logo

Nghệ sĩ Lê Khanh

Nghệ sĩ nhân dân Lê Khanh là một phụ nữ đẹp. Điều ấy thì khỏi phải bàn. Đã từng có dịp Tết, mấy tờ báo trân trọng “treo” ảnh chị lên trang bìa, làm bức tranh Tết, thay cho hoa đào, hay ảnh hoa hậu, ảnh diễn viên thời trang. Lê Khanh là một tài năng sân khấu đặc biệt.
Lê Khanh Page 1 of 4 Lê Khanh Trần Đăng Khoa Nghệ sĩ nhân dân Lê Khanh là một phụ nữ đẹp. Điều ấy thì khỏi phải bàn. Đã từng có dịp Tết, mấy tờ báo trân trọng “treo” ảnh chị lên trang bìa, làm bức tranh Tết, thay cho hoa đào, hay ảnh hoa hậu, ảnh diễn viên thời trang. Lê Khanh là một tài năng sân khấu đặc biệt. Điều ấy thì cũng chẳng có gì phải băn khoăn nữa. Chị đã được Nhà nước trao tặng danh hiệu cao quý nhất dành cho những người hoạt động sân khấu, điện ảnh: Danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân. Những điều ấy thì ai cũng biết. Nhưng còn có một biệt tài nữa của Lê Khanh mà rất ít người biết. Đó là tài văn. Tài sáng tác kịch bản sân khấu. Điều này, tôi biết được cũng rất tình cờ. Cách đây mấy năm, vào một buổi trưa, Lê Khanh điện cho tôi. Vợ chồng chị có nhã ý mời tôi đi uống cà phê, “hay ăn nhẹ một cái gì đó mà bác thích”. Thú thực, tôi rất ngại ngồi ở hàng quán. Vả lại, rượu, thuốc lá, cà phê..., những thứ các văn nghệ sĩ mê đắm thì tôi lại dị ứng. Tôi chẳng dùng được loại nào. Bàn tiệc mà có Trần Đăng Khoa là mất ngon. Ngồi với y, tẻ ngắt như ngồi với cái ụ mối. Rõ thật phí cả rượu! Tôi biết thân biết phận như vậy nên rất ít la cà ở các quán xá, sợ làm hỏng bữa nhậu của bạn bè. Nhưng vốn là một người làm báo, lại hay viết báo vặt, tôi cũng muốn tiếp xúc với Lê Khanh. Đối với tôi, chị vẫn là một vùng bí ẩn mà tôi chưa biết. Chúng tôi ngồi trong một quán cà phê khá tĩnh mịch. Lê Khanh thổ lộ với tôi rằng, chị muốn thể nghiệm đưa chèo lên sân khấu kịch nói. Nghĩa là chị muốn có một vở hài kịch, là kịch nói, nhưng lại diễn theo lối chèo. Tôi cũng nói thẳng với Lê Khanh rằng, chọc cho thiên hạ cười không phải là sở trường của Lê Khanh. Khanh rất hợp với những vai phụ nữ sang trọng, đài các và quý phái. Ví như vai Chiêu Thánh trong vở kịch “Rừng trúc” của Nguyễn Đình Thi, hay gần đây nhất, vai người vợ trong kịch "Bến bờ xa lắc" của Lê Thu Hạnh vừa phát trong chương trình "Sân khấu truyền hình". Lê Khanh thật sự xuất thần. Những vở kịch ấy thành công cũng là nhờ những vai diễn xuất sắc của Lê Khanh. “Thế mà em cũng đã chọc cười rồi đấy - Lê Khanh tủm tỉm - Bữa nào anh xem thử nhé”. Vở hài kịch đầu tiên Lê Khanh sắm vai mà tôi được xem là một vở hài kịch ngắn của Trung Quốc. Chị vào vai một bà già điếc nhà quê. Tôi hoàn toàn bất ngờ, không còn nhận ra Lê Khanh nữa. Những khán giả hâm mộ Lê Khanh cũng kinh ngạc vì sự “lột xác” rất tài tình của chị. Hàng trăm khán giả http://www.viet-studies.org/TranDangKhoa_LeKhanh.htm 1/2/2007 Lê Khanh Page 2 of 4 cười ngặt nghẽo. Mỗi cử chỉ, lời nói của “bà cụ” nhà quê đều làm cho