logo

Nạn đói và thiếu dinh dưỡng ở các quốc gia châu phi


Đề tài : nạn đói và thiếu dinh dưỡng ở các quốc gia châu phi. I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Loài người vẫn thường muốn hướng tới một xã hội phát triển bền vững, thế giới không có những cuộc chiến tranh, con người sẽ được sống hạnh phúc, bình đẳng như nhau. Đây thật sự là những mơ ước vô cùng cao đẹp nhưng liệu bao giờ thì mơ ước đó sẽ thành hiện thực dù chỉ là trong một thời gian ngắn. Mục tiêu của chúng ta là vậy nhưng để thực hiện nó thật sự rất khó khăn. Mỗi ngày qua đi thế giới lại có hàng ngàn người chết vì chiến tranh, vì nghèo đói. Chúng ta vẫn liên tục nghe đến những vụ đánh bom, những cuộc xung đột , những cuộc chiến tranh kéo dài nhiều năm. Bên cạnh đó số người chết vì nghèo đói cũng là một con số không hề nhỏ. Mà châu Phi lại là châu lục dẫn đầu về số lượng người chết vì nghèo đói. Tại sao lại như vậy ? đây là một câu hỏi mà qua đề tài này nhóm tôi muốn giúp mọi người tìm hiểu rõ hơn thông qua đề tài này. Qua đó nhóm chúng tôi xin giới thiệu một số giải pháp mà nhóm chúng tôi đã tìm hiểu và đúc kết được để có thể khắc phục nạn đói và thiếu dinh dưỡng của trẻ em tại các quốc gia Châu Phi. Châu Phi với 57 quốc gia lớn nhỏ khác nhau, có diện tích 30,3 triệu kilômét vuông (gấp ba lần châu Âu, xấp xỉ châu Mĩ và bằng ¾ châu Á) và dân số khoảng 800 triệu người. Châu Phi có các nguồn tài nguyên hết sức phong phú: dầu mỏ, uranium (đứng đầu thế giới), kim cương (90,2% thế giới), crôm (74,9% thế giới), đồng (47,3% thế giới), sắt (34,4% thế giới)… và nhiều nông sản quý giá khác như cà phê, ca cao… Châu Phi vốn là một cái nôi của tổ tiên loài người và cũng là cái nôi của nền văn minh nhân loại, nhưng dưới ách thống trị và bóc lột của chủ nghĩa thực dân phương Tây qua nhiều thế kỉ, Châu Phi lại nên nghèo nàn, lạc hậu rất nhiều so với các châu lục khác. Hạn hán, HIV/AIDS, tình trạng nghèo đói kinh niên đang tạo ra những điều kiện hoàn hảo cho một cuộc khủng hoảng lương thực tại châu Phi. Gần 10 triệu người tại 6 quốc gia Zambia, Zimbabwe, Malawi, Mozambique, Lesotho và Swaziland đang mong đợi lương thực viện trợ như “nắng hạn chờ mưa”. Châu Phi là châu lục có người sinh sống nghèo khổ nhất thế giới, và sự nghèo khổ này về trung bình là tăng lên so với 25 năm trước. Điều khiến người ta ngạc nhiên là số phận kém may mắn mà châu Phi phải chịu đựng trong suốt gần 50 năm qua kể từ ngày thoát khỏi ách thuộc địa. Trong khi đó các quốc gia khác trên thế giới lại có một nguồn lương thực phong phú, thậm chí có nguồn kinh tế dồi dào để có thể chế tạo các loại vũ khí để gây chiến tranh xâm lược các quốc gia nhỏ bé này. Chính vì thế mà các nhà lãnh đạo ở các quốc gia Châu Phi luôn tìm mọi 1 cách thoát nghèo và cũng như tích cực đưa ra những biện pháp nhằm chấm dứt tình trạng đói kém của trẻ em tại đây. II. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHÂU PHI 1. VỊ TRÍ - GIỚI HẠN DIỆN TÍCH - BIỂN - BỜ BIỂN 1.1. Vị trí giới hạn diện tích: Châu Phi nằm ở phía TN lục địa Á Âu. trãi dài trên cả 2 bán cầu Bắc và Nam cân đôi so với đường xích đạo. Diện tích Châu Phi rộng 29.200.000 km2 + các đảo hon 30.300.000 km2 lớn thứ hai thế giới sau lục địa Á - Âu. 2. ĐỊA HÌNH - KHOÁNG SẢN 2.1 Địa hình Châu Phi là một cao nguyên khổng lồ, cao trung bình khoảng 700m, độ cao tương đối đồng đều, trừ 1 vài miền ven biển phía Tây và miền đất thấp Bắc Phi, phần lớn diện tích Châu Phi cao hon 200m. Có thề chia địa hình Châu Phi thành 2 khu vực lớn với ranh giới là 1 đường thẳng kéo dài theo hướng TN - ĐB từ Benghela đến Macxauat. 2. 2 Khoáng sản: Khoáng sản Châu Phi phong phú đa dạng. các loại có trữ lượng lớn là vàng, kim cương, uran, đồng, phôtpho, dầu mỏ. Vàng tập trung nhiều nhất ở Cộng hòa Nam Phi, Namibia, Dimbabuê, Gana, Tandania, Kênia. Kim cương: Nam Phi, Namibia, Angôla và Daia. Vùng Trung Phi có nhiều mỏ đa kim, trong đó đếng đóng vai trò quan trọng nhất nên còn được gọi là "Vòng đai đồng Trung Phi" ngoài đếng ra ở đây còn có thiếc, kẽm, côban, uran và vônfram, uran và côban tập trung nhiều ở Daia Vùng núi Atlat ở Bắc Phi có các mỏ đa kim, côban, môlipđen, chì và kẽm. Dầu mỏ: tập trung nhiều ở các nước Bắc Phi ( Angiêri, Libi, Ai Cập), ngoài ra còn có ở Nigieria, Côngô, Angôla, Môdămbich, Tandania. Than đá: Nam Phi, Daia, Madagaxca. Phốphorít: phân bố dọc rìa phía Bắc lục địa rải ra từ Marôc đến Ai Cập. 3. KHÍ HẬU Nhận 1 lượng bức xạ lớn 100 - 200 k calo /cm2/năm. Có những đới khí hậu đối xứng nhau qua xích đạo với các loại khí hậu trái ngược nhau giữa Bắc Phi và Nam Phi. Kích thước rộng lớn và dạng khối của lục địa nên khí hậu các vùng nội địa nhất là ở 