logo

Tăng tính chủ động cho Ngân hàng Nhà nước

Dự thảo sửa đổi Luật Ngân hàng Nhà nước được Ủy ban Kinh tế Quốc hội đưa ra lấy ý kiến cuối tuần qua, trước khi đem ra bàn thảo tại kỳ họp Quốc hội cuối năm nay. Theo kế hoạch, Quốc hội sẽ thông qua luật này vào kỳ họp đầu năm sau.
Tăng tính chủ động cho Ngân hàng Nhà nước Dự thảo sửa đổi Luật Ngân hàng Nhà nước được Ủy ban Kinh tế Quốc hội đưa ra lấy ý kiến cuối tuần qua, trước khi đem ra bàn thảo tại kỳ họp Quốc hội cuối năm nay. Theo kế hoạch, Quốc hội sẽ thông qua luật này vào kỳ họp đầu năm sau. Mỗi lần nâng lãi suất cơ bản, thay đổi biên độ tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước đều phải xin chỉ đạo của Thủ tướng. Sự độc lập và chủ động của ngân hàng trung ương trong điều hành chính sách tiền tệ đang được nhiều người phân tích. Một trong những hành lang pháp lý quan trọng cho hoạt động của ngân hàng trung ương là Luật Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước cho rằng luật hiện hành chưa trao đầy đủ thẩm quyền cho Ngân hàng Nhiều ý kiến cho rằng, Ngân hàng Nhà nước nên tập trung vào 2 mục tiêu chính là ổn định giá trị Nhà nước với tư cách một ngân hàng trung ương, đặc đồng tiền và đảm bảo an toàn hệ thống. Nhiệm vụ biệt là các quy định liên quan tới cơ chế tài chính, cơ cấu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế không nên đặt lên vai tổ chức. Do vậy, khả năng chủ động và tính linh hoạt Ngân của Ngân hàng Nhà nước phần nào đã bị hạn chế. Mục tiêu hoạt động của Ngân hàng Nhà nước được quy định trong luật hiện hành quá rộng và đôi lúc còn mâu thuẫn, không phù hợp với tình hình hiện nay. Các quy định pháp lý về điều hành các công cụ chính sách tiền tệ quá chi tiết nhưng không rõ ràng và mang nặng tính hành chính. Dự thảo sửa đổi Luật Ngân hàng Nhà nước được Ủy ban Kinh tế Quốc hội đưa ra lấy ý kiến cuối tuần qua, trước khi đem ra bàn thảo tại kỳ họp Quốc hội cuối năm nay. Theo kế hoạch, Quốc hội sẽ thông qua luật này vào kỳ họp đầu năm sau. Luật sửa đổi sẽ tăng cường tính chủ động của Ngân hàng Nhà nước trong thực hiện chính sách tiền tệ, giám sát an toàn hoạt động ngân hàng, trong đó trao thẩm quyền lớn hơn cho ngân hàng trung ương trong giám sát hoạt động ngân hàng từ khâu cấp phép, xây dựng quy chế giám sát hoạt động và xử lý vi phạm. Tuy nhiên, để Ngân hàng Nhà nước Việt Nam độc lập tới mức nào vẫn là câu hỏi khó giải đáp. Có ba mô hình ngân hàng trung ương trên thế giới: độc lập, thuộc Chính phủ hoặc thuộc Bộ Tài chính. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện là cơ quan trực thuộc Chính phủ, Thống đốc là thành viên Chính phủ. Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Vũ Viết Ngoạn cho rằng lựa chọn mô hình cho ngân hàng trung ương còn liên quan tới thể chế chính trị. Đối với đặc thù của Việt Nam, Chính phủ vẫn là bộ máy điều phối mọi hoạt động, trong đó có kinh tế, tiền tệ, tài chính. "Và thực tế này đang phù hợp và tiếp tục phù trong nhiều năm nữa", ông Ngoạn nói. Cùng quan điểm này, ông Trần Du Lịch, thành viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho rằng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo mô hình nào, nên đặt ở đâu, vị trí thế nào phụ thuộc vào hệ thống chính trị và tổ chức nhà nước Việt Nam, chứ không thể muốn làm là được. "Trong Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội quy định quyết định cao nhất đối với chính sách tiền tệ là Quốc hội. Vậy thì ta sửa Luật Ngân hàng Nhà nước, sửa tính độc lập và vai trò quyết định của ông Thống đốc đến cỡ nào cho phù hợp? Còn chúng ta đòi hỏi mô hình độc lập hoàn toàn như ở Mỹ thì không thể", ông Lịch nói. Là thành viên ban soạn thảo luật, bà Dương Thu Hương, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng lý giải không phải Ngân hàng Nhà nước muốn tách ra độc lập hoàn toàn, tự quyền quyết định các chính sách tiền tệ, mà là giao