logo

Ngữ hệ nam đảo

Văn hoá Việt Nam là một nền văn hoá thống nhất trong đa dạng, các dân tộc thiểu số dù là cư dân bản địa hay cư dân di cư từ các nước láng giềng khác tới. đều có chung một nền văn hóa mà cơ tầng là văn hoá Nam Á, thể hiện trong lĩnh vực văn hoá vật chất, tổ chức xã hội và văn hoá tinh thần. Đó là văn hoá của cư dân trồng trọt lúa nước và lúa cạn ở vùng nhiệt đới gió mùa.
Lời mở đầu Văn hoá Việt Nam là một nền văn hoá thống nhất trong đa dạng, các dân tộc thiểu số dù là cư dân bản địa hay cư dân di cư từ các nước láng giềng khác tới. đều có chung một nền văn hóa mà cơ tầng là văn hoá Nam Á, thể hiện trong lĩnh vực văn hoá vật chất, tổ chức xã hội và văn hoá tinh thần. Đó là văn hoá của cư dân trồng trọt lúa nước và lúa cạn ở vùng nhiệt đới gió mùa. Tính thống nhất trong văn hoá của các dân tộc thể hiện từ sản xuất , nhà cửa, trang phục, đồ ăn thức uống, phương tiện vận chuyển và đi lại đến tổ chức xã hội, tín ngưỡng, lễ hội, văn học và nghệ thuật. Bên cạnh tính thống nhất văn hoá, văn hoá của các dân tộc vẫn mang sắc thái của văn hoá tộc người riêng. Văn hoá của một tộc người là nét đặc trưng được hình thành và phát triển trong suốt quá trình tộc người đó tồn tại. Trải qua quá trình tồn tại ấy, mỗi tộc người đã tạo cho mình những nét đặc trưng mang tính khu vực, nơi mà họ đã sinh sống. Các dân tộc ở vùng cao nguyên, vùng xa xôi hẻo lánh, cư trú tương đối biệt lập, còn bảo lưu khá đậm nét văn hoá bản địa truyền thống, ít chịu ảnh hưởng văn hoá các dân tộc khác. Ngược lại, các dân tộc miền núi phía bắc. Đặc biệt là người Việt chịu ảnh hưởng đậm nét Văn Hoá Trung Hoa qua giao lưu tiếp xúc văn hoá lâu dài. Các dân tộc Chăm, Khmer ở vùng duyên hải Trung bộ và tây nam bộ, do kết quả giao lưu và hội nhập diễn ra lâu dài trong lịch sử họ đã tiếp nhận những yếu tố Văn hoá Ấn Độ nhiều hơn. Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước, đặc biệt là sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, dưới sự lãnh đạo của Đảng với đường lối và chính sách dân tộc đúng đắn, đời sống kinh tế, văn hoá xã hội của các dân tộc ngày một phát triễn. Do hậu quả của quá trính phát triển lịch sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, các dân tộc ở nước ta hiện nay còn có sự chênh lệch, đặc biệt các dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa, thu nhập và đời sống nhân dân còn thấp, nghèo đói luôn là sự thách đố trên con đướng phát triển. I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGỮ HỆ NAM ĐẢO. cộng đồng các dân tộc Việt Nam được chia làm 5 ngữ hệ chính: ngữ hệ Nam Á (29 ngôn ngữ), ngữ hệ Hán – Tạng ( 9 ngôn ngữ), ngữ hệ Thái (9 ngôn ngữ), ngữ hệ Hmông – Dao ( 3 ngôn ngữ), và cuối cùng là ngữ hệ Nam Đảo ( 5 ngôn ngữ) với 5 dân tộc: Chăm, Êđê, Gia Rai, Ra Glai, Churu. Các dân tộc trong ngữ hệ nam đảo thuộc nhóm ngôn ngữ malayô – polinêsien và mọi quan hệ xã hội đều chịu sự chi phối của chế độ mẫu hệ. II. VĂN HOÁ ĐẶC TRƯNG CỦA CÁC DÂN TỘC TRONG NGỮ HỆ NAM ĐẢO 1. Dân Tộc Chăm. Dân tộc Chăm ở việt nam còn có tên gọi khác là Chàm, Chim Thành, Hời. Dân số hiện có khoảng 133.000 người, sống tập trung ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Một số nơi khác như Ang Giang, Tây Ninh, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh cũng có một phần dân cư là người Chăm; Tây Nam Bình Định và Tây Bắc Phú Yên có người Chăm thuộc nhóm Hroi. Ngôn ngữ: Tiếng Chăm thuộc nhóm ngôn ngữ Mã Lai – Đa Đảo ( Malayô – Polinêsien) của ngữ hệ Nam Đảo ( Autronesian). Tôn giáo: Bên cạnh tôn giáo bản địa, người Chăm theo đạo Hồi và đạo Bà – La – Môn. Đạo Hồi có hai nhóm: Bàni ( Hồi giáo