2 Các vùng gió mùa có lượng mua trung bình 1500-2000mm. 4. SÔNG NGÒI VÀ HỒ Mạng lưới sông ngòi ở lục địa Phi kém phát triển và phân bố không đều. Chế độ sông phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ mưa có thể chia các sông thành 4 kiểu chính: Các sông miền cận nhiệt đới có nước lớn vào mùa đông và cạn vào mùa hè. Sông ngòi Châu Phi có tiềm năng thủy điện lớn. .Các hồ có giá trị giao thông, điều hòa nước các sông, khai thác thủy sản và du lịch. Dân cư Dân cư châu Phi có thể nhóm một cách thuận tiện theo khu vực mà họ sinh sống ở phía bắc hay phía nam của sa mạc Sahara; các nhóm này được gọi là người Bắc Phi và người Phi hạ Sahara một cách tương ứng. Người Ả Rập-Berber nói tiếng Ả Rập chi phối khu vực Bắc Phi, trong khi khu vực châu Phi hạ Sahara được chi phối bởi một lượng lớn dân cư tạp nham, nói chung được nhóm cùng nhau như là 'người da đen' do nước da sẫm màu của họ.. Người Phi ở Bắc Phi, chủ yếu là Ả Rập-Berber, là những người Ả Rập đã đến đây từ thế kỷ 7 và đồng hóa với người Berber bản địa. Người Phoenicia (Semit), và người Hy Lạp và người La Mã cổ đại từ châu Âu cũng đã định cư ở Bắc Phi. Người Berber là thiểu số đáng kể ở Maroc và Algérie cũng như có mặt ở Tunisia và Libya. Người Tuareg và các dân tộc khác (thường là dân du mục) là những người sinh sống chủ yếu của phần bên trong Sahara ở Bắc Phi. Người Nubia da đen cũng đã từng phát triển nền văn minh của mình ở Bắc Phi thời cổ đại. Bắt đầu từ thế kỷ 16, người châu Âu như Bồ Đào Nha và Hà Lan bắt đầu thiết lập các điểm thương mại và pháo đài dọc theo bờ biển tây và nam châu Phi. Cuối cùng thì một lượng lớn người Hà Lan, cùng với người Pháp Huguenot và người Đức đã định cư lại tại khu vực gọi là Cộng hòa Nam Phi ngày nay. Tuy nhiên, ở Nam Phi thì người da trắng thiểu số (10% dân số) vẫn ở lại rất nhiều tại nước này kể cả sau khi sự cai trị của người da trắng chấm dứt năm 1994. Nam Phi cũng có cộng đồng người hỗn hợp về chủng tộc (người da màu). Sự thực dân hóa của người châu Âu cũng đem tới đây nhiều nhóm người châu Á. Văn hóa Thay vì có một nền văn hóa, châu Phi có một lượng lớn các nền văn hóa pha tạp lẫn nhau. Sự khác biệt thông thường rõ nhất là giữa châu Phi hạ Sahara và các nước còn lại ở phía bắc từ Ai Cập tới Maroc, những nước này thường tự gắn họ với văn hóa Ả Rập. Trong sự so sánh này thì các quốc gia về phía nam sa mạc Sahara được coi là có nhiều nền văn hóa, cụ thể là các nền văn hóa trong nhóm ngôn ngữ Bantu. 3 Sự phân chia còn có thể thực hiện bằng cách chia châu Phi nói tiếng Pháp với phần còn lại của châu Phi, cụ thể là các cựu thuộc địa của Anh ở miền nam và miền đông châu Phi. Một cách phân chia có khuyết điểm khác nữa là sự phân chia thành những người Phi theo lối sống truyền thống với những người có lối sống hoàn toàn hiện đại. Những "người truyền thống" đôi khi lại được chia ra thành những người nuôi gia súc và những người làm nông nghiệp. Tôn giáo Người Phi châu theo nhiều loại tôn giáo, với Kitô giáo và Hồi giáo là phổ biến nhất. Khoảng 40% dân số châu Phi là người theo Kitô giáo và 40% theo Hồi giáo. Khoảng 20% còn lại chủ yếu theo các tôn giáo châu Phi bản địa. Một lượng nhỏ người Phi cũng theo các tín ngưỡng của Do Thái giáo, chẳng hạn như các bộ lạc Beta Israel và Lemba. Các tôn giáo châu Phi bản địa có xu hướng tiến hóa quanh thuyết vật linh và tục thờ cúng tổ tiên. Trong khi tác động của các dạng nghi lễ thờ cúng nguyên thủy này vẫn còn tiếp diễn và có ảnh hưởng sâu sắc thì các hệ thống tín ngưỡng đó cũng tiến hóa nhờ sự tiếp xúc với các loại tôn giáo khác. Kinh tế châu Phi Châu Phi là châu lục có người sinh sống nghèo khổ nhất thế giới, và sự nghèo khổ này về trung bình là tăng lên so với 25 năm trước. Báo cáo phát triển con người của Liên hiệp quốc năm 2003 (về 175 quốc gia) đã cho thấy các vị trí từ 151 (Gambia) tới 175 (Sierra Leone) đã hoàn toàn thuộc về các nước châu Phi. Mặc dù thế, sau khi giành được độc lập triển vọng phát triển của lục địa đen không vẫn khá tốt. Hạ tầng cơ sở do người phương Tây để lại vẫn trong tình trạng sử dụng được. Tuy nhiên xã hội châu Phi không nhận được văn hóa chính trị thích hợp để có thể điều khiển được sự tồn tại của các bộ tộc, sự khác biệt giữa các vùng miền hay giữa các tôn giáo. Sau những hào hứng đầu tiên những khó khăn và lý tưởng chính trị giảm một cách bi thảm. Đường lối đặc trưng của hầu hết các nước châu Phi là sự tách biệt với xã hội và tạo hệ thống tham nhũng, tạo sự chia cắt tách biệt mình ra khỏi thế giới . III. NỘI DUNG I.TỒNG QUAN KINH TẾ CHÂU PHI Tại châu Phi, tình trạng đã và đang trong giai đoạn chuyển tiếp không ổn định từ chủ nghĩa thực dân sang giai