logo

Nha Trang


Nha Trang Anh về Bình Định thăm cha Phú Yên thăm mẹ, Khánh Hòa thăm em Khánh Hòa là xứ trầm hương Non cao, biển rộng, người thương đi về I Tổng Quan Về Nha Trang Nha Trang là một thành phố ven biển và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam. Trước khi trở thành phần đất của Việt Nam, Nha Trang thuộc về Chiêm Thành. Các di tích của người Chăm vẫn còn tại nhiều nơi ở Nha Trang. Nha Trang được Thủ tướng chính phủ Việt Nam công nhận là đô thị loại 1 vào ngày 22 tháng 4 năm 2009. Đây là một trong 4 đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh cùng với Huế, Đà Lạt và Vinh Các bãi biển đẹp của thành phố này đã biến nó thành một danh lam thắng cảnh. Nơi đây cũng được biết đến như một địa điểm lý tưởng để tổ chức các sự kiện lớn như Festival Biển (Nha Trang), hay các cuộc thi sắc đẹp lớn như Hoa hậu Việt Nam, Hoa hậu Thế giới người Việt 2007 và 2009, Hoa hậu Hoàn vũ 2008, Hoa hậu Thế giới 2010... 01 Địa lý Thành phố Nha Trang hiện nay có diện tích tự nhiên là 251 km², dân số 350.375 người (2005)[1]. Phía Bắc giáp huyện Ninh Hòa, phía Nam giáp huyện Cam Lâm, phía Tây giáp huyện Diên Khánh, phía Đông giáp Biển Đông. 01.1 Đồng bằng Diên Khánh - Nha Trang Nha Trang nằm ở phía Đông Đồng bằng Diên Khánh - Nha Trang. Một đồng bằng được bồi lấp bởi sông Cái Nha Trang có diện tích gần 300 km², địa hình đòng bằng bị phân hóa mạnh: • phần phía Tây dọc sông Chò từ Khánh Bình đến Diên Đồng bị bóc mòn, độ cao tuyệt đối khoảng 10-20 m • phần phía Đông là địa hình tích tụ độ cao tuyệt đối dưới 10m, bề mặt địa hình bị phân cắt mạnh bởi các dòng chảy. 01.2 Sông Cái Nha Trang Sông Cái Nha Trang (còn có tên gọi là sông Phú Lộc, sông Cù) có chiều dài 79 km, phát nguyên từ Hòn Gia Lê, cao 1.812 m, chảy qua các huyện Khánh Vĩnh, Diên Khánh và thành phố Nha Trang rồi đổ ra biển ở Cửa Lớn (Đại Cù Huân). Sông Cái Nha Trang có 7 phụ lưu, bắt nguồn ở độ cao từ 900 đến 2.000 m nhưng lại rất ngắn, thường dưới 20 km nên độ dốc rất lớn tạo nhiều ghềnh thác ở thượng lưu. Sông chảy đến thôn Xuân Lạc, xã Vĩnh Ngọc, thành phố Nha Trang thì chia làm 2 nhánh: Một nhánh chảy theo hướng Đông-Nam, men theo chân núi Đồng Bò, chảy xuống Trường Đông, Vĩnh Trường và chảy ra cửa biển Tiểu Cù Huân, gọi là Cửa Bé. Nhánh này hiện nay đã bị lấp, chỉ đến mùa nước lũ, dòng chính mới hiện rõ. Nhánh thứ hai chảy xiên theo hướng Đông - Bắc (đây là nhánh chính của sông Cái) từ Xuân Lạc, xã Vĩnh Ngọc chảy đến Ngọc Hội, sông chia làm 2 chi: • Chi thứ nhất chảy vào Phương Sài, gọi là Ngư Trường (người xưa mượn bến Trường Cá tại Phường Củi mà đặt), rồi chảy xuống Hà Ra (nơi đây xưa kia, nước xoáy tạo thành một đầm rộng gọi là đầm Xương Huân nay đã bị lắp để xây chợ Đầm) rồi chảy tiếp ra cửa Đại Cù Huân, tức Cửa Lớn Nha Trang. • Chi thứ hai rộng và sâu hơn, chảy xuống Xóm Bóng - Cù Lao, rồi cũng chảy ra cửa Nha Trang như chi kia. Hai chi trước khi chảy ra cửa biển, gặp nhau và cùng ôm lấy cồn đất phù sa, tên gọi là Cồn Dê (Cồn Ngọc Thảo). Phần thượng lưu của sông Cái Nha Trang có rất nhiều thác. Từ cửa sông Chò trở lên thì có thác Đồng Trăng, thác Ông Hào, thác Đá Lửa, thác Nhét, thác Mòng, thác Võng. Qua khỏi thác Võng thì có thác Dằng Xay, thác Tham Dự, thác Ngựa, thác Hông Tượng, thác Trâu Đụng, thác Giang Ché, thác Trâu Á, thác Nai, thác Rùa, thác Hòm... Phần trên nguồn còn có rất nhiều thác nhưng ít người lên đến nên không có tên gọi. 02 Khí hậu Khí hậu Nha Trang tương đối ôn hòa hơn. Thường có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng. Mùa mưa ngắn, từ khoảng giữa tháng 9 đến giữa tháng 12 dương lịch, tập trung vào 2 tháng 10 và tháng 11, lượng mưa thường chiếm trên 50% lượng mưa trong năm. Những tháng còn lại là mùa nắng, trung bình hàng năm có tới 2.600 giờ nắng.Nhiệt độ trung bình hàng năm của Nha Trang cao khoảng 26,7°C riêng trên đỉnh núi Hòn Bà (cách Nha Trang 30 km đường chim bay) có khí hậu như Đà Lạt và Sa Pa. Độ ẩm tương đối khoảng 80,5%. Nhiệt độ trung Mười Mười Một Hai Ba Tư Năm Sáu Bảy Tám Chín Mười bình/tháng một hai Cao nhất (°C) 27 28 29 31 32 32 32 32 32 30 28 27 Thấp nhất (°C) 22 22 23 25 26 26 26 26 25 24 24 22 Lượng mưa (cm) 2.4 0.56 2.07 1.98 5.08 3.48 2.62 3.23 13.38 25.43 25.12 12.21 03 Hành chính Một góc thành phố Nha Trang Nha Trang gồm 27 đơn vị hành chính, trong đó có: • 19 phường nội thành là: Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, Vĩnh Thọ, Xương Huân, Vạn Thắng, Vạn Thạnh, Phương Sài, Phương Sơn, Ngọc Hiệp, Phước Hòa, Phước Tân, Phước Tiến, Phước Hải, Lộc Thọ, Tân Lập, Vĩnh Nguyên, Vĩnh Trường, Phước Long (thành lập tháng 11 năm 1998), Vĩnh Hòa (thành lập tháng 4 năm 2002) • 8 xã ngoại thành là: Vĩnh Phương, Vĩnh Trung, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Thái, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Ngọc, Vĩnh