logo

Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động thanh toán trong nền kinh tế

Sau hơn một năm gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), mặc dù phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn đạt được nhiều kết quả đáng khả quan. Trong đó, có sự đóng góp không nhỏ của lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt là hoạt động thanh toán. Cụ thể:
Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động thanh toán trong nền kinh tế Sau hơn một năm gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), mặc dù phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn đạt được nhiều kết quả đáng khả quan. Trong đó, có sự đóng góp không nhỏ của lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt là hoạt động thanh toán. Cụ thể: 1.Những kết quả đã đạt được Trong thời gian qua, hoạt động thanh toán trong nền kinh tế đã có những chuyển biến tích cực với sự xuất hiện của nhiều loại hình dịch vụ thanh toán mới, hiện đại dựa trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin. Nhờ đó, hoạt động thanh toán của Việt Nam ngày càng đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của nền kinh tế và tiến dần đến việc phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế cũng như yêu cầu phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Tính đến nay, đã có trên 11,7 triệu thẻ với 150 thương hiệu thẻ của 37 tổ chức phát hành, trong đó 94% thẻ ghi nợ nội địa và 6% thẻ quốc tế. Các ngân hàng thương mại (NHTM) và các công ty về công nghệ thông tin đều chú trọng đầu tư trang thiết bị và đổi mới công nghệ để nâng cấp hệ thống thanh toán. Trong đó, thẻ ngân hàng đã trở thành công cụ thanh toán tiên tiến với nhiều tiện ích mới, đáp ứng được các nhu cầu giao dịch ngày càng tăng của khách hàng, thúc đẩy phát triển kinh tế và thương mại, phù hợp với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Nhiều ngân hàng đã phát hành các loại thẻ có độ an toàn cao (thẻ chip) và cung cấp nhiều tiện ích kèm theo cho khách hàng sử dụng, một số NHTM đã chủ động mở rộng và nâng cấp chất lượng dịch vụ thanh toán thông qua việc phát triển thanh toán điện tử qua ngân hàng. Song song với việc phát hành thẻ, các NHTM đều chú trọng đầu tư mua sắm trang thiết bị, tính đến nay đã có trên 6.000 máy giao dịch tự động (ATM) và 21.000 máy quét thẻ POS. Ngoài NHNN, các NHTM và Kho bạc Nhà nước, một số tổ chức khác cũng tham gia hoạt động thanh toán, như: Công ty Tiết kiệm bưu điện và QTD Trung ương. Nhiều tổ chức chuyên nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã chủ động cung cấp các giải pháp kỹ thuật, công nghệ để hỗ trợ các NHTM trong việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ thanh toán như Paynet, Vinapay, E-mobile, Mobivi, Vietunion…. Một số tổ chức đã nắm bắt kịp thời xu hướng phát triển mới và trở thành nhà cung cấp dịch vụ thanh toán chuyên môn hóa gắn với sự phát triển của công nghệ thông tin như dịch vụ chuyển mạch, dịch vụ mạng, cổng kết nối với các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, phát triển và bán một số loại sản phẩm dịch vụ thanh toán. Đề án xây dựng trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất được thực hiện theo Quyết định số 3113/2007/QĐ-NHNN trên cơ sở phát triển Công ty cổ phần chuyển mạch tài chính quốc gia Việt Nam (Banknet.vn), mục tiêu là kết nối trực tiếp các liên minh và tổ chức phát hành thẻ hiện hành với hệ thống để thực hiện thanh toán bù trừ thống nhất các giao dịch thẻ trên toàn quốc. Hệ thống thanh toán nội bộ của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán vận hành an toàn, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu chu chuyển luồng vốn giữa các đơn vị thành viên cùng hệ thống và kết nối với các hệ thống thanh toán do NHNN quản lý và vận hành, điển hình là