logo

Nghiệp vụ Bảo lãnh Ngân hàng

Tín dụng bằng chữ ký là hình thức ngân hàng đứng ra cam kết với các chủ nợ trong khuôn khổ một hợp đồng bảo lãnh là sẽ thi hành nghĩa vụ mà một người khác là người mắc nợ chính không thực hiện được hợp đồng tín dụng. Bảo lãnh là một hình thức của loại tín dụng bằng chữ ký được áp dụng phổ biến hiện nay. Vậy bảo lãnh là gì? Có mấy loại bảo lãnh? Mỗi loại bảo lánh được áp dụng với đối tượng nào?......
Nghiệp vụ Bảo lãnh Ngân hàng Nghiệp vụ Bảo lãnh Ngân hàng Tín dụng bằng chữ ký là hình thức ngân hàng đứng ra cam k ết v ới các chủ nợ trong khuôn khổ một hợp đồng bảo lãnh là sẽ thi hành nghĩa vụ mà một người khác là người mắc nợ chính không thực hiện được h ợp đ ồng tín dụng. Bảo lãnh là một hình thức của loại tín dụng bằng ch ữ ký được áp dụng phổ biến hiện nay. Vậy bảo lãnh là gì? Có mấy loại b ảo lãnh? M ỗi loại bảo lánh được áp dụng với đối tượng nào?... Sau đây nhóm 8 – KTG xin trình bày một số vấn đề cơ bản v ề b ảo lãnh. Do thời gian và sự hiểu biết còn hạn chế, nên bài thảo luận v ẫn còn một số hạn chế. Rất mong được sự đóng góp của thầy cô và các b ạn đ ể bài thảo luận được hoàn thiện hơn! Nhóm 8 – KTG xin chân thành cảm ơn! 1. Khái niệm, chức năng của bảo lãnh NH. 1.1. Khái niệm : Theo quyết định của Thống đốc NHNNVN số 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26 tháng 6 năm 2006 về việc ban hành quy chế bảo lãnh ngân hàng. Bảo lãnh ngân hàng: là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay. Như vậy một giao dịch bảo lãnh ngân hàng bao giờ cũng có ít nhất 3 bên liên qua: Ngân hàng bảo lãnh, bên được bảo lãnh và bên nh ận b ảo lãnh. Ngoài ra còn có các bên khác như bên bảo lãnh đối ứng, bên xác nhận bảo 1 Nghiệp vụ Bảo lãnh Ngân hàng lãnh, và các bên khác (nếu có). Quan hệ giữa các bên đ ược quy đ ịnh b ởi các hợp đồng khác nhau, độc lập với nhau. - Bên bảo lãnh: là tổ chức tín dụng thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh. - Bên được bảo lãnh là khách hàng của tổ chức tín dụng bảo lãnh. - Bên nhận bảo lãnh: là các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có quyền thụ hưởng bảo lãnh của tổ chức tín dụng. 1.2. Chức năng của bảo lãnh NH. 1.2.1. Bảo lãnh là công cụ có bảo đảm. Chức năng quan trọng nhất của bảo lãnh là cung cấp m ột s ự bảo đảm cho người thụ hưởng. Mục tiêu của bảo lãnh là cung cấp cho người thụ hưởng một khoản bồi thường tài chính cho những thiệt h ại do hành vi, vi phạm hợp đồng của người được bảo lãnh gây ra. Do vậy, bảo lãnh chỉ được dung cho mục đích bảo đảm an toàn cho người th ụ h ưởng khi có một biến cố vi phạm hợp đồng của người được bảo lãnh. 1.2.2. Bảo lãnh là công cụ tài trợ. Không chỉ là công cụ bảo đảm đối với người thụ hưởng, bảo lãnh còn là công cụ tài trợ thực sự về mặt tài chính cho người được bảo lãnh. Vì v ậy mặc dù không trực tiếp cấp vốn nhưng với việc phát hành b ảo lãnh ngân hàng của họ được hưởng những thuận lợi về ngân quỹ như được cho vay thực sự. 1.2.3 Bảo lãnh là công cụ đôn đốc hoàn thành