logo

Quốc Lộ 1A


Quốc Lộ 1A Quốc lộ 1A (viết tắt QL1A) hay Đường 1 là đường giao thông xuyên suốt Việt Nam. Quốc lộ bắt đầu (km 0) tại cửa khẩu Hữu Nghị Quan trên biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nó kết thúc tại điểm cuối (km 2301 + 340m) tại thị trấn Năm Căn huyện Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau. Quốc lộ có tên này để phân biệt với Quốc lộ 1B là đường rẽ từ Quốc lộ 1A tại thị trấn Đồng Đăng đi về thành phố Thái Nguyên, để phân biệt với QL1D mới được xây dựng năm 2001 là tuyến đường tránh đèo Cù Mông giáp ranh giữa 2 tỉnh Bình Định và Phú Yên và đi vào nội thành thành phố Qui Nhơn. Chiều dài toàn tuyến QL1D là 35 km. 01 Lộ trình Quốc lộ 1A đi qua 32 tỉnh và thành phố: • Cửa khẩu Hữu Nghị Quan (km 0) • Lạng Sơn (km 16) • Bắc Giang (km 119) • Bắc Ninh (km 139) • Hà Nội (km 170) • Phủ Lý (km 229, tỉnh Hà Nam) • Ninh Bình (km 263) • Thanh Hóa (km 323) • Vinh (km 461, tỉnh Nghệ An) • Hà Tĩnh (km 510) • Đồng Hới (km 658, tỉnh Quảng Bình) • Đông Hà (km 750, tỉnh Quảng Trị) • Huế (km 824, tỉnh Thừa Thiên-Huế) • Đà Nẵng (km 929) • Tam Kỳ (km 991, tỉnh Quảng Nam) • Quảng Ngãi (km 1054) • Quy Nhơn (km 1232, tỉnh Bình Định) • Tuy Hòa (km 1329, tỉnh Phú Yên) • Nha Trang (km 1450, tỉnh Khánh Hoà) • Phan Rang-Tháp Chàm (km 1528, tỉnh Ninh Thuận) • Phan Thiết (km 1701, tỉnh Bình Thuận) • Xuân Lộc (km 1867, tỉnh Đồng Nai) • Long Khánh (km 1867, tỉnh Đồng Nai) • Thống Nhất (km 1867, tỉnh Đồng Nai) • Trảng Bom (km 1867, tỉnh Đồng Nai) • Biên Hòa (km 1867, tỉnh Đồng Nai) • Bình Dương (km 1879) • TP Hồ Chí Minh (km 1889) • Tân An (km 1936, tỉnh Long An) • Mỹ Tho (km 1959, tỉnh Tiền Giang) • Vĩnh Long (km 2024) • Thành phố Cần Thơ (km 2058) • Hậu Giang • Sóc Trăng (km 2119, tỉnh Sóc Trăng) • Bạc Liêu (km 2176) • Cà Mau (km 2236) Hữu Nghị Quan-km số 0 ở Lạng Sơn - Việt Nam và biên giới Trung Quốc 02 Thông số kỹ thuật • Quốc lộ dài 2.301,340 km; • Mặt đường rộng 10-12 m; • Thảm bê tông nhựa; • Trên toàn tuyến có 874 cầu lớn nhỏ, tải trọng 25-30 tấn. Quốc lộ 1A trong suốt lịch sử của nó đã thúc đẩy sự phát triển của các địa phương mà nó đi qua nhưng bản thân nó lại không được phát triển. Vì vậy QL1A đã không đáp ứng được nhu cầu lưu thông của thời hiện tại (2005). Nay QL1A đang được làm mới theo hướng nâng cấp các đoạn xa đô thị, làm đường tránh tại các đô thị, làm mới trên một số tuyến có nhiều đô thị liên tiếp. Hiện nay, khi chưa có quyết định thay đổi tên đường, các đoạn mới làm được gọi tạm là Quốc lộ 1A mới. Quốc lộ 1A đọan qua Đèo Hải Vân Quốc lộ 1A giữa Phú Yên và Khánh Hòa 03 Lịch sử Tiền thân của con đường xuyên Việt này mang tên đường Thiên Lý. Về sau cùng với sự cai trị của người Pháp con đường được mở rộng, nâng cấp. Đường Thiên Lý Bắc Nam: Con đường cái quan Mấy trăm năm trước, bước chân người đi mở cõi dần vạch ra con đường thiên lý đầu tiên của đất nước, nối dài ải Nam Quan đến Hải Vân Quan rồi xuôi về miền đất phương Nam... Có những bước chân mở đường năm xưa mới có sự tự hào hôm nay khi thênh thang đi trên con đường cái quan liền một dải. Huyết mạch kinh tế và hệ thần kinh quản trị Dưới thời tự chủ độc lập xưa, VN là một quốc gia rộng lớn trong vùng Đông Nam Á. Theo bản đồ Đại Nam nhất thống toàn đồ vẽ đầu triều Nguyễn và An Nam đại quốc họa đồ của Taberd ấn hành năm 1838, cương vực nội địa nước ta rộng khoảng 300.000 - 400.000km2 và khu vực ảnh hưởng chính trị của ta gồm cả Campuchia - Vạn Tượng - Ai Lao rộng khoảng 800.000 - 900.000km2. Biên thùy Đại Nam hay An Nam đại quốc nằm ở xa hữu ngạn sông Mekong rồi mới tới địa giới Xiêm La và Diến Điện. Đầu thời Pháp thuộc, Pháp vẫn nhân danh VN ký kết các đường biên giới Đông Dương với Trung Quốc, Diến Điện, Xiêm La. Điều ấy chứng tỏ công pháp quốc tế cũng chấp nhận khu vực ảnh hưởng chính