logo

Mặt trái của thị trường và cơ hội cho các chuyên gia (Phần đầu)

Thế giới chứng khoán về bản chất là dữ dội, cuồng nhiệt ... và có lẽ nguyên văn tiếng Anh “wildness” phải dùng nhiều nghĩa khác nhau mới có thể lột tả hết bản chất của nó. Thành công ở đây chỉ đến với những nhà đầu tư có ý chí thép, kinh nghiệm nghề nghiệp và những ai có được chiến lược đầu tư đúng đắn đến cùng.
Mặt trái của thị trường và cơ hội cho các chuyên gia (Phần đầu) Thế giới chứng khoán về bản chất là dữ dội, cuồng nhiệt ... và có lẽ nguyên văn tiếng Anh “wildness” phải dùng nhiều nghĩa khác nhau mới có thể lột tả hết bản chất của nó. Thành công ở đây chỉ đến với những nhà đầu tư có ý chí thép, kinh nghiệm nghề nghiệp và những ai có được chiến lược đầu tư đúng đắn đến cùng. Nhưng bên cạnh đó, chính mặt trái của thị trường chứng khoán đã khiến cho nhiều hình ảnh của thị trường chứng khoán ngày càng sa sút. Mặt trái ngày càng thể hiện rõ hơn Mới đây, tại Nhật Bản, Yoshiaki Tsutsumi, một trong những doanh nhân nổi tiếng nhất của Nhật Bản đã bị bắt vì tội làm sai lệch thông tin trong báo cáo tài chính với các cổ đông và bán cố phiếu dựa trên những số liệu giả mạo.Yoshiaki Tsutsumi từng là người giàu nhất thế giới trong bốn năm 1987 – 1990, là ông chủ lớn trong nhiều lĩnh vực kinh doanh bao gồm khách sạn, đường sắt, xây dựng, bất động sản và một đội bóng rổ. Nhưng năm ngoái, ông đã buộc phải rời bỏ mọi cương vị ông đang nắm giữ trong kinh doanh, sau khi bị buộc tội gian lận về cơ cấu quyền sở hữu cổ phiếu của Seibu Railways, một trong những công ty của ông. Theo những quy định để tham gia thị trường chứng khoán Nhật Bản, không một công ty nào niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán có thể có hơn 80% vốn sở hữu do 10 cổ đông lớn nhất nắm. Tsutsumi hiện bị buộc tội và có thể bị phạt tù vì đã gian lận số liệu để che đậy thực tế là công ty của ông đã vi phạm quy tắc này. Còn tại Mỹ, trong đơn, Uỷ ban Giao dịch Chứng khoán Mỹ (SEC) khẳng định tập đoàn thức ăn hàng đầu thế giới Parmalat đã không trung thực khi báo cáo về tình hình tài chính của mình, đồng thời định giá tài sản quá cao nhằm lừa đảo những người mua cổ phiếu. Lá đơn cũng nêu rõ, trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 11 năm nay, Parmalat đã “làm xiếc” món nợ không rõ nguồn gốc trị giá 100 triệu USD và hầu như không chịu nhận trách nhiệm về khoản tiền này. Theo SEC, trong suốt cả năm 2003, Parmalat nói dối là đã cân đối được khoản nợ 3,6 tỷ USD, nhưng trên thực tế lại không hề làm chuyện đó, và món nợ vẫn còn nguyên. Buộc tội Parmalat đã có những hành vi giao dịch, kinh doanh bất hợp pháp, SEC còn đề nghị toà án phạt tiền người không lồ này. Trước đó, SEC từng có lời buộc tội tương tự với WorldCom và cuối cùng, tập đoàn viễn thông này đã phải bồi thường khoản tiền kỷ lục cho cáo buộc này, ước khoảng 750 triệu USD. Ngoài ra, nhắc đến những gian lận tài chính trên thị trường chứng khoán Mỹ không thể không nhắc đến Eron. Vụ vỡ nợ do những gian lận tài chính của Enron, tập đoàn lớn thứ 7 của Mỹ, đã làm chấn động thị trường chứng khoán. Người ta tự hỏi, vụ Enron chỉ là một tai biến hay nó lột trần một sự bất chính có tính hệ thống của các công ty có mặt trên thị trường chứng khoán mà nạn nhân là những người tài trợ, những người mua cổ phần. Trong một thời gian dài, hãng Enron đã khai gian về lợi tức, vốn, nợ ... qua mặt luôn cả cơ quan kiểm soát chứng khoán Mỹ (Security and Exchange Commission gọi tắt là SEC). Sở dĩ làm được như vậy là vì có sự lờ đi, thậm chí thông đồng, của nhiều giới liên hệ đến thị trường chứng khoán: từ những ngân hàng lớn như Merrill Lynch, JP Morgan Chase, đến những luật sư nổi tiếng, những hãng khảo sát và tư vấn tài chánh, nhất là hãng Anderson, những ký giả và nhà nghiên cứu thị trường chứng khoán. Hãng Anderson đã bị truy tố về tội cản trở việc điều tra của ngành tư pháp và bị bắt buộc ngưng hoạt động ở Mỹ. Chủ tịch của cơ quan kiểm soát chứng khoán Mỹ (SEC) đã phải từ chức. Hãng Enron giấu món nợ 22 tỷ USĐ bằng cách dựng lên 3000 doanh nghiệp ma (chỉ có trên giấy tờ) nhằm vay nợ, giấu thất thoát và trốn thuế. Enron không trả thuế trong 5 năm liên tiếp và trong 3000 doanh nghiệp ma này, có đến 661 doanh nghiệp được dựng lên trong những nước nổi tiếng là thiên đàng của thuế má. Sau vụ Enron, liên tiếp nổ ra các vụ tương tự như Tyco, Glabal Crossing, ImClone và Adelphia. Còn lớn hơn Enron, WorldCom vỡ nợ để lại một lỗ hổng 41 tỷ USĐ. Năm 2002, có 250 doanh nghiệp phải điều chỉnh lại kế toán của mình trong đó có Microsoft, General Electric, Xerox,... Vụ Enron, được xem là dấu mốc vì nổ ra đầu tiên, đã làm mất niềm tin của những người mua cổ phần, những người có vốn đầu tư, vào SEC, vào các nhà nghiên cứu, chuyên viên và báo chí kinh tế... Nói chung họ mất niềm tin vào khả năng và sự ngay thật của các tác nhân trên thị trường chứng khoán và nhất là "luật chơi" của thị trường này. Eliot Spitzer, thẩm phán của bang Yew York, đã điều tra và vạch trần những việc làm mờ ám của một số ngân hàng nổi tiếng của Mỹ. Trong các kết luận, dự báo về hiện trạng, về sự biến chuyển trong tương lai của các doanh nghiệp có mặt trên thị trường chứng khoán, các ngân hàng này đã ra lệnh cho các nhân viên nghiên cứu của mình “tô hồng, tô đỏ” theo quyền lợi của ngân hàng. Robert Litan, trách nhiệm nghiên cứu kinh tế của viện Brooking tuyên bố: "Nếu nhân viên và các nhà đầu tư mua cổ phần không còn tin được vào những tuyên bố chính thức về lợi nhuận của các doanh nghiệp, không còn tin được vào các nhà lãnh đạo doanh nghiệp không lợi dụng chức vụ để làm giàu trên lưng họ, thì sẽ không còn chủ nghĩa tư bản nữa". Thị trường chứng khoán là nguồn cung cấp vốn cho các doanh nghiệp. Sự xuống dốc của thị trường này và việc các nhà đầu tư rời bỏ thị trường sẽ làm cho các doanh nghiệp mất đi nguồn tài trợ quan trọng mà chỉ còn trông chờ vào nguồn tài trợ của các ngân hàng.
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net