logo

Nghị định số 140/2006/NĐ-CP

Nghị định số 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển. Căn cứ vào Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 80/2006/NĐ-CP và Nghị định số 81/2006/NĐ-CP Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 140/2006/NĐ-CP Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2006 NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRONG CÁC KHÂU LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CHIẾN LƢỢC, QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH, CHƢƠNG TRÌNH VÀ DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005; Căn cứ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Căn cứ Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, NGHỊ ĐỊNH Chƣơng 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh 1. Nghị định này quy định việc bảo vệ môi trƣờng trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, chƣơng trình và dự án phát triển. 2. Các loại chiến lƣợc phát triển đƣợc điều chỉnh trong Nghị định này bao gồm: chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, vùng; chiến lƣợc phát triển ngành, lĩnh vực trên quy mô cả nƣớc. 3. Các loại quy hoạch phát triển đƣợc điều chỉnh trong Nghị định này bao gồm: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng (bao gồm cả các lãnh thổ đặc biệt, vùng kinh tế trọng điểm), tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực trên quy mô cả nƣớc. 4. Các loại kế hoạch phát triển đƣợc điều chỉnh trong Nghị định này bao gồm: kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng; kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực trên quy mô cả nƣớc. 5. Các chƣơng trình phát triển đƣợc điều chỉnh trong Nghị định này là các chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội. 6. Các loại dự án phát triển đƣợc điều chỉnh trong Nghị định này bao gồm các dự án đầu tƣ trong nƣớc và các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài, cụ thể nhƣ sau: a) Dự án công trình quan trọng quốc gia; b) Dự án có sử dụng một phần diện tích đất hoặc có ảnh hƣởng xấu đến khu bảo tồn thiên nhiên, vƣờn quốc gia, các khu di tích lịch sử - văn hoá, di sản tự nhiên, danh lam thắng cảnh đã đƣợc xếp hạng; c) Dự án có nguy cơ ảnh hƣởng xấu đến nguồn nƣớc lƣu vực sông, vùng ven biển, vùng có hệ sinh thái đƣợc bảo vệ; d) Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, cụm công nghiệp, cụm làng nghề; đ) Dự án xây dựng mới đô thị, khu dân cƣ tập trung; e) Dự án khai thác, sử dụng nƣớc dƣới đất, tài nguyên thiên nhiên quy mô lớn; g) Dự án khác có tiềm ẩn nguy cơ gây tác động xấu đối với môi trƣờng. Danh mục các dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng theo quy định tại Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trƣờng. Điều 2. Đối tƣợng áp dụng Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài cƣ trú trên lãnh thổ nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có các hoạt động liên quan đến việc lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, chƣơng trình và dự án phát triển. Trƣờng hợp điều ƣớc quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng theo điều ƣớc quốc tế đó. Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Nghị định này, các từ ngữ dƣới đây đƣợc hiểu nhƣ sau: 1. Chiến lược phát triển là hệ thống các chủ trƣơng phát triển kinh tế - xã hội quốc gia ở tầm tổng thể, toàn cục, cơ bản và dài hạn; phản ánh hệ thống quan điểm, mục tiêu phát triển cơ bản, phƣơng thức và các giải pháp lớn về phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ dài hạn của đất nƣớc. 2. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ là luận chứng phát triển kinh tế - xã hội và tổ chức không gian các hoạt động kinh tế - xã hội hợp lý trên vùng, lãnh thổ nhất định trong một thời gian xác định. 3. Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực là luận chứng lựa chọn phƣơng án phát triển và phân bố ngành, lĩnh vực hợp lý trong thời kỳ dài hạn trên phạm vi cả nƣớc và trên các vùng, lãnh thổ. 4. Vùng kinh tế trọng điểm là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia gồm một số tỉnh, thành phố hội tụ đƣợc các điều kiện và yếu tố phát triển thuận lợi, có tiềm lực kinh tế lớn, giữ vai trò động lực, đầu tàu lôi kéo sự phát triển chung của cả nƣớc. 5. Kế hoạch phát triển là việc xác định một cách có hệ thống những hoạt động nhằm phát triển kinh tế - xã hội theo những mục tiêu, chỉ tiêu trong một thời gian nhất định. Kế hoạch bao gồm những chỉ tiêu, biện pháp, cơ chế và chính sách nhằm thực hiện những mục tiêu đã đƣợc đặt ra trong kỳ kế hoạch. 