hệ thống thanh toán bù trừ nội địa do Ngân hàng Ngoại thương chủ trì thực hiện thanh toán bù trừ thẻ Visa cho các ngân hàng thành viên Visa. Các hệ thống thanh toán do NHNN quản lý và vận hành ngày càng phát triển, dự án phát triển hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đã hoàn thành giai đoạn I và đưa vào sử dụng từ năm 2002. Hiện nay, NHNN đang triển khai giai đoạn II, tập trung vào việc nâng cấp hệ thống thanh toán, mở rộng hệ thống kỹ thuật phần cứng, phần mềm, viễn thông và bảo mật mạng, nâng cấp các trung tâm xử lý hiện hành tại 5 tỉnh, thành phố lớn thành trung tâm xử lý khu vực, có khả năng kết nối các chi nhánh NHNN tại các tỉnh, thành phố, một số đơn vị thuộc NHNN và khoảng 100 TCTD với trên 1.000 chi nhánh trên toàn quốc. Hiện nay, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng xử lý khoảng 35.000 giao dịch/ngày với giá trị gần 10.000 tỉ đồng. Vào ngày cao điểm, thực hiện được tới 50.000 giao dịch với giá trị 60.000- 70.000 tỉ đồng. Sau khi hoàn thành giai đoạn II (vào cuối năm 2009), năng lực xử lý trung bình của hệ thống có thể đạt 350.000 giao dịch/ngày và sẽ tăng lên 2triệu giao dịch/ngày vào năm 2012. Hệ thống thanh toán bù trừ điện tử đã được triển khai tại 62/63 tỉnh, thành phố và đang hoạt động ổn định, an toàn, hiệu quả, góp phần đẩy nhanh tốc độ thanh toán và phát triển thanh toán không dùng tiền mặt theo đúng chủ trưởng của Chính phủ và của Ngành. Hệ thống chuyển tiền điện tử NHNN được triển khai áp dụng từ năm 1998 nhằm đáp ứng nhu cầu điều chuyển vốn nội bộ tại NHNN, các giao dịch chuyển tiền cho các NHTM chưa có hệ thống thanh toán nội bộ đủ mạnh, các giao dịch thanh toán giữa 2 NHTM khác địa bàn và khác hệ thống tại những tỉnh chưa triển khai dự án phát triển hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Hiện nay, đã có 68 đơn vị của NHNN (gồm 63 chi nhánh tỉnh, thành phố và Sở Giao dịch NHNN, Vụ Kế toán tài chính, Cục Quản trị, Văn phòng đại diện NHNN tại TP. Hồ Chí Minh) sử dụng hệ thống chuyển tiền điện tử với khoảng 1.500 giao dịch/ngày, thậm chí đạt 5.000 giao dịch vào ngày cao điểm, giá trị trung bình là 8.100 tỉ đồng/ngày. Mặc dù, hoạt động thanh toán đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vẫn chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển kinh tế trong tình hình mới; tỉ lệ thanh toán dùng tiền mặt vẫn còn khá cao so với một số nước trong khu vực (trên 15%). Do đó, làm hạn chế hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ của NHNN và khả năng mở rộng các dịch vụ thanh toán phục vụ khách hàng; hành lang pháp lý chưa theo kịp tốc độ đổi mới công nghệ và yêu cầu hội nhập, nhất là những vấn đề liên quan đến hoạt động thanh toán của các tổ chức không phải là TCTD tham gia vào hoạt động hỗ trợ dịch vụ thanh toán. Dịch vụ thẻ mới chỉ gia tăng về số lượng mà chưa có sự chuyển biến về chất, chưa làm thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt trong xã hội, hầu hết các giao dịch trên hệ thống ATM là rút tiền mặt để chi tiêu. Khi số lượng người sử dụng thẻ tăng lên, đã xuất hiện tình trạng quá tải như tắc nghẽn mạch ATM và những trục trặc kỹ thuật khác, làm giảm hiệu suất hoạt động và chất lượng dịch vụ của hệ thống ATM và POS, trong khi kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng và kỹ thuật công nghệ rất cao. 2. Một số định hướng và giải pháp phát triển hoạt động thanh toán Để hoạt động thanh toán phát triển bền vững, đáp ứng tốt các nhu cầu của nền kinh tế và theo kịp sự phát triển của các hệ thống thanh toán khác trên thế giới, cần có các giải pháp đồng bộ và toàn diện với sự tham gia của Nhà nước, của hệ thống ngân hàng và sự ủng hộ của công chúng, tập trung vào những định hướng cơ bản sau đây: – Nâng cao vai trò của NHNN về quản lý nhà nước trong lĩnh vực thanh toán, hoàn