logo

Những thương hiệu đắt giá nhất thế giới

Coca-Cola là thương hiệu đắt giá nhất thế giới năm 2009, với trị giá lên tới 68,7 tỷ USD, tăng 3% so với năm ngóai. Đây là kết quả trong xếp hạng những thương hiệu có giá trị cao nhất thế giới do hãng tư vấn Interbrand thực hiện.
Những thương hiệu đắt giá nhất thế giới Coca-Cola là thương hiệu đắt giá nhất thế giới năm 2009, với trị giá lên tới 68,7 tỷ USD, tăng 3% so với năm ngoái. Đây là kết quả trong xếp hạng những thương hiệu có giá trị cao nhất thế giới do hãng tư vấn Interbrand thực hiện. Theo Interbrand, giá trị tính toán được của các thương hiệu trong bảng xếp hạng chính là giá trị hiện tại thuần (net present value - NPV) của lợi nhuận mà các thương hiệu đó được kỳ vọng sẽ đem về trong tương lai. Sự phát triển mạnh mẽ của Coca-Cola trong suốt thời gian suy thoái này được Interbrand đánh giá cao và xem là yếu tố quan trọng nhất đưa thương hiệu này vượt lên các thương hiệu khác trong bảng xếp hạng. Riêng trong năm 2008, Coca-Cola đã giới thiệu 700 sản phẩm mới trên phạm vi toàn cầu. “Coca-Cola không ngừng tập trung vào công tác marketing và đóng gói. Họ thực sự biết phải chăm sóc thương hiệu của mình như thế nào”, ông Jez Frampton, Giám đốc điều hành (CEO) của Interbrand, nhận xét. Trong suốt 9 năm qua, Coca-Cola luôn đứng đầu bảng xếp hạng 100 thương hiệu giá trị nhất thế giới do Interbrand thực hiện. Năm nay, các vị trí còn lại trong top 10 của xếp hạng là IBM, Microsoft, GE, Nokia, McDonald's, Google, Toyota, Intel và Disney. Để lọt vào bảng xếp hạng này, một thương hiệu phải công khai các dữ liệu tài chính hiện có và phải đạt ít nhất 1/3 tổng doanh thu từ các thị trường bên ngoài quốc gia xuất xứ của thương hiệu đó. Bởi vậy, một số thương hiệu lớn, chẳng hạn như Wal-mart đã không lọt vào danh sách của Interbrand vì tỷ lệ doanh thu ở thị trường bên ngoài không đạt mức 1/3. Theo Interbrand, suy thoái đã dẫn tới những thay đổi đáng kể trong bảng xếp hạng các thương hiệu có giá trị nhất thế giới. Chẳng hạn, giá trị thương hiệu của Google năm nay đã tăng 25% so với năm ngoái, lên mức 32 tỷ USD. “Google đã liên tục thăng hạng trong bảng xếp hạng của chúng tôi trong 3-4 năm qua”, Giám đốc điều hành (CEO) Frampton của Interbrand nhận xét. Báo cáo của Interbrand đánh giá cao sự đa dạng trong lĩnh vực kinh doanh của Google, với các mô hình quảng cáo mới, phần mềm điện thoại di động Android… Một hãng công nghệ nữa cần nhắc tới trong xếp hạng của Interbrand là Amazon. Trong xếp hạng năm nay, hãng bán lẻ trực tuyến này đã nhảy lên vị trí thứ 15, từ vị trí thứ 43 trong xếp hạng năm ngoái, một phần nhờ tình trạng khó khăn của ngành bán lẻ phi trực tuyến trong thời gian suy thoái. Tụt dốc thảm hại nhất trong xếp hạng của Interbrand là Ngân hàng UBS của Thụy Sỹ. Năm 2008, ngân hàng này lỗ tới 17 tỷ USD và mới đây, thiếu chút nữa thì bị các nhà chức trách Mỹ cho ra