logo

LUẬT BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC


QUỐC HỘI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số: /2007/QH11 Dự thảo số 0 QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Khoá … kỳ họp thứ…. (Từ ngày … tháng … đến ngày … tháng … năm 2007) LUẬT BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội Khoá X, kỳ họp thứ 10; Luật này quy định về bảo tồn đa dạng sinh học. Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Luật này quy định về bảo tồn các vùng sinh thái có tính đa dạng sinh học cao, các loài sinh vật bị đe doạ tuyệt chủng, các nguồn gen quý, đặc hữu, chia sẻ lợi ích từ tài nguyên di truyền và an toàn sinh học; chính sách và nguồn lực để bảo tồn đa dạng sinh học và trách nhiệm của nhà nước, tổ chức, cá nhân trong bảo tồn đa dạng sinh học. Điều 2. Đối tượng áp dụng Luật này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến đa dạng sinh học trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng điều ước quốc tế đó. 2 Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Đa dạng sinh học là sự đa dạng về nguồn gen, loài sinh vật và hệ sinh thái. 2. Quần thể sinh vật là một nhóm cá thể của cùng một loài sinh vật sống trong khu vực nhất định. 3. Khu bảo tồn là vùng sinh thái được nhà nước khoanh vùng bảo vệ nhằm mục đích bảo tồn đa dạng sinh học. 4. Trung tâm cứu hộ động vật là nơi tiếp nhận, chăm sóc, nuôi dưỡng động vật hoang dã trước khi trả về môi trường tự nhiên. 5. Vườn thực vật là nơi ươm, trồng các loài cây nhằm mục đích bảo tồn nguồn gen thực vật quý, đặc hữu phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục và tham quan. 6. Vườn động vật là nơi nuôi các loài động vật hoang dã phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo và tham quan. 7. Sinh vật biến đổi gen là sinh vật có cấu trúc di truyền bị thay đổi bằng công nghệ chuyển gen. 8. Nhân bản vô tính là một quá trình phân lập và nhân tế bào gốc nhằm mục đích tạo ra các bản sao giống nhau về di truyền. 9. Nhập nội các loài sinh vật là việc đưa vào trong nước các giống, loài động vật, thực vật có xuất xứ từ các nước khác. 10. Bảo tồn thiên nhiên là bảo vệ, gìn giữ và phát triển các nét đặc trưng cóơgiá trị của tự nhiên. 11. Bảo tồn tại chỗ (in-situ) là việc bảo tồn loài sinh vật tại nơi sinh sản, cư trú, phát triển thường xuyên hoặc theo mùa của chúng. 12. Bảo tồn chuyển chổ (ex-situ) là việc bảo tồn các loài sinh vật bên ngoài nơi sinh sản, cư trú, phát triển thường xuyên hoặc theo mùa của chúng. 13. Tiếp cận nguồn gen và tri thức về nguồn gen là việc tổ chức, cá không phải là người có hoặc người được nhà nước giao quản lý nguồn gen, tri thức về nguồn gen thu thập, tiếp nhận, sử dụng nguồn gen và tri thức về nguồn gen phục vụ các mục địch thương mại. 14. Chia sẻ lợi ích từ nguồn gen và tri thức về nguồn gen là việc tổ chức, cá nhân chia sẻ một phần lợi ích thu được từ tiếp cận nguồn gen và tri 3 thức về nguồn gen cho nhà nước, người có hoặc người được giao quản lý và các đối tượng liên quan tới nguồn gen và tri thức về nguồn gen. 15. Tri thức về nguồn gen là sự hiểu biết, kinh nghiệm, sáng kiến về sử dụng nguồn gen. 16. Tri thức bản địa về nguồn gen là sự hiểu biết, kinh nghiệm, sáng kiến của cộng đồng người dân bản địa được tích luỹ theo thời gian và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. 17. Hành lang đa dạng sinh học là hành lang nối liền các vùng sinh thái tương đồng cho phép các loài sinh vật sống trong các vùng sinh thái đó có thể liên hệ với nhau hoặc di chuyển qua lại. 18. Nguồn gen là vật liệu di truyền mang đặc tính, tiềm năng di truyền của các loài sinh vật. 19. Vật liệu di truyền là một phần vật chất hoặc toàn bộ vật chất của động vật, thực vật, vi sinh vật và các nguồn gốc sinh học khác có chứa thông tin di truyền, quyết định các tính chất cơ bản của cơ thể sinh vật. 20. Mẫu vật là các sinh vật còn sống hoặc đã chết hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng để sử dụng làm mẫu. 21. Ngân hàng gen là nơi lưu giữ lâu dài các vật liệu di truyền trong những điều kiện nhất định. 22. Loài sinh vật là nhóm các cá thể giống nhau về hình thái học, có khả năng sinh sản với nhau. 23 Sinh vật lạ là sinh vật phát triển ở vùng, khu vực vốn không phải là nơi sinh sản, cư trú, phát triển thường xuyên hoặc theo mùa của chúng. 