cũ), Ixlam (Hồi giáo mới), đạo Bà – La – Môn thu hút khoảng 3/5 dân số Chăm vùng Ninh Thuận, Bình Thuận. Kinh tế: Đồng bào Chăm sống ở đồng bằng có truyền thống sản xuất lúa nước là chính, bên cạnh đó còn tồn tại loại hình ruộng khô một vụ trên sườn núi. Một bộ phận người Chăm biết buôn bán, nghề thủ công nổi tiếng là làm đồ gốm, nghề gốm nặn bằng tay, nung trên các lò lộ thiên và dệt vải thổ cẩm bằng sợi bông. Trước kia người Chăm không trồng cây trong làng vì cho rằng cây sẽ là nơi cư trú của ma quỷ. Tổ chức cộng đồng: Người Chăm có tập quán bố trí nơi cư trú của cư dân theo bàn cờ, đây cũng chính là nét đặc trưng của người Chăm. Mỗi dòng họ, mỗi nhóm gia đình thân thuộc hay có khi chỉ một đại gia đình ở quây quần thành một khoảnh hình vuông hoặc hoặc hình chữ nhật. Trong làng có các khoảnh như thế ngăn cách với nhau bởi những con đường nhỏ. Phần lớn làng chăm có dân số khoảng từ 1000 người đến 2000 ngàn người. Hôn nhân gia đình: Chế độ mẫu hệ vẫn tồn tại ở người Chăm miền Trung. Đàn ông lo việc ngoài nhà, đàn bà lo việc trong gia đình và gia phả. Phong tục Chăm theo quy đinh con theo họ mẹ, họ bên mẹ được xem là gần (họ nội). Nhà gái cưới chồng cho con, con trai ở rễ nhà vợ, đến khi chết đi nhà vợ có trách nhiệm thờ cúng đến hết tang, sau đó mang hài cốt về trả lại cho dòng họ nhà trai tiếp tục thờ. Chỉ con gái được thừa kế tài sản, người con gái út được thừa kế nhà tự để thờ cúng ông bà và phải nuôi dưỡng cha mẹ già. Nhà cửa: Nhà ở của người chăm là một quần thể nhà trong một khuôn viên ( bây giờ do việc quy hoạch phân lô đất theo kiểu nhà liên kết hẹp, nên việc phát triển nhà theo quần thể trong một khuôn viên dần không còn nữa). Thông thường người Chăm ở nhà trệt, mỗi gia đình có những ngôi nhà được xây cất gần nhau theo một trật tự gồm: nhà khách, nhà của cha mẹ và các con nhỏ tuổi, nhà của các cô gái đã lập gia đình, nhà bếp và nhà tục. Trong đó có kho thóc, buồng tân hôn và là chổ ở vợ chồng cô gái út. Mối quan hệ của các nhà trong quần thể này đã thể hiện qua quá trình tan vở hình thái gia đình lớn mẫu hệ, để trở thành các gia đình nhỏ. Bộ khung nhà của người Chăm ở Bình Thuận khá đơn giản, vì cột cơ bản là vì ba cột (kèo được liên kết với cột hoặc không có vì kèo thì dùng tường thay thế kèo). Nếu là vì năm cột thì có thêm xà ngang, đầu gác lên cây đòn tay, cái nơi hai đầu cột con. Từ kiểu này dần dần trở thành vì kèo. Mặt trước nhà quay về hướng Nam hoặc hướng Tây, gian giữa là trung tâm ( người Chăm gọi là Sang – Yơ), phía phải là phòng ngũ của bố mẹ, bên trái là kho. Sau là phòng ngũ của con cái, mặt trước là một hiên ở giữa nhà. Nhà bếp được xây dựng riêng biệt với nhà chính và ở phía tây nhà chính, trong nhà bếp có khu bếp, khu chứa nước uống và kho chất đốt ( củi, than,…) Nhà người Chăm ở miền Nam lại rất khác: nhà người Chăm ở Ang Giang thì cách tổ chức mặt bằng sinh hoạt còn phảng phất cái hình đồ sộ của nhà Sang – Yơ ở Bình Thuận. Nhà người Chăm ở Châu Đốc thì khuôn viên không còn nhiều nhà mà chỉ có nhà chính và nhà phụ kết hợp thành hình thước thợ. Chuồng trâu, bò, lợn được làm xa nhà ở. Nhà ở là nhà sàn, chân rất cao để phòng ngập lụt. Cách bố trí mặt bằng sinh hoạt hoàn toàn khác với nhà ở Bình Thuận và Ang Giang. Trang phục: Có những nhóm địa phương khác nhau với lối tạo dạng và trang trí riêng khó lẫn lộn với các tộc người trong nhóm ngôn ngữ hoặc khu vực. - trang phục nam: nhóm nhạc công người chăm với trang phục nam truyền thống. trang phục cổ truyền: đàn ông lớn tuổi thường để tóc dài, quấn khăn, đó là loại khăn màu trắng có dệt thêu hoa văn màu nhạt ( vàng hoặc bạc), ở hai đầu khăn có các tua vải, khăn