đoạn mới thuộc thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh, sự gia tăng của tham nhũng và chế độ chuyên quyền là những yếu tố chính để lý giải nền kinh tế yếu kém. Việc Trung Quốc và hiện nay là cả Ấn Độ có sự tăng trưởng nhanh chóng, hay 4 các nước Nam Mỹ có sự tăng trưởng vừa phải đã nâng mức sống của hàng triệu người thì châu Phi đã bị đình đốn, thậm chí thụt lùi trong thương mại, đầu tư và thu nhập trên đầu người. Sự nghèo đói này có ảnh hưởng rộng lớn, bao gồm tuổi thọ trung bình thấp, bạo lực và sự mất ổn định - các yếu tố bện vào nhau và có liên quan với sự nghèo đói của châu lục. Trong nhiều thập niên một loạt các giải pháp đã được đưa ra và nhiều trong số đó đã được thực hiện, nhưng chưa có giải pháp nào thu được sự thành công đáng kể. Một phần của vấn đề là sự viện trợ của nước ngoài nói chung được sử dụng để khuyến khích trồng các loại cây công nghiệp như bông, cô ca và cà phê trong các khu vực của nền nông nghiệp tự cung tự cấp. Tuy nhiên, cũng vào thời gian này thì các nước công nghiệp lại theo đuổi chính sách nhằm hạ giá các sản phẩm từ các loại cây này. Ví dụ, giá thành thực sự của bông trồng ở Tây Phi là nhỏ hơn khoảng một nửa giá thành của bông trồng tại Mỹ nhờ giá nhân công rẻ mạt. Tuy nhiên, bông của Mỹ được bán ra với giá thấp hơn bông châu Phi do việc trồng bông ở Mỹ được trợ cấp rất nhiều. Kết quả là giá cả của các mặt hàng này hiện nay chỉ xấp xỉ với giá của thập niên 1960. Châu Phi cũng phải hứng chịu sự chảy vốn liên tục. Nói chung, thu nhập đến với các nước châu Phi lại nhanh chóng ra đi, hoặc là do các tài sản được bán ra đều là sở hữu của ngoại quốc (dầu mỏ là một ví dụ điển hình) và tiền thu về lại được chuyển cho các chủ nước ngoài, hoặc là các khoản tiền đó phải sử dụng để thanh toán các khoản vay của các nước công nghiệp hay Ngân hàng thế giới (WB). Người ta ước tính rằng châu Phi có thể giảm sự phụ thuộc vào viện trợ của nước ngoài một cách đáng kể nếu mọi lợi nhuận thu được tại các nước châu Phi được tái đầu tư vào khu vực trong ít nhất 12 tháng. Botswana, một trong những quốc gia nghèo của châu Phi mà không đi theo các sự kiểm soát do Ngân hàng thế giới (WB) hay Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đề xuất, là một trong những ngoại lệ đối với quy luật chung của sự đình đốn nền kinh tế châu Phi, và đã thu được sự phát triển vững chắc trong những năm gần đây cho dù họ không có cả đầu tư nước ngoài, tự do luân chuyển vốn hay tự do hóa thương mại. Nước thành công kinh tế nhiều nhất là Cộng hòa Nam Phi, đây là một quốc gia phát triển về công nghiệp và kinh tế như bất kỳ nước công nghiệp châu Âu hay Bắc Mỹ nào, nước này còn có thị trường chứng khoán riêng rất hoàn thiện. Nam Phi đạt được điều này một phần là nhờ sự giàu có đáng ngạc nhiên về các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nước này là nước dẫn đầu thế giới về sản xuất vàng và kim cương. Nigeria nằm trên một trong những nguồn dầu mỏ lớn nhất đã được công nhận trên thế giới và cũng là nước có dân số lớn nhất trong số các quốc gia châu Phi, cũng là một quốc gia phát triển nhanh. Tuy nhiên, phần lớn ngành công nghiệp dầu mỏ thuộc sở hữu 5 của nước ngoài, và trong ngành này thì sự tham nhũng là lan tràn, ngay ở cấp độ quốc gia, vì thế rất ít tiền thu được từ dầu mỏ còn lại trong nước, và số tiền đó chỉ đến với một phần trăm ít ỏi của dân số. II.NGUYÊN NHÂN NGHÈO ĐÓI CỦA CHÂU PHI 1.THIÊN NHIÊN KHẮC NGHIỆT .Địa lý Châu Phi là nạn nhân của địa lý. Châu Phi nghèo vì châu Phi có số phận đen đủi. Đất châu Phi không màu mỡ, phù nhiêu như đất châu Á. Lục địa đen cũng phải chịu nhiều bệnh tật hơn. Đa số dân cư sống không tập trung gần bờ biển cộng với hệ thống đường và sông nước kém gây cản trở giao thương và phát triển kinh tế. Việc điều khiển quốc gia tại châu Phi rất khó khăn vì chính phủ còn yếu mà lí do đơn giản cũng chỉ bởi do sự nghèo. Mà đã nghèo thì không thể dự trữ được vốn quan trọng nhằm gây dựng một tương lai sáng sủa hơn. Bên cạnh đó thời tiết lại rất khắc nghiệt với châu Phi. Hạn hán - cái nghèo miền nông thôn Ngành công nghiệp ở các nước châu Phi chỉ chiếm vị trí thứ hai. Gần 80% dân số lệ thuộc vào nông nghiệp. Tuy nhiên số hoa màu trồng được không đủ nuôi sống số dân đang tăng nhanh. Thức ăn cho người còn không có huống hồ là thức ăn cho súc vật. Các sa mạc đã chiếm tới 40% diễn tích đất canh tác. Trong hai thập kỉ cuối châu Phi phải gánh chịu nhiều nạn hán lớn bất thường so với những mùa khô ở các thập kỉ trước và so với 100 trở lại đây thì hậu quả gánh phải có lẽ là tồi tệ nhất. Những nước chịu hậu quả nhiều nhất là Etiopie, Sudan, Chad và nhất là Somalia, nơi mỗi ngày có hơn 700 