Lương và Phước Đồng. Từ năm 1998 đến nay, do tốc độ phát triển đô thị gia tăng, nhiều khu quy hoạch mới đã được hình thành như: khu dân cư Hòn Rớ, khu dân cư Bắc Việt, Thánh Gia, Đường Đệ, khu Nam Hòn Khô... Ngày 22 tháng 4 năm 2009, thành phố Nha Trang được công nhận là Đô thị loại 1 thuộc tỉnh Khánh Hòa[3] 04 Tên gọi Theo nhiều nhà nghiên cứu, tên "Nha Trang" được hình thành do cách đọc của người Việt phỏng theo âm một địa danh Chăm vốn có trước là Ya Trang hay Ea Trang (có nghĩa là "sông Lau", tiếng người Chăm, tức là gọi sông Cái chảy qua Nha Trang ngày nay, con sông này đổ ra biển đúng chỗ có nhiều cây lau). Từ tên sông, sau chỉ rộng ra vùng đất từ năm 1653. Về địa danh "Nha Trang", trong Toàn tập Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư, tập bản đồ Việt Nam do nho sinh họ Đỗ Bá soạn vào khoảng nửa sau thế kỷ 17 đã thấy có tên "Nha Trang Môn" (cửa Nha Trang)[4]. Trong một bản đồ khác có niên đại cuối thế kỷ 17 mang tên Giáp Ngọ Niên Bình Nam Đồ của Đoan Quận công Bùi Thế Đạt cũng thấy ghi tên "Nha Trang Hải môn" (cửa biển Nha Trang)[4]. Trong thư tịch cổ Việt Nam, đây có lẽ là những tài liệu sớm nhất đề cập đến địa danh này. Trong Phủ biên tạp lục (1776) của Lê Quý Đôn đã có nhiều tên gọi Nha Trang như "đầm Nha Trang, dinh Nha Trang, nguồn Nha Trang, đèo Nha Trang". II Lịch sử Vịnh Nha Trang còn hoang sơ vào đầu thế kỷ 20 Từ 1653 đến giữa thế kỷ XIX, Nha Trang vẫn là một vùng đất còn hoang vu và nhiều thú dữ thuộc Hà Bạc, huyện Vĩnh Xương, phủ Diên Khánh. Chỉ qua hai thập niên đầu thế kỷ XX, bộ mặt Nha Trang đã thay đổi nhanh chóng. Với Nghị định ngày 30 tháng 8 năm 1924 của Toàn quyền Đông Dương, Nha Trang trở thành một thị trấn (centre urbain)[5]. Thị trấn Nha Trang hình thành từ các làng cổ: Xương Huân, Phương Câu, Vạn Thạnh, Phương Sài, Phước Hải. Thời Pháp thuộc, Nha Trang được coi là tỉnh lỵ (chef lieu) của tỉnh Khánh Hòa. Các cơ quan chuyên môn của chính quyền thuộc địa như Tòa Công sứ, Giám binh, Nha Thương chánh, Bưu điện… đều đặt tại Nha Trang. Tuy nhiên, các cơ quan Nam triều như dinh quan Tuần vũ, Án sát (coi về hành chánh, tư pháp), Lãnh binh (coi việc trật tự trị an) vẫn đóng ở Thành Diên Khánh (cách Nha Trang 10km về phía Tây Nam). Đến Nghị định ngày 7 tháng 5 năm 1937 của Toàn quyền Đông Dương, Nha Trang được nâng lên thị xã (commune)[6]. Lúc mới thành lập, thị xã Nha Trang có 5 phường: Xương Huân là phường đệ nhất, Phương Câu là phường đệ nhị, Vạn Thạnh là phường đệ tam, Phương Sài là phường đệ tứ, Phước Hải là phường đệ ngũ. Ngày 27 tháng 1 năm 1958, chính quyền Ngô Đình Diệm ban hành Nghị định 18-BNV bãi bỏ quy chế thị xã, chia Nha Trang thành 2 xã là Nha Trang Đông và Nha Trang Tây thuộc quận Vĩnh Xương. Trung tâm Chính trị - Văn hóa tỉnh Khánh Hòa Ngày 22 tháng 10 năm 1970, sắc lệnh số 132-SL/NV của chính quyền Việt Nam Cộng hoa lấy 2 xã Nha Trang Đông, Nha Trang Tây và các xã Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, Vĩnh Trường, Vĩnh Nguyên, các ấp Phước Hải (xã Vĩnh Thái), Vĩnh Điềm Hạ (xã Vĩnh Hiệp), Ngọc Thảo, Ngọc Hội, Lư Cấm (xã Vĩnh Ngọc) thuộc quận Vĩnh Xương cùng các hải đảo Hòn Lớn, Hòn Một, Hòn Mun, Hòn Miễu, Hòn Tằm tái lập thị xã Nha Trang, tỉnh lỵ tỉnh Khánh Hòa. Thị xã Nha Trang chia làm 2 quận: quận 1 và quận 2. Quận 1 gồm các xã Nha Trang Đông, Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, các ấp Ngọc Thảo, Ngọc Hội và Lư Cấm thuộc xã Vĩnh Ngọc, ấp Vĩnh Điềm Hạ thuộc xã Vĩnh Hiệp; Quận 2 gồm các xã Nha Trang Tây, Vĩnh Trường, Vĩnh Nguyên (kể cả các đảo Hòn Tre, Hòn Một, Hòn Mun, Hòn Tằm), ấp Phước Hải của xã Vĩnh Thái. Tiếp đó, nghị định số 357-ĐUHC/NC/NĐ ngày 5 tháng 6 năm 1971 chia thị xã Nha Trang thành 11 khu phố: quận 1 có các khu phố Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, Ngọc Hiệp, Vạn Thạnh, Duy Tân; Quận 2 có các khu phố Vĩnh Nguyên, Vĩnh Trường, Phương Sài, Tân Phước, Tân Lập, Phước Hải. Đến Nghị định số 553-BNV/HCĐP/NV ngày 22 tháng 8 năm 1972 đổi các khu phố thành phường. Nghị định số 444-BNV/HCĐP/26.X ngày 3 tháng 9 năm 1974 sáp nhập các đảo Hòn Một, Hòn Cậu, Hòn Đụn, Hòn Chóp Vung, Hòn Đỏ vào phường Vĩnh Hải (quận 1) và Hòn Ngọc vào phường Vĩnh Nguyên (quận 2) thị xã Nha Trang. Ngày 2 tháng 4 năm 1975, Quân giải phóng tiếp quản Nha Trang[7]. Ngày 6 tháng 4 năm 1975, Ủy ban Quân quản Khánh Hòa chia Nha Trang thành 3 đơn vị hành chính: quận 1, quận 2 và quận Vĩnh Xương. Tháng 9 năm 1975, hợp nhất hai quận: quận 1 và quận 2 thành thị xã Nha Trang. Ngày 30 tháng 3 năm 1977, theo quyết định số 391-CP/QĐ của Hội đồng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thị xã Nha Trang được nâng lên cấp thành phố trực thuộc tỉnh và là tỉnh lỵ tỉnh Phú Khánh (bao gồm hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa hiện nay). Phần đất 7 xã của huyện Vĩnh Xương