người ta phải bật cười. Cái cười khá sâu sắc, thâm thuý, không hề rẻ tiền chút nào. Sau buổi biểu diễn, chúng tôi lại ngồi trong quán cà phê quen thuộc. Lê Khanh muốn tôi viết cho chị một cái kịch ngắn, lấy đề tài là “Thị Nở lên tỉnh”. Tôi hơi ngần ngại. Bởi nhân vật Thị Nở của Nam Cao đã có rất nhiều người khai thác. Đã có cả một vở kịch về Thị Nở với Chí Phèo rồi. “Không, em sẽ làm theo kiểu khác. Kịch nói nhưng lại diễn theo kiểu chèo, và toàn bộ vở kịch chỉ có mỗi một nhân vật. Nghĩa là độc diễn. Làm thế rất khó. Nhưng khó mà làm được thì mới hay. Vì kịch phải có vấn đề, có nhân vật và phải có từ hai nhân vật trở lên thì mới có xung đột. Đằng này chỉ có một nhân vật thôi mà vẫn phải tạo ra xung đột. Nghĩa là nó vẫn phải là một vở kịch nghiêm chỉnh”. Tôi rất thích cái ý tưởng khá táo bạo của Lê Khanh. Và tôi nghĩ nghệ thuật là thế. Nghĩa là anh phải dấn thân, phải tạo ra một cái gì đó thật mới mẻ mà trước anh không có. “Em muốn sử dụng mảng miếng của chèo. Chèo có một thế mạnh là tính ước lệ rất cao. Ta có thể tận dụng thế mạnh đó, và phải cách tân nó cho phù hợp với đời sống hiện đại. Có thế mới thu hút được người xem và giữ gìn được bản sắc của truyền thống chèo”. Tôi rất tâm đắc với những suy nghĩ của Lê Khanh. Sở dĩ bộ ba vở chèo “Bài ca giữ nước” của Tào Mạt được khán giả nồng nhiệt đón nhận vì ông đã cách tân, làm mới loại hình nghệ thuật truyền thống có từ lâu đời này. Chèo của Tào Mạt thực chất là kịch hát. Những câu hát trong cả ba vở chèo nổi tiếng này thực chất là ca khúc của Tào Mạt. Tào Mạt sáng tác dựa theo cái hơi của chèo. Lê Khanh không làm kịch hát mà là kịch nói. Kịch nói nhưng lại diễn theo lối chèo cổ, chèo sân đình ngày xưa. “Em muốn cộng tác với anh. Vì anh có vốn ngôn ngữ nhà quê. Anh cũng có chất hài hước nữa. Làm trò cho thiên hạ cười mà thiên hạ họ lại không cười thì vô duyên lắm. Trước khi điện cho anh, em có hỏi ý kiến chú Nguyễn Đình Nghi. Chú Nghi cũng bảo, chọn thằng Khoa cộng tác là được, vì nó là thằng nhà quê, nó hiểu người quê. Em rất muốn kéo anh sang với sân khấu!”. Lê Khanh cười rất vui. Còn tôi thì thực sự bối rối. Tôi không mấy tin ở khả năng viết kịch của mình, mặc dù đạo diễn Phạm Thị Thành cũng đã mấy lần xui tôi nên viết kịch. Còn nhà soạn kịch Sĩ Hanh thì nói thẳng thừng: “Đối thoại trong các truyện của mày là đối thoại kịch. Mày viết kịch được đấy. Tao đã chuyển hai cái truyện của mày sang kịch rồi. Nhưng lần sau thì mày nên tự viết! Cứ mạnh dạn viết đi!”. Thực tình, tôi rất mê kịch, nhưng chẳng bao giờ dám nghĩ là mình sẽ viết kịch. Tôi nhận lời với Lê Khanh. Nhưng rồi, công việc bận quá, lại đi liên miên. Chỉ còn bốn ngày nữa là đến ngày biểu diễn. Tên Lê Khanh đã được trương trong các tấm biển quảng cáo treo khắp các ngả đường Hà Nội. Tôi vội vã phác cho Lê Khanh mấy trang gợi ý. Thực ra, nó chẳng phải kịch bản, mà cũng chưa thành được đối thoại. Nó là