logo

Thất bại vẫn không nản chí

Công ty vận tải đường biển Kuehne Nagel hiện đang được đánh giá là một trong những công ty rất thành công. Thành công kinh doanh của công ty có được phần rất lớn là nhờ kinh nghiệm của ông chủ Klaus Michael Kuehne. Thế nhưng nhiều người cũng biết rằng để được như ngày nay ông chủ công ty đã phải trải qua những thất bại đau đớn.
Thất bại vẫn không nản chí Công ty vận tải đường biển Kuehne Nagel hiện đang được đánh giá là một trong những công ty rất thành công. Thành công kinh doanh của công ty có được phần rất lớn là nhờ kinh nghiệm của ông chủ Klaus Michael Kuehne. Thế nhưng nhiều người cũng biết rằng để được như ngày nay ông chủ công ty đã phải trải qua những thất bại đau đớn. Đã có không dưới 2 lần Klaus Michael Kuehne phải chấp nhận bán đi một phần lớn cổ phần của công ty để thoát hiểm. Chính trong những thời điểm khó khăn đó, Klaus Michael Kuehne vẫn còn tràn đầy niềm tin với những mưu kế hòng phục hồi lại cơ đồ kinh doanh. Không có nhiều doanh nghiệp dám nghĩ tới việc phải bán một phần công ty để rồi sau này sẽ quyết tâm mua lại. Với một công ty niêm yết thì điều đó là có thể nhưng với một công ty tư nhân thì rất khó khả thi trên thực tế. Thế nhưng Klaus Michael Kuehne, ông chủ vận tải đang sống tại Thuỵ Sĩ đã trở thành một trường hợp ngoại lệ đáng nể phục. Nhiều phen khốn đốn, nhưng bằng những biện pháp tình thế quyết đoán và táo bạo, ông chủ của công ty vận tải đường biển này đã rất nhiều lần giải cứu cho công ty thoát khỏi sự phá sản hoàn toàn. Và hiện tại thì công ty này đang là tập đoàn chuyên chở Kuehne Nagel rất thành công với những con số lợi nhuận kỷ lục có được trong thời gian gần đây. Năm 2005 vừa qua, doanh số của công ty đã tăng 21,5% so với năm trước và đạt mức kỷ lục là 8,95 tỉ Euro. Lợi nhuận trước thuế của công ty còn tăng nhanh hơn thế với 285 triệu Euro, vượt 30% kết quả kinh doanh của năm 2004. Để có được thời kỳ hoàng kim như hôm nay, Kuehne đã phải trải qua thời kỳ khó khăn chưa từng có. Diễn biến thị trường không thuận lợi, những dự báo sai và cả những tính toán sai lầm đã đẩy công ty đến gần bờ vực của sự phá sản hơn bao giờ hết. Kuehne nhớ lại, lúc đó ông cảm thấy công ty đang đứng trước một thảm hoạ và với cá nhân ông đó là một sự sỉ nhục. Bao nhiêu năm kinh doanh nhưng nếu phải giải thể công ty thì đây là một thất bại đau đớn nhất trong cuộc đời của Kuehne. Đó là năm 1981, một năm định mệnh đối với ông. Những con tàu đã từng là niềm kiêu hãnh của ông chủ vận tải đường biển sẽ phải bán đi để giải cứu cho công ty. Kuehne thừa nhận, khi đó "tôi đã phải trải qua những thời điểm đen tối nhất" trong sự nghiệp kinh doanh của mình. Khoản nợ 100 triệu Euro Đầu năm 70, Klaus Michael Kuehne đã biến ước mơ thành một ông chủ vận tải biển có tầm cỡ quốc tế của mình trở thành hiện thực. Từ một công ty vận tải chủ yếu ở khu vực nội địa mang tên Kuehne Nagel, ông đã thành lập thêm một công ty vận tải biển xuyên đại dương "Scalottas". Kuehne đã chớp ngay cơ hội được ưu đãi về thuế bằng việc đăng ký trụ sở công ty tại khu vực kênh đào Panama. Với tham vọng rất lớn đã có từ lâu, Michael Kuehne đầu tư rất nhiều tiền để có được một hạm đội tàu vận tải biển lớn của riêng mình. Thừa quyết tâm và cũng không phải là không tìm được nguồn tài chính nhưng kế hoạch đã thất bại chỉ vì Kuehne đã chọn sai thời điểm tiến hành. 1 Rất không may cho Kuehne và hạm đội tàu biển vừa được nâng cấp của ông. Cuộc khủng hoảng dầu lửa thế giới đầu tiên xuất hiện đã làm nhu cầu tiêu thụ dầu giảm. Giá vận chuyển dầu bị ép xuống và sụt giảm mạnh chưa từng có. Những chiếc tàu thuỷ công suất rất lớn để chuyên