logo

SĂN RẮN ĐỘC DƯỚI ĐÁY ĐẠI DƯƠNG

Làm nghề săn rắn độc ở trên cạn, trong rừng sâu đã là chuyện tày đình, đằng này tại các tỉnh Nam Trung Bộ, một số thợ săn cao thủ chuyển đổi nghề săn rắn độc dưới đáy dương. Vì cuộc sống mưu sinh nên họ phải chấp nhận đối mặt với nhiều hiểm nguy chết người. Sự thật đã có nhiều người mất mạng vì bị rắn biển bất ngờ tấn công
SĂN RẮN ĐỘC DƯỚI ĐÁY ĐẠI DƯƠNG 1225 từ Làm nghề săn rắn độc ở trên cạn, trong rừng sâu đã là chuyện tày đình, đằng này tại các tỉnh Nam Trung Bộ, một số thợ săn cao thủ chuyển đổi nghề sang săn rắn độc dưới đáy đại dương. Vì cuộc sống mưu sinh nên họ phải chấp nhận đối mặt với nhiều hiểm nguy chết người. Sự thật đã có nhiều người mất mạng vì bị rắn biển bất ngờ tấn công. ĐỐI MẶT VỚI HIỂM NGUY Phải mất mấy ngày chúng tôi mới lần mò, tiếp cận được các thợ săn rắn độc dưới đáy đại dương lão luyện ở Phú Yên. Ông Lê Quang, một tay săn rắn độc được anh em đồng nghiệp ở huyện Sông Cầu, đặt cho biệt danh “sát thủ mãng xà” mở đầu câu chuyện: “Hồi trẻ, tui chuyên đi đào hang Đẻn ngâm rượu bày bán trên săn bắt rắn hổ ở vùng rừng núi đèo Cù Mông. Mười năm về QL1A trước, rắn ở vùng này nhiều lắm, đủ các loại. Nhưng rồi săn bắt mãi nó cũng cạn kiệt nên mới chuyển sang bắt đẻn biển”. Mới đầu triển khai “chiến thuật” bắt rắn độc từ địa hình rừng núi xuống biển, thợ săn Quang gặp rất nhiều khó khăn. Bởi anh chưa xác định được đặc tính ăn ở, di chuyển của các loại rắn biển, rồi áp dụng kế mưu nào để túm được những con rắn độc dưới đáy biển rộng mênh mông. Quang nói tiếp: “Nọc của đẻn biển còn độc hơn cả rắn hổ mang, nó bặp một nhát là mình chết tươi tại chỗ. Qua nhiều lần khảo sát dưới rặng san hô, rong biển, tui mới xác định nơi cư trú và đi lại của loài đẻn, cả ban đêm và ban ngày rồi quyết định “chơi” bằng điện, giống như dân đi rà cá trên các đầm, ao hồ”. Theo ông Quang, “trận địa” đánh bắt đẻn biển thường ở các hòn đảo xa đất liền hoặc bán đảo không có dân cư sinh sống, mỗi tổ săn đẻn khoảng 3 - 4 người, trong có một thợ máy kiêm “quản đốc xung điện” ở trên thuyền. Dụng cụ chuyên dụng của thợ săn rắn độc biển gồm: máy xung điện 220V, dây dẫn điện dài mấy chục mét, một cần 4 - 5m, phía đầu có sợi dây nhôm nối với xung điện. Nếu phát hiện rắn đang đuổi bắt mồi hoặc ẩn mình trong các ngách đá, thợ săn đưa nhẹ cần điện đến sát rồi bấm nút. Ngay lập tức, con rắn bị điện giật đừ ra, không cựa quậy gì được. Thợ liền bơi nhanh đến vớt rắn vào bao buộc kỹ. Khoảng 10 phút sau rắn sẽ tỉnh trở lại bình thường. Trong nhiều vụ săn bắt rắn độc có những tình huống xảy ra bất ngờ. Ví như có những con rắn to khỏe, mình bấm điện 3 - 4 lần nhưng nó vẫn không chết, còn chạy lung tung lao cả đến phía “kẻ thù”. Với tình huống như thế, thợ săn phải dùng ngàm dự phòng “chiến đấu” để đâm chết nó. Nếu không hành động nhanh, đẻn sẽ “khử” ngay thợ săn bằng nọc độc. Năm ngoái, ngoài Bình Định có 2 tay săn bị đẻn tấn công chết tại chỗ. Có những con rắn chỉ nhỏ bằng chiếc đũa ăn cơm nhưng nó