đội theo lối chữ nhân. Những vị có chức sắc (tôn giáo), hai đầu khăn có hoa văn màu vàng, tua vải đỏ, quấn thả ra hai mang tai. Nam mặc áo có cánh xếp chéo và cài dây phía bên hông ( thắt lưng), thường là áo màu trắng, trong là quần soọc, ngoài quấn váy xếp. - trang phục nữ: phụ nữ các nhóm chăm thường đội khăn, cách hoặc là phủ trên mái tóc hoặc quấn gọn trên đầu, hoặc là quấn theo lối chữ nhân, hoặc với loại khăn to quàng từ đầu rồi phủ kín vai Khăn đội đầu chủ yếu là màu trắng, có loại được trang trí hoa văn theo lối viền các mép khăn (khăn to). Lễ phục thường có chiếc khăn vắt vai ngoài chiếc áo dài màu trắng, đó là chiếc khăn dài tới 23m vắt qua vai chéo xuống hông, được dệt theo hoa văn cẩn thận với các màu đỏ, trắng, vàng của các mô típ trong bố cục của giải băng. Nữ mặc áo cổ tròn cài nút phía trước ngực xuống đến bụng, quấn váy xép ( khi làm lễ) hoặc mặc váy ống (thông thường), đầu quấn khăn không ràng buộc về màu sắc. Phụ nữ chăm ở châu đốc dệt vải theo phương pháp truyền thống, nhóm khánh hoà và một số nơi phụ nữ mặc quần bên trong áo dài, nhóm chăm Hroi mặc váy quấn (hở) có miến đáp sau váy đội khăn màu chàm, nhóm chăm quãng ngãi mặc áo cánh sẽ ngực, cổ đeo vòng và các chuỗi hạt cườm. Trang phục chăm vì có nhóm cơ bản theo đạo hồi nên cả nam và nữ lễ phục thiên về màu trắng. Có thể thấy đặc điểm trang phục là lối tạo hình áo(khá điển hình) là lối khoắc cổ và can thân, nách từ một miến vải cổ hẹp, thẳng ở giữa làm trung tâm áo cho cả áo ngắn và áo dài. mặt khác, có thể thấy đây là tộc người duy nhất còn thấy nam giới mặc váy ở nước ta, với lối trang phục và phong cách thẩm mỹ riêng. Ngày nay, trong sinh hoạt hằng ngày người chăm ăn mặc như người kinh ở miền trung, chỉ còn thấy chiếc áo dài chui đầu xuất hiện trong nữ giới cao niên. Trong tang lễ nhóm cư dân Ba-la-mon thường hỏa tán theo giáo luật, nhóm cư dân khác thì thổ tán, những người trong cùng một dòng họ thì được chôn cất cùng một nơi theo huyết thống mẹ. Dân tộc chăm có chữ viết rất xấu, hiện tồn tại nhiều bia kí, kinh thánh bằng chữ chăm, việc sử dụng chữ này còn rất hạn hẹp trong tầng lớp tăng lữ quý tộc xưa. Văn hoá nghệ thuật dân tộc chăm để lại nhiều giá trị kiệt xuất ngoài kho tàng văn nghệ dân gian phong phú, còn có hàng trăm toà tháp chàm lộng lẫy . Nền dân ca nhạc cổ chăm đã để lại nhiều ảnh hưởng đến dân ca nhạc cổ của người kinh ở miền trung như: trống cơm, nhạc nam ai, ca hò huế…dân vũ chăm được thấy trong các ngày hội Bon kate diễn ra tại các đền tháp. 2. Dân tộc ê đê người ê đê hay còn có tên gọi khác là rađê, đê, kpa, adham, krung, ktul, dlie ruê, blô, êpan, mdhur, bich. Ước tính hiện nay có khoảng 330.348 người ê đê cư trú tập trung ở tỉnh đaklak, phía nam của tỉnh gia lai và miền tây của 2 tỉnh khánh hoà và phú yên của Việt Nam. Tại một số quốc gia khác như Campuchia, Thái lan, Hoa kỳ, Canada và các nước Bắc Âu cũng có một số người ê đê sinh sống, song chưa có số liệu chính thức. Đặc điểm kinh tế người ê đê làm rẫy là chính, riêng nhóm bích lam ruộng nước theo lối cổ sơ, dùng trâu giẫm đất thay vì cày, cuốc đất. Ngoài trồng trọt, đồng bào còn chăn nuôi săn bắt, hái lượm, đánh cá, đan lát, dệt. Hôn nhân gia đình:trong gia đình người ê đê chủ nhà là phụ nữ, theo chế độ mẫu he65ama6, con cái mang họ mẹ, con trai không được hưởng thừa kế. người phụ nữ chủ động trong việc hôn nhân, nhờ mai mối hỏi chồng và cưới chồng về ở rễ. đàn ông cư trú trong nhà vợ, nếu vợ chết và bên nhà vợ không còn ai thay thế thì người chồng phải về với chị em gái mình.nếu chết, được đưa về chôn cất bên người thân của gia đình mẹ đẻ. Văn hoá: người Ê đê có kho tàng