quyền cho Thống đốc điều hành các công cụ chính sách tiền tệ một cách chủ động. "Chứ không hơi một tí lại phải trình, xin Chính phủ cho làm mới làm. Nâng lãi suất cơ bản lên bao nhiêu cũng phải xin Thủ tướng, tỷ giá thế nào cũng Thủ tướng. Rất khổ cho Thủ tướng. Những cái đó thuộc về nghiệp vụ của ngân hàng. Tất nhiên, Thủ tướng quyết thì Ngân hàng Nhà nước khỏe, có vấn đề gì không phải chịu trách nhiệm. Nhưng nó gây ra sự chậm trễ. Những điều này cần quyết nhanh, nhưng mỗi lần cứ phải trình như vậy rất khó", bà Hương nói. Bà Hương thừa nhận không thể đòi hỏi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng độc lập hoàn toàn kiểu ngân hàng trung ương Đức hay Mỹ. "Tôi tha thiết mong các cơ quan của Quốc hội thấu hiểu và giúp ngành ngân hàng có được bộ luật thật sự theo đúng tính chất của hoạt động ngân hàng, theo thông lệ quốc tế", bà nói thêm. Hiện nay, ngoài Ngân hàng Nhà nước, còn có 2 cơ quan cùng tham gia giám sát và đề xuất các vấn đề liên quan tới thị trường tiền tệ, ngân hàng. Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia được thành lập năm 2007, có nhiệm vụ tư vấn cho Chính phủ và Thủ tướng hoạch định và quyết định những vấn đề về chủ trương, chính sách tài chính, tiền tệ. Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng là Chủ tịch Hội đồng, còn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu giữ vai trò ủy viên. Cơ quan khác là Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, được thành lập từ tháng 3/2008, có chức năng điều phối hoạt động giám sát thị trường ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm. Chủ tịch và phó chủ tịch ủy ban do Thủ tướng bổ nhiệm, và đều là các chuyên gia độc lập. Ông Benedict Bingham, Đại diện thường trú cao cấp Quỹ Tiền tệ Quốc tế tại Việt Nam cho rằng mô hình Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia hiện nay rất bất hợp lý, bởi nó nằm ngoài Ngân hàng Nhà nước. Phân tích mang tính kỹ thuật của hội đồng có vai trò quan trọng đối với các chính sách tiền tệ, vì vậy đã làm giảm thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước, và khó tạo đồng thuận cao mỗi khi các chính sách được ban hành. Ông Bingham đề xuất, nên để hội đồng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước, dưới sự điều hành của Thống đốc. Giữ quan điểm thận trọng, ông Trần Du Lịch cho rằng nếu như ngân hàng trung ương độc lập hoàn toàn về chính sách và công cụ thì hội đồng sẽ do thống đốc lập ra để nghe tư vấn và ra quyết định. Nhưng hiện nay ở Việt Nam, người quyết chính sách là Thủ tướng, vì vậy Thủ tướng phải lập ra hội đồng chứ không phải thống đốc. Tuy nhiên, ông Lịch cũng cho rằng Ngân hàng Nhà nước nên làm tốt chức năng giám sát thị trường, thay vì phó thác công việc này cho cơ quan khác. Theo khảo sát của Ủy ban Kinh tế Quốc hội tại 123 nước, có 67 nước theo mô hình ngân hàng trung ương vừa thực hiện chính sách tiền tệ, vừa giám sát hệ thống. Theo bà Dương Thu Hương, mô hình cơ quan giám sát độc lập ngoài ngân hàng trung ương hiện không còn phù hợp. Bà Hương từng giữ cương vị Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong nhiều năm, tham gia xây dựng Luật Ngân hàng Nhà nước lúc kinh tế chuyển đổi từ bao cấp sang cơ chế thị trường. Bà đã tới một số nước trong khu vực sau cuộc khủng hoảng 1997. Hồi đó, nhiều nước ào ào lập ra ủy ban giám sát quốc gia về ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, và cho rằng nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng là đã để chức năng giám sát nằm trong hệ thống ngân hàng. "Tuy nhiên, những nước đã tách riêng cơ quan giám sát ra như thế, bây giờ mới thấy sai lầm và ân hận. Bây giờ chính họ là người muốn sửa sai", bà Hương nói. Theo bà, chính Ngân hàng Nhà nước mới nắm rõ ngóc ngách vấn đề và có thể đưa ra hành động giám sát nhanh nhạy, kịp thời.
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net