hợp đồng. Người thụ hưởng có quyền yêu cầu thanh toán bảo lãnh khi người được bảo lãnh vi phạm hợp đồng. Như vậy bảo lãnh có vai trò đ ốc thúc người được bảo lãnh hoàn tất hợp đồng đã ký kết. bảo lãnh th ực hi ện h ợp đồng mang ý nghĩa đốc thúc thực hiện hợp đồng nhiều hơn là bồi thường. Trong ba công dụng trên , công dụng thứ nhất và công dụng th ứ ba có mối liên hệ chặt chẽ. Bởi lẽ người được bảo lãnh luôn luôn có sự thục ép 2 Nghiệp vụ Bảo lãnh Ngân hàng thực hiện đúng hợp đồng nên điều này cang làm tăng thêm tính bảo đảm cho người thụ hưởng. 2. Phân loại 2.1 Theo mục đích của bảo lãnh a. Bảo lãnh dự thầu. Bảo lãnh dự thầu là cam kết của ngân hàng với bên mời th ầu b ảo đảm nghĩa vụ tham gia dự thầu của khách hàng. Trong trường hợp khách hàng bị phạt do vi phạm quy định dự thầu mà không nộp hoặc nộp không đủ tiền phạt cho bên mời thầu thì ngân hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ đã cam kết. Thực chất mục đích của bảo lãnh dự thầu là bảo đảm vi ệc ng ười dự thầu không rút lui, không ký hợp đồng hoặc thay đổi ý định trước khi ch ủ thầu công bố kết quả đấu thầu và bên dự thầu sẽ chấp nh ận ký k ết h ợp đồng nếu được thông báo thắng thầu. Nếu người trúng thầu không ký hợp đồng thì bên đứng ra bảo lãnh sẽ bồi hoàn mọi chi phí đấu th ầu, thi ệt h ại cho người thụ hưởng. Các loại bảo lãnh dự thầu: + Bảo lãnh dự thầu xây lắp + Bảo lãnh dự thầu cung ứng máy móc thiết bị hàng hóa. - Số tiền và thời hạn bảo lãnh được ghi trong hợp đồng kh ớp đúng với đề nghị của bên được bảo lãnh có tránh nhiệm về việc đề nghị số tiền và thời hạn bảo lãnh. - Giá trị bảo lãnh dự thầu bằng từ 1% đến 3% giá dự th ầu. Bên mời thầu có thể quy định mức bảo lãnh thống nhất để bảo đảm bí m ật v ề mức 3 Nghiệp vụ Bảo lãnh Ngân hàng giá dự thầu cho các nhà thầu. Bên mời th ầu quy đ ịnh hình th ức và đi ều ki ện bảo lãnh dự thầu. Bảo lãnh dự thầu sẽ được trả lại cho nh ững nhà th ầu không trúng thầu trong thời gian không quá 30 ngày, k ể t ừ ngày công b ố k ết quả đấu thầu. Sơ đồ bảo lãnh dự thầu Sơ đồ bảo lãnh Error: Reference source not found NGÂN HÀNG BẢO LÃNH (3) (2) BÊN DỰ THẦU BÊN CHỦ THẦU (1) (1) Bên tham gia dự thầu nộp hồ sơ dự thầu. (2) Hợp đồng bảo lãnh dự thầu giữa bên dự thầu và ngân hàng (3) Ngân hàng bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh với ch ủ th ầu n ếu bên tham gia dự thầu không thực hiện đủ nghĩa vụ tham gia dự thầu của bên dự thầu. b. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là cam kết của ngân hàng về việc thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ với bên nhận bảo lãnh theo h ợp đ ồng đã ký 4 Nghiệp vụ Bảo lãnh Ngân hàng kết. Trong trường hợp bên nhận bảo lãnh theo hợp đồng không th ực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng, ngân hàng b ảo lãnh s ẽ tr ả thành trong phạm vi số tiền và thời hạn bảo lãnh - Số tiền và thời hạn bảo lãnh của ngân hàng là số tiền và thời h ạn ghi trong thư bảo lãnh, khớp đúng với đề nghị của bên được bảo lãnh, phù hợp với hợp đồng thực hiện nhưng không trái với quy định chung. - Giá trị bảo lãnh thực hiện hợp đồng không quá 10% giá tr ị h ợp đ ồng tùy theo loại hình và quy mô của h ợp đồng. Trong trường h ợp đ ặc bi ệt, c ần yêu cầu mức bảo lãnh thực hiện hợp đồng cao hơn ph ải được ng ười có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền chấp thuận. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng có hiệu lực cho đến khi chuyển sang thực hiện nghĩa v ụ b ảo hành hoặc bảo trì. Các loại bảo lãnh thực hiện hợp đồng: + Bảo lãnh thực hiện hợp đồng xây lắp + Bảo lãnh thực hiện hợp đồng cung ứng máy móc, thiết bị, hàng hóa. Đây là loại bảo lãnh được dùng phổ biến nhất và có thể không ph ải yêu cầu một loại bảo lãnh nào khác ngoài nó trong quá trình mua bán hàng hóa hoặc dự thầu xây dựng Sơ đồ và qui trình thực hiện tương tự như bảo lãnh dự thầu. c. Bảo lãnh thanh toán Bảo lãnh thanh toán là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đ ủ nghĩa vụ thanh toán của mình khi đến hạn. - Bảo lãnh thanh toán được sử dụng trong các hợp đồng mua bán thiết bị hàng hoá trả chậm. Quan hệ giữa ng ười bán và người mua thực chất là 5 Nghiệp vụ Bảo lãnh Ngân hàng quan hệ tín dụng thương mại, theo đó người mua chấp nhận trả tiền hàng hoá theo kỳ hạn nợ cụ thể. - Bảo lãnh thanh toán nhằm mục đích tránh tổn thất cho người thụ hưởng. Trong trường hợp người mua không thanh toán hoặc thanh toán không đủ số tiền theo hợp đồng thì ngân hàng bảo lãnh ch ịu trách nhi ệm tr ả thay cho người mua như đã cam kết. Sơ đồ bảo lãnh thanh toán Error: Reference source not found NGÂN HÀNG PHÁT HÀNH (3) (2) NGƯỜI ĐƯỢC BẢO LÃNH NGƯỜI THỤ HƯỞNG BẢO LÃNH (1) (1) Hợp đồng mua bán hàng hóa của bên nhận bảo lãnh và bên đ ược bảo lãnh (thường là hợp đồng trả chậm) (2) Hợp đồng bảo lãnh của bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh. (3) Bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thanh toán nếu bên được b ảo lãnh không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn. d. Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm theo hợp đồng (bảo lãnh bảo hành) 6 Nghiệp vụ Bảo lãnh Ngân hàng Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm: là cam kết của của t ổ ch ức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, bảo đảm việc khách hàng thực hiện đúng các thoả thuận về chất lượng của sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm chất lượng sản phẩm và phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh mà không th ực hiện hoặc th ực hiện không đầy đủ thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay. - Loại bảo lãnh được sử dụng như trong lĩnh vực xây lắp để bảo hành cho các công trình hoặc các hợp đồng nhận thiết bị toàn b ộ đ ể b ảo hành chất lượng máy móc thiết bị. - Ngân hàng phát hành cho bên nhận bảo lãnh bảo đảm khách hàng thực hiện đúng các khoản thoả thuận về chất lượng của sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. - Trong trường hợp khách hàng bị phạt do không thực hiện đúng các thoả