logo

Nuôi cá tiến vua


Nuôi cá tiến vua - Chuyện hoang đường có thật Có một loài cá chỉ ăn rong rêu và lục tảo ở trong những sông suối trong xanh, chúng là hàn thử biểu của môi trường nước sạch. Đó là cá Anh Vũ, một loài cá quí hiếm chỉ có ở một số sông suối miền núi phía Bắc, từ lâu người dân gọi là loài cá tiến vua. Trước nguy cơ bị tuyệt chủng, có một nơi đã nuôi thành công và đang chuẩn bị nhân giống trong môi trường nhân tạo... Loài cá tiến vua Theo sử sách cổ ghi lại: Vào thời Hùng Vương thứ ba, niên hiệu là Hùng Quốc Vương, có một ngư dân làm nghề chài lưới ở khu vực ngã ba sông Việt Trì, nơi tụ hội của ba con sông lớn chảy từ vùng núi phía Bắc, đó là sông Thao, sông Lô và sông Đà. Bắt đầu từ đây người ta gọi là sông Cái hay sông Hồng. Một lần kia ngư dân đó bắt được một con cá lạ, mình giống cá trôi, vảy bạc gặp ánh nắng mặt trời thì lấp lánh ánh xanh pha chút màu hồng, vây và đuôi có những tia đỏ, đầu to, môi dưới dày thụt vào tựa như môi lợn, nom rất đẹp. Ngư dân này không dám ăn bèn cung tiến vua. Khi thưởng thức món cá này, nhà vua thấy cá thơm, có vị ngọt đậm không giống những loài cá khác, nhất là ăn xong người nhẹ nhõm và sảng khoái, nên đã chỉ dụ cho dân chúng phải bảo vệ loài cá quí hiếm này, ai bắt được phải tiến vua. Cá Anh Vũ chỉ sống ở những sông suối nước trong xanh có nhiều đá cuội, loài cá chỉ ăn rong rêu và lục tảo, bởi thế môi dưới của chúng khá dày và hơi thụt vào, đó là một khối sụn giống như mõm lợn giúp chúng dễ dàng gặm lớp rêu bám trên đá. Hệ thống sông suối miền núi phía Bắc là nơi cá Anh Vũ cư trú, như: Sông Đà, sông Gâm, sông Lô, sông Chảy, sông Bằng Giang và các con suối: Nậm Mu, Nậm Na, Nậm Thia, Nậm Bon, Nậm Be...chảy từ những cánh rừng đại ngàn xuống, nước sạch và trong xanh. Cách đây vài chục năm, người dân sống dọc theo những con sông suối đó vẫn bắt được cá Anh Vũ, con to nhất khoảng từ 2,5- 3kg, tên gọi loài cá này mỗi địa phương, mỗi dân tộc một khác. Có nhiều cách chế biến cá Anh Vũ, như: Nướng, kho tộ, hấp, nấu canh măng chua, ủ chua trong các ống bương, lẩu... Ruột cá dài, nhỏ bằng đầu tăm, khi mổ ra người ta lấy ruột cá trộn với các loại rau thơm bọc lá gừng rồi nướng, hoặc hấp ăn có vị đắng rất ngon. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua do việc đánh bắt cá vô tội vạ, có tính chất huỷ diệt, ngoài chài lưới người ta còn sử dụng mìn, ruốc cá bằng lá cây độc hoặc bằng hoá chất, kích điện... nên không chỉ loài cá Anh Vũ mà rất nhiều loài cá quí hiếm khác, như: cá chiên, cá lăng, cá bỗng, cá chày đất, cá thần, cá hoả, cá đầm xanh, cá xỉnh, cá lum, cá mi... đều đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Bởi thế, cá Anh Vũ còn lại rất ít, chúng thuộc loài quí hiếm. Tại thành phố ngã ba sông Việt Trì, loài cá này được bán trong các nhà hàng với giá từ 700 ngàn đến 1 triệu đồng một ki lô gam. Có lẽ đó chỉ là kiểu “treo đầu dê bán thịt chó”. Theo một số ngư dân lão luyện vùng sông nước ngã ba Bạch Hạc, thì từ lâu lắm rồi, khi các dòng sông bị ô nhiễm do chất thải của các nhà máy công nghiệp và việc khai thác cát sỏi, đánh bắt theo kiểu tận diệt loài cá Anh Vũ đã mất dạng từ lâu. Chuyện hoang đường có thật Ông Chu Quốc Tuấn- Phó chủ tịch thị xã Nghĩa Lộ khoe với tôi: Trại cá Nghĩa Lộ đã nuôi được cá Anh Vũ, ông mời tôi ăn một bữa lẩu cá tiến vua chính hiệu. Thật khó tin, nên tôi vào Trại cá giống Nghĩa Lộ để kiểm chứng một câu chuyện có vẻ hoang đường đó. Thật may cho tôi Trại trưởng, kỹ sư thuỷ sản Trần Ngọc Thư đang theo học cao học tại Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đang có mặt ở nhà. Anh bảo tôi: Không ít người nghĩ như vậy, ngược lại tôi lại nghĩ khác. Nhiều loài cá tự nhiên đã được con người nuôi dưỡng, thuần hoá và nhân giống thành công. Lo ngại trước loài cá đứng bên bờ tuyệt chủng, nhất là quê hương chúng ở miền núi phía Bắc này, Trại cá giống Nghĩa Lộ đã phối hợp với Trung tâm quốc gia giống thuỷ sản nước ngọt miền Bắc, đặt tại Hải Dương đã sưu tầm giống cá Anh Vũ về nuôi để thuần hoá và nhân giống. Chúng tôi đã đi tới các con sông, suối khắp khu vực miền núi phía Bắc, đúng là loài cá này còn lại rất ít ở sông Bằng Giang (Cao Bằng) và sông Gâm (Na Hang, Tuyên Quang) mua lại của ngư dân đánh bắt được, một số nuôi trong các ao đá, con to nhất bằng chuôi dao, thường to hơn cái đũa một chút. Ròng rã mấy tháng trời, bỏ ra hơn 40 triệu mới mua được 600 con. Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I đã giám định ADN, xác định số cá Anh Vũ mà Trại cá giống Nghĩa Lộ mua về đang nuôi thử nghiệm trong ao đúng là cá Anh Vũ giống gốc. Nói rồi anh dẫn tôi ra xem ao nuôi cá Anh Vũ. Thư cho biết, dưới đáy ao đổ một lớp cát suối dày khoảng 20cm, trên là một lớp đá cuội lấy từ suối về tạo thành nhiều hang hốc. Do tập quán sinh sống của loài cá này ở khu vực nước chảy, nước lấy vào ao là nước suối Ngòi Lung chảy từ rừng Trạm Tấu được dẫn bằng những ống nhựa to bằng bắp chân xối từ trên cao xuống, tạo thành những dòng chảy trong ao không khác môi trường tự nhiên của chúng. Thức ăn của chúng ngoài rêu mọc trên đá và lục tảo không có thứ nào khác. Nên không thể có chuyện nuôi cá Anh Vũ theo kiểu công nghiệp, do đó chúng phát triển rất chậm. Sau hơn một năm nuôi trong môi trường nhân tạo, cá Anh Vũ phát triển bình thường, không có biểu hiện bệnh tật, con to nhất được khoảng 0,8-1,2kg. Những con đến tuổi sinh sản được chuyển về Trung tâm giống thuỷ sản Hải Dương, để nghiên cứu sinh sản nhân tạo. Theo người dân sinh sống dọc các con sông suối, cá Anh Vũ sinh sản vào cuối tháng tư, khi những trận mưa rào đầu tiên trút xuống, lũ từ trên nguồn đổ về còn khá lạnh dâng lên các bãi cát sỏi xăm xắp nước tương đối bằng phẳng, từng đàn cá Anh Vũ lên đó vật đẻ. Trứng của chúng trôi theo dòng nước nở dần trên đường chảy ra biển. Những con cá con bơi ngược theo dòng nước như cha mẹ chúng từ nghìn năm trước tìm về những dòng sông, dòng suối có nhiều rêu bám trên đá để sinh sống. Trần Ngọc Thư cho biết: Nếu không tạo ra cho cá Anh Vũ có bãi đẻ thì trứng của chúng sẽ tự tiêu đi. Những cán bộ của Trung tâm giống thuỷ sản Hải Dương đã vuốt trứng và tinh trùng của cá Anh Vũ trong các khay nhựa, sau đó đem ấp trong môi trường nhân tạo. Tỷ lệ trứng nở không cao, nhưng đã thành công trong việc ấp nở trong môi trường nhân tạo. Trại cá giống Nghĩa Lộ đang lựa chọn những con cá đến tuổi trưởng thành để thụ tinh và ấp nở nhân tạo trong năm nay. Trần Ngọc Thư không ngần ngại cho tôi hay: Trại cá giống Nghĩa Lộ nằm trong qui hoạch của Bộ Thuỷ sản nay là Bộ NN-PTNT, được Chính phủ phê duyệt là một trong 16 Trung tâm giống thuỷ sản cấp I, những năm qua chúng tôi đã nghiên cứu và sản xuất thành công các giống cá nước ngọt: trắm, mè, trôi, chép, rô phi đơn tính...Hiện chúng tôi đang nghiên cứu nuôi và nhân giống một số loài cá quí hiếm cư trú ở khu vực miền núi phía Bắc trước nguy cơ tuyệt chủng,Mặc dù là trại giống