http://www.viet-studies.org/TranDangKhoa_LeKhanh.htm 1/2/2007 Lê Khanh Page 3 of 4 mớ hổ lốn chẳng đâu vào đâu. Lê Khanh gửi con cho bà ngoại, bỏ cả đức ông chồng, một nhà quay phim, đạo diễn phim rất tài ba ở nhà một mình, rồi chị chui vào nhà hát. Chị bỏ ra cả một đêm thức trắng để viết kịch bản. Sáng sau, Lê Khanh đưa con đi nhà mẫu giáo, chị tạt qua tôi: “Em viết xong kịch bản rồi đây. Ông anh đọc hộ em với. Nếu có chỗ nào ngô nghê thì anh chỉnh lại giúp em nhé”. Tôi đọc và kinh ngạc, vì không ngờ Lê Khanh viết giỏi quá, ngôn ngữ rất hoạt và sắc lẻm. Chị thực sự là một cây bút tài hoa. Tôi chỉ thêm mấy chi tiết để vở kịch hoàn chỉnh. Tôi rất thích vở kịch này. Thích vì sự độc đáo. Trước chị, tôi chưa thấy ai làm thế. Câu chuyện bắt đầu từ lúc Thị Nở đi mò cua, kiếm cái nhậu cho Chí Phèo. Lần đầu tiên Thị nhìn thấy Thị ở trên mặt nước ruộng. Thị tưởng ma. Thế là Thị ù té chạy. Nhưng làm gì có ma giữa ban ngày. Thị đấy. ừ, đúng rồi. Răng vổ. Môi sứt. Mũi như quả cà chua. Nhưng đàn bà nhìn đàn bà thì còn ra thể thống gì. Đến cả Hoa hậu thế giới, có lột trần ra mà tự ngắm mình trong gương thì cũng chẳng khác gì ngắm bức tượng sứ. Phải đàn ông đánh giá mới chuẩn. Trước con mắt đàn ông thì Thị đẹp nhất trần đời. Chả thế đêm qua trong vườn chuối, Chí run rẩy hôn Thị, lại còn bảo Thị là Tiên giáng thế. Thị sướng quá. Thế là Thị cưỡi trâu, lồng khắp cánh đồng. Cánh trai trẻ, thấy Thị điên điên, lại dửng mỡ, bèn kích vào. Họ xui Thị đã đẹp thế thì phải làm một cuộc đổi đời đi. Đổi thế nào? Lên thành phố. Sống ở đó sướng lắm. Chẳng cần làm gì cũng có ăn. Phải rồi. Mình đẹp. Thế mà suốt đời chỉ quanh quẩn trong cái xó làng, lại phải hầu hạ lão Chí. Mà thằng cha thì cục súc, lại nát rượu. Thôi, phải tẩy trần. Làm một cuộc “cải tổ”. Thế là Thị phóng trâu lên tỉnh. Thành phố cấm trâu bò. Ngu! Xưa nay chỉ nghe nói có người chết vì bị kẹp xe, chứ có thấy ai chết vì bị trâu dẫm đâu. Thế mà lại cứ đòi cưỡi xe. Chả trách chết như rạ. Ngày nào cũng tệ nạn giao thông. Nếu Thị là ông chủ tịch thành phố, Thị sẽ chất rơm đốt hết xe cộ, thay tất cả bằng trâu bò. Cưỡi trâu trên đường phố, có khác gì lên cung trăng. Tha hồ là phơi phới. Nhưng ngu lắm. Cái lũ thị thành còn lâu mới văn minh được. Thị đành phải gửi trâu lại ở một quán ăn rồi đi xe ôm. Lần đầu Thị mới biết thành phố. Dân phố cứ nhâng nhâng. Gặp nhau mà chúng chẳng chào nhau gì cả. Nhà cửa thì tồng ngồng, chẳng thấy cổng ngõ gì cả. Hàng trăm nhà chung nhau mỗi cái sân. Mà sân cũng chẳng ra sân. Cứ dài nhằng nhẵng như cái mương nước. Xe máy, ô tô suốt ngày bò như cua. Đã thế còn đua nhau kêu en ét như lợn bị chọc tiết. Thị thấy chán quá. Lão xe ôm lại đòi Thị tiền. Quái, Thị có ăn gì đâu mà phải trả tiền. Bác mời em lên xe thì em đi chứ em có xu nào đâu? Gã xe ôm tưởng Thị điên. Nhưng Thị không điên. Em là Thị Nở. Em ở làng Vũ Đại. Em nổi tiếng lắm đấy. Cả nước này, ai cũng biết em. Chính em đã làm cho ông Nam