logo

NHÀ HÁT TUỔI TRẺ


NHÀ HÁT TUỔI TRẺ Vở kịch hình thể "100 phút cuối cùng của Hàn Mạc Tử" 30 năm, gần 200 vở kịch nói; trên 100 chương trình ca-múa-nhạc, kịch hát, kịch hình thể và các chương trình lễ hội được dàn dựng với hơn 9.000 buổi, phục vụ khoảng gần 9 triệu lượt khán giả từ biên giới hải đảo, vùng sâu vùng xa đến đồng bào ta đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài... Nhà hát Tuổi trẻ đã thể hiện được cái “tầm” của một Nhà hát trong việc vừa giữ vững sân khấu truyền thống nhưng luôn là lá cờ đầu trong công tác xã hội hóa sân khấu tại miền Bắc. Nơi hội tụ của những gương mặt tài năng 03 NSND, 10 NSƯT và gần 170 diễn viên, cán bộ, nhà hát Tuổi trẻ đã dàn dựng gần 300 chương trình nghệ thuật phục vụ hàng triệu lượt khán giả. Đây là nơi hội tụ nhiều “sao” của sân khấu miền Bắc như: NSND Lê Hùng, NSƯT Chí Trung, NSND Lan Hương, Anh Tú, NSND Lê Khanh, NSƯT Ngọc Huyền, NS Quách Thu Phương, NSƯT Minh Hằng, NSƯT Đức Khuê.... và cũng là nhà hát duy nhất ngoài miền Bắc lại dám xông vào thử thách ở nhiều bộ môn kịch khác nhau: kịch nói; kịch hình thể; ca - múa - nhạc. Trong 30 năm qua, Nhà hát Tuổi trẻ đã dàn dựng mới trên 70 chương trình nghệ thuật lớn phục vụ lễ hội du lịch của các tỉnh thành như Quảng Ninh, Điện Biên… các ngày lễ lớn của cả nước như kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ, chương trình Khai mạc Đại hội thể thao Đông Nam Á, chương trình Đồng hồ đếm ngược, chương trình Lễ hội du lịch Quảng Ninh… bình quân mỗi năm xây dựng trên 10 chương trình lớn cùng rất nhiều chương trình đơn lẻ… Nhà hát thành công trong việc dàn dựng nhiều vở kịch kinh điển của thế giới nhằm giới thiệu tinh hoa nghệ thuật nhân loại với khán giả Việt Nam, đó là các vở: “Rômêô và Juliet”; “Ôtellô”; “Macbet”; “Con cáo và chùm nho”; “Nhà búp bê”; “Âm mưu và tình yêu”, “Rừng trúc”; “Vũ Như Tô”… và giành được nhiều huy chương vàng tại các kỳ hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc hoặc giành giải cao tại các kỳ liên hoan sân khấu quốc tế. Thương hiệu "Đời cười" đã tròn 10 năm tuổi Mảng đề tài về Quân đội để phục vụ các chiến sĩ cũng được chú trọng đầu tư như Lời thề thứ chín”; “Điều không thể mất”… Bên cạnh đó, các chương trình dành cho thiếu nhi, học sinh, sinh viên cũng gây được những tiếng vang trong lòng công chúng thủ đô. 30 năm phát triển bền vững, Nhà hát Tuổi trẻ thật sự xứng đáng nhận các phần thưởng, danh hiệu cao quý: Huân chương lao động hạng Ba (1985), Huân chương lao động hạng Hai (1992), Huân chương lao động hạng Nhất (1998), Huân chương Độc lập hạng Ba (2003), 7 lần nhận cờ thi đua của Chính phủ, 8 lần nhận cờ đơn vị xuất sắc của Bộ Văn hoá Thông tin, 10 lần nhận bằng khen của Bộ Văn hoá Thông tin, Huy chương vì thế hệ trẻ của Trung ương đoàn TNCS HCM (1988) và nhiều giải thưởng qua các kỳ hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quốc... cho tập thể và cá nhân. Hiện tại, Nhà hát Tuổi trẻ hiện là thành viên của Hiệp hội