người chết (đặc biệt là trẻ em) với số nạn nhân của dịch đói vẫn không chịu giảm. Hạn hán đang đe dọa mạng sống của hơn 30 triệu dân châu Phi ở Angola, Botswana, Lesotho, Malawi, Mosambique, Nambia, Swaziland, Tanzanie, Zambie và Zimbabwe. Mạng sống của 130 triệu người khác đang nằm trong mức độ đặc biệt nguy hiểm. Hạn hán đang phá hủy nền kinh tế của các nước này. Châu Phi là châu lục nghèo nhất với số nước kém phát triển nhiều nhất thế giới, nơi đói nghèo hoành hành và cũng từ đó là nạn suy dinh dưỡng với bệnh tật. Hậu quả của đại hán hán năm 1973-1974 ở những vùng quanh Sahara khiến 6 triệu người lâm vào cảnh đói ăn. Gió thổi mạnh làm đất mất màu, những chuồng gia súc chết hết và những người dân đói khát phải được gửi vào các trại cứu hộ để nhận sự giúp đỡ cần thiết nhất. Năng suất sản phẩm kém đến mức hậu quả của việc kinh tế giảm vẫn còn tồn tại đến tận bây giờ. Đối với những người nông dân nghèo ở vùng khô hạn thì sự thay đổi thời tiết cộng với lượng mưa hàng năm có ảnh vô cùng lớn đến sự sống còn. 6 Một tác nhân quan trọng gây ra sự thoái hóa môi trường tự nhiên và sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên chính là do người dân, cái đói cộng với sự nghèo nàn. Nông nghiệp châu Phi thường xuyên phải gánh chịu hậu quả thiên tai không thể nuôi nổi những người dân đói vẫn đang ngày một tăng. Tỉ lệ dân số tăng rất nhanh (hơn 3% một năm). Châu Phi không thể đáp ứng được những yêu cầu của lượng dân đang tăng và hậu quả là những nguồn tài nguyên thiên nhiên đang kiệt quệ, sự thoái hóa đât và môi trường thiên nhiên bị phá hỏng khiến vòng quay của nạn hạn hán không thể thay đổi mà chỉ thêm tệ đi. 1.VẤN ĐỀ XÃ HỘI Chính trị Lý do nghèo vì chính trị thực sự là bi quan hơn rất nhiều so với lí do địa lý. Hàng tấn tai họa mà châu Phi phải gánh chịu như chiến tranh, chuyên chế, tham nhũng, hạn hán, đói nghèo, bạo lực hàng ngày tạo nên một cuộc khủng hoảng ở mức độ khó có gì thay đổi nổi. Nguồn gốc khủng hoảng nằm ở những người cầm quyền tại châu Phi do họ không có khả năng điều khiển đất nước Nằm ở vùng biên giới giữa miền Nam Sudan với Ethiopia, thị trấn Pibor điêu tàn không có nước máy lẫn điện thắp sáng. Người dân sống trong những căn chòi lá nền đất với diện tích khiêm tốn. Khó mà tìm nơi nào khác trên thế giới nghèo hơn nơi này. Câu trả lời cho câu hỏi tại sao Pibor nghèo nàn lạc hậu dường như khá rõ ràng. Cuộc sống người dân nơi đây - hầu hết thuộc nhóm sắc tộc Murle - bị tê liệt bởi xung đột triền miên giữa các bộ tộc bắt nguồn từ việc tranh giành gia súc - vốn được xem là “của ăn của để” ở miền Nam Sudan. Cộng đồng người Murle gần đây tả xung hữu đột, một mặt giao tranh với nhóm người Lol Nuer ở phía Bắc, mặt khác đối đầu với bộ tộc Bor Dinkas ở phía Tây. Hàng trăm người, phần đông là phụ nữ và trẻ em, đã thiệt mạng trong cuộc chiến giữa người Murle và Lol Nuer hồi đầu năm nay. Trong năm qua, khắp miền Nam Sudan nổ ra hàng loạt cuộc giao tranh tương tự mặc dù qui mô nhỏ hơn so với cuộc chiến giữa cộng đồng người Murle với bộ tộc Lol Nuer. Và không cần phải “động não” cũng có thể hiểu “Tại sao miền Nam Sudan lại nghèo?”. Chính chiến tranh khiến người dân trở nên bần cùng. Thực tế miền Nam Sudan là vùng đất giàu tiềm năng. “Nó lớn hơn cả Kenya, Uganda, Rwanda và Burundi cộng lại. Đất đai nơi đây bạt ngàn. Rất màu mỡ, lượng mưa dồi dào, tài nguyên nông nghiệp thì vô kể. Chúng tôi có dầu mỏ và nhiều khoáng sản khác”, Bộ trưởng hợp tác vùng của miền Nam Sudan, tự hào khoe. Sự nghịch lý giữa nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào và cuộc sống nghèo khổ của dân chúng đã gián tiếp lý giải tại sao lục địa đen không giàu. Chính nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú của châu Phi đã khiến bọn thực dân, đế quốc phương Tây kéo đến lục địa đen hàng 7 trăm năm qua - để xâm chiếm, vơ vét, tước đoạt và làm giàu. Các cuộc trò chuyện giữa Doyle với người dân châu Phi về nguyên nhân tại sao phần đông họ lại thiếu thốn luôn lởn vởn nỗi ám ảnh về chế độ nô lệ và chủ nghĩa thực dân. Khỏi phải nhắc lại chế độ nô lệ đã bần cùng hóa nhiều quốc gia châu Phi như thế nào và chủ nghĩa thực dân dựng lên những mô hình thương mại ra sao để làm lợi cho những kẻ đi chiếm đóng chứ không phải người bị chiếm đóng. Mặc dù chế độ nô lệ và chủ nghĩa thực dân ở châu Phi đã lùi vào quá vãng nhưng nó vẫn tác động tới tâm lý người dân nơi đây. Hajia Amina Az-Zubair, cố vấn cao cấp về xóa đói giảm nghèo của Tổng thống Nigeria cho rằng chủ nghĩa thực dân “chỉ toàn lấy đi chứ chẳng dựng xây”, và chính tư tưởng đó đã ăn sâu vào nhận thức của nhiều người dân châu Phi. Zubair cho rằng hiện nay việc triển khai các