6. Chương trình phát triển là tập hợp các đối tƣợng đầu tƣ đƣợc thực hiện theo một kế hoạch cụ thể nhằm đạt đƣợc mục tiêu nào đó. Chƣơng trình phát triển bao gồm một số dự án có quan hệ mật thiết với nhau về phƣơng diện triển khai thực hiện, khai thác, sử dụng để đạt đƣợc mục tiêu chung của chƣơng trình. 7. Dự án phát triển là tập hợp các đối tƣợng đƣợc đầu tƣ bằng nhiều nguồn lực để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định, làm biến đổi từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp nhằm đạt đƣợc sự tăng trƣởng về số lƣợng hoặc nâng cao chất lƣợng của đối tƣợng đƣợc đầu tƣ trong khoảng thời gian xác định. Điều 4. Nguyên tắc chung Việc bảo vệ môi trƣờng nhất thiết phải đƣợc coi trọng, xem xét, cân nhắc ngay từ khi hình thành ý tƣởng, định hƣớng phát triển và quán triệt xuyên suốt quá trình lập, thẩm định, phê duyệt, tổ chức thực hiện các chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, chƣơng trình và dự án nhằm bảo đảm phát triển bền vững đất nƣớc cả về kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Không vì lợi ích trƣớc mắt mà để lại những hậu quả nghiêm trọng, lâu dài về môi trƣờng. Điều 5. Trách nhiệm thực hiện 1. Bảo vệ môi trƣờng là nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến việc lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, chƣơng trình và dự án phát triển trên lãnh thổ Việt Nam. 2. Đơn vị chủ quản, chủ đầu tƣ, cơ quan quyết định phê duyệt chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, chƣơng trình, dự án phát triển phải có những giải pháp cụ thể để ngăn ngừa, hạn chế và khắc phục những sự cố môi trƣờng trong quá trình thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, chƣơng trình và dự án phát triển. 3. Toàn xã hội có quyền lợi và nghĩa vụ trong việc tham gia, đóng góp ý kiến, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các quy định bảo vệ môi trƣờng đối với các chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, chƣơng trình và dự án phát triển. Chƣơng 2: QUY ĐỊNH VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRONG CÁC KHÂU LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHIẾN LƢỢC, QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH, CHƢƠNG TRÌNH VÀ DỰ ÁN PHÁT TRIỂN Điều 6. Giai đoạn lập chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, chƣơng trình và dự án phát triển 1. Đối với các chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển a) Các chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển đƣợc lập phải bảo đảm hài hòa các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trƣờng; định hƣớng mục tiêu phát triển và mục tiêu bảo vệ môi trƣờng phải tuân thủ theo tiêu chí phát triển bền vững. b) Khi lập chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển phải có nội dung đánh giá, dự báo những tác động đối với môi trƣờng, các chỉ tiêu, biện pháp bảo vệ môi trƣờng. Trong các kế hoạch phát triển phải có chỉ tiêu đầu tƣ cho việc tăng cƣờng năng lực về tổ chức quản lý, giám sát môi trƣờng, ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm, cải tạo và bảo vệ môi trƣờng. Các chỉ tiêu môi trƣờng phải là một bộ phận cấu thành của hệ thống các chỉ tiêu kế hoạch ở các cấp và đƣợc xây dựng đồng thời với các chỉ tiêu về kinh tế - xã hội trong kế hoạch phát triển của ngành, lĩnh vực và địa phƣơng. c) Cơ quan đƣợc giao nhiệm vụ xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc và phải lập đồng thời với quá trình lập chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch. d) Nội dung của báo cáo đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc đƣợc thực hiện theo quy định tại Điều 16 của Luật Bảo vệ môi trƣờng. đ) Khi nghiên cứu lập các chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển, phải lấy ý kiến rộng rãi của các Bộ, ngành, địa phƣơng, các nhà khoa học và chuyên gia có liên quan. Riêng đối với quy hoạch đô thị và nông thôn, khi nghiên cứu để lập phải công bố công khai và trƣng cầu ý kiến của nhân dân và Hội đồng nhân dân sống trong vùng quy hoạch. 2. Đối với các chƣơng trình, dự án phát triển a) Các tác động đối với môi trƣờng phải đƣợc xem xét ngay từ giai đoạn nghiên cứu lập chƣơng trình, dự án phát triển. b) Chủ đầu tƣ các chƣơng trình, dự án phát triển quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 1 của Nghị định này có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng đồng thời với quá trình lập chƣơng trình hay lập báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án để trình cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền phê duyệt. c) Nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng thực hiện theo quy định tại Điều 20 của Luật Bảo vệ môi trƣờng. d) Chủ đầu tƣ các chƣơng trình, dự án phát triển tự mình hoặc thuê tổ chức dịch vụ tƣ vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng và phải chịu trách nhiệm về các số liệu và nội dung nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng. đ) Trƣờng hợp có thay đổi về quy mô, nội dung, thời gian triển khai thực hiện, hoàn thành chƣơng trình, dự án thì chủ đầu tƣ có trách nhiệm giải trình với cơ quan phê duyệt và phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng bổ sung khi có yêu cầu của cấp có thẩm quyền. e) Quy định về bảo vệ môi trƣờng trong giai đoạn lập chƣơng trình áp dụng đối với toàn bộ chƣơng trình và từng dự án thuộc chƣơng trình. Điều 7. Giai đoạn thẩm định và phê duyệt chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, chƣơng trình và dự án phát triển 1. Đối với chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển a) Nội dung thẩm định các chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển phải bao gồm cả nội dung về bảo vệ môi trƣờng. b) Hồ sơ thẩm định chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, ngoài các văn bản theo quy định, còn phải bao gồm kết quả thẩm định cáo cáo đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc của cấp có thẩm quyền. c) Việc thẩm định báo cáo đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc thực hiện theo quy định tại Điều 17 của Luật Bảo vệ môi trƣờng. Cơ quan có thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc có trách nhiệm báo cáo kết quả thẩm định với thủ trƣởng cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch để làm căn cứ phê duyệt chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch. d) Thẩm quyền tổ chức thẩm định chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Trong quá trình thẩm định, cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền mời các Bộ, ngành, địa phƣơng, các tổ chức tƣ vấn, nhà khoa học có liên quan tham gia thẩm định trên cơ sở thực hiện hợp đồng với cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định và chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định. Cơ quan tổ chức thẩm định căn cứ vào ý kiến của các Bộ, ngành, địa phƣơng, các tổ chức tham gia thẩm định, có thể yêu cầu cơ quan trình chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch giải trình, bổ sung chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch. đ) Thời gian thẩm định chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển không quá 45 ngày kể từ ngày cơ quan thẩm định nhận đủ hồ sơ hợp lệ, không kể thời gian sửa đổi, bổ sung hồ sơ. e) Thẩm quyền phê duyệt chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành. g) Cấp có thẩm quyền phê duyệt chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch căn cứ vào hồ sơ, tờ trình xin phê duyệt chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, báo cáo thẩm định của cơ quan đƣợc giao tổ chức thẩm định, kết quả thẩm định báo cáo đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc để xem xét, quyết định phê duyệt chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch. Nội dung của quyết định phê duyệt phải bao gồm cả nội dung về bảo vệ môi trƣờng. h) Sau khi chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển đã đƣợc phê duyệt, cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền phải công bố công khai, rộng rãi trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng cho nhân dân biết để kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch. 2. Đối với chƣơng trình, dự án phát triển a) Nội dung thẩm định các chƣơng trình, dự án phát triển phải bao gồm cả nội dung về bảo vệ môi trƣờng. b) Hồ sơ thẩm định chƣơng trình, dự án phát triển, ngoài các văn bản theo quy định, còn phải bao gồm quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng của cấp có thẩm quyền. c) Việc thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng của các chƣơng trình, dự án phát triển thực hiện theo quy định tại Điều 21 và Điều 22 của Luật Bảo vệ môi trƣờng. Cơ quan thành lập hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng có trách nhiệm báo cáo kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng với thủ trƣởng cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chƣơng trình, dự án để làm căn cứ phê duyệt chƣơng trình, dự án. d) Thẩm quyền tổ chức thẩm định chƣơng trình, dự án phát triển thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành. đ) Cấp có thẩm quyền thẩm định chƣơng trình, dự án phát triển sử dụng cơ quan chuyên môn trực thuộc có đủ năng lực để tổ chức thẩm định chƣơng trình, dự án và có thể mời các cơ quan có liên quan tham gia hội đồng thẩm định. Cơ quan tổ chức thẩm định chƣơng trình, dự án phát triển chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về nội dung thẩm định của mình. Thời hạn thẩm định chƣơng trình, dự án phát triển thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành. e) Cấp có thẩm quyền phê duyệt, cấp phép đầu tƣ chƣơng trình, dự án phát triển căn cứ vào báo cáo thẩm định của chƣơng trình, dự án, quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng và các hồ sơ cần thiết khác để xem xét, quyết định phê duyệt chƣơng trình, dự án phát triển. Các chƣơng trình, dự án phát triển quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 1 của Nghị định này chỉ đƣợc phê duyệt, cấp phép đầu tƣ sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng đã đƣợc phê duyệt. Nội dung của quyết định phê duyệt phải bao gồm cả nội dung về bảo vệ môi trƣờng. g) Quy định về bảo vệ môi trƣờng trong giai đoạn thẩm định và phê duyệt chƣơng trình áp dụng đối với toàn bộ chƣơng trình và từng dự án thuộc chƣơng trình. Điều 8. Giai đoạn tổ chức thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, chƣơng trình và dự án phát triển 1. Đối với chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển a) Quá trình triển khai thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển phải tuân thủ đầy đủ các nội dung bảo vệ môi trƣờng nêu trong báo cáo đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc. b) Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, các Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng có trách nhiệm giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định bảo vệ môi trƣờng đối với các chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển. Việc giám sát, thanh tra, kiểm tra thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành. c) Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng có trách nhiệm giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tƣớng Chính phủ giải quyết các khiếu nại, xử lý các kiến nghị của tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo vệ môi trƣờng trong quá trình thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển. d) Định kỳ hàng năm, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng có trách nhiệm lập báo cáo về tình hình kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các quy định bảo vệ môi trƣờng đối với chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển và gửi Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng có trách nhiệm tổng hợp để báo cáo Thủ tƣớng Chính phủ. đ) Nội dung kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các quy định bảo vệ môi trƣờng trong chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển thực hiện theo nội dung của báo cáo đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc. 2. Đối với chƣơng trình, dự án phát triển a) Trong quá trình triển khai thực hiện các chƣơng trình, dự án phát triển, chủ chƣơng trình, dự án có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng theo quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật Bảo vệ môi trƣờng và các văn bản pháp luật có liên quan. b) Cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các nội dung và biện pháp bảo vệ môi trƣờng trong các chƣơng trình, dự án phát triển; tiếp nhận và xử lý theo thẩm quyền các kiến nghị của cộng đồng dân cƣ về vấn đề môi trƣờng liên quan đến chƣơng trình, dự án đang thực hiện. c) Các chƣơng trình và dự án phát triển phải đƣợc xác nhận về việc thực hiện các yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng. Hồ sơ, thủ tục, nội dung kiểm tra, xác nhận, thực hiện theo quy định hiện hành tại các văn bản pháp luật có liên quan. d) Quy định về bảo vệ môi trƣờng trong giai đoạn tổ chức thực hiện chƣơng trình áp dụng đối với toàn bộ chƣơng trình và từng dự án thuộc chƣơng trình. Chương 3: TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN Điều 9. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ 1. Bảo đảm việc thực hiện các quy định bảo vệ môi trƣờng khi lập chiến lƣợc, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nƣớc, vùng lãnh thổ, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm. 2. Bảo đảm việc thực hiện các quy định bảo vệ môi trƣờng trong việc thẩm định các quy hoạch phát triển ngành, vùng lãnh thổ của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng; quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp, khu chế xuất; các chƣơng trình, dự án phát triển thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ. 3. Phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng trong việc bảo đảm thực hiện các quy định bảo vệ môi trƣờng trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, chƣơng trình và dự án phát triển thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ. 4. Phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định bảo vệ môi trƣờng đối với các chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, chƣơng trình và dự án phát triển thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ. Điều 10. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng 1. Quản lý thống nhất hoạt động thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc, báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng trong phạm vi cả nƣớc; tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc, thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng thuộc thẩm quyền; hƣớng dẫn xây dựng báo cáo đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc. 2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, các Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định bảo vệ môi trƣờng đối với các chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển, các chƣơng trình, dự án phát triển thuộc thẩm quyền phê duyệt của Quốc hội, Chính phủ và Thủ tƣớng Chính phủ; định kỳ hàng năm tổng hợp, báo cáo Thủ tƣớng Chính phủ tình hình giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định bảo vệ môi trƣờng đối với các chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, chƣơng trình và dự án phát triển. 3. Bảo đảm việc thực hiện các quy định bảo vệ môi trƣờng trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền. 4. Bộ trƣởng Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng hƣớng dẫn chế độ giám sát, kiểm tra, thanh tra và quy định chế độ báo cáo kết quả thực hiện các quy định bảo vệ môi trƣờng đối với các chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, chƣơng trình và dự án phát triển. Điều 11. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ 1. Bảo đảm việc thực hiện các quy định bảo vệ môi trƣờng trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, chƣơng trình và dự án phát triển ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền. 2. Giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định bảo vệ môi trƣờng đối với các chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, chƣơng trình và dự án phát triển ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền; định kỳ hàng năm lập báo cáo kết quả thực hiện gửi Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng. Điều 12. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng 1. Bảo đảm việc thực hiện các quy định bảo vệ môi trƣờng trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện các chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, chƣơng trình, dự án phát triển của địa phƣơng thuộc thẩm quyền. 2. Giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quy định về bảo vệ môi trƣờng đối với các chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, chƣơng trình, dự án phát triển của địa phƣơng; định kỳ hàng năm lập báo cáo kết quả thực hiện gửi Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng. Điều 13. Xử lý vi phạm 1. Các cơ quan chức năng, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, chƣơng trình và dự án phát triển, nếu vi phạm các quy định về bảo vệ môi trƣờng của Nghị định này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. 2. Hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trƣờng, hình thức xử phạt, mức phạt, thẩm quyền xử phạt, thủ tục xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả thực hiện theo quy định tại Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng. Chƣơng 4: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 14. Hiệu lực thi hành Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Điều 15. Trách nhiệm hƣớng dẫn và thi hành Bộ trƣởng Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ trƣởng Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hƣớng dẫn và tổ chức thi hành Nghị định này. Các Bộ trƣởng, Thủ trƣởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trƣởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./. Nơi nhận: TM. CHÍNH PHỦ - Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng; THỦ TƢỚNG - Thủ tƣớng, các Phó Thủ tƣớng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Văn phũng Ban Chỉ đạo Trung ƣơng về phũng, chống tham nhũng; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng; Nguyễn Tấn Dũng - Văn phũng Trung ƣơng và các Ban của Đảng; - Văn phũng Chủ tịch nƣớc; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phũng Quốc hội; - Toà ỏn nhõn dõn tối cao; - Viện Kiểm sỏt nhõn dõn tối cao; - Kiểm toán Nhà nƣớc; - Ban Quản lý KKTCKQT Bờ Y; - Cơ quan Trung ƣơng của các đoàn thể; - Học viện Hành chớnh quốc gia; - VPCP: BTCN, cỏc Phú Chủ nhiệm, Website Chính phủ, Ban Điều hành 112, Ngƣời phát ngôn của Thủ tƣớng Chính phủ, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lƣu: Văn thƣ, KG (8b).
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net