nằm trong qui hoạch của Bộ n hưng chúng tôi phải tự bươn chải, nên rất khó khăn. Với nhiều “đại gia” phía Bắc hiện nay, cá anh vũ đang là một đặc sản được săn lùng bởi đó là loài cá tiến vua ngày xưa, cực kỳ quí hiếm. Người ta đồn rằng từng có tay chơi bỏ ra 20 triệu đồng để biết mùi vị của cá. Dọc các con đường, bờ sông ở TP Việt Trì, Phú Thọ, đâu đâu cũng thấy treo bảng “đặc sản cá”, “đặc sản cá anh vũ” và xe con từ khắp mọi nơi về đây để thưởng thức món ngon cực kỳ quí hiếm này. Hình của cá anh vũ được dán “tiếp thị” khắp các nhà hàng. Một con cá anh vũ được các nhà hàng ra giá ít nhất từ 700.000, 800.000 đến 1 triệu đồng/kg và thường phải đặt trước cả tháng may ra mới có. Nhưng cũng phải khách quen và là các “đại gia” có máu mặt may ra mới có hàng. Khách vãng lai bao giờ cũng sẽ nhận được câu trả lời lịch sự của chủ quán là “hàng vừa mới hết ạ”. Tuy nhiên, một chủ nhà hàng thừa nhận khoảng chục năm nay họ không thu mua được bất kỳ con cá anh vũ nào nên chủ yếu chỉ phục vụ khách cá lăng, cá chiên là chính. Còn khách muốn thưởng thức cá anh vũ xin mời... xem ảnh được treo trên tường. Huyền thoại về loài cá tiến vua Làng chài Châu Hạ, phường Bạch Hạc, TP Việt Trì nằm ngay cửa sông Lô, nơi có hàng trăm gia đình làm nghề chài lưới. Ông Nguyễn Bá Lưu, một ngư dân kỳ cựu, gia đình đã hơn chục đời làm nghề chài lưới ở ngã ba sông Bạch Hạc, cho biết mãi đến Cá anh vũ những năm sau này, thế hệ cha của ông, cá anh vũ cũng vẫn chỉ là đặc sản dành cho vua chúa, những người có quyền có chức... Ông nói người ta thường chỉ đánh bắt được cá anh vũ vào thời điểm từ tháng mười đến tháng ba năm sau. Khi luồng nước trong vắt chảy xiết, thời tiết se lạnh thì cá anh vũ sẽ từ trong các hang ra kiếm ăn rất nhiều. Thức ăn của chúng là loài rêu, tảo bám trên các mỏm đá trơn trượt. Muốn bắt được cá anh vũ người ta phải dùng một cách duy nhất là đánh cụp. Cụp là loại rọ đặc biệt chuyên dùng riêng để thả sâu xuống lòng sông và đòi hỏi người thả phải có tay nghề mới có thể lặn xuống dòng nước sâu bắt được cá. Vào mùa lạnh, mùa cá anh vũ ra kiếm ăn, nhiều ngư dân phải uống nước mắm, nín thở mà lặn thả cụp, mò cá. Sau này, người ta nghĩ ra thêm nhiều cách khác để bắt cá như lặn xuống đáy sông, chui vào các hang động dùng xiên, vợt kích điện hoặc dùng cả cung tên bắn cá. Có nhiều nhóm ngư dân còn dùng cách nổ mìn để đánh bắt. Nhưng dù bằng cách nào thì số người bắt được cá này một vài lần vẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay. Theo lời ông Lưu, những năm 1920 - 1960, ngư dân bắt được cá anh vũ nhiều nhất. Trong suốt mấy chục năm chài lưới, bản thân ông từng bắt được hơn chục con cá anh vũ. Mỗi con cá chỉ nặng hơn 1kg, con lớn nhất cũng chỉ nặng hơn 3kg. Bắt được con cá này mà đem thả vào nước không sạch vài giờ sau sẽ chết ngay. Ông Lưu bảo cả cuộc đời mình ông từng thưởng thức được hương Cá anh vũ bắt được cách đây 10 năm - Ảnh tư liệu vị thịt cá anh vũ một lần. “Tiếc đứt ruột vì tiền nhưng lần đó tôi và gia đình đã quyết định ăn thử một lần để sau này có chết cũng Đã nhân giống thành công không hối tiếc”. Cá anh vũ có tên khoa học là Cá anh vũ cũng chỉ có một cách chế biến ngon nhất là hấp. Khi Semilabeo obscurus, là loài cá hấp không cần gia vị vì sẽ làm mất đi mùi thơm của con cá. Vi, vẩy cực kỳ quí hiếm, nằm trong nhóm cá mềm và rất giòn, ruột cá nhỏ như sợi chỉ, dài cả mét và ăn rất bốn loài cá quí ở sông Hồng có ngon. Cá ngon nhất là khối sụn môi như cái mõm lợn. Sụn rất giòn, nguy cơ tuyệt chủng, cùng với cá thơm và tương truyền chữa được rất nhiều bệnh. lăng chấm, cá chiên, cá bỗng, thuộc danh mục cấm xuất khẩu Sốt cá “đại gia” và 21 loài thủy sản bị cấm khai thác vô thời hạn theo danh sách Mấy năm gần đây, trong khi loài cá tiến vua này đứng trước nguy của Bộ Thủy sản. cơ tuyệt chủng và đi vào truyền thuyết thì lại đang có một “cơn sốt” săn lùng chúng rầm rộ để phục vụ nhu cầu tìm món lạ của các Theo nhiều giai thoại và các tài “đại gia” khắp nơi. Dân buôn cá thịt ở Việt Trì đặt cho cá anh vũ liệu từ xa xưa lưu truyền lại, cá thêm một biệt danh mới: cá “đại gia”. anh vũ đã có từ hơn 4.000 năm trước và chỉ sống ở một nơi duy Chủ một nhà hàng đặc sản cá anh vũ ở ngã ba sông Bạch Hạc nhất là khu vực ngã ba sông cho biết có nhiều “đại gia” ở Hà Nội gọi điện đặt hàng ông đòi thu Bạch Hạc - nơi ba con sông lớn gom tất cả cá anh vũ. Họ trả giá đến 3-4 triệu đồng/kg và sẵn sàng gặp nhau là sông Lô, sông Thao cho xe đến lấy cá ngay dù đêm hay ngày. và sông Đà ở TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Thịt loài cá này được Mới đây, một “đại gia” ở TP.HCM bay ra Bắc, đến Việt Trì tìm cho xem là ngon hơn bất kỳ loài cá được một con cá anh vũ để thưởng thức. Nghe đâu có một chủ nào khác và cực kỳ quí hiếm, chỉ quán hét giá đến 20 triệu đồng một con cá nặng gần 3kg nhưng được dùng để tiến vua, còn “đại gia” này vẫn đồng ý mua ngay vì muốn biết loài cá cực kỳ quí thường dân mà dùng coi như này “nó như thế nào”. phạm thượng. Đầu bếp của một nhà hàng ở Bạch Hạc tiết lộ: số khách hàng may Hiện nay, Viện Nghiên cứu nuôi mắn được thưởng thức cá anh vũ thật cũng chỉ đếm trên đầu ngón trồng thủy sản 1 (Bộ Thủy sản) tay, bởi người ta “treo bảng cá anh vũ, bán cá dầm xanh” - một loài đang nghiên cứu và bước đầu đã cá anh em với cá anh vũ. thử nghiệm sinh sản nhân tạo thành công loài cá này. Chỉ khác nhau là anh vũ thì đuôi, vây có ánh đỏ, còn dầm xanh có ánh xanh nhiều hơn. Cá anh vũ quí hiếm hơn rất nhiều bởi giá trị dinh dưỡng, vị ngon và mức độ khan hiếm, còn cá dầm xanh vẫn có khá nhiều ở các con sông. Khách cũng mãn nguyện với món “tiến vua” được thưởng thức mà không biết mình vừa bị gạt vì làm sao biết chính xác được hình thù thật sự của loài cá này như thế nào. Ông Nguyễn Bá Lưu nói: trước cơn sốt của loài cá “đại gia” hiện nay, để tạo thương hiệu cho nhà hàng mình, nhiều chủ nhà hàng đã sẵn sàng trả tiền công khá cao để mời ông ra đứng thuyết minh cho khách về cách đánh bắt cũng như kể các giai thoại về loài cá quí hiếm này trong lúc khách thưởng thức cá... dầm xanh. “Tôi không nhận lời vì không muốn lừa người khác làm gì” - ông bảo. Chỉ tay về khu vực ngã ba sông, tàu bè đang qua lại, ông Nguyễn Văn Lãi, một ngư dân, nói ít ai biết được dưới đáy sông kia vẫn có mấy chục con người đang ngụp lặn trong dòng nước xoáy hi vọng tìm được một con cá anh vũ còn sót lại trong hang hốc nào đó. Theo ông, với “cơn sốt” cá tiến vua như thế này thì “những con cá anh vũ cuối cùng rồi cũng sẽ biến mất”. Những ngày cận tết cổ truyền 2007 người dân vô cùng vui mừng khi các nhà khoa học công tác tại Viện nuôi trồng thủy sản 1 (đặt tại Bắc Ninh) đã công bố cho sinh sản thành công cá anh vũ. Được biết cá anh vũ là lòai cá quí hiếm chỉ sinh sống ở các vùng phía bắc, thịt cá ngon từng tiến vua chúa thời trước. Còn tại mảnh đất miền Tây, sau khi cho sinh sản thành công các loài cá quí hiếm