chương trình giảm nghèo “trầy da tróc vẩy” bởi người dân đã quen “chìa tay ra nhận” hơn là cùng chung tay hợp sức. Tiếp tục hành trình đến tiểu vùng sa mạc Sahara nghèo nhất châu Phi, Doyle tiếp xúc với dân thường nơi đây và gần như tất cả đều cho rằng hoàn cảnh khốn cùng của họ là do quan tham gây ra. “Khoảng cách giàu nghèo ở châu Phi vẫn không ngừng mở rộng”, một ngư dân ở vùng Hồ Victoria nằm giữa Uganda, Kenya và Tanzania, bộc bạch. “Lãnh đạo của chúng tôi chỉ muốn giàu thêm nữa và họ không muốn đóng thuế”. Thậm chí, Tổng thống Ellen Johnson-Sirleaf của Liberia có lần thừa nhận hồi mới nhậm chức (tháng 1-2006), bà đã đánh giá thấp căn bệnh tham nhũng trầm kha ở bộ máy chính quyền. “Lẽ ra khi lên nắm quyền, tôi nên giải tán toàn bộ chính phủ. Châu Phi không nghèo mà chỉ nghèo về mặt quản lý”, bà Johnson-Sirleaf đúc kết. Khi được hỏi về nguyên nhân châu Phi vẫn chưa thoát nghèo, một kiến trúc sư ở Kenya và một quan chức cấp cao ở Nigeria chỉ ra rằng khu vực “chợ đen” của hầu hết các nền kinh tế ở lục địa đen rất lớn và gần như bị buông lỏng hoàn toàn. Hầu hết người dân ở thành thị kiếm sống nhờ vào các cửa hiệu và phân xưởng gia công nhỏ lẻ và tất cả đều “né” nhà chức trách. Kiến trúc sư Mumo Museva dẫn Doyle tới khu Eastleigh sầm uất bậc nhất ở Thủ đô Nairobi của Kenya. Giới thương nhân ở đây đang ăn nên làm ra cho dù nơi đây chính phủ gần như không ngó ngàng tới. Mặc dù diện mạo của Eastleigh chẳng khác nào khu ổ chuột - rác vứt đầy đường, đường xá đầy “ổ voi”, cống thoát nước chẳng nguyên vẹn nhưng giá đất thì thuộc hàng đắt nhất Nairobi. Museva cho rằng giả sử giới kinh doanh ở Eastleigh tín nhiệm chính phủ và chịu đóng thuế để đổi lại các dịch vụ phục vụ công cộng “ra trò”. “Đó sẽ là cách giúp người dân thoát nghèo”, chuyên gia quy hoạch đô thị Museva khẳng định. “Đừng quên, nghèo khó liên quan tới chất lượng cuộc sống và chất lượng cuộc sống nơi đây thật kinh khủng dù dòng vốn khổng lồ đang lưu thông qua khu vực này”, 8 Museva nói tiếp: “Châu Phi không nghèo. Châu Phi chỉ nghèo về mặt quản lý”. Thất nghiệp - cái nghèo nơi thành thị Tại các thành phố tỉ lệ thất nghiệp vẫn tăng. Các nhà máy, xí nghiệp không có khả năng tạo ra công ăn việc làm ổn định. Điều này trong tương lai hẳn sẽ còn là một vấn đề lớn bởi số người ở độ tuổi lao động đến 25 tuổi tăng gấp đôi. Vùng nam châu Phi đến khu vực Sahara tỉ lậ lao động này tăng 2,6% mỗi năm. Vấn đề hệ trọng hơn việc thất nghiệp là thiếu việc làm. Thiếu việc làm ở đây nghĩa là có đi làm nhưng việc làm nay đây mai đó, làm việc với năng xuất thấp và với đồng lương bèo bọt. Tỉ lệ thiếu việc làm này chiếm nhiều hơn tỉ lệ thất nghiệp. Vấn đề tiếp theo là việc những người trẻ tuổi không có cơ hội kiếm việc làm. Ở một số nước 80% dân số tạo nên tỉ lệ thất nghiệp. Theo phỏng đoán, chỉ tầm 5-10% số người tìm việc có cơ hội kiếm cho mình một công việc ổn định trong khi đó 55% dân châu Phi ở độ tuổi đến 18. Một lí do chính nữa đó là dịch HIV, đặc biệt ở các nước nam châu Phi. Vì lí do này mà tỉ lệ nam lao động ở nam Phi giảm từ 79,1% xuống 63,3%. Nếu tình hình vẫn cứ tiếp diễn như trên thì tương lai cho việc giảm nghèo là rất u ám. Cuộc chạm trán giữa các tôn giáo Những tín đồ cơ đốc mền nam Phi chết vì đói do lính hồi giáo chiếm tất cả những gì người nghèo gieo trồng được trên mảnh ruộng của mình. Nơi đây nạn đói hoành hành và nhiều thành phố đang lụi tàn. Bệnh viện nằm trong tình trạng tiêu điều. Cả đất nước thì khủng hoảng (nhất là nam Sudan). Hầu như đa số dân chúng không thiết trồng trọt gì trên đồng nữa vì theo họ làm thế là vô ích. Đằng nào thì lính tráng cũng sẽ cướp hết. Mặc dù nơi đây có sự trợ giúp nhân đạo song rất nhiều người nghèo đã chết trên đường đến những tổ chức nhân đạo vì trên đường đi họ uống phải nguồn nước nhiễm độc. Đối với người dân nam Sudan thì thức ăn, đồ uống và thuốc là những thứ xa xỉ. Nguồn viện trợ Một nhân tố nữa cũng khiến cho tình hình kinh tế Châu Phi chậm phát triển là thất bại của cuộc đàm phán toàn cầu về cải cách buôn bán và việc Mỹ tăng trợ cấp cho các ngành nông nghiệp và sữa của nước này. Dự luật về trợ cấp 51,7 tỷ USD trong 6 năm cho các ngành nông nghiệp và sữa của Mỹ đã khiến ngành nông nghiệp và chăn nuôi vốn đã yếu kém của châu Phi mất hết sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, đẩy các quốc gia châu Phi vào cảnh bần cùng. Đồng thời, việc chính phủ các nước phát triển tiếp tục trợ cấp 250 tỷ USD/năm cho nông dân nước họ đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến giá cả thị trường thế giới, làm giảm giá các sản phẩm nông nghiệp, ảnh hưởng lớn đến thu nhập của người dân các nước châu Phi. Hàng triệu người trồng bông, cô ca, cà phê ở 9 châu Phi đứng trước cuộc sống bấp bênh khi giá các mặt hàng trên thế giới luôn dao động, không ổn định. Mặt khác, chính sách trợ cấp nông nghiệp của các nước phát triển cùng với hàng rào thuế quan là rào cản rất lớn, làm cho hàng hoá châu Phi khó thâm nhập được vào thị trường EU. Châu Phi là một thị trường lớn và là khu vực giàu tiềm năng, nhưng luôn bị phụ thuộc rất nhiều vào các diễn biến bên ngoài châu lục này. Chính vì vậy, các nước này nên có các chính sách ưu tiên giúp hàng hoá của họ có cơ hội cạnh tranh trên thị trường thế giới và xuất khẩu sang EU, Mỹ. Đó là cách tốt nhất để giúp các nước châu Phi thoát khỏi đói nghèo. 