hầu tòa vì giúp các khách hàng giàu có trốn thuế. Theo Interbrand, giá trị thương hiệu của UBS năm nay đã giảm 50% so với năm ngoái, còn có 4,4 tỷ USD, đẩy UBS rơi 31 bậc, xuống vị trí thứ 72 trong bảng xếp hạng. Một “đại gia” ngân hàng nữa là Citigroup cũng gặp khó. Định chế tài chính này đã chứng kiến giá trị thương hiệu của họ sụt 49% trong xếp hạng của Interbrand, còn có 10,3 tỷ USD. “Những ngân hàng này đã đánh mất niềm tin của người tiêu dùng, các nhà đầu tư và cả nhiều nhân viên”, CEO Frampton nói. Tuy không nằm trong lĩnh vực tài chính, nhưng thương hiệu xe máy Harley-Davidson cũng ngậm ngùi trước việc giá trị thương hiệu của họ giảm 43%, còn 4,3 tỷ USD. Theo Frampton, tình cảm của giới hâm mộ dành cho Harley không hề suy chuyển, nhưng hãng xe này đang phải đối mặt với xu hướng người tiêu dùng thắt lưng buộc bụng hơn. Trong hai quý đầu năm 2009 này, lợi nhuận của Harley đã giảm 66%. Nhiều thương hiệu đứng vững trong danh sách 100 thương hiệu giá trị nhất thế giới của Interbrand tới năm nay đã không còn trụ lại được. Trong số này phải kể đến hãng viễn thông Mỹ AT&T, nhà sản xuất máy bay Boeing, hãng bia Heineken, tạp chí Time, và búp bê Barbie. * Top 10 thương hiệu giá trị nhất thế giới năm 2009 theo xếp hạng của Interbrand: 1. Coca-Cola (68,734 tỷ USD) 2. IBM (60,211 tỷ USD) 3. Microsoft (56,647 tỷ USD) 4. GE (47,777 tỷ USD) 5. Nokia (34,864 tỷ USD) 6. McDonald's (32,275 tỷ USD) 7. Google (31,980 tỷ USD) 8. Toyota (31,330 tỷ USD) 9. Intel (30,636 tỷ USD) 10. Disney (28,447 tỷ USD) Người phụ nữ quyền lực nhất thế giới: Chính trị và khoa học Nước Đức sẽ tiến hành cuộc bầu cử toàn quốc sau hai ngày nữa. Một trong những ứng cử viên thủ tướng chính là thủ tướng đương nhiệm, nữ tiến sỹ hóa học lượng tử, bà Angela Merkel - người đứng đầu danh sách những phụ nữ quyền lực nhất thế giới của tạp chí Forbes Sơ lược tiểu sử Angela Merkel sinh ngày 17 tháng 6 năm 1954 tại Hamburg. Sau khi học phổ thông ở Templin (Uckermark)bà theo học ngành Vật lý tại Đại học Leipzig từ 1973 – 1978. Sau khi tốt nghiệp Angela Merkel làm việc tại Viện khoa học hàn lâm Đông Béclin (1978 – 1990) và hoàn thành luận án tiến sỹ Hóa lượng tử vào năm 1986. Ba năm sau đó bà nhập đảng Demokratischer Aufbruch (tạm dịch: Đảng thức tỉnh dân chủ, một đảng mới được thành lập khi đó) và được bầu vào quốc hội năm 1990. Khi đảng của Angela Merkel sát nhập với Đảng liên minh dân chủ cơ đốc (Christlich Demokratische Union Deutschlands - CDU). Ngay sau đó bà trở thành người phát ngôn cho cuộc bầu cử tự do đầu tiên của CHDC Đức. Từ năm 1991 đến 1994 Merkel là bộ trưởng Phụ nữ và Thanh niên sau đó giữ cương vị bộ trưởng Môi trường, bảo vệ thiên nhiên và hạt nhân. Năm 1998 bà trở thành Tổng thư ký đảng CDU sau đó trở thành chủ tịch đảng (Vorsitzende) từ năm 2000. Hai năm sau Merkel trở thành chủ tịch của liên minh giữa Đảng dân chủ cơ đốc (CDU) với Đảng