24. Loài xâm hại môi trường là loài sinh vật xâm hại các loài sinh vật khác, làm mất cân bằng sinh thái nơi chúng sinh sống, tồn tại, phát triển. 25. Loài bị đe doạ tuyệt chủng là loài sinh vật đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng trong thời gian tới. 26. Loài bị tuyệt chủng ngoài tự nhiên là loài mà cá thể cuối cùng ở ngoài tự nhiên đã chết hoặc chỉ còn tồn tại trong các điệu kiện nuôi dưỡng nhân tạo. 27. Loài quý là loài sinh vật có giá trị cao về sinh thái, kinh tế, khoa học, y học và các giá trị khác. 28. Loài đặc hữu là loài sinh vật có số lượng ít và chỉ tồn tại, phát triển ở một số nơi trên thế giới. 4 29. Nguồn gen quý, đặc hữu là vật liệu di truyền của các loài quý, đặc hữu. 30. Loài di cư là loài có toàn bộ quần thể hoặc một phần quần thể di chuyển theo chu kỳ hoặc định kỳ từ khu vực địa lý này đến một khu vực địa lý khác. 31. Hệ sinh thái là một hệ các quần thể sinh vật cùng tồn tại, phát triển và có tác động qua lại với nhau và với môi trường trong một khu vực địa lý tự nhiên nhất định. 32. Vùng sinh thái là đơn vị địa lý tự nhiên tương đối lớn có cùng các điều kiện tự nhiên và tương đối đồng nhất về đa dạng sinh học. Điều 4. Nguyên tắc bảo tồn và phát triển bền vững đa dang sinh học 1. Kết hợp bảo tồn với khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật nhằm bảo đảm cân bằng sinh thái ở mức ổn định. 2. Gắn việc bảo vệ, phục hồi và phát triển nơi sinh sản, cư trú, phát triển của các loài sinh vật với kiểm soát săn bắt, khai thác, buôn bán, tiêu thụ các loài bị đe doạ tuyệt chủng, bảo tồn, gìn giữ các nguồn gen quý, đặc hữu và quản lý an toàn sinh học. 3. Các nguồn gen bản địa là tài sản quốc gia phải được bảo tồn, gìn giữ phục vụ các mục đích kinh tế và môi trường của đất nước và dân tộc. 4. Mọi lợi ích thu được từ tài nguyên di truyền phải được chia sẻ công bằng và hợp lý giữa người hưởng lợi, nhà nước và người có hoặc người được giao quản lý, sử dụng. 5. Gắn lợi ích quốc gia với lợi ích khu vực và lợi ích toàn cầu trong bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học. Điều 5. Chính sách bảo vệ đa dạng sinh học 1. Khoanh vùng bảo vệ, phục hỗi và phát triển các vùng sinh thái có tính đa dạng sinh học cao, là nơiosinh sản, cư trú, phát triển thường xuyên hoặc theo mùa của các loài bị đe doạ tuyệt chủng. 2. Bảo vệ và phát triển các loài sinh vật bị đe doạ tuyệt chủng; Nhà nước quản lý các hoạt động nghiên cứu, thu thập, khai thác, sử dụng các nguồn gen quý, đặc hữu và bảo đảm chia sẻ công bằng các lợi ích thu được từ nguồn gen. 5 4. Bảo đảm quyền lợi của nhà nước, cộng đồng dân cư, người có hoặc người được giao quản lý trong khai thác và sử dụng tài nguyên di truyền. 5. Khuyến khích người dân đối xử có văn hoá và thân thiện với các loài sinh vật. 6. Nhà nước khuyến khích các hoạt động có lợi và xử lý nghiêm các hành vi gây hại đối với các hệ sinh thái, các loài sinh vật và tài nguyên di truyền. 7. Nhà nước có chính sách đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển các khu bảo tồn, bảo tồn các loài sinh vật bị đe doạ tuyệt chủng và các nguồn gen quý, đặc hữu và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn sinh học. Điều 6. Những hoạt động được khuyến khích 1. Tuyên truyền, giáo dục, vận động tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án bảo tồn đa dạng sinh học và xây dựng ý thức bảo vệ đa dạng sinh học của người dân. 2. Thu thập, lưu giữ, phổ biến tri thức truyền thống về bảo tồn đa dạng sinh học. 3. Bảo vệ vùng sinh thái có tính đa dạng sinh học cao, các loài sinh vật bị đe doạ tuyệt chủng, các nguồn gen quý, đặc hữu. 4. Áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ trong bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học. 5. Xây dựng, phát hiện, phát triển các mô hình bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng dân cư trên cơ sở chia sẻ hợp lý và công bằng lợi ích từ bảo tồn đa dạng sinh học. 6. Nghiên cứu, đề xuất, thực hiện các dự án bảo tồn đa dạng sinh học. 7. Bảo tồn các nguồn gen, gìn giữ các vật liệu di truyền quý, đặc hữu. 8. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho bảo tồn đa dạng sinh học. Điều 7. Những hành vi bị nghiêm cấm 1. Xâm hại các khu bảo tồn; tự ý chuyển đổi khu bảo tồn sang các mục đích khác; phá vỡ cảnh quan thiên nhiên, làm mất cân bằng sinh thái. 2. Săn bắn, đánh bắt, giết hại, buôn bán, tiêu thụ và phá hoại nơi cư trú của các loài sinh vật bị đe doạ tuyệt chủng trái với quy định của Luật này. 6 3. Nhập khẩu, quá cảnh, nhân giống, phát tán ra môi trường, đưa các loài sinh vật xâm hại môi trường vào các khu bảo tồn. 4. Sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, sử dụng sinh vật biến đổi gen và sản phẩm của chúng trái với quy định cùa Luật này. 5. Cản trở các hoạt động bảo vệ và phát triển các khu bảo tồn, các loài bị đe doạ tuyệt chủng, các nguồn gen quý, đặc hữu. 6. Thu thập, buôn bán, sử dụng các nguồn gen quý, đặc hữu trái với quy định của Luật này. 7. Nhân bản vô tính người. 8. Phát triển, sử dụng, chuyển giao công nghệ sinh học nhằm mục đích chống lại hoà bình, gây hại cho con người và môi trường sinh thái. Điều 8. Giáo dục, đào tạo và nâng cao nhận thức về bảo vệ đa dạng sinh học 1. Mọi công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải được giáo dục để có kiến thức đa dạng sinh học và có ý thức bảo tồn đa dạng sinh học. 2. Bảo tồn đa dạng sinh học là một nội dung của chương trình giảng dạy trong các trường học và cơ sở đào tạo của cả nước. 3. Các cơ quan truyền thông, các phương tiện thông tin đại chúng có trách nhiệm đưa tin, tuyên truyền, phổ biến thông tin, kiến thức về bảo tồn đa dạng sinh học, quảng bá, tuyên truyền nâng cao nhận thức, tạo dựng ý thức bảo tồn đa dạng sinh học trong cộng đồng dân cư và người dân. 4. Nhà nước có chính sách đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư cho giáo dục và đào tạo về bảo tồn đa dạng sinh học. Điều 9. Báo cáo hiện trạng đa dạng sinh học quốc gia 1. Báo cáo hiện trạng đa dạng sinh học quốc gia được lập định kỳ 5 năm một lần theo kỳ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. 2. Báo cáo hiện trạng đa dạng sinh học quốc gia có các nội dung sau đây: a) Hiện trạng và diễn biến sinh thái của các hệ sinh thái rừng, đất ngập nước, biển, núi đá vôi và các hệ sinh thái tự nhiên khác trên cả nước; b) Số lượng hoặc quy mô, phân bố, đặc điểm của các loài sinh vật bị đe doạ tuyệt chủng, xâm hạ môi trường, sinh vật biến đổi gen và các nguồn gen quý, đặc hữu; 7 c) Thực trạng quản lý, kiểm soát và các áp lực, thách thức đối với đa dạng sinh học ở nước ta; d) Các giải pháp và kế hoạch bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học trong thời gian tới. 3. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức lập báo cáo hiện trạng đa dạng sinh học quốc gia trình Quốc hội vào kỳ họp đầu nhiệm kỳ của Quốc hội để được xem xét thông qua. Chương II QUY HOẠCH, THÀNH LẬP VÀ QUẢN LÝ CÁC KHU BẢO TỒN Điều 10. Phân hạng các khu bảo tồn 1. Khu bảo tồn được phân hạng theo mức độ quan trọng đối với mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học, làm căn cứ để quản lý và đầu tư bảo tồn, bao gồm: a) Vườn quốc gia; b) Khu bảo tồn thiên nhiên; c) Khu bảo tồn loài và nơi cư trú; d) Khu bảo tồn cảnh quan; đ) Khu bảo tồn khác. 2. Khu bảo tồn được phân hạng là vườn quốc gia khi đáp ứng các yêu cầu sau đây: a) Có tính đại diện cho một vùng sinh thái tự nhiên có tầm quan trọng quốc gia hoặc quốc tế; b) Là nơi sinh sản, cư trú, phát triển thường xuyên hoặc theo mùa của từ 2 loài sinh vật thuộc danh mục được bảo vệ nghiêm ngặt hoặc từ 10 loài sinh vật thuộc danh mục được bảo vệ trở lên. c) Có diện tích lớn hơn 10.000 ha đối với vườn quốc gia trên cạn, 8.000 ha đối với vườn quốc gia trên biển, 6.000 ha đối với vườn quốc gia trên vùng đất ngập nước và 4.000 ha đối với vườn quốc gia trên vùng sinh thái hỗn hợp; 8 đ) Còn giữ được từ 70% trở lên diện tích các hệ sinh thái tự nhiên, có phân khu bảo vệ nghiêm ngặt với diện tích từ 2.000 ha trở lên và tỷ lệ đất nông nghiệp và thổ cư trong vườn quốc gia nhỏ hơn 5%. 