văn học truyền miệng phong phú (thần thoại, cổ tích, ca dao, tục ngữ…) đặc biệt là các khan ( trường ca,sử thi….), nổi tiếng với Khan đam san, Kteh Mlan… đồng bào yêu ca hát và thích tấu nhạc, nhạc có cồng chiêng, trống, sáo, khèn, đàn. Đinh năm loại nhạc cụ phổ biến của người Ê đê và được nhiều người yêu thích. kiến trúc mô phỏng hình thuyền, đặc biệt là bộ cồng chiêng, có thể nói không một kễ hội nào, một sinh hoạt văn hoá nào của cộng đồng lại có thể vắng mặt tiếng cồng chiêng. Nhà cửa :Nhà của người ê đê thuộc loại hình nhà sàn dài. Nhà ê đê có những đặc trưng riêng không giống nhà người chăm và các cư dân khác ở tây nguyên. Nhà dài của gia đình lớn mẫu hệ, bộ khung kết cấu đơn giản. Cái được coi là đặc trưng của nhà dài Ê đê là: Hình thức của thang với biểu tượng núi đôi là nét đặc trưng của dân tộc Ê đê, cột sàn và cách bố trí trên mặt bằng sinh hoạt đặc biệt là ở hai phần: Phần chính gọi là Gah là nơi tiếp khách, sinh hoạt chung của cả nhà dài, bếp chủ, ghế khách, ghế chủ, ghế dài ( tới 20m), chiêng ché,…Nữa còn lại gọi là O6k, là bếp đặt chỗ nấu ăn chung và là chổ của các đôi vợ chồng, chia đôi theo chiều dọc. Phần bên trai được coi là “ trên”, chia thành nhiều gian nhỏ. phần về bên phải là hành lang để đi lại, về phần cuối là nơi đặt bếp…mỗi đầu nhà có một sân sàn. Sân sàn ở phía cuối cửa chính được gọi là sân khách. , muốn vào nhà phải qua sân sàn. Nhà càng khá giả thì sân sàn càng rộng khang trang. Trang phục: có đầy đủ các thành phần, chũng loại trang phục và phong cách thẩm mỹ khá tiêu biểu cho các dân tộc khu vực tây nguyên. Y phục cổ truyền của người ê Đê là màu chàm, có điểm những hoa văn sặc sở. - trang phục nữ: phụ nữ ê đê mặc áo, quấn váy, là loại áo ngắn dài tay, khoét cổ, mặc kiểu chui đầu. than áo dài đến mông, khi mặc cho ra ngoài váy. Trên nền áo chàm được trang trí các dãi hoa văn sợi màu đò, trắng, vàng. Cái khác là người ê đê không có phong cách trang trí đường ở giữa thân áo như người GiaRai, nữ còn có áo lót cộc tay (áo yếm). - chiếc váy mở ( tấm vải rộng làm váy) quấn quanh thân, hoa văn trang trí cũng giống như áo, thường tập trung ở mép trên và dưới than váy. Đây cũng là phong cách hơi khác người Gia Rai. Váy có nhiều loại: loại tốt là Myêng Đếch, rồi đến Myêng Đrai, Myêng Piek. loại hình thường mặc đi làm rẫy là Bon. Người ê đê để tóc dài buộc Ra sau gáy, xưa còn có kiểu tóc búi tó và đôi nón Duôn Bai. Đồng bào ưa dung đồ trang sức bằng đồng, bạc, hạt cườm. trước kia, tục cà răng quy định mọi người đều cắt cụt 6 chiếc răng cửa hàm trên, nhưng lớp trẻ ngày nay không cà răng nữa. Tôn giáo: phần lớn người ê đê theo đạo tin lành và đạo thiên chúa. một số ít theo phật giáo tại các vùng đô thị, họ thường đọc kinh cầu nguyện tại các nhà riêng của mục sư, hiện tại các nhà thờ tin lành vẫn chưa nhiều. những người theo công giáo Rôma thì thường đến các nhà thờ tại địa phương vào ngày chủ nhật, số còn lại vẫn theo nét tín ngưỡng cổ truyền, thờ cúng các thần hộ than cho mình. Tang lễ: xưa kia có tục người cùng một dòng họ chết trong một thời gian gần nhau thì các quan tài được chôn chung cùng một huyệt, người chết được chia tài sản đặt ở nhà mồ. khi dựng nhà mồ, lễ bỏ mả được tổ chức linh đình, sau đo là sự kết thúc việc săn sóc vong linh và phần mộ. Ngôn ngữ: người Ê đê thuộc ngôn ngữ mã lai- polinesia, so với các dân tộc ít người khác tại việt nam, người ê đê là sắc dân có chữ viết theo bảng chữ cái la tinh khá sớm, có chữ viết từ thập niên 1920. Năm 2006 đã phát hành 20 ngàn cuốn kinh thánh tân ước song ngữ ê đê - việt tại việt nam. Món ăn đặc trưng: người ê đê ăn cơm tẻ bằng cách nấu trong nồi đất