logo

Những sai lầm chết người của một bản sơ yếu lý lịch

Bạn thường nghĩ: “Tôi hoàn toàn biết cách viết một bản sơ yếu lý lịch hoàn chỉnh”. Thực tế: Có đến hơn 60% các bản sơ yếu lý lịch đến tay nhà quản lý nhân sự trong tình trạng sai sót, ngớ ngẩn và ngốc nghếch đến mức lố bịch. Dưới đây là một số lỗi thường gặp nhất, có thể giết chết bản sơ yếu lý lịch của bản, mời các bạn cùng tham khảo.
Những sai lầm chết người của một bản sơ yếu lý lịch Bạn thường nghĩ: “Tôi hoàn toàn biết cách viết một bản sơ yếu lý lịch hoàn chỉnh”. Thực tế: Có đến hơn 60% các bản sơ yếu lý lịch đến tay nhà quản lý nhân sự trong tình trạng sai sót, ngớ ngẩn và ngốc nghếch đến mức lố bịch. Dưới đây là 4 lỗi thường gặp nhất, có thể “giết chết” bản sơ yếu lý lịch của bạn: Lỗi chính tả Theo điều tra của CareerBuilder.com, 63% các nhà quản lý nhân sự cho rằng lỗi chính tả là lỗi gây khó chịu nhất cho họ khi đọc một bản sơ yếu lý lịch. Tệ hơn, nhiều cử nhân đại học lại phạm những lỗi quá sơ đẳng của một học sinh tiểu học. Tất nhiên cử nhân này đã mất rất nhiều điểm trong mắt nhà tuyển dụng. “Khi viết xong bạn nên đọc lại ít nhất là 2 lần để soát lỗi và nếu có thể bạn nên nhờ một người nào đó biết rõ về bạn đọc và cho ý kiến” - Kay Larocca, một chuyên gia về sơ yếu lý lịch, cho lời khuyên. Hồ sơ kiểu “tiện thể” Khi một nhà quản lý nhân sự đang tuyển chọn một chồng hồ sơ của các ứng viên, hồ sơ của bạn bị loại ngay từ đầu. Lý do không phải là bản sơ yếu lý lịch màu đỏ của bạn mà do bạn đã điền tới hơn 10 tên các công ty khác nhau ở phần “Kính gửi…”. Kiểu đánh máy tiện thể đó đã tạo cho bạn một hình ảnh cẩu thả, thiếu tôn trọng người nhận. Chỉ nên gửi một bản trong mỗi lần và ghi đích danh công ty mà bạn muốn nộp đơn. Hãy làm sao để khi đọc lý lịch của bạn, người tuyển dụng cảm thấy bạn chỉ đang quan tâm đến duy nhất công ty của họ mà thôi. Bạn có xu hướng cá nhân thái quá Đừng đưa quá nhiều thông tin về sở thích cá nhân như trò thể thao yêu thích, bộ phim hay, cuốn sách hấp dẫn,… “Một vài người từng ghi cả thông tin họ là thành viên của một đội bóng chuyền của phường, thật lố bịch”. Đơn giản là bạn chỉ cần viết sao cho nhà tuyển dụng hiểu được rằng bạn phù hợp nhất với vị trí cần tuyển dụng. Hãy đưa những thông tin về các kỹ năng và kinh nghiệm của bạn lên trên cùng của bản sơ yếu lý lịch bởi vì không ai muốn ngồi đọc hết 4 trang giấy mà vẫn chưa thấy thông tin cần tìm. Địa chỉ liên lạc của bạn Nhiều bạn ghi rất kỹ địa chỉ nhà ở phần “Khi cần liên lạc với ai…”. Bạn nghĩ rằng nhà tuyển dụng có thời gian để đi gửi thư cho từng ứng viên ư? Dù bạn có chứng tỏ được mình đến mấy nhưng với một dòng địa chỉ thiếu chuyên nghiệp như vậy, nhà tuyển dụng sẽ bỏ qua bạn trong danh sách gọi đến phỏng vấn. Tốt hơn hết, hãy cho họ địa chỉ e-mail và số điện thoại. Sau đây là một vài điều “Không nên” trong bản sơ yếu lý lịch - Một bản sơ yếu lý lịch dài hơn một trang. - Gửi kèm ảnh chân dung, ảnh tạo