3. Khu bảo tồn được phân hạng là khu bảo tồn thiên nhiên khi đáp ứng các yêu cầu sau đây: a) Có các giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục, vui chơi giải trí hoặc phục hồi sức khoẻ; b) Là nơi sinh sản, cư trú, phát triển thường xuyên hoặc theo mùa của từ 1 loài sinh vật thuộc danh mục được bảo vệ nghiêm ngặt hoặc từ 5 loài sinh vật thuộc danh mục được bảo vệ trở lên; c) Có diện tích lớn hơn 5.000 ha đối với khu bảo tồn thiên nhiên trên cạn, 4.000 ha đối với khu bảo tồn thiên nhiên trên biển, 3.000 ha đối với khu bảo tồn thiên nhiên trên vùng đất ngập nước và 2.000 ha đối với khu bảo tồn thiên nhiên trên vùng sinh thái hỗn hợp trở lên; d) Còn giữ được từ 70% trở lên diện tích các hệ sinh thái tự nhiên, có phân khu bảo vệ nghiêm ngặt với diện tích từ 1.000 ha trở lên và tỷ lệ đất nông nghiệp và thổ cư trong vườn quốc gia nhỏ hơn 10%. 4. Khu bảo tồn được phân hạng là khu bảo tồn loài và nơi cư trú phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: a) Là nơi sinh sản, cư trú, phát triển thường xuyên hoặc theo mùa của từ 3 loài sinh vật thuộc danh mục được bảo vệ trở lên và có các giá trị cao về khoa học, du lịch, vui chơi, giải trí hoặc phục hồi sức khoẻ. b) Có diện tích lớn hơn 2.000 ha đối với khu bảo tồn loài và nơi cư trú trên cạn, 1.000 ha đối với khu bảo tồn loài và nơi cư trú trên biển, 600 ha đối với khu bảo tồn loài và nơi cư trú trên vùng đất ngập nước và 500 ha đối với vườn quốc gia trên vùng sinh thái hỗn hợp trở lên; c) Còn giữ được từ 70% trở lên diện tích các hệ sinh thái tự nhiên, có phân khu bảo vệ nghiêm ngặt với diện tích từ 200 ha trở lên và tỷ lệ đất nông nghiệp và thổ cư trong vườn quốc gia nhỏ hơn 20%. 5. Khu bảo tồn được phân hạng là khu bảo tồn cảnh quan khi đáp ứng các yêu cầu sau đây: a) Có giá trị thẩm mỹ cao, sinh cảnh đa dạng, các loài sinh vật độc đáo hoặc có các hình thức sử dụng tài nguyên thiên nhiên truyền thống; có cảnh đẹp, các di tích lịch sử, văn hoá và du lịch sinh thái; 9 b) Là nơi sinh sản, cư trú, phát triển thường xuyên hoặc theo mùa của từ 01 loài sinh vật thuộc danh mục được bảo vệ trở lên; c) Có diện tích từ 500 ha trở lên và tỷ lệ đất nông nghiệp và thổ cư nhở hơn 25%. 6. Khu bảo tồn khác là các khu vực có giá trị đa dạng sinh học đặc thù, là nơi sinh sản, cư trú, phát triển thường xuyên hoặc theo mùa của các loài sinh vật thuộc danh mục được bảo vệ nhưng không đáp ứng các tiêu chí nêu tại các mục 2, 3, 4 và 5 Điều này nhưng cần thiết phải khoanh vùng bảo vệ. 7. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ liên quan quy định chi tiết các tiêu chí phân hạng và việc sử dụng các tiêu phí để phân hạng các khu bảo tồn. Điều 11. Nội dung, trách nhiệm lập, thẩm quyền phê duyệt quy hoạch hệ thống khu bảo tồn 1. Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn được lập và điều chỉnh định kỳ năm năm một lần và có các nội dung chính sau đây: a) Tổng quan về vị trí địa lý, diện tích, các thông tin cơ bản về các vùng sinh thái có tiềm năng đáp ứng các yêu cầu thành lập khu bảo tồn; b) Các giá trị sinh thái, cảnh quan, di tích lịch sử, văn hoá; các loài sinh vật thuộc danh mục được bảo vệ trong các vùng sinh thái dự kiến thành lập các khu bảo tồn; c) Dân cư sinh sống, diện tích đất thổ cư, đất canh tác nông nghiệp, tình trạng sử dụng đất trong các vùng sinh thái dự kiến quy hoạch thành lập khu bảo tồn; d) Các ảnh hưởng tích cực và các tác động tiêu cực đối với cộng đồng dân cư nơi dự kiến thành lập khu bảo tồn trong trường hợp thành lập khu bảo tồn; đ) Quy hoạch thành lập vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo tồn loài và nơi cư trú và khu bảo tồn cảnh quan kèm theo kế hoạch xây dựng đề án thành lập khu bảo tồn. 2. Căn cứ các yêu cầu nêu tại Điều 12 Luật này, Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm lập quy hoạch hệ thống khu bảo tồn theo phân công, phân cấp dưới đây: a) Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trong Luật này gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) có trách nhiệm tổ chức lập quy 10 hoạch hệ thống khu bảo tồn có toàn bộ diện tích nằm