thuận trong hợp đồng về chất lư ợng sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh mà không nộp hoặc nộp không đ ầy đ ủ ti ền ph ạt cho bên nhận bảo lãnh, tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết. Các loại bảo lãnh bảo hành: + Bảo lãnh đảm bảo chất lượng công trình + Bảo lãnh đảm bảo chất lượng máy móc thiết bị Sơ đồ bảo lãnh tương tự như đối với bảo lãnh thực hiện hợp đồng. e. Bảo lãnh hoàn lại thanh toán Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước: là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Tr ường h ợp khách hàng vi phạm hợp đồng và phải hoàn trả tiền ứng trước mà không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay. 7 Nghiệp vụ Bảo lãnh Ngân hàng - Bảo lãnh hoàn thanh toán thường được áp dụng trong phần lớn hợp đồng thương mại. Trong trường hợp người mua trả tiền trước cho người bán, để đảm bảo rằng sẽ được hoàn trả tiền đặt cọc, người mua sẽ yêu cầu người bán thư bảo lãnh cam kết hoàn trả tiền đặt cọc của ngân hàng. - Số tiền hoàn trả có thể được cộng thêm lãi nếu trong bảo lãnh qui định. Số tiền đặt cọc sẽ được bảo lãnh 100% và tương ứng với 10% đến 20% giá trị hợp đồng. Tiền bảo lãnh sẽ được giảm dần theo các chuy ến hàng hay tiến độ thực hiện công trình, tương ứng với điều này đó là tránh nhiệm bảo lãnh của ngân hàng cũng giảm xuống. Các loại bảo lãnh tiền ứng trước: + Bảo lãnh tiền ứng trước thi công công trình + Bảo lãnh tiền ứng trước sản xuất máy móc thiết bị Sơ đồ bảo lãnh.Error: Reference source not found NGÂN HÀNG BẢO LÃNH (3) (2) NGƯỜI ĐƯỢC BẢO LÃNH KHÁCH HÀNG (1) (1) khách hàng ứng trước tiền cho doanh nghiệp, yêu cầu doanh nghiệp có thư bảo lãnh hoàn lại thanh toán. (2) Thư bảo lãnh của ngân hàng cho doanh nghiệp. (3) Ngân hàng bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trả khoản tiền ứng trước cho khách hàng nếu doanh nghiệp không thực hiện đủ nghĩa vụ của mình với khách hàng. 8 Nghiệp vụ Bảo lãnh Ngân hàng f. Bảo lãnh đóng thuế doanh nghiệp Là sự cam kết của ngân hàng đối với cơ quan thuế vụ để nhà doanh nghiệp là người mà ngân hàng bảo lãnh được hưởng một kỳ h ạn trong vi ệc nộp thuế doanh nghiệp. - Đây là loại bảo lãnh thường được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp đã đến kỳ nộp thuế mà vì một lý do nào đó ch ưa th ể n ộp đ ược, c ần phải trì hoãn một thời gian. Lúc đó doanh nghiệp có thể đề nghị ngân hàng giúp đỡ bằng cách bảo lãnh cho họ. Sơ đồ bảo lãnh Error: Reference source not found CƠ QUAN THUẾ (3) (2) NGƯỜI ĐƯỢC BẢO LÃNH NGÂN HÀNG BẢO LÃNH (1) (1) Doanh nghiệp làm đơn gửi tới ngân hàng, trong đó trình bày lý do không nộp được thuế, và nêu phương hướng khắc phục. Kèm theo các h ồ sơ khác như: Bảng tổng kết tài sản, báo cáo tài chính… để ngân hàng xem xét. Ngân hàng thẩm định, đánh giá sau đó ra quyết định có bảo lãnh hay không. Nếu chấp nhận bảo lãnh, ngân hàng sẽ ký trên lệnh phiếu cam kết sẽ trả tiền thuế cho cơ quan thuế vụ. 9 Nghiệp vụ Bảo lãnh Ngân hàng (2) Doanh nghiệp mang lệnh phiếu đó tới cơ quan