logo

Stress ở độ tuổi thanh thiếu niên

Hanoinet - Những giao tiếp thường xuyên và cởi mở giữa các thành viên trong gia đình sẽ giúp trẻ dễ dàng vượt qua những sang chấn tâm lý hoặc giúp trẻ tự tin hơn. Khảo sát về tình trạng trầm cảm ở đối tượng học sinh tại TPHCM trong một năm qua ghi nhận gần 21% có biểu hiện trầm cảm, 3% có hành vi cố ý tự gây thương tích cho bản thân. Tỉ lệ học sinh đã từng bỏ nhà đi trong một năm qua là 8%... Các bác sĩ chuyên khoa tâm thần kinh khuyến cáo...
Stress ở độ tuổi thanh thiếu niên Hanoinet - Những giao tiếp thường xuyên và cởi mở giữa các thành viên trong gia đình sẽ giúp trẻ dễ dàng vượt qua những sang chấn tâm lý hoặc giúp trẻ tự tin hơn. Khảo sát về tình trạng trầm cảm ở đối tượng học sinh tại TPHCM trong một năm qua ghi nhận gần 21% có biểu hiện trầm cảm, 3% có hành vi cố ý tự gây thương tích cho bản thân. Tỉ lệ học sinh đã từng bỏ nhà đi trong một năm qua là 8%... Các bác sĩ chuyên khoa tâm thần kinh khuyến cáo nếu không được chăm sóc tốt, những trẻ em này trở thành những bệnh nhân tâm thần nặng khi đi vào tuổi trưởng thành. 1.001 lý do gây stress Không bị nhiều sức ép về đời sống kinh tế hay chuyện kinh doanh như người lớn, nhưng cũng có vô vàn lý do làm cho đối tượng thanh thiếu niên trở nên stress. Qua thực tế khám chữa bệnh, bác sĩ Lê Quốc Nam nhận thấy stress ở lứa tuổi thanh thiếu niên thường xuất hiện trong các hoàn cảnh như bệnh nhân học hành quá nhiều hay các thất bại trong lĩnh vực học tập, bị áp lực từ phía cha mẹ, có mâu thuẫn với bạn bè, rắc rối trong tình yêu. Hoặc họ gặp các vấn đề trong gia đình: bạo lực, sự bỏ bê, cha mẹ bất hòa hay ly dị... Thậm chí, ngay cả các suy nghĩ tiêu cực về hình dáng cơ thể hay khả năng của bản thân cũng làm cho những “người lớn trẻ con” này bị stress. Theo nhà tâm lý Võ Thị Hồng Hạnh, về mặt tâm lý, đây là giai đoạn các em vừa mới chia tay với thế giới trẻ thơ, một thế giới an toàn và có sự bảo bọc của gia đình. Các em tự xây dựng một nhân cách mới, tìm cách khẳng định vị trí của mình, tìm kiếm những niềm vui và các trải nghiệm mới... nên cũng phải đối đầu và tìm cách vượt qua nhiều hoàn cảnh gây stress. Những trẻ ngay từ nhỏ đã tỏ ra rất nhút nhát, không thích chơi với bạn bè, luôn chịu sự giáo dục rất khắt khe của gia đình cũng dễ bị stress sau này. Những trẻ này luôn có mặc cảm về bản thân, không tự tin khi giao tiếp với bạn bè, hay bị bạn bè chọc ghẹo, nếu phản kháng lại rồi bị các bạn đánh, từ đó càng thu rút mình hơn. Nếu trẻ có bản tính nhút nhát lại bị tác động từ bạn bè hoặc thiếu sự tin tưởng của cha mẹ thường có xu hướng tự cô lập mình, chán chường hoặc nghĩ đến cái chết. Có xu hướng chống đối Trên thực tế, những trẻ đã từng rơi vào tình trạng stress thường không kiểm soát được hành vi của mình sau đó. Như trường hợp bệnh nhân P. được điều trị tại Phòng khám Tâm lý y khoa – Tâm thần kinh Quốc Nam, sau khi bị người yêu chia tay đã trở nên trầm cảm và tự xỉ vả mình, không thích giao tiếp với mọi người nhất là phái nam, mất niềm tin vào cuộc sống. Bác sĩ Lê Quốc Nam cho biết đối với những trường hợp stress ở lứa tuổi thanh thiếu niên, nếu không được can thiệp và điều trị sớm sẽ dẫn đến hành vi tự tử. Vì vậy, trẻ rất cần sự chia sẻ, thông cảm và tôn trọng từ phía người lớn. Những giao tiếp thường xuyên và cởi mở giữa các thành viên trong gia đình sẽ giúp trẻ dễ dàng vượt qua những sang chấn hoặc giúp trẻ tự tin hơn. Tự tử thường là cách để những thanh thiếu niên bị trầm cảm lựa chọn như là một cách để giải quyết tình trạng này. Hoặc nếu không các em cũng tự mình chọn những cách giải quyết khác như sử dụng ma túy, nghiện rượu bia... Ngoài ra, ở nhóm thanh thiếu niên này còn có các hành vi chống đối xã hội, phổ biến nhất trong 1 năm qua là: trốn học (21,3%), đua xe (11,3%), gây rối trật tự công cộng (6,6%) và đánh nhau bằng vũ khí (5,5%). 24% trẻ tự tử do ly tán cha mẹ Các điều tra về những trường hợp tự tử ở tuổi thanh thiếu niên tại TPHCM cho thấy gần 40% đối tượng tự tử có bệnh lý tâm thần kèm theo như trầm cảm, lệ thuộc ma túy, tâm thần phân liệt, loạn thần cấp... và có đến 7,6% người tự tử lần thứ hai trở lên. Gần 5% trẻ này có người trong gia đình tự tử. Hơn 24% trường hợp là trẻ ly tán cha mẹ từ rất sớm. Ảnh hưởng nhiều nhất là những tác động từ phía gia đình đối với trẻ vì khoảng 90% trường hợp trẻ tự tử có sang chấn kết hợp, trong đó chủ yếu là sang chấn trong quan hệ với gia đình (60% trường hợp sang chấn là bị bỏ rơi, ly tán hay do bất đồng, xung đột tâm lý). Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên (SAVY) có 16,3% nam thanh niên thành thị cho rằng dễ dàng kiếm được ma túy, 2% – 4% trả lời rằng đã từng bị người trong gia đình đánh gây thương tích, bản thân có mang vũ khí hay hung khí, đã từng tụ tập gây rối, từng tự gây thương tích hay đã từng có ý nghĩ tự tử...
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net