nung hay nồi đồng cở lớn. thức ăn có muối ớt, măng, rau, củ do hái lượm, cá thịt chim thú do đi săn. thức uống có rượu cần ở trong các vò sành. Đây được xem là thức uống đặc sản của đồng bào tây nguyên. Cơm lam là một thứ cơm được nấu trong ống nứa non thon nhỏ dài, khiến nhiều người phải thán phục, xôi nếp chỉ dùng trong dịp cúng thần, nam nữ đều có tục ăn trầu cau. Tôn giáo: hiện nay dân tộc ê đê còn có các lễ cúng phục vụ cho tín ngưỡng của mình như lễ cúng thần gió hay còn gọi là lễ cầu mưa, lễ ca ngợi những lao động của con người trong rừng núi và tiếp theo còn là lễ cúng thần mưa. Lễ cúng vòng đời của con người từ lúc sinh ra đến khi chết đi con người luôn gắn liền với nghi lễ Lễ cúng lúa mới. 3. dân tộc Gia rai dân tộc gia rai là một trong những cư dân sớm sinh tụ ở vùng núi tây nguyên, có khoảng 24 van người sinh sống tập trung ở tỉnh gia lai (90%), một sổ ở tỉnh Kon tum (5%) và phía bắc tỉnh Đaklak (4%). Ngoài ra, dân tộc gia rai còn cư trú rải rác ở các tỉnh bình định, ninh thuận, bình thuân….khoảng vài ngàn người sinh sống tại khu vực karatanakiri, campuchia nhưng chưa có số liệu chính thức. Dân tộc gia rai cón có tên gọi khác la giơ – rai và gồm các nhóm địa phương: tơ – buăn, mthur, hdrung, chor, arap. người gia rai có tiếng nói gần gũi với tiếng ê đê, chăm, raglai, churu, thuộc hệ ngôn ngữ nam đảo và nằm trong nhóm ngôn ngữ malayô – polinesia. về tôn giáo: người gia rai theo vạn vật hữu linh, thần linh có nhiều loại trong đó có các thần (yang) được thờ cúng và kính trọng nhất là thần nhà, thần làng, thần nước, thần vua. Nghi lễ lớn nhất là lễ bỏ mả, tạc tượng nhà mồ, lễ lên nhà mới… Kinh tế: người gia rai sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt nương rẫy, lúa tẻ là cây lương thực chính. Công cụ canh tác đơn giản như dao chặt cây, phát rừng, cuốc xới đất và gậy chọc lổ khi tra hạt giống. Chăn nuôi trâu, bò, lợn, chó, gà …phát triển. Xưa kia, người gia rai có đàn ngựa khá đông, còn nuôi cả voi. Đàn ông thạo đan lát các loại gùi, giỏ. Đàn bà giỏi dệt khố, váy, mềm đắp, vải may áo cho gia đình. Săn bắt, hái lượm, đánh cá là những hoạt động kinh tế phụ có ý nghĩa đáng kể trong đời sống của họ xưa và nay. Tổ chức cộng đồng: người gia rai sống thành từng làng (Plơi hay Bôn). Trong làng ông trưởng làng cùng các bô lão có uy tín lớn và giữ vai trò điều hành mọi sinh hoạt tập thể, ai nấy đều nghe và làm theo. Mỗi làng có nhà rông cao vút. Hôn nhân gia đình: dân tộc gia rai có truyền thống mẫu hệ, phụ nữ tự do lựa chọn người yêu và chủ động việc hôn nhân, bảo lưu tục chồng chết, vợ lấy em chồng và ngược lại vợ chết, chồng có thể lấy chị vợ. Sau lễ cưới chàng trai về ở nhà vợ, không được thừa kế tài sản. Trái lại, con gái lấy chồng lần lượt tách khỏi cha mẹ ra ở riêng, được phân chia một phần tài sản. Con cái theo họ mẹ, gia đình nhỏ mẫu hệ là nét nổi bật của người gia rai, khác với trường hợp của người ê đê là đại gia đình mẫu hệ, luật tục nghiêm cấm những người cùng ngành họ và dòng mẹ lấy nhau. Ngoài xã hội, đàn ông đóng vai trò quan trọng hơn, nhưng trong nhà phụ nữ có ưu thế hơn ngày xưa có tục những người cùng dòng họ khi chết chôn chung một mộ huyệt, nay tục này đã giảm. Dân tộc gia rai còn có phong tục ngủ chung: con trai, con gái có lệ vào các buổi tối trăng thanh lại tụ tập quanh bếp lửa hồng trò chuyện, uống rượu, ca hát rồi ôm nhau ngủ suốt đêm. Qua những đêm ấy, có những đôi mắt đã tìm đến nhau, ngủ như vậy nhưng giữa họ luôn giữ đúng giới hạn, vượt qua giới hạn đó kể như phạm luật làng, bị phạt nặng, có khi bị đuổi khỏi làng. Cũng chính bởi tục ngủ chung này mà người gia rai quan niệm, vợ chồng