logo

THIẾT KẾ BÀI GIẢNG

Cảm nhận được vẻ đẹp, chất thơ của cảnh sắc thiên nhiên xứ Huế đặc biệt là của dòng sông Hương, thấy được vẻ đẹp văn hoá, lịch sử của dòng sông này.
Trường THPT Phan Đình Phùng Tổ: Ngữ Văn THIẾT KẾ BÀI GIẢNG Đọc văn: AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG (2 tiết) (Trích) - Hoàng Phủ Ngọc Tường - (Sách Ngữ văn nâng cao lớp 12) A. Mục tiêucần đạt. Giúp học sinh: - Cảm nhận được vẻ đẹp, chất thơ của cảnh sắc thiên nhiên xứ Huế đặc biệt là của dòng sông Hương, thấy được vẻ đẹp văn hoá, lịch sử của dòng sông này. - Hiểu được những cảm nhận tinh tế, sâu sắc tình yêu, niềm tự hào tha thiết, sâu lắng của tác giả dành cho sông Hương, cho xứ Huế thân yêu được thể hiện qua 1 áng văn đẹp đẽ, tài hoa. Từ đó bồi dưỡng thêm cho mình tình yêu đối với quê hương, tổ quốc. - Hiểu được những đặc sắc nghệ thuật của bài kí và phong cách nghệ thuật kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường. B. Chuẩn bị cho giờ - SGK + SGV học. - Tranh ảnh về SH… - Nhã nhạc và hò Huế C. Tiến tình lên lớp 1- Ổn định tổ chức lớp. 2- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài “Người lái đò Sông Đà (Nguyễn Tuân). 3- Bài mới. Lời dẫn: Chúng ta đã từng biết đến vẻ đẹp của Sông Đà: vừa hùng vĩ dữ dội, vừa thơ mộng trữ tình qua ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân. Bài học hôm nay chúng ta sẽ được thưởng thức vẻ đẹp của một dòng sông đã đi vào thi ca- Sông Hương qua bút kì của Hoàng Phủ Ngọc Tường: “Ai đã đặt tên cho dòng sông”. Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt HĐ1: Tìm hiểu phần tiểu dẫn I. TIỂU DẪN - Trình bày những nét chính về 1. Tác giả: cuộc đời và sự nghiệp thơ văn - Tiểu sử: + Sinh 1937 tại TP. Huế của HPNT + Quê gốc ở Quảng trị, sống, học tập và hoạt động cách mạng ở Huế -> cuộc đời tác giả gắn liền với Huế nên tình cảm, tâm hồn thấm đẫm nền văn hoá của mảnh đất này. - Sự nghiệp văn học: + Phong cách nghệ thuật: * Là cây bút uyên bác, giàu chất trí tuệ. * Tài hoa, trí tưởng tượng phong phú lãng mạn đậm chất thơ. * Lối viết hướng nội, xúc tích, có chiều sâu văn hoá, cảm hứng nhân văn. 1 + Tác phẩm chính: (SGK) - Trình bày những hiểu biết về bài 2. Tác phẩm – Thể loại. bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng - Xuất xứ: sông”. - Hoàn cảnh ra đời. - Cảm hứng sáng tác: - Vị trí đoạn trích: bài kí gồm 3 phần, đoạn trích nằm ở đoạn đầu và đoạn kết của bài kí. -> Là tác phẩm tiêu biểu cho đặc trưng thể loại và văn phong của HPNT. HĐ2: Đọc và tìn hiểu văn bản. II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN. GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm 1. Đọc – Tìm hiểu bố cục. văn bản theo từng đoạn nhỏ. - Đoạn 1: Từ đầu đến “…Chân núi Kim Phụng” (Sông Hương ở thượng nguồn). - Đoạn 2: Từ “Phải trải qua nhiều thế kỉ…” đến “… bát ngát tiếng gà”. (Sông Hương chảy về đồng bằng, đến ngoại vi thành phố Huế). - Đoạn 3: “Từ đấy, như đã tìn đúng đường về đến “… quê hương xứ sở” (Sông Hương chảy vào thành phố Huế). - Đoạn 4: Còn lại (vẻ đẹp văn hoá và lịch sử của dòng sông – những nguồn thi cảm dạt dào của tác giả được gợi lên từ Sông Hương) HS nhận xét chung về bố cục của -> Cảm nhận Sông Hương theo chiều dài địa lí, cách đoạn trích. kết cấu tương ứng với từng khúc sông trong hành trình từ thượng nguồn đi tìm thành phố