cũ trước đây là Vĩnh Thái, Vĩnh Ngọc, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Lương, Vĩnh Trung, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phương được cắt ra khỏi huyện Khánh Xương sáp nhập vào Nha Trang. Quyết định số 54-BT ngày 27 tháng 3 năm 1978 thành lập xã Phước Đồng thuộc Nha Trang. Ngày 1 tháng 7 năm 1989, tái lập tỉnh Khánh Hòa từ tỉnh Phú Khánh cũ, Nha Trang là tỉnh lỵ tỉnh Khánh Hòa. Ngày 22 tháng 4 năm 1999, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 106/1999 công nhận Nha Trang là đô thị loại 2. Ngày 22 tháng 4 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định công nhận TP. Nha Trang là đô thị loại I[8] III Kinh tế Kinh tế Nha Trang chủ yếu là du lịch và dịch vụ. Nha Trang còn nổi tiếng với yến sào, thuốc lá và đặc biệt là kỳ nam và trầm hương. IV Khoa học và Giáo dục Nha Trang là nơi đóng quân của nhiều trường đại học quân sự (không quân, hải quân) và các viện nghiên.cứu mang tầm quốc gia . Ngoài ra trên địa bàn thành phố còn có nhiều đại học và cao đẳng phục vụ cho việc đào tạo nhân lực cho địa phương V Giao thông • Đường hàng không: Trước đây có thể bay đến Nha Trang và hạ cánh ngay trong thành phố tại sân bay Nha Trang, nguyên là một sân bay quân sự nằm trên đường Trần Phú. Hiện nay, sân bay Nha Trang đã đóng cửa và khách du lịch có thể tới thành phố biển này bằng sân bay quốc tế Cam Ranh, cách đó khoảng 40 km. • Giao thông nội thành: Hiện nay, Nha Trang đang có 6 tuyến xe buýt phục vụ công cộng [9]. Độ Số trạm Ghi Tuyến Lộ trình dài và điểm dừng chú (km) Tuyến Thành (Thị trấn Diên Khánh) - Lê Hồng 2 trạm 33 điểm 18 1 Phong - Vĩnh Trường dừng Tuyến Thành (Thị trấn Diên Khánh)- Trần Phú - 2 trạm và 28 18 2 Bình Tân điểm dừng Tuyến 2 trạm và 20 Chợ Đầm - Sông Lô 14.5 3 điểm dừng Tuyến Dương Hiến Quyền - Nguyễn Thiện Thuật 2 trạm và 24 13 4 - Cầu Đá điểm dừng Tuyến 2 trạm và 21 Cầu Trần Phú - Tô Hiến Thành - Hòn Rớ 1 13 5 điểm dừng Tuyến 2 trạm và 21 Bến xe phía Nam - chợ Lương Sơn 15 6 điểm dừng • Đường thủy: Nha Trang có cảng Nha Trang, chủ yếu là vận chuyển hành khách qua lại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. • Đường sắt: Ga Nha Trang là một trong những ga lớn trên tuyến đường sắt Bắc Nam của Việt Nam. Tất cả các tuyến tàu lửa đều dừng ở đây. Ngoài các tàu Thống Nhất, còn có các chuyến tàu SNT1-2, SNT3-4, SQN1-2 và gần đây có thêm chuyến tàu 5 sao đầu tiên chạy tuyến Sài Gòn-Nha Trang. Ga Nha Trang VI Danh Lam Thắng Cảnh: 01 Tháp Po Nagar Po Nagar hay Tháp Bà là ngôi đền nằm trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ cao khoảng 50 mét so với mực nước biển, ở cửa sông Cái (sông Nha Trang) tại Nha Trang, cách trung tâm thành phố khoảng 2 km về phía bắc, nay thuộc phường Vĩnh Phước. Tên gọi "Tháp Po Nagar" được dùng để chỉ chung cả công trình kiến trúc này, nhưng thực ra nó là tên của ngọn tháp lớn nhất cao khoảng 23 mét. Ngôi đền này được xây dựng trong thời kỳ đạo Hindu (Ấn Độ giáo) đang cường thịnh khi Chăm pa trong giai đoạn có tên gọi là Hoàn Vương Quốc, vì thế tượng nữ thần có hình dạng của Umar, vợ của Shiva. 01.1 Truyền thuyết Nữ vương Po Nagar - còn gọi là Yan Pu Nagara, Po Ino Nagar hay Bà Đen (nguời Việt Nam gọi là Thiên Y Thánh Mẫu Ana) - là vị nữ thần được tạo nên bởi áng mây trời và bọt biển, người tạo dựng ra trái đất, sản sinh gỗ quí, cây cối và lúa gạo. Bà có 97 chồng, trong đó chỉ một mình Po Yan Amo là người có uy quyền và được tôn trọng hơn cả. Bà có 38 người con gái, tất cả đều hóa thân thành nữ thần, trong đó có ba người được người Chăm chọn làm thần bảo vệ đất đai và còn thờ phụng cho tới ngày nay: Po Nagar Dara, nữ thần Kauthara (Khánh Hòa); Po Rarai Anaih, nữ thần Panduranga (Ninh Thuận) và Po Bia Tikuk, nữ thần Manthit (Phan Thiết). Tương truyền, tượng bà Thiên Y Thánh Mẫu Ana theo tín ngưỡng phồn thực của người Chăm, không có quần áo. Po Nagar hiện nay được người Việt Nam sử dụng, nhưng đã cho nữ thần ăn mặc theo kiểu Phật. Ngôi đền này cũng nổi tiếng đối với các du khách. Để tìm hiểu thêm về ảnh hưởng tôn giáo của vị nữ thần này, có thể xem thêm "The Vietnamization of Po Nagar" của Nguyễn Thế An, trong loạt bài giảng về quá khứ Việt Nam, được chỉnh sửa bởi K.W. Taylor và John K. Whitmore, chương trình Đông Nam Á, Đại học Cornell, Ithaca, NY 1995. Cụm tháp tại Po Nagar 01.2 Lịch sử Ngôi tháp bằng gỗ trước kia thờ nữ vương Jagadharma (công chúa Tchou Koti hay Thiên Y Thánh Mẫu) (cai trị Lâm Ấp từ năm 646 đến năm 653) được Prithi Indravarman cho xây dựng lại bằng vật liệu cứng tại Aya Tră (Nha Trang), trên một ngọn đồi cao cạnh cửa sông Cái (Xóm Bóng), để thờ tượng nữ thần Bhagavati (bằng vàng). Năm 774, quân Nam Đảo (Java, Indonesia) vào cướp phá. Đền Po Nagar, bị quân Nam Đảo phá hủy, sau đó được Satyavarman cho dựng lại bằng gạch, năm 784 thì hoàn thành và