Liên minh xã hội cơ đốc tại vùng Bayern (Christlich-Soziale Union in Bayern - CSU). Cuộc bầu cử năm 2005 đã đưa bà trở thành thủ tướng của CHLB Đức [2]. Thành tích khoa học Merkel cùng đồng nghiệp đã công bố hàng chục công trình nghiên cứu khoa học trên các tạp chí thuộc các lĩnh vực hóa học, lý hóa, hóa lý. Hướng nghiên cứu chính của Merkel là ảnh hưởng của mối tương quan không gian đến phản ứng hóa học của hệ khí và liên kết carbon-hydro trong gốc methyl. Đặc biệt vào năm 1998, khi đã giữ cương vị cao trong hệ thống chính trị, bà đã có bài viết trên tạp chí Science nổi tiếng với nhan đề "Vai trò của khoa học trong phát triển bền vững" - The Role of Science in Sustainable Development. Năm 2007 bà được Đại học Hebrew (Jerusalem) trao bằng tiến sỹ danh dự. Năm tiếp theo (tháng 6 và tháng 11/2008) hai đại học Leipzig (Đức) và Wrocław (Ba Lan) lần lượt trao bằng tiến sỹ danh dự cho bà. Angela Merkel: Khoa học trong phát triển bền vững Mở đầu bài viết trên Science, Angela Merkel đề cập đến những thách thức của loài người trong tương lai gần do bùng nổ dân số, tăng nhu cầu năng lượng đặc biệt tại các nước công nghiệp mới nổi ở Châu Á và Mỹ la Tinh. Tăng trưởng về kinh tế và nhu cầu cao về năng lượng tạo áp lực ngày càng lớn lên môi trường. Các vấn đề do con người tạo ra và phải đối mặt như biến đổi khí hậu, phá hủy tầng ôzôn, mất rừng che phủ. Song hành với biến đổi theo chiều hướng xấu của môi trường là sự sút giảm về điều kiện xã hội ở các nước đang phát triển. Thủ tướng Merkel thăm Green Land ngày 16 tháng 8 năm 2007. Nguồn: www.greẹnlandcom Ước tính hơn một tỷ người sống trong điều kiện nghèo khổ, thiếu hoặc không có lương thực và nước sạch, không được tiếp cận với giáo dục và các vấn đề chính trị. Thị trường tài chính và nền kinh tế toàn cầu ngày càng khiến các nền kinh tế liên kết và phụ thuộc lẫn nhau và có thể gọi là "làng toàn cầu: global village". Mục tiêu của thế kỷ 21 là phát triển bền vững: phát triển đi đôi với bảo vệ môi trường; sử dụng tài nguyên thiên nhiên không được vượt quá khả năng tái tạo; lượng chất thải không thể lớn hơn tốc độ đồng hóa của tự nhiên. Để đạt được mục tiêu này các nước phát triển phải nhận lấy trách nhiệm đặc biệt, không chỉ vì những tác động họ tạo ta trong quá khứ mà còn do những công nghệ hiện tại cùng nguồn tài chính có thể được huy động. Sản xuất và tiêu dùng bền vững không chỉ bao hàm khía cạnh kỹ thuật và còn chứa đựng yếu tố văn hóa, giá trị và ứng xử của mỗi người. Chính phủ Đức đã lựa chọn nền kinh tế thị trường sinh thái-xã hội (socio-ecological market economy; tiếng Đức: okologische und soziale Markwirtschaft) làm cơ sở cho phát triển bền vững; khuyến khích đổi mới trong sản xuất công nghiệp và xã hội luôn được tiến hành song song; giữ các giá trị truyền thống gắn với phát triển kinh tế, bảo vệ thiên nhiên và đa dạng cảnh quan. Tiến bộ của khoa học, công nghệ là cơ sở thực hiện mục tiêu này. Nước Đức sẽ ổn định và phát triển dựa trên nền tảng của xã hội tri thức và có trách nhiệm. Các chương trình lớn bao gồm phát triển công nghệ tạo và sử dụng năng lượng, hạn chế chất thải đặc biệt khí thải gây hiệu ứng nhà kính, tăng cường nghiên cứu và sử dụng năng lượng tái tạo được trong đó có năng lượng mặt trời, năng lượng gió. Các quy trình sản xuất thân thiện môi trường góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia. Công nghệ xử lý chất thải cùng công nghệ vật liệu không hoặc ít tác hại đến môi trường, các quy trình tiết kiệm nước và năng lượng luôn được khuyến khích ứng dụng tại Đức. Về tổng thể công nghệ "sạch" là mục tiêu của nền kinh tế Đức. Cũng như các nước phát triển khác, khí thải do các phương tiện giao thông là yếu tố quan trọng tác động đến môi trường. Mục tiêu nước Đức đặt ra là "những xe hơi 3 lít" (xe tiêu thụ không quá 3 lít xăng cho 100 km). Ngoài các xe dùng ít nhiên liệu còn có các phương tiện sử dụng khí tự nhiên, xe điện, động cơ hydro... Công nghệ thông tin và truyền thông kết hợp với tính toán vận chuyển hàng hóa tối ưu (computerized logistics in goods transports) sẽ giúp hạn chế sử dụng các phương tiện giao thông. Công nghệ sinh học hứa hẹn những tiến bộ quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh, giải quyết các vấn đề lương thực thực phẩm, tiết kiệm năng lượng, sản xuất nông nghiệp thân thiện môi trường và trong các dự án bảo vệ môi trường trọng điểm. Vi sinh vật biến đổi gene sẽ được sử dụng trong các hệ thống "lọc sinh học" để phân huỷ chất gây ô nhiễm. Sinh vật biến đổi gene sẽ hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón, thuốc thú y. Mục tiêu phát triển bền vững chỉ thực hiện được khi mối quan hệ "ba bên" tự nhiên - xã hội - kinh tế được "tối ưu hóa" trong "bối cảnh" sinh thái. Các nhà lãnh đạo và nhà khoa học phải thấy được quan hệ và tương tác giữa các yếu tố sinh thái , kinh tế và xã hội trong quá trình tìm kiếm giải pháp. Yêu cầu này cần cách tiếp cận và chiến lược toàn diện khi xét đến các vấn đề chính trị của các nhà lãnh đạo. Thảo luận về môi trường đặc biệt là nguy cơ tác động của công nghệ mới phải trở thành chủ đề quan trọng. Nước Đức cũng cần những tiêu chuẩn rõ ràng hơn để định hướng và đánh giá các chính sách về môi trường, đạo đức môi trường. Angela Merkel gợi ý một mô hình dùng để đánh giá và giám sát sự thành công của các chiến lược phát triển bền vững. Theo bà, bảo vệ môi trường đóng vai trò trung tâm và là thách thức chung đối với các nhà chính trị và các nhà khoa học trong thế kỷ 21 [3]. Chính sách khoa học Chính phủ dưới thời Merkel luôn tăng nguồn tài chính giành cho nghiên cứu mặc dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính. Ước tính 10 tỷ EURO được chi cho khoa học trong năm 2009 chiếm khoảng 2,5% tổng sản phẩm quốc nội, đưa Đức đến vị trí thứ 9 trên thế giới về đầu