trên sông Mekong như cá hô, cá trà sóc, cá cóc, cá ét... các nhà khoa học Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, Trung tâm quốc gia giống thủy sản nước ngọt Nam Bộ (đặt tại tỉnh Tiền Giang) đang lên kế hoạch tìm cá cháy cho sinh sản nhân tạo. Cá cháy là loài cá ngon, thời xưa được giới ẩm thực đặt cho biệt danh là thiều ngư, cá chỉ xuất hiện ở vùng giáp ranh giữa huyện Cầu Kè (Trà Vinh) và huyện Trà Ôn (Vĩnh Long). Khoảng 40 năm về trước, những ngày cận tết cá xuất hiện rất nhiều trên sông Hậu nhưng hiện nay hầu như không ngư dân nào đánh lưới trúng. Cá cháy là loài cá ngon, đặc biệt món cháo ám cá cháy ăn một lần là nhớ suốt đời. Cá Anh vũ, cá Rầm xanh, cá Lăng, cá Chiên và cá Bỗng là năm loại cá quý của các dòng sông phía Bắc mà người dân quanh sông thường gọi là “ngũ quý hà thủy”. Trên các triền sông miền núi phía Bắc nước ta vốn có nhiều loài cá quý (trong đó có loài cá trước kia được dùng để “tiến Vua”) nhưng hiện đang có nguy cơ tuyệt chủng. PV Tiền phong đã theo chân các “phường săn” lùng tìm một số loài cá Bây giờ trên sông Gâm hiếm khi săn quý hiếm, với nhiều bất ngờ, lý thú… được con cá Lăng to như thế này Kỳ I: Vượt sương mù săn Anh vũ Sau nhiều lần hẹn và qua nhiều người quen chắp mối, cuối cùng tôi cũng nhận được cái gật đầu của ông “Vua săn cá” sông Gâm, người dân tộc Dao - Tẩn Sân Chưn theo một chuyến cho thỏa chí tò mò. Cách thị xã Hà Giang gần 70 cây số nhưng mãi sau gần 4 tiếng đồng hồ ngược quốc lộ 34, tay lái xe ôm có thâm niên 20 năm mới đưa tôi đặt chân lên thị trấn Bắc Mê cũ, sát huyện Bảo Lâm (Cao Bằng). Mấy ngày trước trời đang mát mẻ là thế nhưng khi tôi đặt chân lên Bắc Mê thì trời lại đổi tiết, nắng nóng bất thường. Thế là tôi lại phải ăn chực nằm chờ gần 4 ngày nữa, khi tiết trời dịu mát, nhiều sương mù, mới có thể bắt đầu chuyến du ngoạn ngược sông Gâm, săn cá quý. Dù đã chuẩn bị trước tinh thần, với đồ nghề tinh gọn nhất nhưng khi đặt chân xuống chiếc thuyền nan để xuất phát từ ngã ba của 3 tỉnh giáp ranh Bắc Mê (Hà Giang) - Bảo Lâm (Cao Bằng) - Na Hang (Tuyên Quang) vẫn không khỏi chợn gợn vì sương mù và những ẩn hoạ có thể xảy đến bất kỳ lúc nào trên dòng sông với độ dốc rất lớn. Cá Anh vũ, cá Rầm xanh, cá Lăng, cá Chiên và cá Bỗng là năm loại cá quý của các dòng sông phía Bắc mà người dân quanh sông thường gọi là “ngũ quý hà thủy”. Nay, cá còn quý hơn, vì ngày càng khan hiếm. Vì thế, săn được chúng là gặp may mắn, trong đó nếu vớ được con Anh vũ hay Rầm xanh thì không gì tuyệt hơn… Đó là những thông tin ngắn gọn, đầu tiên anh Chưn nói với tôi khi bắt đầu chuyến săn. Sông Gâm là một trong số rất ít còn có thể săn được các loại cá này. Sông Gâm bắt nguồn từ vùng núi cao gần 2.000 m, thuộc địa phận tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), chảy vào Việt Nam tại địa phận huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm (Cao Bằng), chảy qua Bắc Mê (Hà Giang), Na Hang và Chiêm Hóa (Tuyên Quang), nhập vào sông Lô ở Khe Lau (Tuyên Quang). Sông Gâm dài 297 km, trong đó phần chảy qua nước ta 217 km. Với đặc điểm đó, có đến gần 10 tháng trong năm, sông Gâm luôn giữ mực nước nhất định, ngập các phiến đá hai bên bờ để rêu mọc quanh năm, môi trường tiện lợi cho cá Anh vũ sinh sống. Năm giờ sáng, khi sương mù còn dày đặc, che khuất tầm nhìn, khí trời lạnh lẽo, chiếc thuyền độc mộc chín sức ngựa, chở chúng tôi lao vun vút, như xé đôi dòng nước yên lặng, hướng về thượng nguồn sông Gâm. Anh Chưn vừa điều khiển con thuyền vừa kể cho tôi nghe những chuyến săn cá không thể nào quên. Cứ theo lời anh kể thì, trước đây, người dân tộc Dao, Tày, Nùng dọc hai bên bờ sông này chủ yếu sống bằng nghề săn cá. Cứ đến đầu mùa thu, khi khí trời dịu mát, nhiều sương mù, đám phường săn lại họp tại một phường cả thắp hương, khấn bái thần sông độ trì săn được nhiều cá và phù hộ cho những người săn cá an toàn trên từng khúc sông… Mùa săn bắt đầu từ tháng 9 năm trước đến tháng 4 năm sau. Có những chuyến đi, đám phường săn thu dăm bảy tấn cá... Con Anh vũ mà phường săn ở sông Gâm bắt được xem là to nhất nặng tới 5 kg, có lẽ nặng kỷ lục. Con Chiên nặng nhất tới gần 1 tạ, da đã mốc trắng, lờ đờ như con kình ngư. Thế nhưng, mấy năm trở lại đây, cá ở sông Gâm còn rất ít, do một số người dùng thuốc nổ đánh bắt; cùng với đó, sự thay đổi của khí hậu cũng làm các loại cá đặc sản ở khu vực này bị đe doạ nghiêm trọng… “Nhất dạ, nhất giao, sinh quý tử!” Sau gần 2 tiếng đồng hồ, thuyền chúng tôi đến một khúc cua, thắt vào như một cái eo để chuẩn bị mở ra một khoảng sông khá rộng nhưng âm u, lạnh lẽo vì cây cối hai bên bờ đổ xuống. Sau này tôi mới biết nơi đây nằm dưới chân Núi Đô, phía thượng nguồn sông Gâm. Tay săn cá nổi tiếng Lò Văn Thắng và một phường săn khác đang ngược sông Gâm Chưn tắt máy từ xa, nhẹ nhàng chèo thuyền vào giữa khúc sông. Ở đó, nhiều phiến đá mọc ra nham nhở, nước trong leo lẻo, nhìn rõ những đám rêu đá xòa theo làn nước. Tôi có cảm giác gờn gợn. “Đây là nơi Anh vũ thường tụ tập sinh sống và chỉ số ít trong phường săn ở sông Gâm biết được vị trí đắc địa này. Nhưng cũng ít người trong số đó dám lặn xuống” - Chưn nói nhỏ với tôi. Tôi chú ý quan sát, lấy chiếc đèn pin tự chế của Chưn soi xuống dòng sông. Những cái cửa hang lồ lộ, kỳ quái, âm u, chỉ rêu và rêu. “Khu vực này nhiều hang sâu, đá ngầm lởm chởm, là ổ cá Anh vũ từ xưa. Nhưng rất khó có thể bắt được Anh vũ ở đây vì hang quá sâu và ngoằn ngoèo”. Cái chết của một phường săn dăm năm trước tại đây, vì sau khi vào hang không thể tìm được lối ra vẫn là một thách thức về sự gan dạ của các phường săn mỗi khi có ý định lặn xuống săn cá Anh vũ. Hang sâu và nguy hiểm đến nỗi mãi 3 ngày sau người ta mới có thể tìm và vớt được xác tay phường săn xấu số đó, lúc ấy xác vẫn chưa bị thối rữa vì dưới hang sâu quá lạnh… Tôi đã định can Chưn chuyển sang chỗ khác nhưng anh vẫn húp bát nước mắm cốt để giữ ấm cho cơ thể rồi chuẩn bị thực hiện công việc nguy hiểm, chỉ vì để giúp tôi thỏa chí tò mò… Tôi giúp anh đeo bình ô xy vào lưng, miệng anh ngậm chặt ống dẫn khí, mắt đeo kính lặn, một tay cầm xiên nhọn, tay kia cầm chiếc vợt. Anh bảo tôi cứ đợi trên thuyền và cầu cho anh may mắn kiếm được con Anh vũ mà… chụp ảnh cho thỏa! Tôi vừa run vừa háo hức ngồi chờ… 30 phút trôi qua vẫn chưa thấy động tĩnh gì, ngoài những tăm khí ở trong hang sâu từ bình ô xy anh thở ra, nổi lên mặt nước. Tranh thủ thời gian, tôi lôi mấy cuốn sách hôm trước vừa tranh thủ mượn của một lãnh đạo UBND tỉnh Hà Giang có viết về loại cá này. Tìm mỏi mắt, tôi mới thấy được mấy dòng quý báu. Sách Đại Nam thống nhất chí viết: “Cá Anh vũ còn có tên là Giả ngư. Hàng năm, cứ đến mùa rét mới có. Vị cá rất ngon mà âm bổ”. Sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi có dòng ngắn ngủi: “Cá Anh vũ được dùng làm vật cúng tế thần linh ...”, “hoặc dùng để tiến Vua”… Đang lật giở nốt những trang sách thì nghe tiếng thở phì ngay bên mạn thuyền. Tôi hốt hoảng quay lại. Hú vía, hoá ra là Chưn. Trong cái vợt của Chưn không phải là cá mà là một đôi rắn khá to. Miệng tím tái, Chưn nói run run: “Vợ chồng này đang tình tự bị tôi bắt được nên xử lý luôn! Loại này khá độc, nếu bị cắn mà trong vòng 48 tiếng không cứu kịp là đi ngay đấy”. Nói rồi, Chưn khéo léo cho hai con rắn vào bao tải, vứt xuống lòng thuyền. Tôi kéo anh lên thuyền rồi đưa cho điếu thuốc đã được mồi sẵn. Chưn rít lấy rít để cho đỡ lạnh, rồi vừa hà khói vừa khoe: “Đã tìm thấy một đàn 6 con nhưng khá sâu. Chắc phải nghỉ lúc nữa mới đủ sức chiến đấu với chúng”. Trong câu chuyện chắp vá mà anh kể, tôi mường tượng thấy những cái hang ngoằn ngoèo, uốn lượn, sâu hun hút. Ánh sáng từ chiếc đèn trên mũ lặn cũng chỉ đủ soi sáng một sải tay. Có lúc anh lặn vào một khoảng hang khá rộng, đến khi quay ra phải loay hoay mất mươi phút mới định hướng nổi. Chính vì thế, để lặn tiếp, anh lấy dây thừng đã chuẩn bị sẵn ở nhà buộc một đầu vào bình ô xy để lúc lên cứ lần theo đó… Lần này, trước khi lên, anh giật giật dây thừng báo hiệu cho tôi biết. Dù chưa ngoi khỏi mặt nước nhưng anh đã giơ cao cái vợt với hai chú cá đang giẫy đành đạch. “Một cặp luôn nhá!”. Tôi hào hứng đón vợt cá từ anh. Thoạt nhìn thấy giống cá trôi nhưng quan sát kỹ thì nhiều đặc điểm riêng biệt không thể lẫn được: Bộ vảy óng ánh, hơi ương ương vàng; cái đầu na ná như đầu lợn thu nhỏ. Ấn tượng nhất vẫn là cái miệng với bộ môi đặc thù: Môi toẽ rộng, dày như mõm lợn, gần giống môi của con cá dọn bể mà người ta vẫn thả trong tủ cá cảnh. Tôi cầm máy ảnh chụp một kiểu đặc tả cái miệng kỳ quặc. Chưn lý giải: “Môi và miệng nó bằng sừng, khá phát triển vì phải lấy môi gặm rêu đá để ăn. Thú vị hơn, vào mùa nước nổi, khi nước trong hang quá đục, nó phải ra ngoài thì nó dùng môi bám trụ vào đá để ngủ cũng như chống lại dòng nước chảy”. Vườn quốc gia Xuân Sơn thuộc huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) vừa phát hiện những cá thể đầu tiên của giống cá quý anh vũ ở phía hạ nguồn khu vực thác Kẹm thuộc xóm Cỏi, xã Xuân Sơn. Loài cá này xưa nay chỉ sống ở khu vực ngã ba sông Bạch Hạc, TP Việt Trì. Cá anh vũ - Ảnh: fishternet Loài cá này dân tộc Dao gọi là cá Dòi Đen, dân tộc Mường gọi là cá Ruột Mèo (do ruột dài, nhỏ và cá đặc thịt), còn dân chài lưới gọi là cá Mắt Thần hay cá Nghìn Mắt. Chúng thường kiếm ăn ở tầng đáy suối, ăn rong rêu, đồng bào dân tộc thường hay đánh được vào cuối thu khi có lũ nước suối đục. Cá có mắt màu xanh ngọc bích, miệng ở phía dưới loe ra, da như da cá chép, trên lưng hơi có màu xanh, bụng nhỏ màu vàng và đổi màu bụng theo mùa. Một cá thể đầu tiên đã được phát hiện tại khu vực thác Kẹm có trọng lượng khoảng 1 kg và là cá cái. Theo lời đồng bào dân tộc ở khu vực này, cá trưởng thành có trọng lượng tới 3 kg. Được biết, giống cá anh vũ trên thị trường hiện nay trị giá khoảng 500.000 -700.000 đ/1 kg, tùy theo trọng lượng. Như vậy, với việc phát hiện ra chuối bạc hà, cá cóc sần và mới đây là cá anh vũ, rừng quốc gia Xuân Sơn có thêm 3 loài động thực vật đặc hữu nữa cần được tiếp tục nghiên cứu và bảo tồn. “Chài được con nào cũng thỏa công anh”. Đó là câu dân ca mà người dân vùng núi cao điệp trùng Đông Bắc, Tây Bắc thường đọc cho nhau nghe những khi vượt ghềnh thác chài cá. Kỳ 1 Trong các sách về sự phân bố thủy sản nước ta, các nhà khám phá chỉ ghi nhận sự xuất hiện của các loài cá này trên các triền sông phía Bắc, trong hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Dọc sông Mã, chảy từ Trung Quốc qua Sơn La, Hòa Bình, Thanh Con cá Chiên chúng tôi săn được Hóa cũng từng xuất hiện nhưng thi thoảng mới có và chỉ có cá trên sông Gâm nặng hơn 11kg Lăng; còn Bỗng và Chiên thì tịnh không thấy! Thế nên, tôi đã cất công tìm bằng được phường săn có tiếng để đi theo và được kinh qua cái cảm giác bồng bềnh trên sông nước, và biết đâu tự tay mình bắt được con cá quý… Rồi tôi cũng tìm được tay săn cá có nghề tên là Lò Văn Thắng ở thị trấn Na Hang (Tuyên Quang). Lần này, chúng tôi ngược sông Gâm từ trung tâm huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang), bởi theo Thắng thì địa phận giáp ranh giữa Chiêm Hóa và Na Hang cũng là một trong những vùng mà “ngũ quý hà thủy” thường sinh sống. Lần này, Thắng kéo theo cả phường săn gồm 4 người nữa. Thắng bảo: “Phải quây, dồn thì mới bắt được chúng”. Chập tối, chúng tôi lên đường. Ngược sông chừng một tiếng thì thuyền chúng tôi đến địa điểm đã định. Sau khi thống nhất phương án, cả nhóm cởi bỏ quần áo dài và lấy thính mồi ra nhử cá. Thính được làm bằng sắn, ủ thối cùng mầm thóc nương, mùi khá nặng, thứ thức ăn mà cá Chiên, cá Lăng rất thích. Tôi và Thắng làm công việc tiếp theo là rải thính xuống sông, còn 4 phường săn khác tên là Phăn, Hòa, Lợi, Thế thì bẻ cành cây đánh dấu và cắm sào theo hình vuông để giăng chài. Chài ở đây do các anh tự làm, khá rộng và giống như cái đáy lưới. Chúng tôi thả chài bằng cách thả 3 góc vào chỗ 3 cái sào đã cắm sẵn, còn một góc được nâng lên, có hòn chì khá nặng, có sợi dây nhỏ để phát hiện cá ăn mồi. Khi thấy có cá trong khu vực ô vuông thì lập tức hạ góc chài này xuống và nhấn sâu xuống đáy sông mới có thể bắt được cá. Mười hai chiếc chài đã được chúng tôi giăng xong trong khoảng gần một tiếng rưỡi. Chúng tôi cùng bơi lại mỏm đá giữa sông, ngồi hút thuốc, tán gẫu và chờ đợi… Mất khá lâu, khi trời đã tối, cành cây đánh dấu, chiếc dây nối với cành cây cách chỗ chúng tôi ngồi không xa bỗng lay động. Rồi một tiếng quẫy mạnh, cành cây mất hút. Mọi người nhìn nhau rồi lao nhanh về phía đó, thoắt cái đã sập được chài, kẻ lặn người hụp, nước bắn tung toé. Khi tôi bơi ra đến nơi thì cuộc chiến đang hồi gay cấn. Tiếng nói lao xao. Một con cũng khá đấy. Nhận chắc cục chì xuống đáy, không nó ra mất. Thằng Phăn nâng đều tay lên. Rồi, rồi, hai ba… Một con Lăng đã chễm chệ trong chài. Chắc không dưới 3 cân. Ai đó ướm. Tôi bơi lên bờ lôi máy ảnh ra xoạch, xoạch… rồi lại ngồi chờ. Chờ mãi vẫn không thấy tiếng động nào. Tôi nghĩ chắc sự may cũng chỉ đến thế thôi. Như đoán được ý tôi, Thắng động viên Nhà báo cứ chịu khó chờ đợi. Bắt được con Chiên mới thú. Tôi thêm can đảm để chờ đợi nhưng cả tiếng đồng hồ vẫn chưa thấy động tĩnh gì. Tôi có ý hỏi không có cách bắt cá nào khác thì Lợi và Phăn thay nhau kể. Có nhiều cách. Trước kia, người dân tộc thường dùng hom (giống như cái đó) để bẫy. Cũng có khi dùng cung tên để bắn. Thậm chí, có thời kỳ nhiều người vì hám tiền mà dùng cả thuốc nổ để đánh bắt, tuy hiệu quả cao nhưng tàn sát môi sinh và cá bé nên cá sông, nhất là “ngũ quý” thì càng ngày càng hiếm. Câu chuyện đang liên miên thì có tiếng anh Lợi Cá Chiên đấy! Nhanh như cắt, các anh đã buông ngay cái dây chài và đồng loạt lao ùm về phía chiếc chài có tiếng động. Con cá vướng chài lao thục mạng. Nếu các anh không kịp cầm chài thì có lẽ con cá đã làm bung mấy chiếc sào nứa và thoát ra ngoài. Biết