cười xong phải một năm sau mới được động phòng, tránh việc người phụ nữ mang thai trước. Văn hóa: nói đến dân tộc gia rai phải kể đến những trường ca, truyện cổ nổi tiếng như “đăm di đi săn”, “ xinh nhã” …dân tộc gia rai cũng độc đáo trong nghệ thuật chơi chiêng, cồng, cạnh đó là đàn T’rưng, đàn tưng nưng, đàn krông put. những nhạc cụ truyền thống này gắn liền với đời sống tinh thần của đồng bào. người gia rrai hầu như hát múa từ tuổi nhi đồng cho đến khi già yếu, không còn đủ sức nữa mới chịu đứng ngoài những cuộc nhảy múa, nhân dịp lễ hội tổ chức trong làng hay trong gia đình. Nhà cửa: có nơi ở nhà dài, có nơi làm nhà nhỏ, nhưng đều chung tập quán ở nhà sàn theo truyền thống nở cửa chính nhìn về hướng bắc. Trang phục: có nét riêng trong phong cách tạo hình và trang trí. mặc dù hoa văn trang trí cụ thể các nhóm khác nhau, nhưng có thông số chung của tộc người. - trang phục nam: thường nhật nam đội khăn theo lối quấn nhiều vòng trên đầu rồi buông sang một bên tai hoặc quấn gọn ghẽ như khăn xếp của người kinh, khăn có màu chàm. Nhìn chung nam giới gia rai đóng khố, khố này thường ngắn hơn khố ngày hội, là loại vải trắng có kẻ sọc. ngày lễ họ mang khố màu chàm, khố loại này được trang trí hoa văn màu trắng, đỏ thành các đường nền ở mép khố, đặc biệt hai đầu với các tua trên nền chàm. Có nhóm ở trần, có nhóm mang áo ( loại cộc tay và loại dài tay màu chàm). Loại ngắn tay thường có đường viền chỉ màu trắng bên sườn. loại dài tay giống phong cách áo dài nam ê đê hay Hmông. - trang phục nữ: phụ nữ để tóc dài búi sau gáy hoặc quấn gọn trên đĩnh đầu. áo là loại áo ngắn, chui đầu, phổ biến là kiểu chui đầu cổ “ hình thuyền”, riêng nhom gia rai mthur lại có kiểu cổ thấp hiình chữ V và các loại cổ phổ biến. trên nền chàm áo được trang trí các sọc hoa văn theo bố cục ngang than áo ở cổ, ống tay, giữa ngực, gấu áo và hai cổ tay áo. Đó là các sọc màu đỏ xen trắng, vàng trên nền chàm hoặc màu xanh nhạt và màu chàm. Váy là loại váy hở, quấn quanh than, trang trí theo bố cục ngang với các đường sọc màu. Nhóm ở play – cu mở rộng them các mảng hoa văn ở giữa thân váy, nữa thân dưới áo và hai ống tay. Trang sức có vòng cổ, vòng tay. Món ăn đặc trưng: gạo tẽ là lương thực chính, lương thực phụ là ngô. thức ăn có rau, muối, ớt, canh rau, lâu lâu mới có bữa thịt cá. bữa cơm hàng ngày có thể cả gia đình ngồi quanh nồi cơm, bát ớt…hoặc chia thành từng phần cơm cho mỗi người. bữa tiệc lấy ché rượu cần làm trung tâm, quanh đó có các món ăn đựng trên bát, đĩa hoặc lá chuối để vừa ăn, vừa uống. khi rượu ngà say có hát nhảy múa, đánh chiêng. từ trẻ thơ, mọi người nam nữ đều biết hút thuốc lá. 4. dân tộc ra glai dân tộc ra glai còn viết lá ra - Glai hoặc raglai. Còn có tên gọi khác là Ra Glây, hai, noana, la vang. Là dân tộc thiểu số thuộc hệ ngôn ngữ mã lai – polinêsia. Cư trú chủ yếu ở tỉnh niinh thuận, phía nam tỉnh khánh hoà và phía bắc tỉnh bình thuận. với tổng số dân 97 ngàn người ( 1999). Kinh tế: trước đây dân tộc ra glai sống duu canh bằng nương rẫy, trên rẫy thường trồng lúa ngô…hiện nay làm cả ruộng nước, săn bắt, hái lượm và các nghề thủ công ( chủ yếu là nghề rèn và đan lát) giữ vai trò quan trong mỗi gia đình. Tổ chức cộng đồng: người ra glai sống thành từng pa – lây ( buông làng) trên khu đất cao, bằng phẳng và gần nguồn nước. mỗi pa – lây thường gồm vài chục nóc nhà của một dòng họ, số thành viên trong nhà thường có bố mẹ và các con chưa lập gia đình. đứng đầu pa – lây là pô pa – lây( trưởng làng), , thường đó là người có công khai phá đất đầu tiên. trưởng làng có trách nhiệm làm lễ cúng trời đất khi bị hạn hán nặng. người có uy nhất dòng