tình yêu. 2- Tìm hiểu văn bản CH. Qua phần soạn bài ở nhà em Nội dung đoạn trích hãy cho biết đoạn trích đã khắc hoạ những hình tượng nào? Sông Hương được khám phá, miêu tả Hình tượng Sông  Hình tượng  từ những góc độ nào? Hương CS thiên     CS Lịch  nhiên sử Con sông văn  hoá 2.1. Vẻ đẹp của dòng Sông Hương a. Vẻ đẹp được phát hiện từ cảnh sắc TN. CH: Khi qua dãy TS hùng vĩ và khi * Từ Thượng nguồn ra khỏi rừng già, Sông Hương - Khi qua dãy Trường Sơn hùng vĩ. được miêu tả như thế nào? + Sông Hương là bản tình ca của rừng già. Tác giả đã sử dụng thủ pháp nghệ / Rầm rộ và mãnh liệt… 2 thuật gì để khắc hoạ vẻ đẹp của / Dịu dàng và say đắm…. dòng sông? -> Sự hợp âm của những nốt bổng, nốt trầm để mãi ngân nga vang vọng giữa đại ngàn của Trường Sơn. + Sông Hương như 1 cô gái Di gan phóng khoáng man dại. / Rừng già đã hun đúc cho nó 1 bản tính gan dạ, 1 tâm hồn tự do, phóng khoáng. / Cũng chính rừng già nơi đây đã chế ngự sức mạnh bản năng của người con gái Sông Hương. -> Vẻ đẹp của một sức sống trẻ trung, mãnh liệt và hoang dại. - Khi ra khỏi rừng già. + Đóng kín phần tâm hồn sâu thẳm của mình ở cửa rừng… + Mang 1 sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của 1 vùng văn hoá xứ sở. -> Vẻ đẹp đầy bí ẩn, sâu thẳm của dòng sông. Nhận xét: Bằng óc quan sát tinh tế và trí tưởng tượng phong phú, bằng việc sử dụng nghệ thuật so sánh, nhân hoá tài hoa, táo bạo, HPNT đã phát hiện và khắc hoạ vẻ đẹp mạnh mẽ, trẻ trung đầy cá tính của dòng sông, gợi lên ở người đọc những liên tưởng kì thú gợi cảm xác đáng đầy sức hấp dẫn. Theo em, vẻ đẹp nổi bật nhất của GV bình một số chi tiết đặc sắc. Sông Hương ở thượng nguồn là (+ Bản tình ca của rừng già. gì? Cảm nhận của em về vẻ đẹp + Cô gái di gan phóng khoáng man dại…) ấy? HPNT có đem đến cho em cảm xúc mới mẻ thú vị về dòng sông Hương? GV cho HS xem sơ đồ Sông * Về Châu thổ Hương. CH: Khi xuôi về châu thổ, hành - Sông Hương tìm đến Huế. trình của Sông Hương tiếp tục + Chuyển dòng một cách liên tục, uốn mình theo được khắc hoạ ra sao? Qua những những đường cong thật mềm. khung cảnh mà nó đu qua, vẻ đẹp / Từ ngã ba Tuần -> chảy theo hướng Nam -Bắc qua của dòng sông hiện ra như thế Hòn Chén. nào? Hiệu quả thẩm mĩ của / Chuyển hướng sang Tây- Bắc vòng qua Nguyệt những biện pháp nghệ thuật mà Biển, Lương Quán. tác giả đã sử dụng? / Đột ngột rẽ 1 hình cung thật tròn về phía ĐBôm lấy chân đồi Thiên Mục, xuôi dần về Huế. -> Như 1 cuộc tìn kiếm có ý thức để đi gặp thành phố tương lai của nó. + Vẻ đẹp của dòng sông trở nên biến ảo vô cùng. / Qua Tam Thai, vọng cảnh DS mềm như tấm lụa… DS như 1 tấm gương 3 phản chiếu màu sắc… / Đến vùng rừng thông u tịch, lăng tẩm của vua chúa triều Nguyễn: DS mang vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc như triết lí, như cổ thi. / Tới ngoại ô Kim Long: vẻ đẹp tươi vui…. - Có thể sưu tầm một số tranh Nhận xét: -> Sông Hương qua cái nhìn đầy lãng mạn ảnh về Sông hương cho HS xem của HPNT như 1 cô gái dịu dàng mơ mộng đang khao trong khi GV nói lời bình. khát đi tìm thành phố tình yêu theo tiếng gọi vang vọng từ trái tim. Với NT so sánh cân đối, hài hoà đậm chất thơ, với sự phong phú về ngôn ngữ hình tượng, nhà văn đã khắc hoạ được vẻ đẹp dòng sông huyền ảo, lung linh sắc màu, người đọc đặc biệt ấn tượng về vẻ đẹp trầm mặc, cổ kính của