được đặc tính hung hăng của con cá mới mắc chài nên các anh thả chài nhẹ nhàng theo hướng nó lao và lựa tay, kẻ hụp người lặn, làm khuấy động cả một khúc sông. Điều lạ là, khi còn ở dưới nước, nó quẫy tung trời thế mà mới rời khỏi mặt nước đã nằm im. Đó là đặc tính riêng biệt của cá Chiên đấy - Anh Thắng giải thích cho tôi. Con Chiên này khá to (sau này khi mang về nhà, chúng tôi cân được hơn 11 kg!), vây Giống cá Lăng được ương thành đã bắt đầu mốc, trên lưng phủ lớp rêu xanh, râu dài quá gang công tại Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản tay. Cá Chiên càng lớn thì da và vây cá càng bị mốc. Tôi hoan hỷ lôi máy ảnh ra chụp nhưng các anh bảo đừng bật đèn vì loài cá này rất sợ ánh sáng, sẽ không có cơ hội để kiếm thêm con nào nữa… Tôi ngồi ngắm nghía con cá khá lâu, mặc cho các anh vẫn tiếp tục công việc và bắt được thêm 2 con cá Lăng, 1 con cá Chiên nữa. Khi trời gần sáng cũng là lúc đã thấm mệt, chúng tôi thu dọn chài lưới và cho thuyền xuôi. Tôi đã thiếp đi trên thuyền lúc nào không biết nhưng vẫn văng vẳng câu hát nghe dang dở mà anh Thắng cất lên từ hồi nào Ai xuôi, ai ngược thuyền nan. Ai đi bắt cá cùng anh vui vầy. Anh đây ăn Chép, ăn Răm. Phần em con Bỗng, con Lăng… Chuyện những người đầu tiên nuôi “ngũ quý” Chẵn 10 năm trước, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I do nhóm tác giả Phạm Báu, Nguyễn Đức Tuân, Bùi Đình Đặng, Nguyễn Công Thắng, được giao thực hiện đề tài Điều tra nghiên cứu một số loài cá quý hiếm trên hệ thống sông Hồng: Các biện pháp bảo vệ và phục hồi. Đây là một trong những đề tài khó và tốn nhiều công sức, mặc dù số tiền chỉ vài trăm triệu đồng. Muốn có mẫu phải mua cá, cá thì vừa đắt vừa khó mua. Nhóm tác giả đã phải đặt hàng chục tay săn cá chuyên nghiệp để có mẫu cá bố mẹ nhưng cũng phải mất gần 2 năm trời mới thu thập đủ mẫu để tiến hành nghiên cứu. Sau thời gian dài, những đặc điểm sinh học của “ngũ quý hà thủy” lần đầu tiên tại Việt Nam được các nhà khoa học chỉ ra bằng công trình nghiên cứu công phu, đầy đặn; hơn nữa, từ đó có thể nhân tạo thành công hầu hết các loài cá quý hiếm này. Con cá Anh Vũ mà chúng tôi may mắn săn được chỉ nặng 0,9 kg nhưng có giá tới trên 400.000 đồng Riêng đối với loài cá Anh vũ đặc biệt quý hiếm, Thạc sỹ ngư học Phạm Báu cho biết, hiện trên sông Gâm có 3 mỏ cá: Một tại thị trấn Na Hang, một tại Thúy Loa (huyện Na Hang) và một tại xã Lạc Nông (huyện Bắc Mê). Năm 1999, ông Báu đã tự bỏ tiền túi, lặn lội nhiều lần lên Na Hang và mua được 20 con cá Anh vũ con về làm giống. Lúc đầu, chúng cũng sống và lớn nhưng khi được 1 - 2 lạng thì cứ chết dần. Sau này, nghiên cứu kỹ, ông Báu mới biết, chúng chết vì môi trường trong ao chưa đủ điều kiện môi sinh của loài: Dòng nước chảy mạnh, nước trong, có hang đá, nhiều rêu và tảo… Để tìm hiểu thêm, tôi đã lặn lội ngược trở lại Na Hang (Tuyên Quang) tìm gặp người đầu tiên ở Việt Nam nuôi được cá Anh vũ. Tại nhà riêng, anh Giàng A Sềnh kể: Khoảng năm 1995, anh bắt được một số cá Anh Vũ ở sông Gâm, thấy còn bé quá, chưa ăn được nên thả vào ao nuôi cùng với các loài cá khác. Sau gần 1 năm, anh thật bất ngờ thấy cá lớn đều và vẫn bảo tồn được số cá thể. Thế là, anh quyết tâm nuôi. Mấy năm sau, hai con cá mẹ đầu tiên đã đẻ trứng và nở được gần 100 con cá giống. Hiện, trong ao nhà anh có vài trăm con trọng lượng 0,8 - 2,5 kg, mỗi năm cho thu dăm bảy chục triệu đồng. Quan sát, thấy ao nhà anh Sềnh tương đối gần gũi với điều kiện tự nhiên: Nhiều phiến đá ngầm có rêu bám, nước trong và chảy quanh năm do thông với một dòng suối… Năm loài cá hiếm cơ bản đã được nuôi nhân tạo thành công và có thể nhân rộng nuôi thương phẩm, nhất là đối với cá Bỗng và Lăng. Theo tác giả Nguyễn Đức Tuân (Phòng Di truyền, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I), hiện Viện đã chuyển giao công nghệ nuôi cá Bỗng và cá Lăng cho nhiều người dân Nam Định, Hà Tây, Tuyên Quang, Hòa Bình, với hiệu quả cao. Tìm hiểu được biết, ông Nguyễn Hữu Ninh - Giám đốc Trung tâm giống cá quốc gia, Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu Khai thác và tái tạo nguồn gien cá Anh vũ đã thành công trong việc nuôi sinh sản loài cá đặc biệt quý hiếm này. Nguồn gien cá Anh vũ đã có thể được bảo tồn và tái tạo. Ở góc độ khác, giáo sư Mai Đình Yên cho biết: Việc chặn dòng xây dựng thủy điện Tuyên Quang sẽ tàn phá môi sinh của các loài cá này, nguy cơ diệt vong đã hiện hữu. Ngay bây giờ chúng ta cần có những biện pháp hữu hiệu để cứu các loài cá này. Tôi đọc được đoạn dài trong phần Đề xuất của đề tài mà nhóm các nhà khoa học ngành thủy sản thực hiện: “Cần tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh Pháp lệnh Bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Tổ chức các khu bảo tồn thiên nhiên. Xây dựng các trạm, trại tại các khu trọng điểm. Tiến hành nghiên cứu các mặt sinh học, nuôi dưỡng…”. Tôi cũng chưa biết cụ thể các biện pháp đó rồi đây sẽ được triển khai ra sao. Nhưng cứ áy náy một điều, sẽ là rất tiếc nếu như chuyến săn tìm “ngũ quý hà thủy” ngược sông Gâm của chúng tôi cách đây ít ngày lại là một trong những chuyến săn cá cuối cùng trên dòng Gâm, trước khi mực nước sông Gâm có thể dâng lên đến dăm bảy mét, trở thành một hồ chứa nước rộng lớn, bởi chẳng còn lâu nữa sẽ chặn dòng thủy điện Tuyên Quang… Bốn loài cá: lăng chấm, cá chiên, cá bỗng và cá anh vũ trên hệ thống sông Hồng đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Sản lượng khai thác 4 loài cá này giảm xuống bằng 10-15% sản lượng những năm 70, 80; thậm chí lượng cá bỗng chỉ xấp xỉ bằng 1%. Cá anh vũ - một trong 4 loài cá quý hiếm trên sông Hồng. Ảnh fishternet Thông tin này vừa được công bố trong Bản điều tra nghiên cứu về hiện trạng và biện pháp bảo vệ, phục hồi một số loài cá hoang dã quí hiếm có nguy cơ tuyệt chủng trên hệ thống sông Hồng của nhóm tác giả Phạm Báu, Nguyễn Ðức Tuân, Bùi Ðình Ðặng, Nguyễn Công Thắng (Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản I). Theo đó, 4 loại cá quý hiếm có tên khoa học là: Cá lăng chấm (Hemibagrus gutattus Lacépède, 1803), cá chiên (Bagarius yarrelli Sykes, 1839), cá bỗng (Spinibarbus denticulatus Oshima, 1926) và cá anh vũ (Semilabeo obscous Lin., 1981). Tuy nhiên, sản lượng những loài cá được coi là đặc sản hàng đầu của hệ thống sông Hồng. này đang có nguy cơ tuyệt chủng, xếp ở mức nguy cấp bậc 2. Báo cáo cho thấy, sự phân bố của 4 loài cá này trên hệ thống sông Hồng đang ngày càng thu hẹp, nhìn chung có xu hướng lùi dần về phía thượng lưu các sông, suối, nơi có địa hình hiểm trở, phía hạ lưu không gặp hoặc rất ít gặp. Bãi đẻ của 4 loài này hầu như không còn, cá đẻ phân tán, rải rác trên khu vực thượng nguồn các sông, suối. Các tác giả nhận định, nguồn lợi của 4 loài cá quý hiếm này đã suy giảm. Nếu chúng ta không thực hiện những biện pháp bảo vệ kịp thời, đồng bộ, mạnh mẽ thì nguy cơ tuyệt chủng của chúng sẽ thành hiện thực. Do vậy, nhóm