trên địa bàn thuộc trách nhiệm quản lý hành chính của mình; b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch hệ thống khu bảo tồn trên cạn có diện tích nằm trên địa bàn từ 2 (hai) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên; c) Bộ Thuỷ sản có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển có diện tích nằm trên địa bàn từ 2 (hai) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên; d) Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch hệ thống khu bảo tồn đất ngập nước và khu bảo tồn hỗn hợp có diện tích nằm trên địa bàn từ 2 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên và tổng hợp quy hoạch hệ thống khu bảo tồn của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, của các bộ quy định tại điểm b và điểm c khoản này và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống khu bảo tồn trên phạm vi cả nước. 3. Cơ quan phê duyệt có thẩm quyền điều chỉnh, sửa đổi quy hoạch hệ thống khu bảo tồn trong các trường hợp sau đây: a) Khi có sự điều chỉnh về mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh hoặc có sự điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, mặt nước của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà sự điều chỉnh đó ảnh hưởng đến quy hoạch hệ thống khu bảo tồn; b) Khi có sự điều chỉnh quy hoạch của cấp trên trực tiếp mà sự điều chỉnh đó ảnh hưởng đến quy hoạch hệ thống khu bảo tồn; c) Do yêu cầu cấp bách để thực hiện các nhiệm vụ kinh tế – xã hội, an ninh, quốc phòng. 4. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản hướng dẫn chi tiết việc lập và điều chỉnh quy hoạch các khu bảo tồn. Điều 12. Nội dung, trách nhiệm lập và thẩm quyền phê duyệt đề án thành lập khu bảo tồn 1. Đề án thành lập khu bảo tồn phải có các nội dung chính sau đây: a) Trích lục bản đồ, vị trí địa lý, diện tích khu bảo tồn; b) Thực trạng đa dạng sinh học, tính đặc thù, tính đại diện, tầm quan trọng đối với quốc gia, quốc tế của khu bảo tồn; thực trạng các loài sinh vật 11 thuộc danh mục được bảo vệ sinh sản, cư trú, phát triển thường xuyên hoặc theo mùa trong khu bảo tồn; c) Tình trạng và diện tích các hệ sinh thái tự nhiên trong khu bảo tồn; tình trạng và diện tích đất nông nghiệp thuộc khu bảo tồn; tình trạng đất thổ cư và cư dân sinh sống trong khu bảo tồn; d) Quy hoạch chi tiết khu bảo tồn bao gồm vị trí và diện tích khu bảo vệ nghiêm ngặt, khu hành chính – dịch vụ, khu phục hồi phát triển, vùng đệm, v,v, và dự kiến ranh giới từng phân khu và toàn khu bảo tồn; phương án ổn định hoặc di chuyển dân cư hiện đang sinh sống trong khu vực dự kiến khoanh vùng bảo tồn; i) Kế hoạch xây dựng, cải tạo, phục hồi, phát triển các hệ sinh thái trong khu bảo tồn; k) Mô hình ban quản lý và dự thảo quy chế quản lý khu bảo tồn. 2. Trách nhiệm lập và thẩm quyền phê duyệt đề án thành lập khu bảo tồn được quy định như sau: a) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lập đề án thành lập vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên có toàn bộ diện tích nằm trên địa bàn quản lý của mình trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đề án thành lập khu bảo tồn loài và nơi cư trú, khu bảo tồn cảnh quan và các khu bảo tồn khác trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê duyệt; b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm lập đề án thành lập vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên trên cạn có diện tích nằm trên địa bàn từ 2 (hai) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và quyết định việc thành lập các khu bảo tồn loài và nơi cư trú, khu bảo tồn cảnh quan và khu bảo tồn khác trên cạn có diện tích nằm trên địa bàn từ 2 (hai) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên; c) Bộ Thuỷ sản có trách nhiệm lập đề án thành lập vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên trên biển có diện tích nằm trên địa bàn từ 2 (hai) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và quyết định việc thành lập các khu bảo tồn loài và nơi cư trú, khu bảo tồn cảnh quan và các khu bảo tồn khác trên biển có diện tích nằm trên địa bàn từ 2 (hai) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên; d) Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm lập đề án thành lập các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên trên các vùng đất ngập nước và vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên hỗn hợp có diện tích nằm trên địa 12 bàn từ 2 (hai) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; quyết định việc thành lập khu bảo tồn loài và nơi cư trú, khu bảo tồn sinh cảnh và các khu bảo tồn khác trên vùng đất ngập nước và khu bảo tồn loài và nơi cư trú, khu bảo tồn sinh cảnh hỗn hợp và khu bảo tồn hỗn hợp khác có diện tích nằm trên địa bàn từ 2 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên. 3. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn chi tiết việc lập đề án thành lập khu bảo tồn, đôn đốc việc lập và trình các đề án thành lập khu bảo tồn thuộc quy hoạch tổng thể đã được phê duyệt, tổng hợp tình hình thành lập các khu bảo tồn và định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Điều 13. Điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập khu bảo tồn 1. Vùng sinh thái đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 10 Luật này và thuộc quy hoạch tổng thể đã được phê duyệt mới được thành lập khu bảo tồn. 2. Việc thành lập khu bảo tồn được tiến hành theo trình tự sau đây: a) Cơ quan, tổ chức được giao lập đề án thành lập khu bảo tồn có trách nhiệm điều tra, đánh giá chi tiết vùng sinh thái nơi dự kiến thành lập khu bảo tồn theo các yêu cầu nêu tại Điều 10 Luật này và lập đề án thành lập khu bảo tồn; b) Tổ chức lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan, uỷ ban nhân dân các cấp có diện tích thuộc khu bảo tồn hoặc tiếp giáp với khu bảo tồn và cộng đồng dân cư sinh sống trong khu bảo tồn hoặc có các lợi ích trực tiếp hợp pháp liên quan đến khu bảo tồn; c) Gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên trên cạn, Bộ Thuỷ sản đối với vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên trên biển, Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên trên vùng đất ngập nước và vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên hỗn hợp để thẩm định và phê duyệt hoặc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đối với trường hợp khu bảo tồn nằm trên địa bàn của một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; d) Cơ quan được giao lập đề án thành lập khu bảo tồn tổ chức Hội đồng thẩm định liên ngành để thẩm định đề án trước khi trình Hội đồng nhân dân hoặc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đối với trường hợp thành 13 lập khu bảo tồn loài và nơi cư trú, khu bảo tồn sinh cảnh thuộc trách nhiệm lập đề án của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và khu bảo tồn khác có diện tích nằm trên địa bàn từ 2 (hai) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên thuộc trách nhiệm lập đề án của Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật này; đ) Cơ quan được giao lập đề án thành lập khu bảo tồn tiến hành hoàn thiện đề án và trình cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật này để được xem xét, phê duyệt; e) Quyết định thành lập khu bảo tồn phải gửi đến Uỷ ban nhân dân các cấp nơi có khu bảo tồn, cơ quan thẩm định và Bộ Tài nguyên và Môi trường. 3. Hồ sơ đề nghị thành lập khu bảo tồn bao gồm: a) Công văn đề nghị thành lập khu bảo tồn; b) Đề án thành lập khu bảo tồn với đầy đủ các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này; c) Bản tổng hợp ý kiến của các bên liên quan và kết quả thẩm định đề án thành lập khu bảo tồn. 4. Trong thời gian không quá 50 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt có trách nhiệm xem xét và quyết định việc phê duyệt thành lập khu bảo tồn với các nội dung sau đây: a) Vị trí địa lý, ranh giới và diện tích khu bảo vệ nghiêm ngặt, toàn khu bảo tồn, vùng đệm; b) Kế hoạch cải tạo, phục hồi, phát triển các hệ sinh thái, phương án ổn định hoặc di dời dân cư sinh sống, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trong khu bảo tồn; c) Các phân khu chức năng, cơ cấu tổ chức ban quản lý, quy chế quản lý khu bảo tồn và cơ quan chủ quản trực tiếp của ban quản lý khu bảo