2. THỰC TRẠNG NGHÈO ĐÓI Ở CHÂU PHI Hơn 1/3 người châu Phi hiện đang bị suy dinh dưỡng và 852 triệu người trên thế giới đang chịu cảnh thiếu đói. Báo cáo của Chương trình Lương thực Thế giới WFP cho biết. Báo cáo nêu bật cảnh đói ở châu Phi và cho rằng cần phải có thêm những nguồn tài chính hỗ trợ làm dịu bớt "cơn đói" của lục địa này. Theo WFP, họ mới chỉ nhận được ít hơn 20%, tức 67 triệu USD so với nhu cầu 405 triệu USD để triển khai hoạt động ở Nam Phi từ nay tới năm 2010. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), hơn 1 tỷ người trên khắp thế giới hiện đang bị đói kinh niên. Sản lượng nông nghiệp trì trệ, giá lương thực tăng và thu nhập giảm, đặc biệt ở phần lớn các nước châu Phi và một phần Nam Á, đẩy thế giới đến gần cảnh khốn cùng và đe doạ sự bất ổn định về xã hội và chính trị. Gần 1,2 tỷ người trên thế giới sống mức dưới 1 USD/ngày, đại đa số là nông dân sản xuất nhỏ, những người lao động trên đồng ruộng và gia đình của họ ở châu Phi "WFP dự định sẽ cứu trợ 26 triệu nạn nhân của nạn đói trên đất châu Phi do hạn hán, xung đột, HIV/AIDS, nạn châu chấu phá hoại và những vấn đề kinh tế khác. Nhưng đó mới chỉ là phân nửa những gì WFP cần làm để duy trì sự sống cho những người ở đây và xây dựng cho họ 1 cuộc sống tốt đẹp hơn". Các nhà hoạt động đã xây dựng 1 hệ thống các chương trình hoà nhạc trên toàn thế giới để hối thúc các nhà lãnh đạo G8 tăng cường các hoạt động trợ giúp các nước đói nghèo ở châu Phi. 10 Báo cáo của WFP cho biết, số người thiếu lương thực ở 7 quốc gia Nam Phi đã tăng lên từ 3,5 lên 8,3 triệu, nguyên nhân chủ yếu do hạn hán. Thêm vào đó, đại dịch HIV/AIDS, thực phẩm không an toàn và các dịch vụ phân phối yếu kém đã làm cho những quốc gia này dễ bị ảnh hưởng hơn bởi những yếu tố bên ngoài. hiện 23 nước ở vùng Nam sa mạc Xa-ha-ra đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực trầm trọng do các cuộc xung đột vũ trang, hạn hán và tình trạng di dân gây ra. FAO cảnh báo, trong số các nước này, sản xuất nông nghiệp ở Li-bê-ri-a đang bị gián đoạn do các cuộc chiến triền miên khiến sản lượng nông nghiệp liên tục giảm, trong khi đó khoảng 200.000 người dân nhập cư đang phụ thuộc nặng nề vào nguồn lương thực trợ giúp. Cuộc xung đột ở CHDC Công-gô cũng khiến sản lượng nông nghiệp giảm và ước tính khoảng 483.000 người sẽ phải nhận viện trợ lương thực khẩn cấp từ Chương trình Lương thực thế giới. Những nước châu Phi đang là điểm nóng cần cứu tế lương thực bao gồm Ethiopia, Sudan, Cộng hoà dân chủ Công gô, Mali và Niger. WFP, một tổ chức hỗ trợ nhân đạo lớn nhất của Liên Hợp Quốc, đã cung cấp lương thực cho 90 triệu người mỗi năm, trong đó có 56 triệu là trẻ em. 2. TÌNH TRẠNG THIẾU DINH DƯỠNG CỦA TRẺ EM Theo báo cáo vừa được UNICEF công bố ngày 11/11, gần 200 triệu trẻ em sinh sống tại các nước đang phát triển, trong đó hơn 90% sống tại châu Phi và châu Á không được cung cấp đủ dinh dưỡng, dẫn đến nhiều rối loạn phát triển thể chất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng dân số. Phát biểu trong cuộc gặp gỡ với giới báo chí nhân sự kiện công bố bản báo cáo, Giám đốc điều hành Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), bà Ann M.Veneman, tuyên bố: “Nếu chúng ta không xem xét một cách nghiêm túc các nguyên nhân dẫn tới hiện tượng suy dinh dưỡng ở bà mẹ và trẻ em trong giai đoạn hiện nay thì cái giá phải trả sẽ tăng hơn rất nhiều trong tương lai”. Theo UNICEF, hơn một phần ba trong tổng số các trường hợp tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi có liên quan đến suy dinh dưỡng. Nguyên nhân được lý giải là do những trẻ em yếu ớt này không đủ sinh lực, thiếu sức khỏe cần thiết để chống chọi lại với bệnh tật. Tuy vậy, một thực tế đáng chú ý chính là tình trạng thiếu kinh phí đầu tư cho cuộc chiến chống lại căn bệnh suy dinh dưỡng. Nếu làm một phép so sánh đơn giản, tại châu Phi, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã dành khoản ngân sách cho cuộc đấu tranh chống 11 lại bệnh