nghiên cứu đề xuất Bộ Thủy sản, các cơ quan chức năng cần tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh Pháp lệnh Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, như cấm ngư dân tự động đánh bắt và tiêu thụ cá quý hiếm; cấm sử dụng các phương tiện huỷ diệt như xung điện, thuốc nổ, chất độc; hướng dẫn cách thức sử dụng các loại lưới mau và lưỡi câu nhỏ để tránh sát hại cá con; quản lý các hoạt động khai thác cát, đào đãi vàng ở lòng sông... vì những hoạt động này có ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sống của các loài cá; theo dõi, kiểm soát việc xả chất thải của các nhà máy công nghiệp. Đồng thời, báo cáo cũng đề xuất tổ chức thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên trên sông Hồng. Xây dựng các trạm, trại tại các khu vực trọng điểm. Tiến hành nghiên cứu các mặt sinh học, nuôi dưỡng. Đồng thời, cần có sự phối hợp giữa hai ngành thuỷ sản, thuỷ lợi trong việc xây dựng các đập thuỷ điện. Về lâu dài, tiếp tục điều tra bổ sung một số đặc điểm sinh học, kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo và nuôi thịt các loài cá quý hiếm này. Hiện các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 đã nuôi thử nghiệm cá thịt 3 loài cá lăng chấm, cá chiên và cá bỗng trong lồng, ao thu được kết quả khả quan. Cá lăng chấm có triển vọng tốt khi nuôi trong ao có bổ sung nước không thường xuyên, nuôi trong lồng thì kết quả còn hạn chế. Cá chiên nuôi tốt trong lồng, không thích hợp ở ao nước tĩnh, thay nước định kỳ. Cá bỗng thích hợp nuôi trong ao, lồng ở điều kiện miền núi phía Bắc. Nuôi thành công cá Anh Vũ trong môi trường  nhân tạo 18-09-2009 Gửi Email In bài Bản chỉ có chữ ThienNhien.net - Giống cá Anh Vũ quý hiếm vừa được Chi cục Thủy sản Vĩnh Phúc di thực thành công từ môi trường tự nhiên sang nuôi thuần hóa trong môi trường nhân tạo. Thí nghiệm di thực giống cá này được ứng dụng trên 720 con cá, với diện tích nuôi 420m2 tại Đội khảo nghiệm và cứu hộ thủy sản, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Cá Anh Vũ. (Ảnh: Đỗ Doãn Hoàng) Ông Tạ Văn Thời, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản cho biết, thời gian đầu, việc thuần hóa thức ăn cho cá còn nhiều khó khăn do tập tính của cá ngoài tự nhiên thường ăn rêu đá và các loài tảo khuê, chưa quen với điều kiện nuôi nhốt. Chi cục đã cải tạo lại hệ thống ao nuôi giúp nước lưu chuyển thường xuyên, dưới đáy ao đổ một lớp cát suối dày khoảng 20cm, trên là một lớp đá cuội lấy từ suối về tạo thành nhiều hang hốc giống với môi trường tự nhiên. Cá thả với mật độ 2 con/m2 sử dụng thức ăn công nghiệp có tỷ lệ đạm 35 - 40%, kết hợp chất phụ gia làm chất kết dính để thức ăn lâu tan trong nước, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn. Đồng thời sử dụng lượng thức ăn hàng ngày bằng 5% trọng lượng cá có trong ao, mỗi ngày cho cá ăn 2 lần vào buổi sáng, tối. Qua kiểm tra môi trường nước, các yếu tố không khí như O2, CO2, PH, NH3, PO4 đều phù hợp với điều kiện sinh trưởng của cá. Kết quả cho thấy, sau thời gian nuôi thử trong môi trường nhân tạo, cá đã bắt đầu quen sống với điều kiện nuôi nhốt, thức ăn công nghiệp, cá sinh trưởng nhanh, chất lượng tốt, có màu sắc đẹp. Sau gần 1 năm nuôi, tỷ lệ sống đạt trên 70%, không có biểu hiện bệnh tật, trọng lượng trung bình khoảng 0,5 - 1kg. Cá Anh Vũ là loài cá rất quý híếm, trước đây chỉ sống ở những sông suối nước trong xanh có nhiều đá cuội, cá chỉ ăn rong rêu và lục tảo. Thịt cá thơm ngon, có giá trị dinh dưỡng rất cao, giá thành từ 200 - 250.000 đồng/kg, được gọi là cá tiến vua. Những năm gần đây, loài cá này bị người dân khai thác quá nhiều hiện đang có nguy cơ tuyệt chủng, do đó, Chi cục Thủy sản Vĩnh Phúc đã tiến hành nghiên cứu áp dụng phương pháp sinh sản nhân tạo để nhân giống diện rộng. Vĩnh Phúc: Nuôi thành công cá Anh Vũ trong môi trường nhân tạo (Tin ngày 17-09-2009) Giống cá Anh Vũ quý hiếm vừa được Chi cục Thủy sản Vĩnh Phúc di thực thành công từ môi trường tự nhiên sang nuôi thuần hóa trong môi trường nhân tạo. Thí nghiệm di thực giống cá này được ứng dụng trên 720 con cá, với diện tích nuôi 420m2 tại Đội khảo nghiệm và cứu hộ thủy sản, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Ông Tạ Văn Thời, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản cho biết thời gian đầu, việc thuần hóa thức ăn cho cá còn nhiều khó khăn do tập tính của cá ngoài tự nhiên thường ăn rêu đá và các loài tảo khuê, chưa quen với điều kiện nuôi nhốt. Chi cục đã cải tạo lại hệ thống ao nuôi giúp nước lưu chuyển thường xuyên, dưới đáy ao đổ một lớp cát suối dày khoảng 20cm, trên là một lớp đá cuội lấy từ suối về tạo thành nhiều hang hốc giống với môi trường tự nhiên. Cá thả với mật độ 2 con/m2 sử dụng thức ăn công nghiệp có tỷ lệ đạm 35 - 40%, kết hợp chất phụ gia làm chất kết dính để thức ăn lâu tan trong nước, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn. Đồng thời sử dụng lượng thức ăn hàng ngày bằng 5% trọng lượng cá có trong ao, mỗi ngày cho cá ăn 2 lần vào buổi sáng, tối. Qua kiểm tra môi trường nước, các yếu tố không khí như O2, CO2, PH, NH3, PO4 đều phù hợp với điều kiện sinh trưởng của cá. Kết quả cho thấy, sau thời gian nuôi thử trong môi trường nhân tạo, cá đã bắt đầu quen sống với điều kiện nuôi nhốt, thức ăn công nghiệp, cá sinh trưởng nhanh, chất lượng tốt, có màu sắc đẹp. Sau gần 1 năm nuôi, tỷ lệ sống đạt trên 70%, không có biểu hiện bệnh tật, trọng lượng trung bình khoảng 0,5 - 1kg. Cá Anh Vũ là loài cá rất quý híếm, trước đây chỉ sống ở những sông suối nước trong xanh có nhiều đá cuội, cá chỉ ăn rong rêu và lục tảo. Thịt cá thơm ngon, có giá trị dinh dưỡng rất cao, giá thành từ 200 - 250.000 đồng/kg, được gọi là cá tiến vua. Những năm gần đây, loài cá này bị người dân khai thác quá nhiều hiện đang có nguy cơ tuyệt chủng, do đó, Chi cục Thủy sản Vĩnh Phúc đã tiến hành nghiên cứu áp dụng phương pháp sinh sản nhân tạo để nhân giống diện rộng. Cá Anh Vũ, từ cung đình đến bàn ăn quán... 08:19:52, 01/10/2009 Cá tiến vua không những là một “chứng chỉ” có giá trị định danh mà còn định tính cho cá Anh Vũ. Sang cả về “đẳng cấp”, ngon, bổ, lạ về góc độ ẩm thực và giá trị về kinh tế nên trong suốt một thời gian dài đã bùng lên cơn sốt săn lùng đến mức loài cá quý, hiếm này được xếp vào loại có nguy cơ bị tuyệt diệt. Từ những nỗ lực không ngừng của các nhà khoa học, trong đó có thành công mới đây của Chi cục Thủy sản Vĩnh Phúc, một ngày nào đó, cá Anh Vũ không chỉ còn trong mâm cơm ngự thiện ngày trước, không chỉ còn là thú vui ẩm thực của một số ít ỏi đại gia may mắn mua được… Chuyện trong sử cũ Với các nhà khoa học, với những bậc lão niên vùng sông Hồng, xa hơn là sông Kỳ Cùng, sông Lam, cá Anh Vũ không phải quá đỗi lạ lẫm. Tuy nhiên, loài cá tiến vua này lại hoàn toàn lạ lẫm với nhiều người, nhất là khi nó lại bị bao phủ bởi vô số lời đồn, những truyền thuyết. Vì thế, thiết nghĩ cũng nên lần