Cao nổi tiếng đấy. Các bác có muốn nổi tiếng không? Tất nhiên, gã trai lơ đâu có thích nổi tiếng. Gã chỉ http://www.viet-studies.org/TranDangKhoa_LeKhanh.htm 1/2/2007 Lê Khanh Page 4 of 4 thích tiền thôi. Gã nhận thấy Thị là một con bò lạc. Gã thẽ thọt rủ Thị đi chơi. Người thành phố lạ thật. Hình như họ có thuốc thần. Chả thế mà từ một thằng đểu thoắt cái đã trở thành người tử tế. Gã trai lơ đưa chị đến phố Hàng Mã. ở đấy có cửa hàng bán toàn mặt nạ. Trong đó có cả mặt Thị Nở Mà ế sưng ế sỉa. Xưa nay, người mang mặt nạ, bao giờ cũng thích chọn cái mặt đẹp hơn mặt mình. Có người cả đời mang mặt nạ, đeo mãi thành quen, nên không còn bộ mặt thật nữa. Nhưng đấy đều là những gương mặt bề ngoài sáng sủa, tử tế và lịch sự. Có ai đeo mặt Thị Nở bao giờ? Bởi thế, gã trai lơ xui nhà hàng đổi món. Không bán mặt nạ nữa mà bán hẳn mặt thật. Mà mặt tươi sống. Rồi gã bán đứng Thị cho cửa hàng. Ông chủ hàng bèn xoay ra kinh doanh mặt thật Thị Nở. Quảng cáo bay phấp phới. Thị Nở đây! Thị Nở thứ thiệt làng Vũ Đại đây! Mời tất cả bà con đến xem mặt Thị Nở! Dân chúng đổ đến đông nghịt. Hai mươi ngàn một vé. Ôi giời ơi! Cốc chén, bát đĩa nội thất thì đâu cũng như đâu. Em chỉ có mỗi cái mặt để nhô ra với đời. Bác đừng bán mặt em! Em van bác! Em lậy bác! Thế thì đậy mặt lại, tao bán từ cổ trở xuống! Đồ nội thất còn đắt hơn tôm tươi! Ối giời đất ơi. Thị sợ quá. Thị vã mồ hôi. Rồi Thị phá vòng vây. Thị chạy. Thị bỏ cả trâu, bơi qua sông, lội tắt qua cánh đồng. Thị đã nhìn thấy bóng đa làng xa. Mùi hương lúa thơm lành. Làng quê của Thị đấy. Thiên đường của Thị đấy. ở đó có anh Chí, có vườn chuối, có những đêm trăng lấp lánh ánh vàng. Chốn thần tiên của Thị là đấy chứ nào phải ở đâu xa… Bao nhiêu trạng huống lắt léo, hấp dẫn, mà chỉ có một nhân vật. Lê Khanh một mình một ngựa xông trận. Chị vừa sắm vai, vừa tự đạo diễn. Hỗ trợ cho chị là hai nghệ sĩ trẻ Tú Oanh và Sĩ Tiến. Mở màn là nhạc chèo. Rồi một cặp nam nữ khăn sếp, áo tứ thân khiêng cái chiếu chèo đi chềnh ềnh qua mặt khán giả rồi trải xuống giữa sân khấu. Mỗi người ngồi một bên với cái mõ tre, vừa đế, vừa làm tiếng động cho cả vở diễn. Tất cả câu chuyện hài hước, gay cấn, cười ra nước mắt đều diễn ra trong cái chiếu hẹp vanh vánh này. Chỉ đảo một nhịp mõ, xoay nửa vòng chân là đã sang một cảnh khác rồi. Cái chiếu như tràn ra ngoài sân khấu và nới ra đến ngút ngát. Tôi không ngờ Lê Khanh tài đến thế. Vở kịch nói độc đáo của Lê Khanh là một gợi ý thú vị cho những ai muốn cách tân sân khấu truyền thống, nhằm thu hút sự chú ý của khán giả hiện đại. Lê Khanh muốn kéo tôi sang sân khấu, nhưng tôi lại muốn rủ chị về với văn chương. Chỉ với một kịch bản ngắn thôi, tôi đã thấy chị thực sự là một cây bút có tài. Không có tài, không thể tạo ra nổi sự độc đáo và hấp dẫn đến như thế.... http://www.viet-studies.org/TranDangKhoa_LeKhanh.htm 1/2/2007
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net