dáng,… Nhà tuyển dụng chỉ cần một bức ảnh thẻ 3x4 của bạn thôi. - Liệt kê các việc mà cha mẹ bạn thuê bạn làm trong mục quá trình công tác - Viết sai tên công ty. - Liệt kê ít tên người tham khảo hoặc những người không đủ phẩm chất. - Sử dụng loại giấy có hương thơm hoặc giấy có in hình nền hoa lá cành, tự trang trí các hình vẽ xung quanh. Điều này thực sự không cần thiết trừ phi bạn là một người làm đồ hoạ, thiết kế web hay có một số đòi hỏi khác nhằm thể hiện khả năng sáng tạo của mình. - Viết sai địa chỉ thư điện tử hoặc điện thoại của bạn. Đó là lý do khiến bạn không bao giờ nhận được hồi âm của nhà tuyển dụng. Độ dài Một nguyên tắc cần nhớ: bạn chỉ cần một trang hồ sơ cho mỗi mười năm kinh nghiệm làm việc. Rất khó để đem tất cả vào một trang phải không? Tuy nhiên, một sơ yếu lý lịch ba, bốn hay mười trang sẽ không được đọc cẩn thận. Như Blaise Pascal đã viết: "Tôi muốn viết cho bạn một bức thư ngắn hơn, nhưng tôi không có thời gian". Một sơ yếu lý lịch sắc nét, tập trung sẽ thể hiện khả năng tổng hợp, các ưu tiên của bạn và truyền đạt hiệu quả các thông tin quan trọng nhất đến nhà tuyển dụng. Hãy suy nghĩ theo cách này: Mục đích duy nhất của sơ yếu lý lịch là để giúp bạn có được một cuộc phỏng vấn. Nó không giúp thuyết phục nhà tuyển dụng nói "có" với bạn (đó là nhiệm vụ của buổi phỏng vấn). Sơ yếu lý lịch là công cụ giúp bạn có được cuộc phỏng vấn đầu tiên. Đến khi bạn vào phòng phỏng vấn, sơ yếu lý lịch không quan trọng mấy. Vì vậy, hãy cắt ngắn hồ sơ của bạn đi. Định dạng Trừ khi bạn đang nộp đơn xin việc với tư cách một nhà thiết kế hoặc nghệ sĩ, bạn chỉ cần làm cho hồ sơ được gọn gàng và dễ đọc. Core chữ nhỏ nhất là size 10, cách lề ít nhất nửa inch, dùng giấy trắng mực đen. Khoảng cách phù hợp giữa các dòng, các cột, có tên và thông tin liên lạc của bạn trên mỗi trang. Nếu có thể, bạn nên xem lại trong cả Google Docs và Word, sau đó đính kèm file và email và mở ra dưới dạng bản xem trước để kiểm tra. Các định dạng có thể thay đổi tùy từng máy tính nên tốt nhất là bạn lưu hồ sơ dưới dạng một tập tin PDF. Thông tin bảo mật Tôi đã từng nhận được hồ sơ của một ứng viên vốn đang làm việc tại một công ty tư vấn hàng đầu. Công ty này đã có một chính sách bảo mật nghiêm ngặt: không bao giờ được chia sẻ tên khách hàng. Trên sơ yếu lý lịch, ứng cử viên đã viết: "Lấy ý kiến cho một công ty phần mềm lớn tại Redmond, Washington". Tôi từ chối ngay! Có một mâu thuẫn giữa nhu cầu của người sử dụng lao động (giữ bí mật kinh doanh) và nhu cầu của bạn (đưa ra những thông tin tuyệt vời để kiếm được một công việc tốt hơn). Các ứng viên thường tìm cách tôn vinh những thành tựu của họ một cách khéo léo để tránh vi phạm thỏa thuận bảo mật. Đó là một sai lầm. Dù ứng cử viên này không đề cập cụ thể đến Microsoft nhưng bất kỳ người xem hồ sơ đều biết nó có nghĩa gì. Qua một cuộc kiểm kê, chúng tôi thấy có ít nhất 5-10% đơn xin việc tiết lộ thông tin bí mật. Ở vai