Sông Hương gắn với thành quán lăng tẩm của vua chúa thủa trước. Câu hỏi thảo luận: Ấn tượng của GV bình: Chọn những hình ảnh so sánh, những câu em về một vẻ đẹp của dòng sông văn giàu màu sắc, tạo hình và ấn tượng trong khung cảnh mà nó đi qua. - Cuộc gặp gỡ giữa Sông Hương – Huế Huế Sông Hương CH: TP. Huế hiện lên qua hình + Cầu Tràng Tiền = + Uốn 1 cánh cung rất ảnh nào? Vẻ đẹp của Sông vành trăng non in gần nhẹ = 1 tiếng vang vọng Hương khi gặp Huế được miêu tả trên nền trời. nói ra của tgiả. bằng nghệ thuật nào? Cuộc gặp -> một trong những biểu -> Vẻ e thẹn, ngượng gỡ ấy gợi cho em cảm nhận gì? tượng của Huế như mơ ngùng khi gặp người trong màng chờ đợi, như vẫy mong đợi, sự thuận tình gọi dòng sông. mà không nói ra. + Những lâu đài của đất + Các nhánh sông toả đi cố đô soi bóng xuống khắp thành phố như muốn dòng sông xanh biếc. ôm trọn Huế vào lòng. + Sông Hương và Huế hoà vào làm 1, HS làm nên vẻ mộng mơ của Huế, Huế làm nên vẻ đẹp trầm tư sâu lắng của Sông Hương. + Sông Hương giảm hắn lưu tốc, suôi đi thực chậm… yên tĩnh, khát vọng được gắn bó, lưu lại mãi với mảnh đất nơi đây. Nhận xét: Cuộc gặp gỡ của Huế và Sông Hương được tác giả cảm nhận như cuộc hội ngộ của tình yêu. Sông Hương được HPNT khám phá, phát hiện từ góc độ tâm trạng: Sông Hương gặp thành phố như đến với điểm hẹn của tình yêu sau 1 hành trình dài trở nên vui tươi và mềm mại. Sông Hương qua NT so sánh đầy mới lạ, bất ngờ trở nên có linh hồn, sự sống như 1 cô gái si tình đang say đắm trong tình yêu. Câu hỏi thảo luận: Những so sánh GV chọn những hình ảnh, chi tiết đặc sắc để bình. của HPNT đã đem đến cho em (Cầu Tràng Tiền = Vành trăng non 4 những cảm xúc gì? S.Hương uốn cong = tiếng vang không nói ra… Lưu tốc S.Hương = Slow tình cảm dành cho Huế). - Tạm biệt Huế để ra đi CH: Khi tạm biệt Huế, Sông Sông Hương Huế Hương ra đi trong tâm trạng như + Rời khỏi kinh thành, + Quanh năm mơ màng thế nào? Sông Hương ôm lấy đảo trong sương khói và biêng Sự liên tưởng cảu HPNT ở đây có Cồn Huế, lưu luyến ra biếc màu xanh của tre trúc, gì thú vị? đi… vườn cau. + Đột ngột rẽ ngoặt lại + Thị trấn bao quanh là nơi để gặp thành phố yêu Huế dõi theo 10 dặm dấu 1 lần cuối. trường đình. Nhận xét: Sự lưu luyến, bịn rịn của đôi tình nhân trong chia biệt. Gợi liên tưởng đến mối tình Kim Trọng- Thuý Kiều. Sông Hương giống như nàng Kiều trong đêm tình tự với chàng Kim với nỗi vấn vương, lẳng lơ, kín đáo của tình yêu, như tấm lòng chung tình của người dân nơi Châu Hoá với quê hương xứ sở. b. Vẻ đẹp văn hoá của dòng sông CH: Dòng sông Hương đã làm nên - Dòng sông âm nhạc + là người tài nữ đánh đàn lúc nét văn hoá độc đáo của xứ Huế đêm khuya. như thế nào? + Là nơi sinh thành ra toàn bộ nền âm nhạc có điểm GV dẫn thêm 1 số câu thơ bài thơ của Huế. viết về Sông Hương. Hàn Mặc + Là cảm hứng để Nguyễn Du viết lên khúc đàn của Tử, Thu Bồn…. nàng Kiều. - Dòng sông thi ca-> 1 dòng sông thơ ca lặp lại mình + Là vẻ đẹp mơ màng “Dòng sông trắng lá cây xanh” trong thơ Tản Đà. + Vẻ đẹp hùng tráng “như kiếm dựng trời xanh” của Cao Bá Quát. + Là nỗi quan hoài vạn cổ trong thơ bà Huyện Thanh Quan. + Là sức mạnh phục sinh tâm hồn trong thơ Tố Hữu -> Sông Hương luôn đem đến nguồn cảm hứng mới mẻ, bất tận cho các thi nhân. - Dòng sông gắn với những phong tục, với vẻ đẹp tâm hồn của