tồn tại cho tới ngày nay, nhưng cũng đã bị hủy hoại một phần đáng kể. Sau này quốc vương Harivarman I và con trai ông là Vikrantavarman III sau này có thể đã lần lượt xây dựng thêm 5 tháp nữa. Những cấu trúc xây dựng còn sót lại có niên đại sớm nhất, theo Trần Kỳ Phương là mandapa?? - nó đã được xây dựng vào thời gian nào đó trước khi có câu khắc trên bia vào năm 817, có nói tới nó. Trần Kỳ Phương cho rằng tháp nhỏ ở phía tây bắc có niên đại khoảng thế kỷ 10, và ngôi tháp chính có niên đại khoảng thế kỷ 11. Những bia ký còn sót lại ở Po Nagar cho người ta thấy được dấu vết của một quốc gia hùng mạnh đã từng tồn tại trong quá khứ. 01.3 Kiến trúc Tổng thể kiến trúc của Po Nagar gồm 3 tầng, đi từ dưới lên trên. • Tầng thấp: Ngang mặt đất bằng là ngôi tháp cổng mà nay không còn nữa. Từ đấy có những bậc thang bằng đá dẫn lên tầng giữa. • Tầng giữa: Nơi đây hiện chỉ còn hai dãy cột chính bằng gạch hình bát giác, mỗi bên 5 cột có đường kính hơn 1 mét và cao hơn 3 mét. Ở hai bên các dãy cột lớn có 12 cột nhỏ và thấp hơn, tất cả lại nằm trên một nền bằng gạch cao hơn 1 mét. Dựa vào cấu trúc này người ta cho rằng đây vốn là một tòa nhà rộng lớn có mái ngói, là nơi để khách hành hương nghỉ giải lao và sắm sửa lễ vật trước khi lên dâng cúng ở các điện bên trên. Từ tầng giữa này, lại có một dãy bậc thang bằng gạch dốc hơn dẫn lên tầng trên cùng. • Tầng trên cùng: Là nơi các tháp được xây dựng, ngay trước mặt ngôi tháp chính. Những bậc thang này từ lâu đã không hề được sử dụng. Bậc thang bằng đá ong thấy hiện nay ở phía nam tháp Bà rộng lớn hơn được xây vào thập niên 1960 do nhu cầu du lịch gia tăng. Ở tầng trên, có hai dãy tháp được bao quanh bởi bốn bức tường đá mà nay chỉ còn lưu lại tường phía tây và nam mà thôi. Dãy tháp phía trước có 3 ngôi, và dãy phía sau vốn có dấu vết của 3 ngôi tháp khác, thế nhưng nay chỉ còn 1, chúng chạy song song với nhau. Cả 4 tháp còn lại được xây dựng theo kiểu tháp của người Chăm, gạch xây rất khít mạch, không nhìn thấy chất kết dính. Lòng tháp rỗng tới đỉnh, cửa tháp quay về hướng đông. Mặt ngoài thân tháp có nhiều gờ, trụ, đấu. Trên đỉnh các trụ, thường đặt gạch trang trí hoa văn hình vòm tháp, trông như chiếc tháp nhỏ đặt lên một tháp lớn. Trên thân tháp còn có nhiều tượng và phù điêu bằng đất nung, trong đó có hình Po Nagar, thần Tenexa, các tiên nữ, các loài thú: nai, ngỗng vàng, sư tử... Hình nữ thần Durga đang múa giữa hai nhạc công ở tháp chính thần Po Nagar hay theo cách gọi của người Việt là Thánh Mẫu Thiên Y A Na Tháp thờ chính ở dãy trước khá lớn và cao khoảng 23 mét, là tháp Po Nagar, mà ta hay gọi là tháp Bà. Nguyên thủy chính là tháp thờ thần Parvati, vợ của Shiva. Tháp chính thờ thần Po Nagar (Umar), vợ của thần Siva. Tháp Bà xây 4 tầng, mỗi tầng đều có cửa, tượng thần và hình thú bằng đá, ở 4 góc có 4 tháp nhỏ. Bên trong là tượng nữ thần (cao 2,6 m) tạc bằng đá hoa cương màu đen (trước đó là gỗ trầm hương, và xa hơn nữa là bằng vàng) ngồi trên bệ đá uy nghiêm hình đài sen, lưng tựa phiến đá lớn hình lá bồ đề. Đây là một kiệt tác về điêu khắc Chămpa, là sự kết hợp hài hòa giữa kỹ thuật tượng tròn và chạm nổi. Người Pháp đã lấy mất đầu tượng, nay chỉ còn đầu tượng bằng xi măng vẽ mặt. Rải rác quanh di tích còn có một số tượng người, tượng thú... Trên đỉnh tháp có tượng thần Shiva cỡi ngưu thần Nandin, và các tượng linh vật như chim thiên nga, dê, voi v.v. Mặt ngoài tường tháp lại được trang trí bởi những hình điêu khắc vào đá như những vũ công, người chèo thuyền, xay gạo hay đi săn với cung tên. Cửa chính ở phía đông dẫn vào một tiền sảnh, ở hai bên cửa có hai trụ đá được khắc truyền ký, đỡ một phiến đá hình thuẫn có khắc hình nữ thần Durga đang múa giữa hai nhạc công. Bên trong tháp tối và lạnh. Cuối tháp có một bệ thờ bằng đá bên dưới tượng Bà Po Nagar với mười cánh tay. Hai bàn tay dưới đặt trên hai đầu gối, các bàn tay khác thì cầm những vât dụng như đoản kiếm, mũi tên, chùy và cây lao ở bên phải và chuông, đĩa, cung và tù và ở bên trái. Các tháp khác thờ: thần Siva (một trong ba vị thần tối cao của Ấn Độ giáo), thần Sanhaka, thần Ganeca (theo truyền thuyết là con trai thần Siva). Bên cạnh tháp chính về phía nam khoảng 20 mét là một ngôi tháp khác nhỏ và ít trang trí điêu khắc hơn, cao chừng 12 mét, có thể là tháp thờ thần Shiva. Cách tháp này cũng về hướng nam là một tháp còn nhỏ hơn. Bên trong tháp không có bệ thờ mà chỉ có một linga (thạch trụ), và đây là tháp thờ thần Ganesa, thân người đầu voi, con của Shiva. Nhiều tác giả cho rằng linga là linh tượng có hình thù dương vật tượng trưng cho Shiva, dựa theo sự diễn dịch của phương Tây hơi thiên về tình dục. Thực ra, linga tiêu biểu là một trụ đá thấp có ba phần khác nhau tượng trưng cho ba linh thể: phần dưới là hình vuông tượng trưng cho Brahma, phần giữa hình bát giác tượng