họ gọi là kây pa – lây (già làng). Hôn nhân gia đình: trong xã hội người ra glai còn tồn tại chế độ mẫu hệ, đàn ông sống trọn đời ở nhà vợ, con cái đều lấy họ mẹ, người phụ nữ lớn tuổi nhất trong gia đình được thừa hưởng tài sản. mẹ hay vợ là chủ nhà có quyền quyết định trong gia đình. Con gái nếu ưng thuận chàng trai nào thì nói với bố mẹ lo lễ cưới chồng, lễ cưới được tiến hành ở hai bên gia đình, nhà gái trước, nhà trai sau. Trong lễ cưới nghi thức quan trọng nhất là trải chiếu, trên chiếc chiếu này họ ăn bữa cơm đầu tiên trước sự chứng kiến của hai họ. trong hôn nhân, ngoài quyền của người mẹ, tiếng nói của ông cậu khá quan trọng. người ra glai có nhiều dòng họ: chamalé hay chăm ma – léc( tiếng việt dịch là mấu), pi năng (tiếng việt dịch là cau, đọc trại là cao), kato7r hay ka – tơ ( tiếng việt dịch lá bo bo), ha vâu ( tiếng việt dịch là Tro), Pa Pươi, asah, …trong đó có họ Chamalé là đông hơn cả. mỗi họ đều có một sự tích truyền thuyết kể về nguồn gốc của họ mình. luật tục ra glai quy định đã thành vợ thành chồng thì không được bỏ nhau, song vợ chồng mà ở với nhau quá xung khắc, hai bên thông gia không thể giải hoà thì luật tục vẫn cho phép họ chia tay. người dàn ông khi ra khỏi nhà vợ không được mang theo bất kỳ tài sản gì nếu như người vợ không cho phép, lý do đơn giản là tài sản của gia đình phải để lại cho người vợ nuôi con.tuy nhiên, một số làng còn có quy định về việc phân chia tài sản như sau: nếu vợ tự ý bỏ chồng thì cô ta phải ở giá suốt đời, buộc “chịu của” cho chồng, bằng hình thức trả tiền công lao động, cứ một ngày cô ta phải trả cho chồng từ 15.000 đến 20.000 đồng, số tiền này được tính từ khi chồng sang ở nhà vợ cho đến lúc bỏ nhau. Ngược lại, nếu chồng bỏ vợ thì mức phạt nặng hơn, mức phạt được tính bằng một con lợn hoặc một con bò trên một ngày. Hai trường hợp trên nếu không thanh toán được cho nhau, thì làng lại bắt họ “ bắt nhau lại”. lại có làng quy định người chồng được chia tài sản dưới sự quyết định của vợ. nếu chồng lười biếng, rượu chè bê tha, thì gia đình bên vợ sẽ trả chồng về gia đình mà không cho bất cứ một thứ gì. về vấn đề con nuôi thì người ra glai thường nhận con cháu trong dòng họ hoặc xin trẻ em đang bị bỏ rơi về nuôi dưỡng, chăm sóc. mặc dù luật hôn nhân và gia đình đã quy định, phải làm thủ tục đầy đủ trước khi nhận con nuôi, nhưng hầu như các gia đình ít tuân thủ. Trong ứng xử, người ra glai không phân biệt giữa con nuôi và con đẻ. đồng bào đề cao nguyên tắc bình đẳng trong giáo dục con cái. Văn hoá nghệ thuật: người ra glai có những trường ca, truyện thần thoại, truyện cổ tích mang giá trị lịch sử, nghệ thuật và có tính giáo dục sâu sắc. hình thức hát đối đáp khá phổ biến trong sinh hoạt văn nghệ. nhạc cụ của người ra glai gồm nhiều loại, ngoài chiêng, cồng còn có đàn bầu, kèn môi, đàn ống tre… người ra glai còn có các nghi liên quan đến đất đai, nương rẫy như: lễ cúng rẫy, lễ phát rẫy, lễ đốt rẫy, dọn rẫy mới (du canh) và những nghi lễ theo chu kỳ cây lúa như: lễ tỉa hạt, lễ cúng lúa chữa, lễ cúng lúa chín, lễ hội ăn lúa mới, lễ hội ăn đầu lúa. Đáng chú ý là lễ hội ăn lúa mới và lễ hội ăn đầu lúa, nhưng lễ hội ăn đầu lúa không được tổ chức định kỳ hàng năm, mà ba hay bảy năm mới làm một lần. hàng năm sau mùa thu hoạch cả làng hội tụ thịt trâu, bò, lợn để cúng Giàng và ăn mừng lúa mới và đây được xem là lễ tết của người ra glai. một nghi lễ rất quan trọng và không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người ra glai đó chính là lễ cầu mưa. Nhà cửa: theo tiến sĩ Thành Phần, nhà nghiên cứu văn hoá dân tộc, giảng viên trương đại học khoa học xã hội và nhân văn tp. hồ chí