tư cho khoa học công nghệ. Chi phí cho khoa học ở Đức từ năm 2005 đến 2009 (đơn vị tỷ EURO. Nguồn Naturenews Tháng 6 vừa qua khoản ngân sách tới 18 tỷ EURO được duyệt nhằm mục đích tăng năng lực nghiên cứu của các trường trong hệ thống đại học thuộc 16 bang. Công nghệ sinh học, công nghệ môi trường, nghiên cứu năng lượng và y học được đầu tư thêm 14 tỷ EURO từ chưong trình công nghệ cao bắt đâu từ năm 2006. Nhờ sự ủng hộ rộng rãi của xã hội, Đức trở thành nước dẫn đầu thế giới về công nghệ xanh với các tua bin sử dụng sức gió và năng lượng mặt trời. Tháng 8/2009 một kế hoạch đưa 1 triệu phưong tiện dùng năng lượng điện vào năm 2020 được thông qua. Để thực hiện kế hoạch này, gói ngân sách 500 triệu EURO được chi cho các nghiên cứu chế tại pin và các trạm "sạc" trong hệ thống phục vụ giao thông... Khoa học trong cuộc bầu cử 2009 tại Đức Trên thực tế những thay đổi trong chính sách khoa học được đưa ra bởi đảng dân chủ tự do (Freie Demokratische Partei: FDP). Nếu đảng dân chủ tự do thay thế vị trí của đảng dân chủ xã hội (Sozialdemokratische Partei Deutschlands: SPD) trong liên minh với đảng dân chủ cơ đốc sẽ dẫn đến những thã đổi lớn trong chính sách nghiên cứu của liên bang do những khác nhau của các đảng về quan điểm trong nghiên cứu tế bào gốc và sinh vật biến đổi gene. Kế hoạch liên minh của bà Merkel nhận được 50% ý kiến đồng tình trong cuộc thăm dò trước bầu cử trong khi trong khi đảng dân chủ xã hội đối lập với ứng cử viên thủ tướng (ông Frank-Walter Steinmeier, hiện giữ chức bộ trưởng ngoại giao) chỉ nhận được 20% (con số thấp kỷ lục trong lịch sử). Hầu hết các "công dân làm khoa học" đều cho rằng bà Merkel sẽ duy trì chính sách cho khoa học nếu tái đắc cử. Ông Matthias Kleiner, chủ tịch Hiệp hội nghiên cứu liên bang (Deutschen Forschungsgemeinschaft: DFG) cho rằng "thật hài lòng khi các nhà chính trị tin tưởng đặt niềm tin vào khoa học" và "đó cũng là trách nhiệm buộc các nhà khoa học phải làm việc tận tâm để đáp ứng niềm tin và kỳ vọng của xã hội."[4]. Nếu đảng dân chủ tự do liên minh với đảng của bà Merkel họ sẽ dùng ảnh hưởng để hạn chế áp lực hiện tại từ xã hội với các lĩnh vực nghiên cứu như tế bào gốc từ phôi và sinh vật biến đổi gene. Đảng này cũng cho rằng tình hình kinh tế sẽ không cho phép tăng ngân sách lớn cho khoa học và công nghệ nhưng bù lại sẽ là những chính sách cởi mở trong phát triển nghiên cứu. Nếu liên minh thành công theo dự đoán, vị trí bộ trưởng khoa học sẽ thuộc về đảng dân chủ tự do FDP và nguồn tài chính cũng như trách nhiệm về khoa học công nghệ sẽ được chuyển giữa các bộ trong chính phủ. Giới công nghiệp ứng dụng công nghệ sinh học, lĩnh vực hiện dựa vào đầu tư của chính phủ để phát triển, lo ngại rằng liên minh CDU-FDP sẽ giảm ngân sách giành cho công nghê cao và ưu tiên cho các công nghệ truyền thống của Đức như tự động hóa. Có thể nói rằng chính trị và khoa học tại