HIV/AIDS cao hơn khoảng 6 lần so với chi phí dành cho cuộc chiến chống bệnh suy dinh dưỡng. Thời gian vừa qua, cộng đồng thế giới đã ghi nhận các tiến bộ tương đối khả quan được thực hiện tại châu Á, với tỷ lệ trẻ em bị phát triển rối loạn đã giảm từ con số 44% trong năm 1990 xuống 30% trong năm 2008; song tình hình lại chưa mấy lạc quan tại châu Phi: tỷ lệ này đã chỉ giảm từ 38% trong năm 1990 xuống 34% trong năm ngoái. Tháng 9/2000, Liên hợp quốc đã nhất trí thông qua 8 Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) với ý kiến phê chuẩn của 190 quốc gia thành viên, cam kết thực hiện. Một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu là giảm 2/3 tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi trong giai đoạn 1990 – 2015. 4. QUAN HỆ QUỐC TẾ GIỮA CHÂU PHI VÀ VIỆT NAM Hội thảo hợp tác phát triển thương mại VN - châu Phi sẽ diễn ra vào 28/10 tới tại Hà Nội, nhằm cung cấp thông tin tổng quan về quan hệ thương mại hai nước, giới thiệu về cơ hội kinh doanh, chính sách thương mại và đầu tư của châu Phi cho gần 300 đại biểu. Tham dự sự kiện này, phía VN có đại biểu gồm lãnh đạo các bộ, ngành trung ương và địa phương, các cộng đồng doanh nghiệp. Ngoài ra, còn có Đại sứ quán châu Phi tại VN, tổ chức quốc tế và sứ quán một số nước có quan hệ đối tác với châu Phi, doanh nghiệp châu Phi có cơ sở tại các nước châu Á... Theo số liệu thống kê chính thức, đến nay đã có 48 nước châu Phi thiết lập quan hệ ngoại giao với VN. Trong những năm 1990, VN và các quốc gia châu Phi đã ký 39 hiệp định về hợp tác kinh tế, thương mại, văn hóa và khoa học kỹ thuật, bảo hộ đầu tư, nông nghiệp, y tế, giáo dục. VN cũng đã ký Hiệp định Thương mại song phương với 14 nước châu Phi. Qua đó, kim ngạch thương mại giữa VN với các nước khu vực này đã tăng hơn 10 lần trong giai đoạn 1991-2002, đạt khoảng 200 triệu USD. Tuy nhiên, trên thực tế, buôn bán giữa VN và châu Phi vẫn còn quá nhỏ bé. Số liệu của Bộ Thương mại cho thấy, hằng năm VN xuất khẩu sang các nước châu Phi đạt 170- 200 triệu USD, chiếm 1% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước và chỉ chiếm 0,1% trong tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa vào các nước châu Phi. Nhập khẩu của VN từ các nước châu Phi thấp hơn nhiều, với kim ngạch năm 2001 là 43 triệu đôla Mỹ, chiếm 0,3% tổng giá trị nhập khẩu của VN và 0,03% tổng giá trị xuất khẩu của các nước châu Phi. Châu Phi là một khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên và là một thị trường có sức tiêu thụ lớn, với hơn 800 triệu dân, yêu cầu về tiêu chuẩn hàng hóa không khắt khe như nhiều khu vực khác trên thế giới. Bên cạnh đó, 41 trong tổng số hơn 50 quốc gia châu Phi là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Điều đó có nghĩa là các nước này được hưởng chế độ ưu đãi trong quan hệ thương mại quốc tế. Trong điều kiện chưa phải là thành viên của WTO, VN có thể thông qua quan hệ hợp tác với các nước 12 châu Phi để tiếp cận sâu rộng hơn với các thị trường quan trọng khác trên thế giới như EU, Mỹ. Hội thảo lần này do Phòng Thương mại và Công nghiệp VN phối hợp với các bộ, ngành liên quan và Đại sứ quán châu Phi tại VN tổ chức. IV. GIẢI PHÁP Sau khi phân tích tình trạng nghèo đói của các quốc gia châu Phi. Nhóm chúng tôi xin giới thiệu một số giải pháp mà chúng tôi đã tìm hiểu được qua sách báo, internet và cũng đưa ra 1 số giải pháp chủ quan của nhóm chúng tôi. Phát biểu trong cuộc họp báo hôm 11.11, ông tổng thư ký FAO Diouf nói: “Tiêu diệt nạn đói tuy khó khăn nhưng không phải là một giấc mơ xa vời. Chúng ta có thể chiến thắng trong cuộc chiến chống đói nghèo”. Ông cũng chỉ ra rằng các nước như Brazil, Nigeria và Việt Nam là những đại diện nổi bật trong số 31 nước đang tiến đến được mục tiêu đặt ra cách đây 9 năm là giảm phân nửa số người đói vào năm 2015 Theo nhà kinh tế học người Mỹ Jeffrey Sachs thì những nước giàu có làm rất ít để giúp đỡ những nước nghèo như châu Phi. Có nhiều giải pháp được đặt ra nhằm giúp đỡ châu Phi như xóa nợ cho châu Phi, tăng cường giúp đỡ về mọi mặt, kết thúc thương mại chính trị. Kết thúc cảnh nghèo sẽ sớm đạt được nếu Mỹ và các nước phát triển chịu rút thêm tiền từ hầu bao và tăng cường sự giúp đỡ của mình lên gấp đôi. Tuy nhiên sự việc không hề đơn giản như trên lý thuyết. Trong thời buổi kinh tế hoảng lọan như hiện nay thì chẳng mấy ai muốn rút tiền ra giúp những nước nghèo mà không biết kết quả có đạt được gì không. Lí do đơn giản ở đây là nạn tham nhũng đang hoành hành khắp châu Phi. Nhiều sự giúp đỡ từ nước ngoài rơi vào túi các viên chức chính phủ hay túi người thân, gia đình của họ. Hay nhiều khi những công trình như trường học, đường