người dân xứ Huế. + Màn sương khói trên Sông Hương = màu áo điền lục, 1 sắc áo cưới của các cô dâu trẻ trong tiết sương giáng. + Vẻ trầm mặc sâu lắng của sông Hương cũng như 1 nét riêng trong vẻ đẹp tâm hồn của người xứ Huế: “rất dịu dàng và rất trầm tư…” Em nhận thức được gì về lịch sử c. Dòng S.Hương với lịch sử hào hùng của mảnh đất của dòng sông Hương, của Huế cố đô. qua bút kí của HPNT? * Là 1 dòng sông anh hùng. - Từ xa xưa: là 1 DS biên thuỳ xa xôi của đất nước 5 của các vua Hùng. - Thời trung đại: + Dòng Linh Giang đã chiến đấu oanh liệt để bảo vệ biên giới phía nam tổ quốc Đại Việt. + Vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ. - Thời chống Pháp: + Sống hết lịch sử bi tráng với máu của các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương. + Đi vào thời đại CMT8 với những chiến công rung chuyển. - Thời chống Mĩ: + Góp mình vào chiến dịch Mùa xuân 1968 Mậu Thân. * SH cùng với thành phố Huế cũng chịu nhiều đau thương mất mát. -> Sông Hương là dòng sông có bề dày lịch sử như 1 người con gái anh hùng, khi tổ quốc gọi nó tự biết hiến đời mình làm 1 chiến công. Sông Hương là dòng sông của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc. -> Sử thi mà trữ tình, bản hùng ca mà cũng là bản tình ca dịu dàng tươi mát. Đó là nét độc đáo của xứ Huế, của Sông Hương được tác giả khám phá và khắc hoạ từ góc độ lịch sử. Em có nhận xét gì về nhan đề và d. Ai đã đặt tên cho dòng sông. câu kết thúc bài kí? Bài kí mở đầu và kết luận bằng 1 câu hỏi “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” - Mang nghĩa hỏi: Chính nội dung bài kí là câu trả lời, 1 câu trả lời dài như 1 bài kí ca ngợi vẻ đẹp, chất thơ của dòng sông có cái tên cũng rất đẹp và phù hợp với nó: Sông Hương. - Mang tính chất biểu cảm. Theo em, câu hỏi “Ai đã đặt tên + Là cái cớ để nhà văn đi vào miêu tả, ca ngợi vẻ đẹp cho dòng sông?” có đơn thuần là của dòng sông Hương gắn với mảnh đất cố đô cổ để hỏi hay không? kính tươi đẹp. + Thể hiện tình cảm ngỡ ngàng ngưỡng mộ thái độ trân trọng ngợi ca của tác giả với dòng sông Hương, thành phố Huế thân yêu. Vì quá yêu mà bật thành câu hỏi “Ai đã đặt tên cho dòng sông!” CH: Sức hấp dẫn của tuỳ bút, xét 2.2. Hình tượng cái tôi của tác giả. đến cùng là sự hấp dẫn của cái tôi - Tình yêu thiết tha đến say đắm của tác giả đối với tác giả. Hình tượng cái tôi của cảnh và người nơi xứ Huế. HPNT hấp dẫn em ở điều gì? - Phong cách viết kí của HPNT: Phóng túng, tài hoa, giàu thông tin văn hoá, địa lí, lịch sử và giàu chất trữ tình lãng mạn. HĐ3: Củng cố bài học H/S nêu III- TỔNG KẾT. 6 cảm nhận sâu sắc của mình sau - Ghi nhớ (SGK). khi học xong bài kí. - Cảm nhận và hiểu được vẻ đẹp của Huế, của tâm hốn người Huế qua sự quan sát sắc sảo của HPNT về dòng sông Hương-> HPNT xứng đáng là một thi sĩ của thiên nhiên, một cuốn từ điểm sống về Huế, một cây bút giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. - Bài kí góp phần bồi dưỡng tình yêu, niềm tự hào đối với dòng sông và cũng là với quê hương đất nước. HĐ4: Luyện tập IV- LUYỆN TẬP 1- Hãy chỉ ra sự thống nhất trong các khám phá và thể hiện vẻ đẹp Sông Hương của tác giả. 2- So sánh vẻ đẹp của Sông Hương với Sông Đà -> Chỉ ra nét riêng trong văn phong của 2 tác giả: HPNT và Nguyễn Tuân. 7
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net