chở dầu đã không đem về được doanh thu cần thiết và đã trở thành gánh nặng. Công ty vận tải biển đã phải chịu những khoản thua lỗ nặng nề. Kuehne đau xót nhưng phải nghiến răng bán những chiếc tàu đó. Mặc dù vậy những diễn biến xấu của thị trường vẫn gây những hậu quả nặng nề. Công ty của Kuehne không thể tránh khỏi trong những năm tiếp theo. Nợ nần chồng chất và lên tới 100 triệu Euro, một con số quá lớn với một công ty tư nhân. "Tình trạng nghiêm trọng nay kéo dài suốt trong 5 tháng liên tục của năm 1981", Kuehne nhớ lại. Các chủ nợ cũng đã nhận biết tình hình kinh doanh khó khăn của công ty. Tất cả 23 ngân hàng cho vay nợ thi nhau hối thúc Kuehne phải rao bán công ty vẫn đang thuộc sở hữu hoàn toàn của ông. Không còn cách nào khác và ông phải thương lượng để bán. "Có tới 70 lời đề nghị mua song chỉ có 20 trong số đó thật sự nghiêm túc". Cuối cùng, tập đoàn Lonrho của Anh đã giành phần thắng. Trong cơn bĩ cực như vậy, nhưng Kuehne không mất hết niềm tin có ngày đảo ngược tình thế. Tuy những người Anh nắm giữ 50% cổ phần công ty nhưng Kuehne đã khéo léo đàm phán để họ có rất ít quyền quản lí công ty Kuehne Nagel. Nhờ vậy, Klaus Michael Kuehne vẫn có thể chủ động điều hành toàn bộ các hoạt động kinh doanh theo triết lí của mình. Trên con đường tìm đối tác, Kuehne lại chạm trán với tập đoàn thương mại và công nghiệp Viag. Họ đã mua lại được gần 1/3 số cổ phần của công ty mà ông còn nắm giữ. Năm 1984, 18,1% số cổ phần của công ty Kuehne Nagel được rao bán không khác gì là một hàng hoá trao đổi đối với đối tác cũ. Thực sự điều đó làm ông không thể hài lòng và ngấm ngầm tìm cách có ngày nào đó phải mua lại. Trong thời gian khó khăn khôn cùng này, về tiền bạc, Kuehne đã mất rất nhiều song bù lại là ông đã có được những bài học đắt giá, những kinh nghiệm thực tế trên thương trường. Những bài học kinh nghiệm đó cùng với một quyết tâm và nghị lực phi thường đã giúp Kuehne sớm có được thành công trở lại. Đứng lên từ đống đổ nát Kuehne đã cải tổ thành công chính công ty của mình. Ông đã chuyển đổi một phần ngành nghề kinh doanh tuy vẫn là lĩnh vực liên quan đến vận tải biển. Từ một công ty chỉ thực hiện các hợp đồng vận tải hàng hoá, công ty của Kuehne đã thành một nhà cung cấp tất cả các dịch vụ liên quan đến vận tải. Ông đầu tư vào các trung tâm điều hành vận tải biển cũng như xây dựng hẳn một trung tâm thông tin phục vụ vận tải biển. Khách hàng của ông được tư vấn và phục vụ trọn gói trong mọi vấn đề liên quan đến vận tải hàng hoá. Không những thế công ty của Kuehne còn có năng lực phục vụ chính các công ty vận tải nhỏ khác. Và những năm tiếp theo Kuehne đã sử dụng hiệu quả những kinh nghiệm gặt hái được để thu về rất nhiều lợi nhuận cho tập đoàn. Ông lại một lần nữa chứng tỏ mình có đầu óc kinh doanh sắc bén. Sau 11 năm mua một nửa cổ phần của Kuehne, tập đoàn Lonrho của những người Anh lâm vào khủng hoảng. Lúc này đến lượt Lonrho phải bán cổ phần của mình. Kuehne là người có tầm nhìn xa và không bao giờ mất niềm tin vào chính mình. Vì vậy trước kia, khi đàm phán với Lonrho, ông đã bắt đối tác phải cam kết bán lại cổ phần cho ông với điều kiện giá cả nhất định khi họ muốn bán. 2 Thế là điều tưởng như khó có thể xảy ra đã thành hiện thực. Kuehne đã hiện thực hoá được giấc mơ thứ hai của ông bằng việc mua lại được số cổ phần truớc đó buộc phải bán mất. Nhờ những khoản lợi nhuận khổng lồ mà sau đó vào tháng 5 năm 1999, ông đã mua lại cổ phần còn lại của công ty mà Viag đã mua trên cơ sở một liên kết kinh doanh cùng với một tập đoàn vận tải khác. (theo Thời báo kinh tế VN) 3
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net