logo

Tạo giao diện với Flash 5 phần 16


TẠO GIAO DIỆN TRANG WEB VỚI FLASH 5 (PHẦN 16) Tạo liên kết đến các trang khác phần 3: Nhấp phải chuột vào đối tượng trên keyframe và chọn lệnh Create Motion Tween. Chọn trên trình đơn Window > Panels > Frame để hiển thị bảng Frame. Nhấp chọn tiếp các thuộc tính có trong bảng Frame như trong hình tại keyframe 60 của Layer Đuong Ke này. Nhấp chuột tiếp vào keyframe 130 và nhấn phím F6 trên Layer Duong Ke. Thực hiện bước này tương tự cho Layer Vong Tron để hai Layer có cùng số frame. Lúc này bạn sẽ không thấy được đối tượng vòng tròn nằm bên dưới do nó nhỏ hơn. Vì vậy, bạn hãy nhấp vào biểu tượng con mắt để tắt Layer Duong Ke. Chọn công cụ Scale và kéo đối tượng vòng tròn còn lại có kích thước lớn nhất (nếu có thể). Chọn lại biểu tượng con mắt trên Layer để hiển thị đối tượng trên Layer Duong Ke. Nhấp chọn vào đối tượng trên Layer Duong Ke và kéo thay đổi kích thước bằng công cụ Scale sao cho nó nhỏ hơn đối tượng ban đầu. Sau đó di chuyển nó vào giữa đối tượng bên dưới nó. Nhấp chuột tạo mới Layer có tên là Layer Ky Tu, nhấn phím F6 tại keyframe cuối cùng của Layer Ky Tu này. Dùng công cụ Text Tool nhập vào chuỗi ký tự như trong hình. Hãy tắt 2 Layer trước đó để dễ làm việc với đối tượng mới. Trong khi chuỗi ký tự đang được chọn, hãy nhấn phím tổ hợp Ctrl + G để nhóm lại và dùng công cụ Scale để thu nhỏ vùng ký tự này sao cho nó nằm gọn vào trong vòng tròn. Nhấp vào chuỗi ký tự và cho chuỗi này chuyển động với lệnh Create Motion Tween. Nhấp vào keyframe 130 trên Layer Duong Ke và chọn trên trình đơn Window > Panels > Effect. Nhấp chọn màu Tint Color và chọn màu như trong hình. Nhấp chọn tiếp màu Tint Color trong bảng Effect và chọn màu trong bước trên tại keyframe cuối cùng trên Layer trên. Kéo keyframe cuối cùng trên Layer ký tự thêm một frame để Layer này có số frame lớn hơn các Layer khác một frame. Nhấp vào keyframe 145 và nhấn phím F6 trên Layer có chuỗi ký tự. Nhấp vào keyframe đầu tiên trên Layer ký tự và chọn trong bảng Frame các thuộc tính như trong hình. Nhấp đúp chuột vào keyframe cuối cùng và nhấp đúp vào lệnh Stop trong bảng Frame Actions để gán lệnh Stop tại frame cuối cùng. Nhấn phím Enter để xem trước đoạn phim diễn hoạt. Sau đó trở lại vùng làm việc chính, chọn công cụ Rectangle Tool để vẽ vào vùng làm việc một hình vuông màu đen có kích thước bằng với kích thước của giao diện. Có thể thu nhỏ vùng làm việc. Tạo Layer mới và kéo đoạn phim Movie Clip Xoan từ trong cửa sổ thư viện vào vùng làm việc sao cho điểm khai báo của đoạn phim nằm ngay giữa vùng làm việc. Nhấn phím Ctrl +Alt + Enter để xem đoạn phim diễn hoạt trong chế độ Flash Player. Sau đó bạn có thể trở lại chế độ hiệu chỉnh và hiệu chỉnh tại keyframe 130, trong bảng Frame tại mục chọn Rotate có số lần xoay là 1 times thay vì 2 times như đã thực hiện trước đó. Nếu bạn thiết lập giá trị là 2 times thì chuỗi ký tự sẽ xoay rất nhanh nên không thấy được. Trở lại giao diện chính và chọn trên trình đơn Control > Test Scene để diễn hoạt đoạn phim vừa hiệu chỉnh. Đoạn phim đang diễn hoạt trong Flash Player Bây giờ bạn sẽ đưa nút thoát vào tất cả các Scene có trong file này, sau đó gán lệnh cho nút này như sau: on (press) { gotoAndStop ("THOAT", 1); } Cuối cùng các thành phần của trang Web dường như đã xong, bạn có thể thêm vào một số thành phần mong muốn khác. Chúc các bạn thành công.  
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net