trò nhà tuyển dụng, tôi không bao giờ thuê những ứng cử viên này trừ khi tôi muốn bí mật thương mại của công ty được gửi qua email cho đối thủ cạnh tranh. Nói dối Điều này làm tim tôi tan nát. Bạn không bao giờ nên nói dối trong hồ sơ xin việc. Không đáng chút nào đâu. Bất kỳ ai, ở vị trí nào cũng sẽ bị sa thải vì sai lầm này. Mọi người hay nói dối về bằng cấp, điểm trung bình (ai cũng “vô tình” nâng điểm của mình lên một chút, chẳng ai cố ý hạ xuống cả). Có 3 vấn đề lớn với việc nói dối: (1) Bạn có thể nhanh chóng bị “bể mánh”. Internet, kiểm tra chéo với người tham khảo và những người làm việc tại công ty của bạn trong quá khứ có thể tiết lộ sự gian lận của bạn. (2) Lời nói dối sẽ theo bạn mãi mãi. Nói dối trong hồ sơ, được nhận, 15 năm sau bạn được thăng chức lớn và bị phát hiện? Bạn sẽ bị sa thải ngay. Hãy cố gắng giải thích sự cố này trong cuộc phỏng vấn tiếp theo của bạn nhé. (3) Cha mẹ đã dạy chúng ta những điều tốt hơn thế. Tôi nói hoàn toàn nghiêm túc. Trên đây là những sai lầm khiến hồ sơ xin việc của bạn thất bại. Đừng làm những điều này! Nhà tuyển dụng phải tìm những người tốt nhất mà họ có thể và phần lớn chúng ta sẽ bị từ chối. Nhưng tin tốt là hầu hết mọi người đều mắc những lỗi này. Thế nên nếu bạn tránh được, hồ sơ của bạn sẽ nổi bật. Những sai lầm “chết người” trong các mẫu CV hiện nay mà mọi người hay mắc phải Ngày nay, ngoài hình thức nộp hồ sơ xin việc trực tiếp thì mọi người có thể gửi CV qua mail cho các nhà tuyển dụng có thể xem trước và phê duyệt. CV cũng gần giống như bản giới thiệu bản thân viết tay những được trau chuốt hơn bằng các thao tác tin học hơn và không nhất thiết phải theo khuôn mẫu mà tùy mỗi người có thể chỉnh theo ý mình. Tuy nhiên không phải vì không có khuôn mẫu gì mà mọi người có thể quá tự do theo ý mình mà mắc những sai lầm “chết người” như bài viết dưới đây Kế toán Đức Minh phân tích 1 - Sai lầm đầu tiên CV như một bản sơ yếu lí lịch với đầy đủ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Nhiều người bị nhầm tưởng CV như một bản sơ yếu lí lịch với đầy đủ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Bản thân CV chỉ là bản tự khai, không phải bản tường trình pháp lý , không nên cho cộng hòa xã hội chủ nghĩa vào làm gì. Hơn nữa trên ghi như thế nhưng ở phía dưới cũng không có phần cam kết: tôi xin cam kết mọi thông tin trên hoàn toàn là sự thật .a.b.c... Do đó không đồng nhất. Ảnh bình thường cũng hay để song song với thông tin cá nhân chứ ít khi cho nhỉnh lên đầu trang - chỗ đó là để cho các văn bản pháp luật ghi: số công văn, số văn bản 2 - Sai lầm thứ 2 Ví dụ: ghi là: Vị trí kế toán tổng hợp thì cần ghi thêm 1 dòng là: các nhiệm vụ, công việc cụ thể: Là việc mô tả một nội dung như quán trình công tác nhưng không nhất quán chỗ đậm chỗ nhạt không rõ ràng Là việc mô tả một nội dung như quán trình công tác nhưng không nhất quán chỗ đậm chỗ nhạt không rõ ràng, không nổi bật, nhìn về tổng thể thấy