thuế vụ đề gia h ạn nộp thuế. (3) Ngân hàng sẽ thanh toán tiền thuế hộ doanh nghiệp trong trường hợp hết thời gian gia hạn nhưng doanh nghiệp vẫn chưa n ộp ti ền thu ễ. Lúc đó ngân hàng trở thành chủ nợ của doanh nghiệp. g. Bảo lãnh để đóng thuế xuất – nhập khẩu. Là cam kết của của ngân hàng đối với cơ quan thuế vụ để các nhà doanh nghiệp là người mà doanh nghiệp bảo lãnh có thể lấy hàng ra kh ỏi kho cảng để sử dụng hay để xuất khẩu đi. Theo luật định các nhà xuất khẩu hoặc nhập khẩu đều phải đóng thuế trước khi thực hiện việc xuất nhập khẩu hàng hóa. Nhưng vì m ột lý do nào đó mà doanh nghiệp chưa thể nộp thuế, nên không th ể l ấy hàng đi. Nh ư vậy, để lấy được hàng,doanh nghiệp có thể nhờ tới sự bảo lãnh của ngân hàng để gia hạn thời gian nộp thuế. Cách thức tiến hành cũng giống như bảo lãnh đóng thuế doanh nghiệp. h. Bảo lãnh thuế còn đang khiếu nại. Theo luật định về thuế, đến kỳ hạn nộp thuế, đ ối t ượng nộp thu ế phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Những ai đang còn khiếu nại về khoản thuế do cơ quan thuế tính toán và thông báo vẫn phải thực hiện thanh toán với danh nghĩa tạm thời trong khi chờ đợi cuối cùng. Trường h ợp ngoại lệ, người nợ thuế có thể được Nhà nước hoãn trả tiền với điều kiện có bảo lãnh. Trong trường hợp này họ thường đề nghị ngân hàng đứng ra bảo lãnh cho họ. Như vậy, bảo lãnh thuế còn đang khiếu nại là cam kết của ngân hàng với cơ quan thuế vụ để các doanh nghiệp là người mà doanh nghi ệp b ảo lãnh có thể được hoãn trả tiền thuế còn đang khiếu nại. 10 Nghiệp vụ Bảo lãnh Ngân hàng Sau khi xem xét kỹ lưỡng đề nghị của doanh nghiệp, ngân hàng có th ể thực hiện bảo lãnh cho doanh nghiệp. Hình thức tiến hành thường là ngân hàng viết một văn tự bảo lãnh, trong đó nêu rõ người và mục đích b ảo lãnh của ngân hàng, doanh nghiệp sẽ đem nộp tờ bảo lãnh cho cơ quan thu ế. Sau đó, doanh nghiệp sẽ được hoãn nộp thuế cho đến khi có quyết định chính thức về việc nộp thuế của doanh nghiệp đó. Khi có quyết định chính thức về việc nộp thuế của doanh nghiệp mà doanh nghiệp vẫn không nộp đủ thì ngân hàng sẽ phải nộp khoản thuế đó cho cơ quan thuế. i. Bảo lãnh để tạm nhập khẩu hàng hóa. Một số hàng hóa được nhập khẩu để tiếp tục gia công, chế biến trong nước rồi được tái xuất khẩu sang một nước khác. Theo luật định, nh ững hàng hóa đó được miễn thuế xuất nhập khẩu với điều kiện ngân hàng đ ược bảo lãnh. Bảo lãnh để tạm nhập khẩu hàng hóa là cam kết của ngân hàng với cơ quan thuế vụ để các doanh nghiệp tạm nhập khẩu hàng gia công, ch ế biến trong một thời gian mà không phải nộp thuế. Khi đến hết thời gian bảo lãnh (thời gian tạm nhập khẩu hàng hóa) mà số hàng hóa đó không được tái xuất đi thì ngân hàng s ẽ ph ải đ ứng ra n ộp tiền thuế thay. Cách thức tiến hành tương tự như phần bảo lãnh thuế còn đang khiếu nại. j. Bảo lãnh thương phiếu (bảo đoan) Là sự cam kết của ngân hàng với tư cách là người thứ ba, đảm bảo về sự thanh toán của một Thương phiếu.Với sự bảo lãnh đó ngân hàng sẽ trả tiền thay