logo

Phòng tranh Mahattan của cô Bartherr

Barbara Barther là một nhà điêu khắc kiêm hoạ sĩ vẽ chân dung tài năng hoàn hảo. Cô đã học ở New York, Florence, Rome, Amsterdam, Madrid, và Paris. Tác phẩm của cô được đánh giá cao ở nhiều cuộc triển lãm, và cô được ca ngợi là một nghệ sĩ đầy triển vọng.
Trường hợp 26: Phòng tranh Mahattan của cô Bartherr Barbara Barther là một nhà điêu khắc kiêm hoạ sĩ vẽ chân dung tài năng hoàn hảo. Cô đã học ở New York, Florence, Rome, Amsterdam, Madrid, và Paris. Tác phẩm của cô được đánh giá cao ở nhiều cuộc triển lãm, và cô được ca ngợi là một nghệ sĩ đầy triển vọng. Cô đánh giá cao nghệ thuật trừu tượng song lại thích chủ nghĩa hiện thực hơn nên đã đi theo trường phái này. Barbara không cố bắt chước bất cứ ai có gương mặt có sức thu hút, sáu bảy lần cô đã đuổi theo người ta trên phố để nài nỉ họ ngồi làm mẫu cho cô vẽ chân dung. Tên tuổi của cô dần được biết đến ở Châu Âu, song cô lại muốn quay về New York, nơi cô đã khởi đầu sự nghiệp của mình. Dù một số lời khen ngợi Barbara đã bay đến Mỹ, cô vẫn phải làm việc vất vả để lập thân như cô đã làm ở châu Âu. Cô xoay sở mở vài cuộc triển lãm, nhưng bán được rất ít. Thậm chí một trong số những bức tranh đã đoạt giải của cô đã từng được xưng tụng khắp châu Âu, nay không bán nổi với đúng giá của nó. Cô ngờ rằng cô thiếu khách hàng vì cô là một phụ nữ. Barbara quyết định bỏ cuộc ở New York, chuyển tới bang khác. Cô muốn tìm một nơi có thể định cư và có những con người thú vị để mà vẽ. Nếu cô không bán được những bức tranh của mình, cô sẽ lập phòng tranh riêng, thu thập thêm các tác phẩm của các hoạ sĩ và các nhà điêu khắc khác, những người có điểm chung là mới vào nghề. Cuối cùng, Barbara quyết định đi Maui, Hawaii. Cô chưa tới đó bao giờ, nhưng nghe nói đó là một nơi lý tưởng. Sau khi chuyển nhà, cô quyết định dành thời gian đi thăm thú địa phương, người dân và các khách du lịch, đánh giá một cách cơ bản các khả năng hiện có cho các hoạ sĩ. Chấm dứt các cuộc gặp gỡ thì cũng vừa lúc cô trở nên quen thuộc với vùng này, cô nhận làm hoạ sĩ vẽ chân dung cho một trong những khách sạn lớn nhất ở Maui. Cô sẽ vẽ những bức chân dung bằng phấn màu cho các khách của khách sạn với giá từ 35 đến 50 đô la một bức. Đây là một thoả hiện thực sự đối với Barbara, nhưng cô muốn được chuẩn bị trước khi mở phòng tranh riêng của mình. Cô làm nghề này hơn 15 tháng, trong thời gian đó, cô trở nên thân thiết với một nhóm hoạ sĩ, nhóm này gồm một vài hoạ sĩ ưu tú đang sống một cuộc sống nghèo nàn và mong đợi những điều kỳ xảy ra. Cuối cùng, Barbara quyết định mở phòng tranh của cô và tìm được một địa điểm tuyệt vời. Cô sắp xếp để lăng xê mỗi hoạ sĩ trong nhóm vào một thời điểm khác nhau trong năm. Cô sẽ phát triển các bức hoạ và các tác phẩm nghệ thuật khác miễn phí, nhưng cô sẽ chia phần với hoạ sĩ trên giá bán ra. Cô soạn ra một chương trình phác thảo quá trình đào tạo của các hoạ sĩ. Chương trình này cũng liệt kê các tác phẩm của mỗi hoạ sĩ và giá của từng tác phâm. Barbara hứa với các hoạ sĩ rằng, chương trình này sẽ đề cao họ sao cho có lợi. Cô sẽ đãi sâm banh, rượu vang, trà và đồ nguội trong thời gian triển lãm. Cô nhờ các hoạ sĩ giúp cô lập phòng tranh và thỉnh thoảng giúp thay đổi nó. Rốt cuộc thì phòng tranh cũng mở cửa và khách hàng bắt đầu tới xem. Những bức tranh của các hoạ sĩ người địa phương bán rất chạy, còn của những người khác, trong đó có cả cô thì không bán được. Vài hoạ sĩ thấy thất vọng, nhiều người bắt đầu tìm những đề tài có thể lôi cuốn khách du lịch. Các bức tranh vẽ những người dân Hawaii mặc xà rông đứng dưới tán cây cọ hoặc những cảnh hoàng hôn trên mặt nước có thể bán tới 500 đô la một bức. Các hoạ sĩ bắt đầu sản xuất hàng loạt những bức vẽ hạng này và phòng tranh trở nên giống một tổ chức kinh doanh thuần tuý nhằm vào thị trường khách du lịch. Công việc làm ăn phát đạt và có lời, nhưng theo quan điểm của Barbara thì phòng tranh bị thất bị. Cô cảm thấy đang bán rẻ linh hồn mình và đang từ bỏ nghệ thuật của mình. Barbara thảo luận với các hoạ sĩ khác, vài người cho rằng cô nên tiếp tục điều hành phòng tranh như cũ. Họ cho rằng, ít nhất thì công chúng cũng biết tới tên họ, còn họ thì kiếm được tiền, trong khi trước kia họ lâm vào cảnh chết đói. Dù sao thì Barbara cũng quyết định bán đứt phòng tranh và quay về New York, nơi mà mỹ thuật thực sự được đánh giá cao, dù đó không phải là các tác phẩm của cô. Cô thoả thuận nhanh chóng với các hoạ sĩ sở tại và rời khỏi hòn đảo với nhiều luyến tiếc, bởi cô đã bắt đầu yêu mến chốn này. Khi vừa trở lại New York, Barbara quyết định một lần nữa để hết tâm trí vào việc vẽ tranh. Cô hy vọng, cuỗi cùng thì cô sẽ mở phòng tranh riêng của mình dù cho có vô vàn cạnh tranh của các hãng có uy tín. Bước đầu, cô tìmcác kiến trúc sư cho phép cô cung cấp tranh chocác cao ốc mà họ đang thi công. Rồi cô giao thiệp với những người bạn trong hội hoạ sĩ địa phương, đề nghị với họ một thoả thuận về tài chính tương tự như đã làm ở Maui. Cô làm một quyển catalô với đủ loại ảnh minh hoạ về các bức vẽ và các tác phẩm điêu khắc. Cô thêm vào cả các tác phẩm đồ sứ, giấy bồi, sơn đầu và màu nước. Cô còn quyết định chào hàng cả những khung tranh thuộc loại đắt tiền trong catalô này. Cô dùng phần tiền lời của mình để thoả thuận với một hãng chuyển thư trực tiếp ở New York cung cấp cho cô danh sách các gia đình có thu nhập thường niên hơn 100.000 đô la. Cô gửi cho tất cả các gia đình này catalô nói rằng, họ có thể mua các nguyên tắc độc đáo của những hoạ sĩ đầy triển vọng. Thực tế chứng tỏ đây là một kế hoạch kinh doanh thành công, cô đã tích luỹ được một khoản tiền mặt đáng kể. Các hoạ sĩ trong hội ngày càng trông cậy vào cô như chiếc cầu nối nghệ thuật của họ với thị trường. Sau cùng, cô mở một phòng tranh của mình ở New York. Nó là một nơi có thanh thế. Nơi này không chỉ giới thiệu những bức hoạ của số ít những hoạ sĩ nổi tiếng mà còn cả tranh của những hoạ sĩ vô danh nhưng đầy hứa hẹn. Cô đã bán được những tác phẩm của bản thân mình, những bức mà cô cho là thực sự bán được vì cô ký bên dưới là "B.Barther". Như thế là Barbara đã đạt tới mục tiêu, nhưng rồi có vài chuyện nảy sinh. Cô phải cự tuyệt tác phẩm của một