Đức, một trong những trung tâm khoa học công nghệ của thế giới, có mối ràng buộc thật mật thiết và bà Angela Merkel có thể được coi là một biểu tượng của mối quan hệ này. 10 doanh nhân quyền lực nhất thế giới Những người quyền lực lớn nhất không cần phải giàu nhất, nhưng đều là những tỷ phú có sức ảnh hưởng rộng rãi đến thị trường chứng khoán thế giới, đến các ngành công nghiệp, và trong vài trường hợp, thao túng cả lĩnh vực quân sự. Hằng năm tạp chí Forbes đều xây dựng danh sách những người quyền lực nhất thế giới, bên cạnh danh sách giàu nhất. Hầu hết những người có ảnh hưởng rộng rãi là các đại gia ngành dầu mỏ, viễn thông và quỹ đầu cơ. 1. Michael Bloomberg - Thị trưởng New York, Chủ tịch Bloomberg Là thị trưởng thành phố New York, một đô thị giàu có bậc nhất thế giới với hơn 8 triệu dân, sử dụng 40 thứ tiếng, Michael Bloomberg điều hành 311.000 nhân viên hành chính với tổng ngân sách thành phố hàng năm lên tới 60 tỷ USD. Sau khi nhậm chức vào năm 2001, Bloomberg đã xây dựng lại New York từ đống đổ nát của vụ 11/9, gia tăng kiểm soát các trường học, cấm hút thuốc và đưa thành phố này đi đầu trong lĩnh vực sử dụng năng lượng sạch. Tập đoàn Bloomberg của ông hoạt động trong các lĩnh vực dịch vụ tin tức, truyền hình cáp, radio và xuất bản tạp chí. Michael Bloomberg hiện nắm 88% trong công ty sau khi mua lại 20% từ tay Merill Lynch mùa hè vừa rồi. Ảnh: AP 2. Silvio Berlusconi - Thủ tướng Italy, Chủ tịch Fininvest Berlusconi hiện nắm giữ vị trí thủ tướng Italy nhiệm kỳ thứ 3. Ông điều hành đất nước 58 triệu dân, GDP 2,4 nghìn tỷ USD và ngân sách quốc phòng khoảng 43 tỷ USD. Ngoài việc làm chủ đài truyền hình quốc gia Italy, tập đoàn Fininvest của ông còn thao túng các kênh truyền hình tư nhân khác. Ảnh: AP 3. Lakshmi Mittal - Tập đoàn ArcelorMittal Mittal cai quản nhà máy sản xuất thép lớn nhất thế giới ArcelorMittal, chiếm 10% sản lượng thép nguyên liệu toàn cầu. Mittal sinh ra Ấn Độ nhưng hiện sống tại Anh. Năm 2002, người ta đồn rằng một bức thư từ Anh đã được gửi đến cho Thủ tướng Romani, gợi ý nếu nước này bán cho Lakshmi Mittal một công ty thép thì đường vào Liên minh châu Âu dành Romani sẽ rộng mở. Ảnh: AP 4. Warren Buffett - Tập đoàn Berkshire Hathaway Ảnh hưởng của nhà tài phiệt này lớn đến nỗi chỉ cần ông ho một cái là cả thị trường chứng khoán rúng động. Khi tập đoàn Berkshire Hathaway của Warrn Buffett đầu tư hàng tỷ USD vào Goldman Sachs hồi tháng 9/2008, ngay lập tức cổ phiếu của Hathaway tăng 6% giá trị. Trong đợt tranh cử của Tổng thống Mỹ vừa rồi, ông Barack Obama nhận được nhiều lời khuyên giá trị và hỗ trợ về tài chính từ Warren Buffett. Ảnh: AP 5. Vagit Alekperov - Tập đoàn Lukoil Alekperov từng là công nhân tại nhà máy dầu mỏ Caspian Sea, và bây giờ trở thành Chủ tịch của tập đoàn Lukoil, công ty năng lượng hàng đầu ở Nga. Dự trữ dầu của tập đoàn này đứng thứ hai thế giới chỉ sau ExxonMobil. Ông