tồn; d) Các nội dung liên quan khác. Điều 14. Phân khu chức năng và ranh giới khu bảo tồn 1. Khu bảo tồn được phân thành các phân khu chức năng phù hợp với mục đích bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học trong khu bảo tồn. 2. Tuỳ thuộc vào tính đặc thù của từng khu bảo tồn có thể phân thành các phân khu chức năng khác nhau trong đó có các phân khu chức năng chính sau đây: 14 a) Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt; b) Phân khu cải tạo, phục hồi, phát triển các hệ sinh thái; c) Phân khu hành chính – dịch vụ. 3. Khu bảo tồn sau khi được phê duyệt thành lập phải được cắm mốc xác định ranh giới khu bảo vệ nghiêm ngặt, toàn khu bảo tồn và xác định trên bản đồ vùng đệm của khu bảo tồn. Cơ quan quyết định thành lập khu bảo tồn có thẩm quyền điều chỉnh mốc giới, diện tích, các phân khu chức năng của khu bảo tồn. 4. Căn cứ quyết định thành lập khu bảo tồn, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo xác định ranh giới, diện tích và quyết định giao đất cho Ban quản lý khu bảo tồn. 5. Cơ quan quản lý khu bảo tồn có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (trong Luật này gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp xã) nơi có khu bảo tồn thực hiện việc cắm mốc để phân định ranh giới khu bảo tồn. 6. Mọi tổ chức cá nhân có trách nhiệm bảo vệ các mốc giới của khu bảo tồn, trường hợp xâm hại hoặc làm hư hỏng các mốc giới của khu bảo tồn thì phải làm lại, đền bù và chịu các hình thức phạt khác theo quy định của pháp luật. 7. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc xác định ranh giới và cắm mốc xác định ranh giới khu bảo tồn. Điều 15. Quản lý các hoạt động trong khu bảo tồn và liên quan đến khu bảo tồn 1. Các hành vi sau đây bị nghiêm cấm đối với toàn bộ khu bào tồn và vùng đệm: a) Xâm hại đến khu bảo tồn, làm ảnh hưởng xấu đến nơi sinh sản, cư trú, phát triển thường xuyên hoặc theo mùa của các loài thuộc danh mục được bảo vệ trong khu bảo tồn và vùng đệm; b) Sử dụng các biện pháp huỷ diệt trong khai thác các nguồn tài nguyên trong khu bảo tồn và vùng đệm; c) Săn bắt, khai thác các loài sinh vật thuộc thuộc danh mục được bảo vệ trong khu bảo tồn; d) Khai thác khoáng sản dưới mọi hình thức; 15 đ) Lấn chiếm, chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái với mục đích bảo tồn; e) Du nhập loài sinh vật có khả năng gây hại môi trường, đa dạng sinh học trong khu bảo tồn và vùng đệm; g) Di dân từ bên ngoài vào sinh sống trong khu bảo tồn; h) Xâm hại các mốc giới, chăn thả gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản công nghiệp trong khu bảo tồn; k) Gây ô nhiễm môi trường, tiềng ồn, độ rung quá giới hạn cho phép; l) Các hành vi khác bị quy chế quản lý khu bảo tồn cấm hoặc không được phép của Ban quản lý khu bảo tồn. 2. Các hành vi sau đây bị nghiêm cấm đối với phân khu cải tạo, phục hồi và phát triển các hệ sinh thái: a) Các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại khoản 1 Điều này; b) Xây dựng nhà ở, các công trình hành chính, dịch vụ; c) Khai thác lâm sản, thuỷ sản dưới mọi hình thức. 3. Các hành vi sau đây bị cấm đối với phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: a) Các hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này; b) Thu thập mẫu khoáng sản, động vật, thực vật hoang dã, vi sinh vật; c) Tham quan, du lịch dưới mọi hình thức. 4. Sinh sống, hoạt động của cư dân trong khu bảo tồn được quy định như sau: a) Hộ gia đình sinh sống trong khu bảo tồn không được phát triển, mở rộng quy mô, phạm vi đất thổ cư, trường hợp tách hộ hoặc xây dựng mới phải chuyển ra ngoài khu bảo tồn; b) Ban quản lý khu bảo tồn có trách nhiệm lập đề án trình cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định đối với các trường hợp phải di dời ra khỏi khu bảo tồn; c) Các hộ gia đình, cá nhân sinh sống, hoạt động trong khu bảo tồn phải chấp hành quy chế quản lý khu bảo tồn và chịu sự quản lý của Ban quản lý khu bảo tồn. d) Khuyến khích các hộ gia đình sinh sống trong khu bảo tồn tham gia quản lý, bảo vệ đa dạng sinh học trong khu bảo tồn. Điều 16. Ban chỉ đạo và Ban quản lý khu bảo tồn 16 1. Mỗi khu bảo tồn