hoạ sĩ mà theo ý cô là quá tệ. Một ngày nọ, khi cô đang làm việc ở phía sau phòng tranh, một trong các hoạ sĩ bị cô cự tuyệt vào phòng tranh và bắt đầu cắt vụn các bức tranh. Hắn còn xô đổ và đập vỡ vài bức điêu khắc. Trước khi bỏ đi hắn gào vào mặt cô: "Lần sau tao mà đến dây, mày nên tiếp đón các tác phẩm của tao một cách nghiêm túc thì hơn đấy!". Barbara lập tức gọi điện thoại cho cảnh sát rồi xem xét các thiệt hại. Cô thấy chán nản, thế mà khi các hoạ sĩ biết chuyện, họ còn giận điên lên với cô vì đã để chuyện như thế xảy ra. Cô thanh toán cho họ các tác phẩm bị phá theo giá mong đợi, nhưng họ vẫn bị từ chối không tha thứ cho cô. Toàn bộ vụ việc làm Barbara bối rối, nhưng cô vẫn thầm nguyện trong lòng là sẽ vượt qua. Kết cục thì phòng tranh của Barbara trở nên nổi tiếng, các tác phẩm của cô đang sánh vai với những tác phẩm của các hoạ sĩ Mỹ đầy uy tín. Cô vẫn tiếp tục làm việc với các hoạ sĩ trẻ đầy triển vọng nhưng cô đã trở nên sáng suốt hơn, cô kết hợp với những người mà cùng với họ, cô đạt được thành công lớn nhất. Barbara gây dựng một quan hệ khách hàng dễ chịu, cô bỏ hết tâm trí vào làm việc nhằm thoả mãn những nhu cầu của họ. Cô ngày càng quan hệ hữu hảo với các phòng tranh khác và họ hợp tác với nhau trên nhiều phương diện. Khi Barbara suy ngẫm về con đường đi tới thành công của mình, cô buộc phải thừa nhận rằng, cô còn chưa thành công hoàn toàn khi làm hoạ sĩ. Cô không bán được những tác phẩm của mình khi vừa trở về từ châu Âu và cũng không thành công với những bức hoạ của cô lúc ở Hawai. Thậm chí bây giờ, tại phòng tranh của chính mình, cô thấy cô phải dùng chữ viết bắt B đằng trước họ của cô chỉ cốt để bán được tranh. Cô bán được tranh của những người khác, nhưng đâu đó dọc đường, cô đã đánh mất cái mà cô quí trọng nhất. Hiện tại, cô là một chủ kinh doanh, đồng thời chỉ là một hoạ sĩ bán thời gian, chưa đủ tầm cỡ để dùng tên riêng của mình. Câu hỏi 1. Bạn có cho là Barbara thất bại như cô nghĩ về mình không? 2. Cô có nên rời khỏi châu âu, nơi cô đang được thừa nhận không? Cô có nên trở lại châu Âu không? 3. Barbara tới Hawai có phải là sai lầm không? Cô có nên làm hoạ sĩ vẽ chân dung phấn màu để kiếm tiền không? 4. Cô có làm đúng khi mở phòng tranh ở Maui không? Phòng tranh này có thành công không? Cô có đúng khi cho là nó thất bại không? Cô có làm đúng không khi quyết định trở lại New York? Nếu là bạn thì bạn sẽ làm gì? 5. Bạn có nghĩ rằng phòng tranh của Barbara ở New York thành công không? Theo bạn, cô có nên ghi tên mình đầy đủ thay vì dùng tên viết tắt không? Liệu Barbara có vẻ là một hoạ sĩ giỏi như cô tự đánh giá mình không? 6. Theo bạn, Barbara có đúng không khi cô đi chệnh khỏi thông lệ, triểm lãm tranh của các hoạ sĩ chưa nổi tiếng? Cô có thể làm như thế nào để ngăn chặn sự phá hoại mà người hoạ sĩ bị cự tuyệt gây ra trong phòng tranh? 7. Bạn đánh giá Barbara là một chủ kinh doanh như thế nào? 8. Nếu Barbara muốn chứng minh mình là một hoạ sĩ không thôi, bạn sẽ cho côlời khuyên gì? Liệu có quá muộn cho cô thử thêm một lần nữa?
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net