trưng cho Vishnu, và phần trên cùng hình tròn tượng trưng cho Rudra (hay còn gọi là Shiva). Vì thế gọi là "linh thạch trụ" thì thích hợp hơn. Ở dãy tháp phía sau có một ngôi tháp, tương đối ít hư hại nhất ở mạn bắc, với mái dài hình yên ngựa. Kiểu mái này chỉ thấy bắt đầu ở những tháp vùng Đồ Bàn - Vijaya (Bình Định ngày nay) sau khi kinh đô được dời xuống từ Mỹ Sơn, Trà Kiệu ở thế kỷ 11. Ở tường có những hình điêu khắc như thần điểu Garuda, sư tử, các tiên nữ Apsara, rắn thần Naga. Chính dưới nền của tháp này trong khi tu sửa đầu thế kỷ 20, thực dân Pháp đã khám phá và lấy mất một kho tàng được cất dấu gồm những vật cúng dường bằng vàng và bạc. Ngày nay 2 tháp khác ở phía tây nam là tây đã bị phá hủy. Sự phân bố này làm cho người ta có sự so sánh thú vị với các tháp gạch ở Lolei, gần Angkor Wat tại Campuchia, đã được xây dựng vào thế kỷ 8. Nhóm tháp Chàm được xây dựng và tu bổ qua nhiều thời kỳ từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 12. Tháp Bà có thể do quốc vương Hoàn Vương Quốc là Harivarman I xây dựng vào khoảng những năm 813-817. Trải qua mưa nắng của thời gian, tháp bị hư hại. Thời Pháp thuộc, trường Viễn Đông Bác Cổ đã tổ chức tu sửa: dùng gạch xây lại nhiều phần và đắp một số tượng lên thân tháp. Trong thời kỳ chiến tranh, nhiều hiện vật bị mất cắp. 01.4 Các bia ký Tháp Bà còn lưu lại nhiều bia ký cổ nhất của người Chăm. Bergaigne, một nhà khảo cổ học người Pháp đã liệt kê các bia ký theo thời gian như sau: • Nhóm A: Trên bia đá hình lục giác, do vua Satyavarman dựng năm 781 ghi chuyện tháp bị giặc biển đốt phá năm 774, việc xây dựng tượng thần Sri Satya Mukhalinga vào năm 784. • Nhóm B: Do vua Vikrantavarman III ghi lại công lao xây dựng của các tiên vương. • Nhóm C và nhóm D: Do vua Vikrantavarman II ghi các lễ vật dâng cúng chư thần. • Nhóm E: Ghi việc vua Indravarman II dựng pho tượng Bhagavati (tức Po Nagar) bằng vàng vào năm 918; pho tượng này về sau bị người Khmer xâm lăng cướp đi, và đã được thay thế bằng tượng bằng đá vào năm 965. Bia đá ở hai bên cửa của tháp chính ghi việc cúng ruộng và dân công nô lệ cho nữ thần. Bia ở phía nam của tháp chính ghi việc vua Jaya Harivarman I ca tụng thần Yang Po Nagar vào năm 1178. Bia ở phía bắc tháp chính ghi việc dựng đền thờ thần Bhagavati Matrilingesvara vào năm 1256. Ngoài ra còn bia đá dựng năm 1050 của vua Paramesvaravarman I ghi việc tái lập tượng Bà, việc dâng cúng ruộng đất và nô lệ đủ sắc tộc: người Campa (Chăm), Kvir (Khmer), Lov (Tàu), Pukan (Mã), Syam (Xiêm) vv... Bia của vua Rudravarman III (Chế Củ) dựng năm 1064 ghi việc xây cổng tháp rất tốn kém, và liệt kê những cống phẩm quí giá. Bia năm 1143 ghi lời xưng tụng Bà. Bia năm 1165 của vua Indravarman IV ghi việc dâng cúng một kim mão cho nữ thần Bhagavati Kautharesvati (Dựa vào lời ghi này có thể tạm dịch là "Đức thánh mẫu vùng Kauthara" và so sánh với các bia khác, có thể đoán là người Chăm chỉ thờ thần Parvati như Thánh Mẫu của từng địa phương; ví dụ ở Phú Yên và Ninh Thuận cũng có tháp thờ Thánh Mẫu của vùng đó, chứ chưa hẳn là ở mức độ toàn xứ Chiêm Thành). Các bia sau cùng ở thế kỷ thứ 13 hay 14 tiếp tục ghi những vật dâng cúng Bhagavati. 01.5 Lễ hội Lễ hội Tháp Bà diễn ra từ ngày 21 đến ngày 23 tháng 3 âm lịch hàng năm. Lễ hội này đã được Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam xếp hạng là một trong 16 lễ hội quốc gia vào năm 2001. Những năm gần đây, Lễ hội Tháp Bà được tỉnh Khánh Hòa giao cho Sở Văn hóa Thông tin tổ chức. 02 Đảo Hòn Tre Đảo Hòn Tre là đảo lớn nhất nằm trong vịnh Nha Trang. Đảo có diện tích trên 3000 ha, cách thành phố Nha Trang 5km về phía Đông và cách cảng Cầu Đá 3,5 km, Dân cư chủ yếu là khách du lịch và ngư dân (trên đảo có một vài làng chài). Đảo có những bãi biển nhỏ, hoang sơ, thảm thực vật gồm rừng cây nhỏ. Đảo Hòn Tre nhìn từ cáp treo 02.1 Dự án Dự án Đảo Hòn Tre chia làm 2 khu chính: • Khu Vũng Me - Bãi Trũ - Đầm Già - Bãi Rạn Bao gồm các 07 dự án hiện có: Khu du lịch Con sẻ tre, Vinpearl resort & spa, Khu du lịch sinh thái và Thế giới nước Vinpearl, Công viên văn hóa Vinpearl, Công viên văn hóa Hòn Tre, Khu du lịch sinh thái Bãi Sỏi, Khu biệt thự và sân gôn Vinpearl và 01 dự án đề xuất. Khu resort cao cấp Bãi Rạn. Ý đồ quy hoạch hướng tới một quần thể các dự án du lịch cao cấp trên cở sở mô hình kinh doanh rất thành công của Vinpearl resort & spa. Giao thông đối ngoại của phân khu chủ yếu thông qua 02 cảng du lịch tại Vũng Me và tuyến cáp treo Vinpearl. Hiện trên đảo có khu du lịch Vinpearl Land Hòn Ngọc Việt và Con Sẻ Tre. Vinpearl là một dự án quy mô gồm khách sạn, resort, công viên giải trí và khu mua sắm. Các dự án đang được triển khai như sân gôn, khu resort cao cấp Bãi Rạn, khu du lịch thế giới biển... Cáp treo vượt biển qua Đảo Hòn Tre và khu Vinpearland Một tuyến cáp treo vượt