sẽ quật ngã mình trong chốc lát. Ngoài ra còn nhiều sự cố khác như: bể ống dẫn khí, máy hư giữa chừng, điện chập dưới nước... Tất cả sự cố đó có thể lấy được mạng mình, không chết thì cũng bị tàn phế suốt đời” - anh Chính, một “trợ lý” đi cùng thuyền với Quang kết luận. ĐẠI GIA ĐI TÌM “HÀNG ĐỘC” Hiện nay rượu Tây, rượu Tàu tràn ngập thị trường, rồi rượu giả lẫn lộn không biết đâu mà lần. Giới nhà giàu chuyển sang “gu” dùng hàng độc, đó là các loại rượu ngâm động vật hoang dã, quý hiếm, trong đó có đẻn biển. “Rắn càng độc, người mua càng thích. Mấy năm trước, hổ chúa được xếp vào hàng VIP, nay đào đâu ra loại đó? Đẻn biển đang lên ngôi, loại này chữa các bệnh xương khớp và bổ dưỡng sinh lực hay đáo để, chồng uống vợ khen hay” - bà Hà, một “tổng đại lý rượu ngâm” trên tuyến Quốc lộ 1A, khu vực “15km ăn chơi” xã Xuân Cảnh, huyện Sông Cầu xởi lởi. Tôi quan sát kỹ những thẩu rượu ngâm của bà Hà thấy toàn là rắn biển, giả vờ hỏi mua rắn đẻn còn sống với số lượng nhiều, bà không giấu giếm: “Rắn này rất độc nên em không dám để sống, lỡ sơ suất nó “nện” một phát kết liễu đời mình luôn. Các thợ lặn mang đẻn đến bán, em trả tiền xong đập chết, mổ bụng móc hết ruột, bỏ vào tủ kem nằm yên cho chắc ăn. Nếu anh mua giá cao, lâu dài, em sẽ thiết kế đóng mấy khung lưới sắt rồi đi gom các nơi khác về nhốt lại, 3 - 4 ngày anh “bóc” đi một lần”. Tôi hỏi: “Mỗi tuần chị gom được bao nhiêu ký?”. “Đi bắt loại này khó lắm, biển êm như mấy tháng này giá bét cũng 20kg trở lên. Mình chỉ cần nâng lên 1-2 giá so với các đầu nậu thì “hút” được toàn bộ đẻn của các thợ săn trong vùng này, thậm chí “ẵm” luôn cả thị trường Qui Nhơn ấy chứ. Khi đó tha hồ mà hốt. Lâu nay em cũng thường đóng hàng ra đến biên giới Việt - Trung và vào tận Sài Gòn chứ không phải “ăn ngắn” đâu. Cách đây 3 ngày, em mới bán thẩu rượu 4 con đẻn to với giá 4 triệu đồng cho ông khách Hà Nội. Hàng độc gặp khách “xịn” thì mình “chém” càng đẹp” - bà Hà nói. Để củng cố lòng tin với khách, bà Hà dẫn tôi vào nhà mở tủ kem kéo ta 5 túi nylon đẻn đã qua sơ chế, đông thành đá. Bà vừa sắp xếp vừa ra giá: “Chỗ làm ăn lâu dài, em tính giá mềm cho anh. Loại nhỏ 175.000 đồng/kg, còn “hàng độc” mỗi con nặng 1kg thì 250.000 đồng. Nếu ngâm tại chỗ em “khuyến mãi” rượu Bầu Đá chính cống của Bình Định. Em đảm bảo 100%, anh đi hàng này ra Bắc sẽ xếp vào loại thượng đẳng, tha hồ mà kiếm ăn. Dân ngoài đó vào đây chỉ tìm độc đẻn “nòi” miền Trung thôi”. Rắn biển có rất nhiều loại, màu sắc bên ngoài thường giống nhau. Dân buôn hay đánh tráo rắn nước biển không độc ngâm vào thẩu rượu trộn thêm mấy con cá ngựa, hải sâm dỏm. Nhưng khi bán cho khách qua đường, họ tính theo giá “hàng độc” rắn đẻn. Rồi dùng chiêu khác, xác rắn đẻn thật, nhưng nước ngâm đã đến thứ bao nhiêu không biết. Để thẩu rượu có màu đẹp, bắt mắt, các lái buôn pha phẩm màu đổ vào thẩu chuyển màu giống hệt như rượu đẻn nước nhất chính hiệu và tha hồ “chặt chém”. HẢI LUẬN
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net