là bạn của Thủ tướng Nga Vladimir Putin, người đã từng đề nghị điện Kremlin miễn thuế cho các công ty dầu lửa. Ảnh: AP 6. Carlos Slim Helu - Tập đoàn viễn thông America Movil Là con trai của một di dân Libăng, Calos Slim Helu trở thành người giàu thứ hai thế giới trong năm 2008. Công ty Telmex của ông thống trị tới 90% mạng lưới điện thoại tại Mexico. Mạng di động America Movil có tới 173 triệu thuê bao tại các nước Mỹ Latin. Carlos Slim Helu vừa là một fan của môn bóng bầu dục, vừa là người sưu tập tác phẩm nghệ thuật, đồng thời cũng là nhà đầu tư đa tài trong các lĩnh vực xây dựng, bán lẻ, ngân hàng, đường sắt, khai thác mỏ và truyền thông. Ông còn có 6,9% cổ phần trong tờ báo The New York Times. Ảnh: AP 7. Mukesh Ambani - Công ty hóa dầu Reliance Industries Cai quản nhà máy hóa dầu khổng lổ Reliance Industries, công ty lớn nhất trên sàn chứng khoán Ấn Độ, Ambani sản xuất ra dầu, gaz, và cả sản phẩm dệt. Ông từng tự bỏ tiền túi ra đầu tư xây dựng một tòa nhà 27 tầng tại Mumbai trị giá 2 tỷ USD. Cũng với người anh trai Anil, ông được thừa hưởng gia sản từ cha mình là nhà tài phiệt Dhirubhai Ambani. Tuy nhiên hai anh em không hòa hợp với nhau lắm nên mẹ của họ đã đứng ra phân chia tài sản thừa kế vào năm 2005. Ảnh: AP 8. Anh em Charles và David Koch - Tập đoàn Koch Industries Hai anh em đã biến công ty lọc dầu của gia đình trở thành tập đoàn tư nhân lớn thứ hai nước Mỹ. Koch Industries có cố phẩn tại rất nhiều lĩnh vực: đường ống dẫn dầu, lọc dầu, phân bón, vật liệu, trồng rừng, sản phẩm tiêu dùng, công nghệ hóa học. Năm 2008 doanh thu của Koch Industries là 110 tỷ USD. Hai anh em nhà Kock mỗi người nắm 42% cổ phần trong tập đoàn Kock, có trong tay 80.000 nhân viên, hoạt động tại 60 quốc gia trên thế giới. Năm 2007. David Kock tặng 100 triệu USD cho việc nghiên cứu chữa bệnh ung thư. Năm 2008 ông tiếp tục hiến tặng 100 triệu USD cho Lincoln Center tại New York. Ảnh: AP 9. Bill Gates - Quỹ Bill & Melinda Gates, Tập đoàn Microsoft Người đàn ông đã quá nổi tiếng này nhiều năm liền giữ vị trí đầu bảng trong danh sách giàu nhất thế giới. Từ 2008, Bill Gates dần từ bỏ quyền lực và trách nhiệm tại Microsoft để toàn tâm toàn ý cho công tác từ thiện. Quỹ Bill & Melinda Gates trị giá 36 tỷ USD của vợ chồng ông nhằm giúp những người nghèo đói tại các nước đang phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục tại Mỹ, và phát triển các loại vắc xin phòng chống bệnh sốt rét, bệnh lao và AIDS. Ảnh: AP 10. Cha con Edward và Abigail Johnson - Tập đoàn Fidelity Hai cha con nhà Johnson hiện điều hành Fidelity Investments, quỹ hỗ tương lớn nhất Mỹ với tổng tài sản lên đến 1,2 nghìn tỷ USD trong năm 2008. Gia đình nhà Johnson nắm giữ 49% cổ phẩn của công ty. Hiện ông bố Edward giữ chức vụ chủ tịch, còn cô con gái phụ trách khu vực đầu tư cá nhân. Ảnh: AP
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net