biển dài nhất Đông nam Á được hoàn tất vào năm 2007 nối khu du lịch VinPearl với cảng Cầu Đá của Nha Trang. • Khu Đầm Bấy Dự án Đầm Bấy với hai dự án cơ bản chính là Khu du lịch thế giới biển và dự án Làng du lịch sinh thái Đầm Bấy. Đây sẽ là làng du lịch sinh thái với các khu nghỉ dưỡng và trung tâm văn hóa và thương mại. Dựa trên yếu tố du lịch sinh thái là chính và đặc biệt dựa án xây dựng làng du lịch sinh thái dựa trên sự phát triển từ nguồn dân cư chính hiện tại ở Bích Đầm và khu Đầm Bấy. Sự đóng góp tích cực của cư dân địa phương và dự án du lịch sinh thái một cách có tổ chức sẽ là một dự án thu hút sự đầu tư và du khách trong tương lai. 03 Hòn Mun Hòn Mun là một trong những hòn đảo thơ mộng nhất trong hệ thống đảo của Nha Trang. Hòn Mun cách cảng Cầu Đá 10 km (khoảng 45 phút đi tàu). Không chỉ hấp dẫn bởi cát trắng, biển xanh, những tổ yến hoang sơ trên cheo leo vách đá… nơi đây còn nổi tiếng là một trong những “thủy cung” “giàu và đẹp” nhất của biển Đông Nam Á. Nơi đây còn nổi tiếng có nhiều dịch vụ biển và khám phá biển bằng tàu đáy kính và dịch vụ lặn biển. 03.1 Tên gọi Được gọi là Hòn Mun vì phía Đông Nam của đảo có những mỏm đá nhô cao, vách dựng hiểm trở tạo thành hang động, đặc biệt đá ở đây đen tuyền như gỗ mun, rất hiếm thấy ở những nơi khác. 03.2 Miêu tả Tổng diện tích của toàn bộ khu bảo tồn là 160 km2, trong đó 122 km2 là diện tích mặt biển, 38 km2 là tổng diện tích của các hòn đảo. Hòn Mun với rạn san hô và hệ sinh vật biển đa dạng, phong phú là khu bảo tồn biển đầu tiên và duy nhất của Việt Nam hiện nay, đã được Quỹ Ðộng vật hoang dã thế giới (WWF) đánh giá là khu vực đa dạng sinh học biển bậc nhất ở Việt Nam, đặc biệt rất phong phú về san hô, hiện tại đã phát hiện được khoảng 350 loài. Hệ sinh thái động, thực vật biển ở đây vô cùng phong phú. Theo thống kê trên thế giới có khoảng 2.000 loài san hô và sinh vật biển thì ở Hòn Mun đã có tới 1.500 loài. Ở Hòn Mun, san hô nằm ở độ sâu 10m, cùng với rất nhiều loại cá đủ mà sắc và chủng loại. Với độ sâu dưới 18 m, thì không còn cảnh đẹp của san hô, nhưng có rất nhiều hang động. Có những hang sâu 10-15 m, phải dùng đèn để quan sát những sinh vật biển chuyên sống trong bóng tối như tôm, mực, tôm hùm, cá đuối… 03.3 Khu bảo tồn biển Hòn Mun Khu bảo tồn biển Hòn Mun là một khu bảo tồn sinh vật biển tại Nha Trang, Khánh Hòa. Khu bảo tồn biển này gồm các đảo nằm trong Vịnh Nha Trang như: Hòn Tre, Hòn Miễu, Hòn Tằm, Hòn Một, Hòn Mun, Hòn Cau, Hòn Vung, Hòn Rơm và Hòn Ngọc. Khu bảo tồn Hòn Mun ra đời năm 2001 với sự phối hợp của Bộ Thủy sản, UBND tỉnh Khánh Hòa và Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên thế giới phối hợp thực hiện. Khu vực bảo tồn này có diện tíhc khoảng 160 km2 bao gồm 38 km2 mặt đất và 122 km2 mặt nước biển. Theo mục đích thành lập đã được ghi trong dự án thì khu bảo tồn này nhằm Bảo tồn một mô hình điển hình về đa dạng sinh học biển có tầm quan trọng quốc tế và đang bị đe dọan và đạt được mục tiêu giúp các cộng đồng dân cư tại các đảo nâng cao đời sống và cộng tác với các bên liên quan khác để bảo vệ và quản lý có hiệu quả đang dạng sinh học biển Hòn Mun, tạo nên một mô hình hợp tác quản lý cho các khu bảo tồn biển của Việt Nam. Hệ sinh biển ở đây khá phong phú, đặc biệt ở đây có 340 trên tổng số 800 loài san hô cứng trên thế giới. Các hang đá của khu bảo tồn này là nơi làm tổ của các loại chim yến. 03.4 Dịch vụ Dịch vụ biển tại Hòn Mun khá phong phú bao gồm : Bar nổi trên biển, lặn biển khám phá san hô, thuyền đáy kính, v..v. .. • Dịch vụ lặn biển Là hình thức có dụng cụ lặn biển chuyên nghiệp hỗ trợ để có thể tham quan san hô hệ động thực vật dưới biển khơi. Khách du lịch được một lặn cấp tốc trên tàu và được học các ký hiệu bằng ngón tay để có thể bơi lặn dưới nước. Mỗi một du khách được một hướng dẫn kèm theo khi lặn dưới biển. Đồ nghề lặn khá phức tạp, gồm bộ quần áo lặn, kính mắt, chân vịt và cả chiếc bình hơi 13 ký cùng dây nịt bằng chì để cho đủ sức nặng chìm xuống nước. Những du khách có bằng chứng nhận hoặc từng lặn biển sẽ được đưa đến nơi có nhiều hang động, để khách len vào tham quan. Lần lặn thứ hai, sau khi nghỉ trưa là đến biển Hòn Mun. Khách sẽ chứng kiến các loại san hô, thủy tức và cả những khu vực có những con cá chình lớn, hướng dẫn viên phải đem mồi theo cho chình ăn như là nuôi chúng để khách xem. Có cả những con chình nhỏ để cho khách có thể chạm tay vào đùa một chút... • Bar trên biển Bar nổi là một trong những điểm thu hút khách du lịch nhất ở đảo Hòn Mun. Bằng những phao nổi lềnh bềnh trên biển, khách tham quan có thể thưởng thức thức uống khá thú vị. • Tàu đáy kính Tàu đáy kính không riêng chỉ Hòn Mun mà tại Hòn Tằm cũng có dịch vụ này. Bằng hình thức này, khách có thể tham quan san hô và hệ động thực vật dưới nước thuận tiên nhất. 04 Hòn Tằm: Hòn Tằm( đảo