sân khấu dành cho thanh, thiếu nhi quốc tế (ASSITEJ) đồng thời là trung tâm ASSITEJ Việt Nam. Lá cờ đầu trong công tác xã hội hoá Một điểm ghi nhận ở Nhà hát Tuổi trẻ là họ đã dần có những bước thành công trong việc xã hội hoá sân khấu. Trong thời gian 30 năm hoạt động, Nhà hát Tuổi trẻ đã xây dựng xấp xỉ 300 chương trình kịch mục, bình quân 10 chương trình/1 năm trong khi kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp chỉ đủ xây dựng từ hai đến ba chương trình. Việc khan hiếm kịch bản khiến Nhà hát phải gạn đục khơi trong từ các kịch bản do nghệ sỹ tự khai thác. Các đoàn biểu diễn quyền tự chủ nhiều hơn để các đoàn chủ động lên kế hoạch xây dựng tiết mục và biểu diễn và chế độ thù lao phù hợp với sức lao động. Mỗi cá nhân cũng tự tìm cho mình nhiều cơ hội hợp tác để huy động nguồn lực cho việc xây dựng chương trình. Nhiều nghệ sĩ đã có những động thái tích cực trong việc quảng bá thương hiệu Nhà hát Tuổi trẻ, nhất là thương hiệu “Đời cười” trong 10 năm qua. Hẳn thế nên có nhiều lần người ta thấy NSƯT Chí Trung sấp ngửa du Nam để tìm thị trường cho tiếng cười của mình. Anh còn năng nổ tìm cho mình nhiều cơ hội hợp tác khác từ việc bán vé tận nhà và các chương trình khuyến mại, giảm giá vé. NSƯT Anh Tú cũng mạnh dạn cho ra mắt chương trình “Kẻ khóc, người cười” với rất nhiều tiết mục là hoàn toàn lấy nguồn tư liệu từ hiện thực đời sống. Trong khi đó người phụ nữ của năm 2007 – NSND Lan Hương phải nhiều lần xuất ngoại vừa học hỏi, vừa tìm cho mình cơ hội hợp tác hỗ trợ cho Đoàn kịch hình thể mới chập chững của chị... Nhà hát cũng quan tâm khán giả hơn bằng việc phục vụ miễn phí tiệc ngọt hoặc trà khi mua vé xem kịch. Vở kịch hình thể "Vườn địa đàng" Phát huy nội lực sáng tạo của các cá nhân trong Nhà hát, nhiều chương trình mới đã được giới thiệu đến khán giả cả nước. “Ngôi nhà của bé” dành riêng cho lứa tuổi mẫu giáo (từ 2 đến 5 tuổi) vừa được ra mắt năm 2007 là mô hình sân khấu mini đầu tiên của một nhà hát chuyên nghiệp dành riêng cho lứa tuổi này cũng được coi là một thử nghiệm mới của Nhà hát trong hoạt động đa dạng hoá các loại hình sân khấu. Kết hợp với Hiệp hội sân khấu quốc tế Thuỵ Điển (SW/ITI) và Quỹ phát triển và hợp tác quốc tế Thuỵ Điển (SIDA) trong 3 năm (2007 - 2009), dự án “Tiếng nói trẻ thơ” của Nhà hát cũng đã diễn 115 xuất hoàn toàn miễn phí cho trẻ em... Mới đây nhất, Nhà hát cũng rất mạnh dạn gửi đề án lên Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch về việc phục dựng 100 tác phẩm sân khấu kinh điển. Mặc dù đây là việc làm dài hơi và cần phải có nguồn vốn xã hội hoá lớn, nhưng Nhà hát vẫn quyết tâm làm với tất cả lòng say mê và tâm huyết của tập thể Nhà hát. Luôn nghĩ cho mình hướng đi mới, đáp ứng nhu cầu đa dạng của đông đảo khán giả, Nhà hát Tuổi trẻ đang bước vào độ tuổi 30, chính chắn và ngày càng trưởng thành hơn, xứng đáng là “anh cả” trong mọi hoạt động của sân khấu thủ đô.
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net