logo

Macromedia Flash - Tự thiết kế menu động


Macromedia Flash - Tự thiết kế menu động Nếu bạn không thích lựa chọn một menu tĩnh truyền thống, có thể áp dụng bài hướng dẫn này để tạo cho website của mình một menu động phù hợp, nó có thể mang lại phong cách cho một website chuyên nghiệp. Bài tập hướng dẫn này khá phức tạp nhưng chúng tôi sẽ cố gắng giải thích một cách dễ hiệu nhất. Hãy chắc chắn bạn thực hiện đúng theo từng bước hướng dẫn. Bước 1 Tạo một file Flash mới với kích thước 250 x 140 và Frame rate là 40fps. Bươc 2 Chọn công cụ Rectangle Tool (R) và vẽ 5 hình chữ nhật nhỏ (hoặc bao nhiêu tùy vào số lượng menu bạn cần). Xem hình sau Bước 3 Chọn Text Tool (A), vào phần Properties Panel (Ctrl + F3), chọn Dynamic Text và tạo các chữ hiển thị tên menu. Bước 4 Chọn chữ đầu tiên (trong ví dụ là “About us”) và nhấn phím F8 trên bàn phím (Convert to Symbol) để chuyển chữ này sang dạng Movie Clip Symbol. Bước 5 Mở Properties Panel (Ctrl + F3) và nhập vào butt1. Xem hình sau Bước 6 Kích đúp hoặc nhấn phải chuột vào Movie Clip mới tạo và chọn Edit in Place Bước 7 Chỉ chọn mỗi chữ (trong trường hợp ví dụ này là “About us”), nhấn phím Ctrl + X (Cut), thêm một layer mới vào trên layer 1 (layer 2), chọn nó và nhấn Ctrl + Shift + V (Paste in place) Bước 8 Chọn layer 2 (layer chữ) và Convert nó sang dạng Movie Clip (F8) Bước 9 Sau đó, mở Properties Panel (Ctrl + F3) và nhập vào chữ text. Bước 10 Kích vào frame 5 của layer 2 (layer chữ) và nhấn phím F6. Sau đó tiếp tục kích vào frame 10 và nhấn F6 lần nữa (tạo Keyframe) Bước 11 Trở lại frame 5 và sử dụng các phím mũi tên trên bàn phím hoặc chuột để chuyển chữ (trong ví dụ này là “About us”) xuống dưới một chút (hoặc sang ngang nếu bạn thích). Xem hình sau Bước 12 Chọn layer 2 (layer text), mở Properties Panel (Ctrl + F3) và trong phần Tween chọn Motion. Bước 13 Trở lại layer 1, chỉ chọn đường viền của hình chữ nhật và nhấn Ctrl + X (Cut) trên bàn phím. Bước 14 Chèn layer mới (layer 3), chọn nó và nhấn Ctrl + Shift + V (Paste in Place) Bước 15 Sau đó nhấn 10 lần phím F6 (Keyframe) trên bàn phím. Kết quả sẽ như hình sau Bước 16 Sau đó chọn từng keyframe chẵn (trừ frame 10) và nhấn phím Delete (Del) trên bàn phím. Kết quả sau khi xóa một số keyframe chẵn: Bước 17 Kích vào layer 1 và nhấn F8 (Convert to Symbol) để chuyển nó sang dạng Movie Clip Symbol. Bước 18 Sau đó chọn frame 10 và nhấn phím F6 (Keyframe) Bước 19 Vẫn chọn frame 10, mở Properties Panel (Ctrl + F3) và thiết lập Color là Alpha với độ tương phản 40%. Bước 20 Vẫn trong phần Properties Panel (Ctrl + F3), chọn Motion tại Tween. Bước 21 Tạo một layer mới (layer 4) Bước 22 Kích lên frame đầu tiên, mở Action Script Panel (F9) và đưa vào mã sau: stop (); Bước 23 Sau đó kích lên frame 10, nhấn F6 (Keyframe), mở Action Script Panel lần nữa (F9) và đưa vào mã sau: stop (); Bước 24 Trở lại Scene chính (Scene 1), chèn thêm một layer mới và đặt tên là Action. Bước 25 Kích vào frame đầu tiên, trong phần Action Script đưa vào đoạn mã sau: butt1.onRollOver = over; butt1.onRollOut = out; butt1.text.buttonText.text = "ABOUT US "; function over() { this.gotoAndPlay(2); } function out() { this.gotoAndPlay(1); } Vậy là chúng ta đã tạo xong nút menu đầu tiên. Lặp lại toàn bộ các bước trên tương ứng với từng nút lệnh cần thiết. Sau đây là các đoạn mã khác nhau giữa từng nút lệnh: butt1.onRollOver = over; butt1.onRollOut = out; butt1.text.buttonText.text = "ABOUT US"; butt2.onRollOver = over; butt2.onRollOut = out; butt2.text.buttonText.text = "LOGIN"; butt3.onRollOver = over; butt3.onRollOut = out; butt3.text.buttonText.text = "REGISTER"; butt4.onRollOver = over; butt4.onRollOut = out; butt4.text.buttonText.text = "DOWNLOAD"; butt5.onRollOver = over; butt5.onRollOut = out; butt5.text.buttonText.text = "FAQ"; function over() { this.gotoAndPlay(2); } function out() { this.gotoAndPlay(1); }  
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net