logo

Phòng trừ bệnh lem lép hạt lúa


Phòng trừ bệnh lem lép hạt lúa Tác nhân gây bệnh Theo các kết quả điều tra nghiên cứu của Viện Bảo vệ thực vật (1995); Trung tâm bảo vệ thực vật phía Nam (1997); Viện Lúa ĐBSCL (2000) kết hợp với các tài liệu ở nước ngoài có thể xác định được nhiều nguyên nhân: *Do nhện gié thường sống trong các bẹ lá lúa khi mật số cao chúng có thể bò lên trên bông lúa chích hút các gié lúa đang phát triển, các bông lúa bị hại thường mọc thẳng đứng và phần lớn số hạt đều bị lép. *Do vi khuẩn Pseudomonas glumae (tên mới Bukhoderia glumae) làm thối đen hạt hoặc gây vết bệnh trên vỏ hạt. *Do nấm là chủ yếu: Alternaria padwickii, Bipolaris oryzae, Fusarium sp, Curvularia lunata, Microdochium oryzae, Phoma sp, Pyricularia oryzae, Sarocladium oryzae, Septoria sp, Tilletia barclayana, Ustilagonoides virens. Sự phát sinh và tác hại *Thời kỳ cây lúa dễ mẫn cảm với bệnh là từ trổ bông đến chín sữa và rơi vào những tháng có nhiệt độ thấp ẩm độ không khí cao, lượng mưa lớn và số ngày mưa nhiều. *Lem lép hạt làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng hạt lúa, đồng thời tác hại vào vụ sau. Biện pháp phòng trừ tổng hợp *Giống: Gieo cấy hạt giống ít mang mầm bệnh hoặc dùng giống lúa có xác nhận tuyệt đối, không lấy giống ở chân ruộng vụ trước bị lem lép nặng để gieo sạ lại. Trước khi ngâm ủ phơi khô rê sạch loại bỏ những hạt lép lửng, biến màu. *Thời vụ: Gieo cấy lúa vào thời kỳ thích hợp để khi lúa trổ không trùng với thời kỳ mưa gió nhiều; khi lúa có đòng - trổ không để ruộng bị khô hạn. *Phân bón: Bón phân đầy đủ và cân đối tuỳ theo giống lúa, điều kiện đất đai, mùa vụ của từng vùng. Có thể áp dụng phương pháp bón phân theo màu lá lúa dựa vào bảng so màu hoặc bón phân đón đòng theo kỹ thuật “Không ngày, Không số". *Sâu bệnh: Phòng trừ tốt các loại sâu bệnh phát sinh vào giai đoạn đòng - trổ là sẽ giảm bệnh lem lép hạt. *Cỏ dại: Cỏ dại ký chủ của nhiều nấm gây bệnh trên lá và hạt lúa. Cần phòng trừ cỏ trong ruộng cũng như trên bờ ruộng. Biện pháp hóa học Những điều cần lưu ý để sử dụng thuốc hóa học đạt hiệu quả cao: *Xử lý hạt giống trước khi gieo sạ: - Biện pháp này rất có hiệu quả và kinh tế nhất mà chúng ta thường không chú ý. - Pha Dibavil 50FL nồng độ 3‰ cho hạt lúa giống đã phơi khô rê sạch vào ngâm 24 – 36 giờ vớt ra rửa sạch bằng nước trong sau đó ủ bình thường. - Xử lý hạt giống giúp phòng ngừa ngoài bệnh lem lép hạt còn thêm các bệnh khác như lúa von, đạo ôn lá, vàng lá chín sớm… *Chọn lựa thuốc và phun phòng là chính: - Nên chọn thuốc trừ bệnh phổ rộng để phun như: Dibavil 50FL, Dibazol 5SC, Tiên Sa 250EC, Matador 750WG, Tiên Super 300EC. Liều lượng các loại thuốc đã có ghi ở nhãn bao bì. - Thời điểm phun là rất quan trọng. Nên phun phòng là chính nếu để bệnh đã xâm nhập vào hạt lúa rồi thì rất khó có kết quả tốt. Phun hai lần vào thời kỳ lúa bắt đầu trổ và trổ đều để hạn chế các loại nấm phát triển trên vỏ hạt lúa. Chú ý nếu phun thuốc muộn khi lúa vào mẩy hoặc chín sữa thì hiệu lực thuốc không cao. Phun thuốc vào giai đoạn đòng trổ này còn phòng trừ được các bệnh khác như đốm vằn, vàng lá chín sớm, đạo ôn cổ bông, thối bẹ lá đòng.
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net