trong trường hợp Thương phiếu không được thanh toán khi đ ến hạn. Sau khi trả tiền xong, ngân hàng trở thành người thụ h ưởng của Thương phiếu đó, và có đầy đủ các quyền lợi của người th ụ hưởng như 11 Nghiệp vụ Bảo lãnh Ngân hàng quyền hưởng số tiền ghi trên Thương phiếu, quyền khởi tố những người ký tên chuyển nhượng trên Thương phiếu. Về hình thức, việc bảo lãnh tiến hành rất đơn giản, ngân hàng bảo lãnh phải ký tên trên bề mặt của Thương phiếu, chỉ cần ký tên không hoặc có thể viết trước chữ ký “nhận bảo lãnh”. Ngoài thông lệ ký bảo lãnh ngay trên Thương phiếu, còn có thể thực hiện bảo lãnh bằng cách lập một văn tự bảo lãnh riêng có ghi rõ các chi ti ết có liên quan đến Thương phiếu như: ngày đến hạn, số tiền, họ tên người chủ tạo, người thụ tạo. 2.2 Phân theo phương thức phát hành bảo lãnh a. Bảo lãnh trực tiếp Đây là loại hình bảo lãnh đơn giản nhất, được thực hiện dựa trên mối quan hệ giữa 3 bên trong quan hệ bảo lãnh, trong đó ngân hàng bảo lãnh cam kết thanh toán trực tiếp với ngừơi hưởng thụ không cần phải qua một ngân hàng trung gian nào cả. Sau khi ngân hàng đã bồi thư ờng cho người thụ hưởng bảo lãnh, ngân hàng có thể trực tiếp truy đòi bồi hoàn t ừ ng ười được bảo lãnh Sơ đồ bảo lãnh trực tiếp Error: Reference source not found NGÂN HÀNG PHÁT HÀNH (3) (2) NGƯỜI ĐƯỢC BẢO LÃNH NGƯỜI THỤ HƯỞNG BẢO LÃNH (1) 12 Nghiệp vụ Bảo lãnh Ngân hàng (1) Hợp đồng chính ký kết giữa người được bảo lãnh và người thụ huởng bảo lãnh . (2) Khách hàng yêu cầu phát hành bảo lãnh (3) Ngân hàng phát hành thư bảo lãnh và chuyển trực tiếp cho người thụ hưởng (sau khi xét duyệt và chấp nhận) b. Bảo lãnh gián tiếp Bảo lãnh gián tiếp là loại bảo lãnh trong đó người được bảo lãnh sẽ yêu cầu ngân hàng thứ nhất (gọi là ngân hàng ch ỉ thị) đề ngh ị ngân hàng th ứ 2 (ngân hàng phát hành) đưa ra cam kết bảo lãnh chuyển cho người thụ hư- ởng. Trong loại bảo lãnh này, người được bảo lãnh không trực tiếp bồi hoàn cho ngân hàng phát hành bảo lãnh mà chính ngân hàng ch ỉ thị sé ch ịu trách nhiệm bồi hoàn cho ngân hàng phát hành, thông qua một cam kết gọi là đối ứng do chính ngân hàng này đưa ra. Bảo lãnh đối ứng cũng có nội dung và điều khoản quy định như trong bảo lãnh chính. Sau khi đã bồi hoàn cho ngân hàng phát hành bảo lãnh chính, đến lượt mình ngân hàng chỉ thị lại có thể truy đổi từ người được bảo lãnh. Như vậy, trong bảo lãnh gián tiếp có ít nhất 4 thành ph ần tham gia là: Ngân hàng phát hành bảo lãnh, ngân hàng chỉ thị, người được bảo lãnh và người hưởng thụ bảo lãnh. Bảo lãnh gián tiếp được sử dụng chủ yếu trong trường hợp người thụ hưỏng là người nước ngoài và ngân hàng phát hành ở ngay tại quốc gia của người thụ hưởng. Do vậy, quyền lợi của ng ười thụ hưởng được bảo vệ chắc hơn. Sơ đồ bảo lãnh gián tiếp 13 Nghiệp vụ Bảo lãnh Ngân hàng NGÂN HÀNG PHÁT HÀNH (3) NGÂN HÀNG CHỈ THỊ Error: Reference source not found (NGÂN HÀNG THỨ HAI) (NGÂN HÀNG THỨ NHẤT) (4) (2) NGƯỜI THỤ HƯỞNG (1) NGƯỜI ĐƯỢC BẢO LÃNH BẢO LÃNH (1) Hợp đồng gốc (2) Khách hàng