% số người bị đái tháo đường type II béo phì. II. Streptozotocin Streptozotocin: Dẫn xuất N-nitroso của glucosamine hiện tại được coi là tác nhân làm tác nhân phá hủy các tế bào beta ở tuyến tụy trong thực nghiệm cảm ứng đái tháo đường, nó làm cản trở cơ chế oxy hoá chuyển hoá tế bào, gây độc cho tế bào beta. Một dung dich gồm streptozotocin ( 45mg/kg ) chứa trong dung môi 0.1 M citrate, pH 4.5 III. Mô Hình Thí Nghiệm Các bước thực hiện như sau.  Sử dụng hai lô chuột, một lô đối chứng và một lô thí nghiêm, mổi lô 30 con  Chuột được kiểm tra đường huyết trước  Tiêm streptozotocin với liều lượng (45mg/kg), tiêm vào khoang bụng chuột với 30 con thí nghiệm và tiêm dung dịch DBS với 30 con đối chứng  Kiểm tra đường huyết hai lô thí nghiêm sau 5 ngày tiêm bằng máy đo đường huyết  Tiêm streptozotocin cho lô thí nghiệm và DBS cho lô đối chứng  Quan sát các dấu hiệu sau khi được tiêm thuốc như lượng nước uống, khả năng hoạt động của chuột (tập tính sinh lý hang ngày)  Kiếm tra đường huyết sau ngày 10 sau đó.  Sử dụng phần mềm thống kê để so sánh kết quả thí nghiệm  Đánh giá hiệu quả của streptozotocin trong việc gây suy giảm Insulin làm tăng lượng đường huyết. Lô chuột 60 con 30 con lô đối chứng 30 con lô thí nghiệm Tiêm DPS Tiêm streptozotocin Tiêm streptozotocin Kiểm tra đường Kiểm tra đường huyết sau 5 ngày huyết sau 5 ngày Tiêm DPS Tiêm streptozotocin Kiểm tra đường Kiểm tra đường huyết sau ngày 10 huyết sau ngày 10 So sánh lượng đường huyết 2 lô thí nghiệm Đánh giá hiệu quả của streptozotocin
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net