hồi lại. Cá Anh vũ (tên khoa học là semilabeo notabilis) thuộc họ cá chép. Có thân dày, màu xám tro, bụng màu vàng nhạt. Miệng phía dưới rạch ngang, có môi hình tam giác, đặc biệt là rất dày. Các nghiên cứu về cá tiến vua có vẻ bất nhất: Có tài liệu ghi con trưởng thành có thể nặng đến... 5 kg, có tài liệu khẳng định chỉ 2,5- 3 kg là cùng; Mùa đẻ của cá Anh vũ vào tháng 2- 4 nhưng có tài liệu lại cho là từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau… Cá Anh Vũ chủ yếu ăn tảo và các động vật không xương sống nhỏ, sinh sống ở các vực sâu có nước chảy, đáy có đá và đẻ ở hang vùng thượng lưu sông Hồng, sông Kỳ Cùng và sông Lam (các tỉnh Yên Bái, Phú Thọ, Hòa Bình…), trên nữa là Tứ Xuyên, Vân Nam của Trung Quốc. Bà con người Dao không gọi cá "tiến vua" bằng cái tên mỹ miều, sang cả AnhVũ mà gọi là cá Dòi Đen. Người Mường lại gọi là cá Ruột Mèo (do ruột dài, nhỏ và chặt thịt- đây cũng là “cơ sở” cho những thêu dệt phần nhiều không có thật người viết sẽ kể dưới đây), còn dân chài lưới gọi là cá Mắt Thần hay cá Nghìn Mắt (vì chúng rất thính nhạy, không dễ gì đánh bắt được). Theo truyền thuyết, cá Anh Vũ được biết đến từ 4.000 năm trước, và khi ấy chúng chỉ sống ở duy ngã ba sông Bạch Hạc. Đại Việt sử ký toàn thư ghi lại rằng, thời vua Hùng thứ 3, một người chài lưới trên dòng sông Lô bắt được con cá mình vảy xanh ong ánh, bụng vảy trắng, vây đỏ, môi dày, tròn như mõm lợn. Thấy lạ, kẻ chài lưới dâng lên vua. Nhà vua ăn thấy ngon, đặc biệt không giống những loài cá thông thường. Định danh Cá tiến vua có từ đó chăng? Cá "tiến vua" chỉ được dùng để tiến vua, thậm chí Nguyễn Trãi còn ghi lại trong Dư địa chí: Cá Anh vũ được dùng làm vật cúng tế thần linh, thường dân dám dùng coi như phạm thượng. Đại Nam nhất thống chí cũng có mấy dòng vắn tắt: “Cá Anh Vũ còn có tên là Giả Ngư, sinh sống ở ngã ba sông Bạch Hạc. Hằng năm, cứ đến mùa rét mới có. Vị cá ngon mà bổ. Từ sông Bạch Hạc trở xuôi thì không có nữa”. Những lời đồn thổi Sách ẩm thực cung đình nhà Lê ghi lại rằng trong con cá Anh Vũ, ngon nhất là khối sụn môi ròn, dầy. Lí giải về “cặp môi đặc sản” của cá Anh Vũ, nhiều người cho rằng vì chúng “được sử dụng” nhiều để cạo thức ăn là rêu, tảo bám trên đá, đồng thời gặm chặt vào cửa hang để tránh bị dòng nước cuốn trôi nên phát triển. Môi cá loe ra rất to, dày như mõm lợn. Thịt trắng, quánh, thơm ngon. Sách hoàng triều ngự thiện ghi thế nhưng chế biến thế nào, vua chúa cung tần mỹ nữa dùng thế nào, không ai được rõ. Vì là thứ đồ cung đình, vương giả nên cũng bí mật theo các quy định ngặt nghèo thâm cung bí sử chăng?! Các đầu bếp bây giờ “bật mí” là món hấp cá ngon nhất. Cá được ướp gừng, muối và mắm ngon sau đó đặt lên trên một lớp lá gừng rồi hấp chín. Cá vừa giữ được cái ngon về mắt, cái bổ về dưỡng chất. Người ta thường ăn với chuối, khế xanh, tía tô… Cũng có thể nấu với giấm mẻ, nướng chả, kho… Cánh từng ăn cho hay, không chỉ thơm ngon, bổ, cá "tiến vua" còn có thể… “đẩy lui” một số bệnh như táo bón, nóng trong và bồi bổ thận. Có lẽ vì như thế, và có lẽ vì trên “thị trường truyền miệng”, mỗi kg cá Anh Vũ có giá 700- 800 nghìn đồng một kg nên có hẳn một cơn sốt săn lùng cá Anh Vũ. Thông thường, hiếm người câu được mà phải lặn sâu, dùng đinh để đâm hoặc lưới chuyên dùng để quây. Cũng có lão ngư cam đoan muốn bắt Anh Vũ, cách duy nhất là đánh cụp - một loại rọ đặc biệt dùng thả sâu xuống lòng sông, lại chỉ trong mùa nước lạnh. Cá sa vào cụp rồi, phải uống nước mắm mà lặn để mò lên. Sau này, “công nghệ” phát triển, người ta “sáng tạo” thêm nhiều cách như dùng xiên, cung, thậm chí cả vợt kích điện hay mìn… Ngã ba Bạch Hạc từng một thời là “cái mỏ vàng” của cánh săn Anh Vũ. Các quán, thậm chí trương biển cá Anh Vũ rõ ràng, mọc lên rào rào. Tích xưa thêm bớt, có ông chủ “hoắng” rằng ông già 70, mỗi tuần chỉ cần dùng “cặp môi đặc sản” chưng cách thủy với mật ong, hồng bạch thì không những đầy lùi ho, suyễn mà còn khỏe mạnh như thưở tráng niên. Thậm chí, có ông còn bảo từng giết bán con Anh Vũ nặng gần 3 kg. Riêng bộ ruột của nó dài hàng chục m. Hàng chục m thì không chắc nhưng ruột cá Anh Vũ quả thực rất dài, theo các khảo sát. Phải chăng đây chính là lí do mà người Mường gọi cá Ruột Mèo (còn cánh chài lưới gọi là Mắt Thần vì không thể câu thông thường; tất nhiên, dùng mìn đánh… thì khác). Chưa hết, ông Tạ Văn Thời, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Vĩnh Phúc kể, nghe đâu có đại gia trong thành phố Hồ Chí Minh đã chi hẳn 20 triệu đồng chỉ để thưởng thức một con "tiến vua" nặng hơn 1 kg. Miếng ngon nhớ lâu. Dù là ngon… ghi lại. Thời buổi này, nào mấy ai đã được… thưởng thức, kể cả có tiền, chịu chi. Ngay nhiều anh “chơi câu cá” có thâm niên, những kẻ sát sinh sông nước ấy cũng than bấy nhiêu năm cầm cần mà chưa một lần giật được Anh Vũ, vất vả ngược xuôi, tận dụng đủ mối quan hệ để một lần được hưởng không khí ngự thiện cung đình xưa cũng chẳng có. Cung đình xưa, bàn ăn nay Trong một công bố năm 2008, các nhà khoa học thừa nhận cá "tiến vua" là một trong những loài cá quý sông Hồng đang có nguy cơ biến mất, số lượng còn lại không đáng là bao, được xếp trong danh mục cấm xuất khẩu và 21 loài thủy sản bị cấm khai thác vô thời hạn. Nhưng không phải đến bây giờ mà từ cách đây 17 năm, năm 1992, khi ấy để có mấy bức ảnh cá "tiến vua" nhằm giới thiệu về tiềm năng thủy sản, một cơ quan nọ đã phải lận đận suốt mấy tháng trời mới đặt được cánh chài lưới Bạch Hạc mấy con, mà rất nhỏ. Nhưng mới đây, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I đã nghiên cứu, thử nghiệm sinh sản nhân tạo thành công loài cá này. Tận dụng kết quả đó, Chi cục Thủy sản Vĩnh Phúc đã thực nghiệm nuôi cá Anh Vũ (tại ao Vũ Di) với mục đích kiểm nghiệm khả năng di thực giống cá "tiến vua" từ môi trường tự nhiên sang môi trường nhân tạo. Ông Tạ Văn Thời cho hay: - Kết quả khảo sát cho thấy, sau thời gian nuôi thử trong môi trường nhân tạo, thức ăn công nghiệp, cá có tăng trưởng và tỷ lệ thành công cao, hoàn toàn phù hợp với điều kiện môi trường ở Vĩnh Phúc. Tuy vậy, không dễ nuôi đại trà cá Anh Vũ, vì thời gian sinh trưởng lâu. Người dân không dễ gì chịu nuôi trong vài ba năm mới hoàn được vốn. Ông Thời bảo nên “tự nhiên hóa” môi trường sống của cá Anh Vũ hoặc thả về môi trường tự nhiên, đồng thời chỉ có thể phát triển việc nuôi cá tiến vua theo hướng ngành hàng đặc sản. Vả lại, như nhiều nhà khoa học tính, giả dụ nếu không sống trong hang đá, gặm cửa hang, ăn rong rêu… cá Anh Vũ chửa chắc đã được dâng lên vua chúa. Chỉ có một điều là chắc chắn với những thành công bước đầu này, Anh Vũ không chỉ còn là cá tiến vua, không chỉ trên mâm cơm cung đình thưở trước; chắc chắn nó sẽ đại trà ở các quán ăn, thời nay, và đúng là Anh Vũ "tiến vua" chứ không phải dầm xanh (một loài tương đối giống) đội lốt, các quán hay lừa “thượng đế”. Sớm hay muộn mà thôi! Người dân Bạch Hạc, thành phố Việt Trì (Phú