đậm nhạt không rõ ràng. 3 - Sai lầm thứ 3 Không thống nhất format văn bản lặp lại Là việc không thống nhất format văn bản lặp lại Tên mô tả không gạch đầu dòng, dưới lại có. => Sự không thống nhất này thể hiện Cv chưa được chau chuốt và còn nhiều điểm vội vàng. (chưa nói đến nội dung): 4 - Sai lầm 4 Đầu trang đậm toàn bộ, ngắt xuống dòng và bố trí ghi sơ sài Đầu trang đậm toàn bộ, ngắt xuống dòng và bố trí ghi sơ sài => Đây là một dạng CV sai nhưng lại rất phổ biến. Lỗi sai này có thể bị nhà tuyển dụng đánh giá là cẩu thả, gây cảm giác chán nản không muốn đọc tiếp các mục sau và hơn thế nữa nó thể hiện kĩ năng word của bạn rất yếu. 5 - Sai lầm 5 Ví dụ số nhà. 1A chứ không thể là 1a được. Đây là cách ghi theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Các thông tin ghi rất vội, chữ hoa chứ thường đan xen và lẫn lộn, địa chỉ nhà ghi không chuẩn và chữ hoa chững thường cũng loạn cả. Các thông tin ghi rất vội, chữ hoa chứ thường đan xen và lẫn lộn, địa chỉ nhà ghi không chuẩn và chữ hoa chữ thường cũng loạn cả. 6 - Sai lầm 6 Không ghi kinh nghiệm làm việc, các điểm nổi bật phù hợp với tin tuyển dụng Không ghi kinh nghiệm làm việc, các điểm nổi bật phù hợp với tin tuyển dụng. Thông tin khá sơ sài, không tóm lược các kĩ năng đã tích lũy được. Như chân trang của mẫu CV bên dưới thể hiện các bạn dùng một mẫu CV tuyển dụng của một công ty khác để dùng cho công ty này. => Tổng kết các sai lầm cơ bản dễ khiến CV bị loại ngay lập tức, cái này ảnh hưởng đến công việc và tương lai của bạn, nên nhiều khi tự thấy mình rất khó xin việc rồi chán nản là vậy: 1- CV thiết kế rất không khoa học, không rõ nội dung, thông tin không đầy đủ, cơ bản gồm có bạn là ai, quê đâu, tình trạng hiện nay....v 2- CV chữ cái chữ hoa loạn xoạn, format lên xuống dòng bừa bãi 3- Sai lỗi chính tả quá nhiều, một số mẫu CV online nhìn khá sáng nhưng soát ra lại lỗi sai chính tả, có cái rất kém và sơ sài còn nhiều hơn. => Trong cuộc sống chúng ta khó tránh khỏi được nhiều sai lầm, tuy nhiên Mẫu CV là một file làm một lần dùng lâu dài, các bạn nhớ chau chuốt đặc biệt về lỗi chính tả. 4- Các điểm nổi bật và kinh nghiệm không bám lấy mô tả công việc. Một CV tiêu biểu cho sinh viên thường có 10 nội dung sau đây: 1. Tóm tắt (Executive Summary) Thông thường các CV khoa học thường có một khoảng nửa trang tóm tắt (giống như abstract của bài báo) để "câu" người đọc. Trong phần này, ứng viên có thể viết về cá nhân mình (sinh quán), quá trình học vấn, và những thành tựu chính đã đạt được sao cho thích hợp với công việc hay học bổng mình đang xin. Nên nhớ là viết với một văn phong tích cực sao cho người đọc cảm thấy đây là một ứng viên ham học, muốn tìm tòi cái mới, và có triển vọng. 2. Chi tiết cá nhân (Personal detail) Bao gồm tên họ (nhấn mạnh họ để người phương Tây biết); ngày tháng năm sinh; quê quán; địa chỉ hiện tại và các thông tin để liên lạc như số điện thoại và email. Ngoài ra, một số