trị của VN, như hai bản đồ nói trên biểu hiện rõ ràng. Một hệ thống đường bộ đã từng trải đều khắp vùng lãnh thổ nước ta, gồm cả đường mòn, đường ngang và quan trọng hơn là đường thiên lý hay đường cái quan (tất nhiên là từ thời mới dựng nước, ta đã có đường giao thông liên lạc). Dưới thời Bắc thuộc, hệ thống đường Đông Bắc liên lạc với Quảng Đông và hệ thống đường Tây Bắc liên lạc với Vân Nam đều đã hình thành và sử dụng thường xuyên. Dưới thời tự chủ Đinh - Lê - Lý - Trần - Hậu Lê, hệ thống đường cái quan cũng đã khá phát triển. Nhưng đến thời chúa Nguyễn và nhà Nguyễn, chúng ta mới có sử liệu ghi chép cung cách xây dựng và tổ chức điều hành các đường thiên lý, kể là rộng khắp và tương đối khoa học. Đường thiên lý là huyết mạch kinh tế và là hệ thần kinh quản trị quốc gia. Đường thiên lý từ Sài Gòn - Gia Định ra Huế Là đường thiên lý phía bắc. Lúc Nam bộ mới mở mang, đường đi từ phía bắc Cầu Sơn (quận Bình Thạnh hiện nay) đến Bình Giang (bến Bình Đông, sông Sài Gòn), ruộng chằm lầy bùn, đường bộ chưa mở, hành khách muốn đi Biên Hòa hoặc lên Băng Bột đều phải đi đò. Đến năm Mậu Thìn (1748), nhân có việc ở Cao Miên, quan điều khiển Nguyễn Phước Doãn mới chăng dây mở thẳng đường này (Xô Viết Nghệ Tĩnh hiện nay), gặp ngòi suối thì bắc cầu, chỗ bùn lầy thì xếp, xây đắp đất. Từ cửa Cấn Chỉ thành Bát Quái đến bến đò Bình Đông dài 17 dặm. Bờ bắc về đất Biên Hòa đặt trạm Bình Đông, phía bắc đi núi Châu Thới đến bến đò Bình Tiên, qua bến Rạch Cát do đường sứ Đồng Hạm xuống Đồng Môn (Long Thành hiện nay) đến Mỗi Xoài (Bà Rịa) gọi là đường thiên lý. Đường thiên lý từ Sài Gòn - Gia Định đi Cao Miên Là đường thiên lý phía tây. Tháng mười năm Ất Hợi (1815), vua Gia Long sai tổng trấn Lê Văn Duyệt đo từ cửa Đoài Duyệt phía tây thành Bát Quái, qua cầu Tham Lương (đường Cách Mạng Tháng Tám hiện nay), qua bến đò Thị Sưu, qua chằm Lão Phong, giáp ngã ba đường đi Khê Lăng, đến đất Cà Rá nước Cao Miên, đến sông lớn (Mekong) dài 439 dặm. Chỗ gặp sông ngòi thì bắc cầu xây cống, chỗ bùn lầy lấy đất bồi đắp, qua rừng đẵn cây. Mặt đường rộng 6 tầm (12,72m), bình an cho người và ngựa. Từ ven sông Cà Rá đi xuôi 194 dặm đến đồn Lô Yêm, từ Cà Rá đi lên phía bắc 49 dặm đến sách Chế Lăng (Chnang), cũng là đường dụng binh quan trọng. Đường thiên lý từ Sài Gòn - Gia Định đi lục tỉnh Là đường thiên lý phía nam. Đầu trung hưng năm Canh Tuất (1790) đã đắp sửa quan lộ phía hữu, khởi từ cửa Tốn Thuận rẽ qua chùa Kim Chương (đường Nguyễn Trãi), do phố Sài Gòn (Chợ Lớn hiện nay) đến cầu Bình An, qua gò chùa Đồng Tuyên đến bến đò Thủ Đoàn sông Cửu An (Vàm Cỏ Đông) qua sông Hưng Hòa (Vàm Cỏ Tây), trải gò Trấn Định qua gò Triệu Phụ (quốc lộ 4 cũ). Chỗ cong queo thì làm thẳng lại, tu chỉnh cả cầu cống ghe đò cho đường đi thuận tiện. Quản lý và điều hành sự vụ các dịch trạm trên đường thiên lý là chức năng của ty bưu chính, còn việc phân phát mệnh lệnh của triều đình và thu nhận báo cáo tình hình cùng sở lầu từ mọi miền đất nước về kinh là nhiệm vụ của ty thông chính sứ. Dịch trạm và ty bưu chính cũng như ty thông chính sứ túc trực hoạt động suốt ngày đêm trên toàn hệ thống đường thiên lý, khiến việc quản trị xứ sở về mọi mặt quốc phòng, hành chính, xã hội, văn hóa, kinh tế... luôn được thông suốt và nhịp nhàng. Trên đường thiên lý, cách từng khoảng độ 25-35 dặm (15-20km) đặt một nhà trạm để canh phòng và chuyển vận văn thư và tài vật từ kinh đô đi khắp nơi và từ khắp nơi về kinh đô. Đầu thế kỷ 19 cả thảy có 99 trạm, giữa thế kỷ có 139 trạm. Từ bờ sông Hương trước mặt kinh thành Huế tới Hà Tiên, đường dài 2.336 dặm, 85 trượng, 4 thước, 9 tấc, qui ra mét dài khoảng 1.832km. Từ Huế tới ải Nam Quan (Lạng Sơn) đường dài khoảng 848km. Từ Huế ra Hà Nội khoảng 672km.
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net