xá, bệnh viện được xây lên lại bị phá hỏng và tất cả lại bắt đầu từ số không. Bộ trưởng Phat triên Quôc tế Anh, Hilary Benn, nhân xet răng những gì mà châu Phi ́ ̉ ́ ̣ ́ ̀ muôn hơn bât cứ thứ gi, thì đó không phai là sự từ thiên. Họ muôn có cơ hôi thực sự kiêm ́ ́ ̀ ̉ ̣ ́ ̣ ́ tiên và buôn ban để vượt ra khoi tinh trang ngheo khô. ̀ ́ ̉ ̀ ̣ ̀ ̉ Ông Benn noi: "Và trong khi chung ta - cai goi là thế giới phat triên, giau có - vân tiêp ́ ́ ́ ̣ ́ ̉ ̀ ̃ ́ tuc gây khó dễ cho họ để đat được điêu đo, thì chung ta đã bỏ đi những biên phap tôt nhât ̣ ̣ ̀ ́ ́ ̣ ́ ́ ́ có thể có cho châu Phi để giup công dân cua họ thoat khoi tinh trang ngheo khô. Thế nên ́ ̉ ́ ̉ ̀ ̣ ̀ ̉ những viêc trợ giá cho xuât khâu cân phai bỏ đi". ̣ ́ ̉ ̀ ̉ Ông Benn cho biêt thêm hiên Anh đang gây sức ep để có thể có được han chot cho viêc ́ ̣ ́ ̣ ́ ̣ nay là vao năm 2010. ̀ ̀ 13 Được biêt từ giờ cho đên hôi nghị thượng đinh cua Tổ chức Thương mai Thế giới ́ ́ ̣ ̉ ̉ ̣ WTO tai Hongkong vao thang 12 nay, người dân sẽ lên chiên dich rât manh để đam bao ̣ ̀ ́ ̀ ́ ̣ ́ ̣ ̉ ̉ răng cac nước phat triên phai đưa ra những cam kêt, "vì suy cho cung thì đó là những điêu ̀ ́ ́ ̉ ̉ ́ ̀ ̀ tôt nhât", theo lời Bộ trưởng phat triên Anh. ́ ́ ́ ̉ Về phân minh, Tông thông Bush noi răng cung với viêc tăng tiên viên trợ, cân phai lam ̀ ̀ ̉ ́ ́ ̀ ̀ ̣ ̀ ̣ ̀ ̉ ̀ nhiêu thêm nữa để khuyên khich thương mai. ̀ ́ ́ ̣ Ông noi trên toan châu Phi hiên đang có nhu câu lớn để chông lai bênh tât, giup phụ nữ ́ ̀ ̣ ̀ ́ ̣ ̣ ̣ ́ có thêm nhiêu quyên lợi hơn và cai thiên cac cơ hôi giao duc tiêu hoc. ̀ ̀ ̉ ̣ ́ ̣ ́ ̣ ̉ ̣ Thế nhưng tổ chức từ thiên cua Anh, Action Aid, noi răng hang triêu người châu Phi ̣ ̉ ́ ̀ ̀ ̣ đang chung sông cung căn bênh AIDS hoăc thiêu cac điêu kiên giao duc tử tế không thể ́ ̀ ̣ ̣ ́ ́ ̀ ̣ ́ ̣ nao đợi cho đên năm 2010 để thây chương trinh viên trợ cua ông Bush được tăng lên gâp ̀ ́ ́ ̀ ̣ ̉ ́ đôi. Chuyên gia kinh tế Lin đã nhận định rằng “giữ vững tăng trưởng là điều mấu chốt”, ngay cả khi “nó sẽ không thể hạn chế được tình trạng nghèo đói”. Ông cũng đã chỉ ra nhu cầu cần thiết phải cung cấp công ăn việc làm, giáo dục và các dịch vụ y tế và xã hội cho người dân. Đó chính là điều mà Châu Phi cần cố gắng để đạt được, vì khi việc làm người dân ổn định, y tế được cải thiện một cách đáng kể thì tình trạng thất nghiệp sẽ được giảm thiểu, từ đó sẽ đẩy lùi được nạn đói, dẫn đến tình trạng thiếu dinh dưỡng ở nước này. Theo Bộ trưởng Phat triên Quôc tế Anh, Hilary Benn, nhân xet răng những gì mà châu Phi ́ ̉ ́ ̣ ́ ̀ muôn hơn bât cứ thứ gi, thì đó không phai là sự từ thiên. Cái mà họ muốn chính là cơ hội ́ ́ ̀ ̉ ̣ thực sự để kiếm tiền mong thoát khỏi sự nghèo khổ. Ông Benn noi: "Và trong khi chung ta - cai goi là thế giới phat triên, giau có - vân ́ ́ ́ ̣ ́ ̉ ̀ ̃ tiêp tuc gây khó dễ cho họ để đat được điêu đo, thì chung ta đã bỏ đi những biên phap tôt ́ ̣ ̣ ̀ ́ ́ ̣ ́ ́ nhât có thể có cho châu Phi để giup công dân cua họ thoat khoi tinh trang ngheo khô. Thê ́ ́ ́ ̉ ́ ̉ ̀ ̣ ̀ ̉ nên những viêc trợ giá cho xuât khâu cân phai bỏ đi". ̣ ́ ̉ ̀ ̉ Về phân minh, Tông thông Bush noi răng cung với viêc tăng tiên viên trợ, cân phai ̀ ̀ ̉ ́ ́ ̀ ̀ ̣ ̀ ̣ ̀ ̉ lam nhiêu thêm nữa để khuyên khich thương mai. ̀ ̀ ́ ́ ̣ 14 Ông noi trên toan châu Phi hiên đang có nhu câu lớn để chông lai bênh tât, giup phụ ́ ̀ ̣ ̀ ́ ̣ ̣ ̣ ́ nữ có thêm nhiêu quyên lợi hơn và cai thiên cac cơ hôi giao duc tiêu hoc. ̀ ̀ ̉ ̣ ́ ̣ ́ ̣ ̉ ̣ Thế nhưng tổ chức từ thiên cua Anh, Action Aid, noi răng hang triêu người châu ̣ ̉ ́ ̀ ̀ ̣ Phi đang chung sông cung căn bênh AIDS hoăc thiêu cac điêu kiên giao duc tử tế không ́ ̀ ̣ ̣ ́ ́ ̀ ̣ ́ ̣ thể nao đợi cho đên năm 2010 để thây chương trinh viên trợ cua ông Bush được tăng lên ̀ ́ ́ ̀ ̣ ̉ ́ gâp đôi. Bên cạnh các giải pháp về vấn đề viện trợ từ các quốc gia khác, bản thân Châu Phi cũng cần có những nổ lực nhất định để đưa người dân thoát khỏi tình trạng nghèo đói đặc biệt là vấn nạn suy dinh dưỡng trẻ em. Xem ra tìm ra một giải pháp cứu giúp châu Phi thoát ra khỏi tình trạng hiện này vẫn sẽ còn là một bài toán khó giải. Giải pháp của nhóm đưa ra: *D Cụ thể là: bổ sung thực phẩm chưa nhiều chất khoáng và vitamin cần thiết nhằm giảm số lượng người chết đói hay suy dinh dưỡng, sử dụng phân bón và hệ thống làm ẩm để cải tạo đất, phân phối lưới, màn chống muỗi sốt rét và thuốc chống các triệu chứng AIDS, hủy bỏ lệ phí y tế cho những dịch vụ cơ bản, tăng cường giáo dục phổ cập, xây dựng mạng lưới thông tin liên lạc,… Xem ra tìm ra một giải pháp cứu giúp châu Phi thoát ra khỏi tình trạng hiện này vẫn sẽ còn là một bài toán khó giải. V. KẾT LUẬN 15
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net