minh: nhà sàn truyền thống của dân tộc Ra Glai ninh thuận không chỉ thể hiện sự giao thoa văn hoá của các dân tộc anh em trong nhóm ngôn ngữ hệ nam đảo, mà còn thể hiện nét đặc trưng về bản sắc văn hoá của dân tộc ra glai, đó là văn hoá gia đình, văn hoá gia tộc và rộng hơn nữa đó là văn hoá cộng đồng. Nhà sàn của người ra glai, từ nền đất đến nhà sàn không cao quá 1m. nguyên liệu chủ yếu là tre, nứa, gỗ, lá rừng. nhà sàn dù lớn hay nhỏ không thể thiếu cột cái dựng ở giữa nhà, xuyên từ mái qua sàn xuống đất. mọi nghi lễ tín ngưỡng của gia tộc đều diễn ra xung quanh cột chính giữa nhà. Trong nhà sàn truyền thống đều có bếp lửa, đây được coi là nơi thiêng của người ra glai, hình mái nhà có dáng dấp của một chiếc thuyền úp xuống. Ngày nay, văn hoá cổ truyền của người ra glai đã mất mát nhiều và chịu ảnh hưởng nặng của văn hoá người việt, người chăm, nhất là hình thức thể hiện về trang phục, công cụ lao động, nghệ thuật dân gian, văn hoá ẩm thực.. tuy nhiên, cộng đồng người ra glai cũng xây dựng riêng cho mình, một không gian văn hoá đậm nét riêng biệt với những nghi thức và tập tục đặc trưng, phần nào phác hoạ được đời sống tinh thần của cư dân nơi đây. 5. dân tộc churu churu là một dân tộc ít người ở lâm đồng với 12.993 người (1997) và một số ít ở tỉnh ninh thuận, bình thuận ngoài ra còn có tên gọi khác là chơru, kru, thượng. ngôn ngữ: tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ malayô – polinesia, gần với tiếng chăm. một b65 phận người churu sống gần với người cơ ho nên nói tiếng cơ ho (thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer). Kinh tế: người churu sống định cư, định canh trên cơ sở truyền thống nông nghiệp từ lâu đời. nghề trồng trọt chiếm vị trí hang đầu trong đời sống kinh tế và lùa nước là cây lương thực chủ yếu. việc làm thuỷ lơi, đê, đập được chú trọng. chăn nuôi gia súc, gia cầm, săn bắt, hái lượm và đánh cá là hoạt động thường xuyên. nghề thủ công gia đình phổ biến có đan, lát, gốm thô. chiếc gùi nan cõng trên lưng vẫn là phương tiện vận chuyển được sử dụng thường xuyên cho mọi người. Tổ chức cộng đồng: làng churu thường là một đơn vị cư trú láng giềng, một làng bao gồm nhiều dòng họ hoặc gồm cả những người khác tộc cùng cư trú. chủ làng là do tất cả các thành viên trong làng lựa chọn trong số những người đàn ông cao tuổi nhất (các tha plơi), còn các thầy cúng, người phụ trách công việc thuỷ lợi và hai người giúp việc, hai bà đỡ gọi là “mọ boại” hay “ mọ lo”. tất cả những người đó có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế và đời sống tín ngưỡng của cộng đồng. họ hợp thành tổ chức tự quản, một tổ chức chính trị - xã hội cao nhất mà người churu đã đạt đến. làng hầu như là một đơn vị kinh tế tự túc, tự cấp tương đối độc lập. dưới làng là những cộng đồng huyết thống như: dòng họ, gia đình lớn và gia đình nhỏ. Hôn nhân gia đình: trong gia đình lớn của người churu còn mang nhiều tàn dư mẫu hệ, với vai trò được tôn vinh là người phụ nữ, người kế thừa của gia đình dòng họ mẹ. nếu nhìn vào bộ máy tự quản ở các làng thì ta thấy, người đàn ông đang đứng mũi chịu sào trong mọi lĩnh vực, để cho văn hoá được vận hành theo định hướng của ông bà xưa. thực ra, họ hành động theo ý chí của người vợ, người chủ nhân ngôi nhà mà họ đang cư ngụ theo tục cưới chồng. xã hội đã có sự phân hoá giàu nghèo, nhưng không có sự xung đột giữa hai tầng lớp ấy trong làng. người phụ nữ chủ động trong quan hệ lúa đôi. việc “hỏi chồng” và “cưới chồng” được thực hiện qua những thông tin ở việc trao tặng chàng trai chiếc nhẫn và chuỗi hạt cườm. sau lễ cưới
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net