Thủy Kim Sơn) là một đảo rộng hơn 110ha nằm giữa vùng biển trong xanh bốn mùa đầy nắng và gió. Hòn Tằm cách thành phố Nha Trang 7km về phía Đông Nam, nếu đi ca nô mất độ 7 phút, đi tàu khách khoảng 25 phút. 04.1 Nguồn gốc tên gọi Tên gọi Hòn Tằm cũng mang ý nghĩa tượng hình do người dân chài thuở xa xưa đặt vì hòn đảo trông giống như một con tằm màu xanh lục, đầu hướng về phía Đông. 04.2 Mô tả Hòn Tằm có các sân chơi: bóng đá, bóng chuyền trên bãi cát. Ngoài việc tham quan, tắm biển, nghỉ dưỡng phục hồi sức khoẻ, du khách còn có thể tham gia các loại hình giải trí hấp dẫn như leo núi, thám hiểm rừng, chèo thuyền, bơi thuyền buồm, câu cá, săn bắt dưới nước hoặc thể hiện lòng can đảm bằng các môn thể thao cảm giác mạnh như bay dù, lướt ván, mô tô nước... và đặc biệt khám phá thế giới dưới đại dương bằng các tour lặn biển. Nằm về phía Tây Nam Hòn Tằm chừng 10 phút leo núi là bãi Thiên Nga rất hoang sơ với thảm cát óng mịn và những gộp đá. Nơi đây đang được đầu tư để xây dựng đường leo núi, đường đua xe đạp địa hình, nuôi một số loài chim, thú và tổ chức cho du khách săn bắn... Theo TGPN, đến Hòn Tằm, du khách có thể thưởng thức nhiều loại hải sản tươi ngon, giá cả phải chăng. Từ Hòn Tằm, có thể nhìn thấy cả thành phố Nha Trang về hướng Bắc và bán đảo Cam Ranh về phía Nam. 04.3 Thành tích Khu du lịch Hòn Tằm thuộc Công ty Cung ứng tàu biển Thương mại và Du lịch Nha Trang. Hơn 10 năm đưa vào hoạt động kinh doanh, với sự đầu tư sức người, sức của đã biến nơi đây từ đảo hoang thành đảo "vàng" bởi đây là "thủ phủ", nơi quy tụ du khách đông đảo hơn cả. Năm 2004 Hòn Tằm đón và phục vụ 295.000 lượt khách trong đó khoảng 35% là khách quốc tế. Dịp lễ, Tết, ngày nghỉ cuối tuần số lượng du khách đến đây có thể lên đến 2.500-3.000người/ngày. Đây là nguồn thu lớn cho địa phương. Hòn Tằm là “Một trong những điểm đến được hài lòng nhất năm 2004, 2005” do người tiêu dùng bình chọn. 04.4 Dịch vụ • Khu du lịch Hòn Tằm có 3 nhà hàng đủ sức chứa 1.000 khách cùng một lúc với những món ăn từ dân dã đến hải đặc sản cao cấp. Thức ăn với mức giá từ 25.000đ đến 200.000đ/khách. • Trò chơi cảm giác mạnh – Dù bay chỉ với từ 120.000đ đến 200.000đ/người • Môto nước. • Bóng chuyền bãi biển. • Đua xuồng Kayak. • Lặn biển xem san hô • Thuyển đáy kính. 04.5 Dự án mới của Hòn Tằm Cách đây 10 năm, Hòn Tằm là một hoang đảo, còn bây giờ nơi đây trở thành một khu du lịch sinh thái biển hấp dẫn. Dự án đầu tư khu du lịch đảo này với tổng vốn lên đến 50,4 nghìn tỷ đồng do Công ty Cổ phần Hòn Tằm biển Nha Trang đầu tư được xây dựng trên tổng diện tích hơn 10 ha, diện tích khai thác mặt nước khoảng 57,5 ha, được xây dựng thành 2 khu liên hoàn là khu A và khu B. Khu A là một bãi tắm hình vòng cung,. Tại đây một nhà hàng lớn có khả năng phục vụ cùng lúc 300 thực khách với những món ăn đặc sản biển. Khu vệ sinh và 32 phòng tắm nước ngọt đủ phục vụ nhu cầu của khách. Cũng dọc theo bãi tắm khu A này, một hệ thống ki-ốt được dựng lên để phục vụ du khách đi theo từng nhóm hoặc từng gia đình. Một hệ thống đa dịch vụ được triển khai phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí: nhảy dù, mô tô nước, lướt ván, thuyền buồm, phao chuối. Trong đó, khu khách sạn 1 trệt 4 lầu, mái ngói, từng tầng tựa vào sườn núi. Hai mặt Đông, Tây của tầng trệt và nhà hàng được mở trống tạo cho du khách một tầm nhìn bao la hướng thẳng ra biển. Về hạ tầng cơ sở, Khu du lịch Hòn Tằm có đường giao thông rộng đủ cho người đi bộ, các xe điện chuyên dùng có tải trọng nhỏ đi lại. Với các vật liệu kiến trúc mang phong cách riêng và trang bị hạ tầng cơ sở hiện đại, có các sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng, dự án không những đáp ứng nhu cầu tiện nghi cho du khách mà còn đảm bảo giữ được những nét độc đáo riêng biệt đậm đà bản sắc Việt Nam. 05 Hòn Chồng Hòn Chồng nhìn từ phía bãi tắm Cô Tiên. Hòn Chồng là một thắng cảnh tự nhiên ở thành phố Nha Trang, thuộc khóm Hòn Chồng, phường Vĩnh Phước. Khu vực này là một bãi đá được xếp chồng lên nhau một cách tự nhiên, ngoài ra còn có Hòn vợ ở gần đó và Hội quán vịnh Nha Trang có dạng nhà rường Huế được xây ở phía trên. 05.1 Miêu tả Hòn Chồng gồm 2 cụm đá lớn nằm bên bờ biển dưới chân đồi La-san, có thể được tạo nên do sự xâm thực của thủy triều lên ngọn đồi này. Cụm đá lớn ở ngoài biển gọi là Hòn Chồng, gồm một khối đá lớn vuông vức nằm trên một tảng đá bằng phẳng và rộng hơn, phía mặt đá quay ra biển có một vết lõm hình bàn tay rất lớn. Tục truyền rằng, thuở xưa ông khổng lồ ngồi câu cá nơi đây, có một con cá cũng khổng lồ cắn câu lôi đi, ông phải kéo lại, tay cầm cần câu, tay tì vào tảng đá lấy đà khiến bàn tay ấn vào đá và để lại dấu như đã thấy. Theo một truyền thuyết khác, xưa có một người khổng lồ đến xứ này ngoạn cảnh, gặp bầy tiên nữ đang tắm, ông dừng lại say sưa ngắm và