còn cung cấp thêm thông tin về tình trạng gia đình (thậm chí bao nhiêu con và vợ con tên gì), công dân nước nào, v.v. 3. Quá trình học vấn (Educational bacground) Cung cấp thông tin về năm theo học, trường học, và bằng cấp. Đối với nghiên cứu sinh, nếu có thông tin như tên của thầy cô hướng dẫn và luận án cũng rất tốt. Nên nhớ là liệt kê theo thời gian ngược, tức là những cái gì mới nhất đưa lên đầu, và những cái gì cũ nhất đưa xuống dưới. Đó là phong cách của người phương Tây. Chúng ta muốn xin việc hay học bổng họ thì phải làm ... theo họ. 4. Quá trình việc làm trước đây (Employments) Cung cấp những thông tin về chức vụ, tên của cơ quan hay công ti, thời gian từ năm nào đến năm nào, và mỗi công việc thêm một dòng ngắn gọn viết về nhiệm vụ chính. Thông thường thì sinh viên chưa có nhiều việc làm trước đây, nên mục này thường chưa "phong phú". Tuy nhiên, nếu đã có làm part-time (bán thời gian) trong các nhà hàng hay hãng xưởng thì cũng nên ghi vào. Quan trọng là ghi những chỗ làm có liên quan đến công việc hay học bổng mình đang tìm. 5. Giải thưởng Liệt kê những giải thưởng chuyên ngành và những giải thưởng trong thời gian theo học. Những giải thưởng do trường cấp, do tổ chức cộng đồng trao cho, v.v. đều có ý nghĩa. Ghi năm, tên giải thưởng, và tổ chức trao giải. 6. Đóng góp cho chuyên ngành Thường thì phần này thích hợp cho nghiên cứu sinh và nhà khoa học, chứ không phải sinh viên. Phần này bao gồm những đóng góp như tổ chức hội nghị, phục vụ trong các ban biên tập, hay chuyên gia bình duyệt cho các tập san quốc tế. 7. Hoạt động xã hội hay đóng góp cho cộng đồng Cung cấp những thông tin về những hoạt động cộng đồng, kể cả làm thiện nguyện, dạy kèm miễn phí, giúp đỡ những người nghèo và cô đơn, hay tham gia dạy những lớp võ thuật, múa, ca nhạc ... miễn phí. 8. Sở thích (Hobbies) Đây là phần không quan trọng mấy, nhưng rất nhiều người ghi vào CV vẫn ok. Tuy nhiên, ứng viên có thể viết về những sở thích như đọc sách, thể thao, nghệ thuật, âm nhạc, v.v. Chú ý là KHÔNG nên đưa vào CV những giải trí mang tính thụ động như xem tivi, sưu tầm tem. Nên đưa vào những giải trí có tính liên quan với công việc hay chương trình học. 9. Công trình đã công bố (Publications) Đối với nghiên cứu sinh, họ có những bài báo đã được công bố, nên phần này liệt kê danh sách các bài báo. Cách liệt kê là như tài liệu tham khảo, tức là tên tất cả tác giả, tên bài báo, tập san, năm, số bộ và trang. Thông thường người ta liệt kê theo mục nhỏ như original articles, reviews và book chapters, editorials, letters. Đối với sinh viên, có thể liệt kê abstract trong các hội nghị ở mục này, nhưng phải ghi rõ là abstract. 10. Người giới thiệu hay tham khảo (Referees) Đây là phần liệt kê 2-3 người để người đọc có thể liên lạc để tìm hiểu thêm chi tiết về ứng viên. Cung cấp thông tin về tên, chức vụ, nơi công tác, và chi tiết liên lạc.
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net