yêu cầu ngân hàng phục vụ mình ra chỉ thị cho ngân hàng chính phát hành bảo lãnh. (3) Ngân hàng thứ nhất chỉ thị cho ngân hàng thứ 2 phát hành bảo lãnh, đồng thời cam kết bồi hoàn bảo lãnh đối ứng. (4) Ngân hàng thứ 2 phát hành bảo lãnh: có thể chuy ển trực ti ếp cho người thụ hưởng 2.3.Phân loại theo đối tượng bảo lãnh. a. Bảo lãnh trong nước Là loại bảo lãnh mà người yêu cầu bảo lãnh, người được bảo lãnh và ngân hàng bảo lãnh ở trong phạm vi 1 quốc gia. Các hình thức áp dụng cho loại bảo lãnh này là: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đ ồng, b ảo lãnh tiền ứng trước…..được thực hiện thông qua ngân hàng phát hành thư bảo lãnh. b. Bảo lãnh ngoài nước Là loại hình bảo lãnh mà trong đó chỉ có một bên ở trong nước, còn bên kia ở nước ngoài. Loại hình này thường sử dụng 1 trong các hình thức bảo lãnh sau: + Mở thư tín dụng mua hàng trả chậm + Ký bảo lãnh trên hối phiếu nhận nợ với nước ngoài 14 Nghiệp vụ Bảo lãnh Ngân hàng +Phát hành thư bảo lãnh +Lập giấy chứng nhận kỳ hạn nợ 2.4. Phân loại theo hình thức sử dụng a. Bảo lãnh vô điều kiện (Bảo lãnh theo yêu cầu) Bảo lãnh vô điều kiện là loại bảo lãnh mà trong đó việc thanh toán sẽ đ - ược thực hiện ngay sau khi ngân hàng nhận được yêu cầu đầu tiên của ng- ười thụ hưởng mà không cần bất cứ môt chứng từ hay một tờ giấy nào kèm theo. Ngân hàng xem đó như một lệnh thanh toán không thể từ chối. Điều đó thể hiện loại bảo lãnh này có tính độc lập rất cao. Nó đư ợc sử dụng khá phổ biến vì nó có lợi cho ng ười thụ hưởng bảo lãnh. Tuy nhiên, lại có như- ợc điểm là mang tính chủ quan trong việc đòi bồi th ường, do đó có thể xảy ra lừa đảo, gian lận nếu người thụ hưởng không trung thực. Vì vậy, khi sử dụng loại bảo lãnh này các bên đối tác phải có độ tin cậy cao. b. Bảo lãnh có điều kiện Bảo lãnh có điều kiện là loại bảo lãnh mà khi ng ười thụ hưởng muốn được trả tiền phải xuất trình chứng từ hoặc giâý tờ chứng minh s ự vi ph ạm nghĩa vụ trong hợp đồng đối tác. Loại bảo lãnh này có nh ược điểm là người thụ hưởng sẽ phải chịu sự chậm trễ trong thanh toán bồi th ường, và nó còn có thể gây ra tranh chấp giữa các đối tác. Với các điều kiện về chứng từ như thế thì đấy là một loại bảo lãnh kém linh hoạt nên ít đ ược sử dụng trong các dịch vụ của ngân hàng thương mại. *Như vậy, với những ý nghĩa của nghiệp vụ bảo lãnh cũng như xu hướng phát triển chung của nền kinh tế thế giới, áp dụng trong điều kiện kinh tế nước ta đang chuyển sang nền kinh tế thị trường, việc ra đời và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng là một tất yếu khách quan. 15 Nghiệp vụ Bảo lãnh Ngân hàng Tuy nhiên, hiện nay do một số chính sách không đồng bộ, nên vi ệc thực hiện bảo lãnh chưa phát huy hết tác dụng của nó, vẫn còn tồn t ại m ột số hạn chế. Điều này, đòi hỏi các nhà làm chính sách cần nghiên c ứu k ịp thời, để sớm trình cấp thẩm quyền ban hành một số chính sách đồng bộ, chặt chẽ, phù hợp với nhu cầu phát triển hiện nay. 16
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net