thiện cơ sở pháp lý liên quan đến hoạt động của các hệ thống thanh toán. Đồng thời, có giải pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn và lợi ích của khách hàng, giúp Nhà nước kiểm soát được các hoạt động kinh tế và tăng cường hiệu lực giám sát hoạt động của các hệ thống thanh toán; – Đẩy nhanh việc triển khai Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt đã được phê duyệt tại Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg, đảm bảo phát triển hệ thống thanh toán phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế và hạ tầng kỹ thuật công nghệ, hoàn thiện hệ thống thanh toán lõi của NHNN, huy động các nguồn lực của khu vực tư nhân để đầu tư mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt; – Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hệ thống thanh toán trong khu vực công nhằm từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động ngân sách và hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp, góp phần phát triển thương mại điện tử và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập, áp dụng các phương thức thanh toán phù hợp trong khu vực dân cư để giảm dần giao dịch tiền mặt; – Tăng cường sự phối hợp giữa NHNN và các Bộ, ngành trong việc chỉ đạo, điều hành, quản lý hoạt động thanh toán của các tổ chức, cá nhân trên phạm vi toàn quốc. Để thực hiện thành công những mục tiêu và định hướng nêu trên, trong những tháng cuối năm 2008, cần tập trung thực hiện những giải pháp chủ yếu sau đây: – Hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động thanh toán, nghiên cứu xây dựng và ban hành Quyết định lộ trình chuyển đổi công nghệ thẻ theo chuẩn EMV đối với các tổ chức phát hành thẻ tại Việt Nam, hoàn thiện và ban hành Quyết định mở và sử dụng tài khoản tiền gửi tại NHNN và TCTD thay thế Quyết định số 1284/2002/QĐ- NHNN; – Nâng cao hiệu quả của công tác đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ cho hoạt động thanh toán, đảm bảo đường truyền và duy trì hoạt động của máy ATM, khắc phục tình trạng quá tải của các máy ATM, những tranh chấp trong quá trình sử dụng thẻ, những sai sót kỹ thuật trong thực hiện lệnh của khách hàng và tình trạng nghẽn mạch do máy ATM, tăng cường an ninh, bảo mật, an toàn tài sản của khách hàng sử dụng dịch vụ trả lương qua tài khoản, tăng cường sự tham gia của các đối tượng cung ứng dịch vụ thanh toán, nhất là dịch vụ thanh toán điện tử; ổn định nguồn điện cung cấp cho hệ thống thanh toán; – Tiếp tục triển khai các Đề án thành phần thuộc Đề án thanh toán không dùng tiền mặt và đẩy nhanh tiến độ triển khai Dự án hiện đại hóa hệ thống thanh toán giai đoạn II do Ngân hàng Thế giới tài trợ nhằm sớm hoàn chỉnh hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng; phối hợp với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước xây dựng và triển khai Đề án chi tiết quyết toán tiền giao dịch chứng khoán tại NHNN để kết nối hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng với hệ thống quyết toán chứng khoán; – Tiếp tục triển khai Chỉ thị 20/2007/CT-TTg về trả lương qua tài khoản của những đối tượng hưởng lương từ NSNN, trong đó cần phối hợp có hiệu quả với các đơn vị chức năng để làm tốt công tác tuyên truyền về tiện ích của việc trả lương qua tài khoản cho những đối tượng hưởng lương từ NSNN, tiện ích sử dụng thẻ và mở tài khoản qua ngân hàng cũng như những phương tiện khác về thanh toán không dùng tiền mặt. Với những kinh nghiệm, thành công đã đạt được trong lĩnh vực thanh toán của Ngân hàng Nhà nước và truyền thống năng động, sáng tạo của các cán bộ ngành Ngân hàng, hoạt động thanh toán trong thời gian tới sẽ phát triển mạnh mẽ và vững chắc, góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chung của toàn Ngành. ĩ XT - VP.NHNN
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net