Thọ) thường kể về cá Anh Vũ, đặc sản nổi tiếng Bộ nhất của thành phố Ngã ba sông một cách rất tự hào. Những câu chuyện về loài cá huyền thoại chài này luôn được lưu truyền trong nhân dân hết thế hệ này qua thế hệ khác. Thế nhưng giờ đây, lưới thậm chí ngay cả lớp trẻ ở làng vạn chài ven ngã ba sông, nhiều người cũng chẳng biết hình thù gia con cá ra sao, dài ngắn thế nào. Huyền thoại về cá Anh Vũ, vì thế mà càng thêm nổi tiếng. truyề n Ngon hơn bất cứ loài cá nào được ông Tìm trong các tài liệu (chỉ trong tài liệu thôi, chứ người viết bài này cũng chưa có Hồng diễm phúc thử qua) thì các nhà ẩm thực học đều đánh giá thịt cá Anh Vũ rất cao: (phải) coi trắng, quánh và thơm ngon hơn bất cứ loài cá nào của sông nước. Trong con cá Anh như Vũ, phần tuyệt nhất là cái khối sụn môi. Cái khối sụn này chẳng những rất giòn mà báu còn chữa được bệnh. vật. Dù có chế biến theo cách nào, thì cách ngon nhất vẫn là hấp cá. Khi bắt được, người ta thường mổ và rửa sạch cá, sau đó ướp gừng và một vài loại gia vị vào bụng, thêm chút nước mắm ngon. Cuối cùng cuốn cả con cá vào một tấm lá gừng và hấp cách thuỷ. Cá hấp sẽ giữ được nguyên các chất bổ và thơm ngon hơn bất cứ kiểu cách chế biến khác, bởi vậy, cũng là món được ưa thích hơn cả. Thịt cá Anh Vũ thường được dùng kèm với chuối xanh, khế xanh, bánh đa tráng, rau mùi tàu, tía tô, diếp cá, xương xông...Chẳng thích ăn theo lối hấp cách thuỷ thì cũng có thể nướng chả, kho tộ, nấu mẻ giấm với khế xanh... Món nào cũng rất hấp dẫn. Thịt cá Anh Vũ thơm ngon và cực kỳ giàu đạm. Loài cá tiến Vua Vì loài cá này vừa thơm ngon lại vừa giàu chất dinh dưỡng nên từ xa xưa, nó đã được dùng làm thức tiến vua chúa. Trong sử sách Việt Nam, nhiều tài liệu có đề cập đến điều này. Sách Đại Nam Thống Nhất Chí có ghi: “Cá Anh Vũ còn có tên là Giả Ngư, sinh sống ở ngã ba sông Bạch Hạc. Hàng năm, cứ đến mùa rét mới có. Vị cá rất ngon mà âm bổ. Từ sông Cá Anh Vũ Bạch Hạc trở xuôi thì không có nữa”. Trong sách Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi cũng viết: ”Cá Anh Vũ được dùng làm vật cúng tế thần linh ...”. Đi tìm hiểu thực hư về loài cá trứ danh này, tôi về làng chài Bạch Hạc ven sông Hồng, nơi giao cắt của ba con sông: sông Lô- sông Đà- sông Thao. Làng này chuyên sống bằng nghề đánh cá. Người ta nói: Cá Anh Vũ chỉ xuất hiện và đánh bắt được từ tháng 10 dương lịch đến tháng 3 năm sau, nhiều nhất là vào những ngày thời tiết se lạnh, nhiều sương mù. Lúc ấy cá Anh Vũ ra kiếm ăn nhiều hơn. Cá Anh Vũ cũng sống theo bầy đàn nhưng kén nơi nước trong và có nhiều hang đá. Con cá trông dài và na ná như con trôi to nhưng bộ vảy thì óng ánh, sặc sỡ rất đẹp. Và cái đầu cá thì khác thường vô cùng, nó chẳng giống một cái đầu cá nào cả. Cái đầu ấy, cứ nhìn vào là người ta liên tưởng đến một cái đầu lợn con vì nó giống y hệt, nhất là cái môi cá bằng sụn rất to và dày như mõm lợn. Giống cá này ăn uống cũng rất khảnh chứ không ăn tạp như các loài cá sông khác. Tai ác một điều, cá Anh Vũ chỉ ăn rêu tảo và sống ở nước trong, trong những hang đá sâu và khi nước lạnh mới mò ra tìm mồi. Vì vậy, việc bắt được một con Anh Vũ là cả một kỳ công. Những người ở làng chài ven sông cho tôi hay: Ngày trước không ai gọi cá Anh Vũ bằng tên thật. Họ đều gọi là cá lợn, vì mõm cá giống mõm lợn như đúc. Phải nói tránh, vì đây là loài cá cao quý, chỉ dùng để tiến bề trên. Thậm chí, có cá đem bán cũng phải thậm thụt vì chính quyền sở tại không cho bắt cá tràn lan. Con cá Anh Vũ nếu có may mắn bắt được, cũng phải thả vào nước thật sạch và đem đi bán ngay, vì cá này rất dễ chết. Chỉ cần bắt lên bờ thả vào nước không sạch là vài ba tiếng sau cá đã lờ đờ ngửa bụng. Bởi tất cả những sự ấy, con cá lại càng trở nên quý giá. Ngày xưa, chỉ có vua chúa mới được dùng mà thôi. Chuyện mưu sinh của một ngư phủ Nhưng tất cả những câu chuyện trên giờ chỉ còn vang bóng. Hàng chục năm nay, người dân vùng ngã ba sông Việt Trì chẳng còn ai đánh bắt được cá Anh Vũ nữa. Buổi chiều ở làng chài Bạch Hạc, tôi đi tha thẩn bên sông, những người đánh cá vội vã trở về nhà trong ráng chiều đỏ rực. Nhắc tới câu chuyện về cá Anh Vũ, những người thâm niên trong nghề cá ở đây luôn kể một cách say sưa và cuốn hút. Ngày trước, cả làng mưu sinh bằng nghề cá, nhưng giờ thì chẳng còn mấy ai. Cuộc sống thời mở cửa khiến cho tất cả những gì quý giá đều trở nên khan hiếm. Ngư phủ phải gác lưới, nai lưng làm nghề khác kiếm sống qua ngày. Ông Nguyễn Văn Hồng- một người đánh cá có tiếng trong vùng - nói chuyện với tôi suốt một buổi tối, bên ánh đèn le lói của những chiếc tàu hàng ven sông. Ngày xưa cá nhiều, ông là chủ lực kinh tế trong nhà, suốt ngày xoay trần kiếm cá. Lúc bấy giờ cá cũng sẵn. “Thế mà chẳng dễ gì bắt được cá Anh Vũ đâu chú mày ạ- ông Hồng bồi hồi- giống cá này ngoài rong tảo, nó chẳng ăn thứ gì khác. Bởi vậy việc câu cá là điều hoàn toàn không thể. Chỉ có cách duy nhất là bắt thủ công hoặc bằng tay, hoặc dùng chài lưới. Cá quý thật, nhưng bắt được nó có khi phải đánh đổi cả tính mạng”. Nhà ông Hồng ở ngay mặt sông, ông là người nắm luồng lạch lòng sông như lòng bàn tay. Ông bảo, khúc sông này có một cái hang ngầm, dài dễ đến hơn trăm mét, ăn thông ngoắt ngoéo vào trong rồi lại ăn ra. Chưa một thợ lặn nào đủ sức khám phá cái hang ngầm bí hiểm này. Đây chính là tổ cá. Bắt cá Anh Vũ cực nhọc đủ đường. Một thợ lặn không những phải có sức khoẻ để đủ sức lặn sâu, mà còn phải có tài nghệ dùng lưới quây cá. Oái ăm là những hôm trời càng lạnh thì cơ may bắt được cá lại càng cao. Vì thế những tay ngư phủ phải cắn răng uống nước mắm nguyên chất mà lặn xuống, ngậm ống tiro, đeo kính lặn mà lần mò. Chuyện lặn sâu quá bị ứa máu tai máu mũi chẳng phải hiếm. Vất vả như thế, vậy mà may mắn bắt được con cá, ai cũng chỉ biết hân hoan ngửa mặt nhìn trời, coi như trời cho. Ông Hồng lễ mễ mang ra một bộ chài lưới- mà theo ông là gia truyền từ thời các cụ. Tấm lưới được ông giặt trắng phau, coi như một báu vật. Trong làng ông, nhà ai cũng có một bộ lưới như thế, nhưng tất cả chỉ là hoài niệm. Con cá Anh Vũ nổi tiếng ngày nào, bây giờ chỉ còn trong câu chuyện kể. Bản thân ông cũng đổi nghề từ lâu. Khúc sông vẫn thế, mênh mông và khoáng đạt. Mùa lạnh, những lúc ban mai hay xế chiều, sương mù và hơi nước vẫn bảng lảng, khiến mặt sông trở nên đầy vẻ liêu trai. Chỉ có loài cá Anh Vũ là đi vào huyền thoại, mang theo không biết bao nhiêu câu chuyện kể, bao nhiêu câu hỏi còn bỏ ngỏ. Tôi vẩn vơ suy nghĩ, chợt liên tưởng tới những quán cá bờ sông ở đây. Quán nào cũng chưng biển cá Anh Vũ lên rất to. Chẳng biết Anh Vũ đâu ra mà lắm thế. Thực hư lẫn lộn, nhưng cũng không khó giải thích. Trên đời này đã có mấy ai may mắn được nhìn (chỉ nhìn thôi) cá Anh Vũ, nói gì tới chuyện thưởng thức. Bởi vậy nếu có vào nhà hàng thuỷ sản, chủ hàng nói: “Đây là cá Anh Vũ!” thì đã chặc lưỡi cả mừng lắm rồi!
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net