vô tình trượt chân ngã, ông vội bám tay vào núi khiến sườn núi sụp đổ, đá văng xuống để lại vết tay ông hằn trên đá. Dấu chân trượt ngã đủ năm ngón cũng để lại dấu tích ở khu vực Suối Tiên. Đi giữa bãi đá còn nhiều tảng đá chồng chất kỳ lạ như cảnh hai hòn đá dựng đứng, giữa có chẹt một hòn đá lớn như cái cổng qua một cụm đá khác. Cụm đá thứ hai có hình dáng một người phụ nữ ngồi trông ra biển - được đặt một cái tên có ý nghĩa gần gũi với Hòn Chồng - đó là Hòn Vợ, cụm đá này ít được du khách để ý hơn. Đứng trên Hòn Chồng nhìn ra xa là Hòn Yến, quay về bên phải là Cảng Cầu Đá, Hòn Tre và bờ biển Nha Trang dài tới 6km. Khuất bên mũi đồi Lasan, nhô ra biển là cửa sông Nha Trang, bến cá Cù Lao. Nhìn từ phía Hòn Chồng phía bên kia là núi Cô Tiên. Từ vị trí bên Hòn Chồng sẽ nhìn rất rõ Hòn Đỏ (nơi đặt ngôi chùa) ở phía xa. Ngoài ra, ở mặt đường trên đường đi xuống Hòn Chồng còn có Hội quán Vịnh Nha Trang, nơi trưng bày nhiều tranh ảnh về Hòn Chồng và các thắng cảnh ở Nha Trang. Hội quán được thiết kế theo phong cách nhà rường Huế. 06 Đầm Nha Phu Ðầm Nha Phu là tên gọi cả một khu vực rộng lớn, trong đó có những hòn đảo du lịch như Hòn Thị, Hòn Lao, Hòn Sầm, Hòn Đá Bạc (bãi tắm Công chúa), Hòn Lao - đảo Khỉ, Suối Hoa Lan, Khu nghỉ mát Ninh Vân. Đầm Nha Phu rộng gần 1.500ha, tiếp giáp giữa vịnh Nha Trang và vịnh Vân Phong – thuộc tỉnh Khánh Hòa, cách thành phố khỏang 15 km. Hiện bến cảng du lịch nằm ở địa phận Lương Sơn, xã Vĩnh Lương.Đầm Nha Phu là một trong hai đầm lớn của tỉnh Khánh Hòa vẫn còn hội đủ đặc điểm của một vùng sinh thái quý hiếm với núi rừng, sông suối, biển đảo 06.1 Miêu tả Đầm Nha Phu là một trong những nơi hội tụ của rất nhiều địa hình: đảo,suối, biển, hồ, núi, và cả vịnh , v.vv..v..Đầm Nha Phu có những đoạn sóng lặng, nhưng cũng có những chổ có sóng nhẹ, phù hợp các chương trình tham quan du lịch . Cảnh quan hoang sơ, dân cư thưa thớt, những bãi cát trắng tinh khiết trãi dài hàng cây số hay đa dạng với các loại địa hình khác. Ngoài ra, Đầm Nha Phu còn đa dạng về hệ động thực vật Theo kết quả điều tra của Viện Hải dương học Nha Trang (Khánh Hòa), đầm Nha Phu hiện có 232 loài thực vật phù du được ghi nhận. Trong đó, có 150 loài tảo Silic, chiếm 65%; tảo Hai Roi với loài, chiếm 32%… Đầm Nha Phu còn là nơi phát triển nghề nuôi trồng thủy hải sản. 07 Đồi Trại Thủy Tượng Phật trắng chùa Long Sơn trên đỉnh đồi Trại Thủy. Đồi Trại Thủy có các tên khác là: Khố Sơn (Núi Kho), hòn Xưởng, hòn Trại Thủy; còn người dân địa phương có khi gọi nơi đấy là núi chùa Hải Đức. Đây là một ngọn đồi lớn, nằm ngay ở địa đầu thành phố Nha Trang về hướng Tây, thuộc tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam. Khi xưa khu vực này từng là nơi chiến địa, nhưng ngày nay là một điểm tham quan và hành hương nổi tiếng ở Nha Trang, vì là nơi tọa lạc của nhiều tự viện danh tiếng. 07.1 Vị trí Đồi Trại Thủy cao hơn 30 mét, dài hơn 500 mét, chạy dọc theo Quốc lộ 1A. Hình dáng đồi giống một con dơi, nằm xòe đôi cánh. Và nơi đầu đồi có một ao nước hình tròn (nhưng ngày nay đã bị dân lấp mất để làm nhà) nên người xưa gọi là "ngọc bức hàm hoàn" (dơi ngọc ngậm vòng ngọc) Theo các nhà chuyên môn về địa lý học thì đồi Trại Thủy thuộc hệ thống dãy Trường Sơn. Sơn mạch phát từ hòn Thị ở Diên Khánh, chạy ngầm dưới đất, đến gần cửa sông Cù Giang thì đột khởi thành đồi Trại Thủy Đại Nam nhất thống chí chép: Khố Sơn ở phía Đông huyện Vĩnh Xương độ hai dặm. Phía Đông Nam có nền cũ kho Phước Sơn nên đặt như thế. Phía Bắc gần sông Ngư Trường. Năm Ất Mão đầu lúc Trung Hưng (1795) đại binh đánh phá tướng Tây Sơn là Trần Quang Diệu ở bảo Khố Sơn tức là chỗ này. Trên núi có đền Quan Công và miếu Ngũ Hành. 07.2 Những trang sử liên quan Nha Trang. • Năm Quý Tỵ 1653: Vua Chiêm Thành là Bà Thấm đưa quân sang quấy nhiễu vùng đất Phú Yên. Chúa Nguyễn Phúc Tần (1620-1687) sai Cai cơ Hùng Lộc dẫn ba ngàn quân vượt đèo sang đánh, vua Chiêm đại bại dâng thư xin hàng và cắt châu Kaut Hara (Cù Huân) từ sông Phan Rang ra đến đèo Cả dâng cho...Được đất, chúa Nguyễn liền cho dựng ở làng Phước Sơn một cái kho dành chứa lương thực. Vì vậy, theo sử nhà Nguyễn đã dẫn: Khố Sơn ở phía Đông huyện Vĩnh Xương độ hai dặm. Phía Đông Nam có nền cũ kho Phước Sơn nên đặt (tên) như thế. • Năm Giáp Ngọ 1774: Chúa Nguyễn Phúc Thuần (1754-1777) bị tướng chúa Trịnh là Hoàng Ngũ Phúc (1713– 1775) và ba anh em nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc 1778-1793), Nguyễn Huệ (1753- 1792) và Nguyễn Lữ (?-1787) cùng đánh đuổi, phải bỏ thành Phú Xuân chạy vào Nam, thì đất đai từ Quảng Nam trở vào đến Bình Thuận đều thuộc quyền cai trị của nhà Tây Sơn. Nhưng mùa thu năm ấy, viên lưu thủ đất Long Hồ là Tống Phước Hiệp (?-1776) cử đại binh cùng Nguyễn Khoa Toàn ra đánh Tây Sơn.
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net