có một ban chỉ đạo do đại diện có thẩm quyền của cơ quan chủ quản làm trưởng ban và các thành viên là đại diện của các cơ quan liên quan, Uỷ ban nhân dân cấp xã liên quan trong trường hợp khu bảo tồn nằm trên địa bàn 1 (một) huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh hoặc đại diện của Uỷ ban nhân dân cấp huyện liên quan trong trường hợp khu bảo tồn nằm trên địa bàn từ 2 (hai) huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh trở lên. 2. Khu bảo tồn phải có ban quản lý chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản và trước pháp luật về khu bảo tồn, có trách nhiệm và quyền hạn chính sau đây: a) Tổ chức thực hiện quy chế quản lý khu bảo tồn đã được phê duyệt; b) Xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư cải tạo, phục hồi và phát triển các hệ sinh thái trong khu bảo tồn; c) Quan trắc, đánh giá diễn biến sinh thái và các loài sinh vật và lập báo cáo về đa dang sinh học trong khu bảo tồn, định kỳ báo cáo cơ quan chủ quản và Bộ Tài nguyên và Môi trường; d) Tổ chức thu thập, lưu giữ số liệu, thông tin về đa dạng sinh học trong khu bảo tồn, kết nối với các khu bảo tồn khác trong mạng lưới khu bảo tồn quốc gia; đ) Trực tiếp cấp phép, quản lý các hoạt động nghiên cứu khoa học, tham quan, du lịch, các loại hình dịch vụ có thu liên quan đến khu bảo tồn theo quy định của pháp luật. 3. Tuỳ theo phân hạng và loại hình khu bảo tồn, cơ cấu tổ chức và hoạt động của ban quản lý khu bảo tồn do cơ quan chủ quản quyết định, riêng đối với vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên phải có các cơ cấu sau đây: a) Giám đốc; b) Các phòng chức năng; c) Bộ phận bảo vệ khu bảo tồn. 4. Cơ quan chủ quản có thể thành lập Ban quản lý hoặc giao đơn vị trực thuộc kiêm nhiệm quản lý đối với khu bảo tồn loài và nơi cư trú, khu bảo tồn cảnh quan và các khu bảo tồn khác. 5. Các nguồn thu được từ khu bảo tồn được sử dụng để đầu tư cải tạo, phục hồi và phát triển các hệ sinh thái trong khu bảo tồn. 17 6. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản hướng dẫn chi tiết về tổ chức và hoạt động của Ban chỉ đạo và Ban quản lý khu bảo tồn. Điều 17. Quy chế quản lý khu bảo tồn 1. Quy chế quản lý khu bảo tồn do cơ quan có thẩm quyền quyết định việc thành lập khu bảo tồn phê duyệt. 2. Các nội dung chính của quy chế quản lý khu bảo tồn bao gồm: a) Các hành vi bị cấm thực hiện trong khu bảo tồn; b) Nguyên tắc cơ bản trong cải tạo, phục hồi, phát triển, bảo tồn và khai thác bền vững khu bảo tồn; c) Các quy định đặc thù đối với các phân khu chức năng, vùng đệm; d) Trách nhiệm của các bên liên quan, người có các hoạt động trong khu bảo tồn hoặc hoạt động có liên quan đến khu bảo tồn; đ) Các hình thức xử lý đặc thù đối với các hành vi vi phạm quy chế quản lý khu bảo tồn. 3. Việc điều chỉnh, sửa đổi quy chế quản lý khu bảo tồn do Ban chỉ đạo khu bảo tồn đề xuất và được cơ quan quyết định việc thành lập khu bảo tồn phê chuẩn. 4. Mọi tổ chức, cá nhân có các hoạt động trong hoặc liên quan đến khu bảo tồn và vùng đệm phải tuân thủ các quy định của quy chế quản lý khu bảo tồn. Trường hợp vi phạm thi bị xử lý theo quy định của pháp luật và các hình thức xử lý đặc thù quy định trong quy chế quản lý khu bảo tồn. Điều 18. Quản lý vùng đệm của khu bảo tồn 1. Xung quanh khu bảo tồn phải xác lập vùng đệm được tính trong giới hạn diện tích còn lại của các xã có không quá 75% diện tích thuộc khu bảo tồn hoặc tiếp giáp với khu bảo tồn. Trường hợp phần còn lại của xã thuộc vùng đệm nhỏ hơn 25% diện tích của xã thì địa giới hành chính của xã tiếp theo được tính là vùng đệm của khu bảo tồn. 2. Các dự án đầu tư trong vùng đệm phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, trường hợp tiềm ẩn nguy cơ xẩy ra sự cố môi trường hoặc phát tán chất thải độc hại thì phải có khoảng cách an toàn để không gây tác động xấu đến khu bảo tồn. 18 3. Khuyến khích các dư án đầu tư trong vùng đệm có mục đích tạo công ăn việc làm, thu nhập cho cư dân vùng đệm nhằm giảm áp lực bất lợi đối với khu bảo tồn. Điều 19. Báo cáo hiện trạng đa dạng sinh học trong khu bảo tồn 1. Định kỳ 2 năm một lần, Ban quản lý khu bảo tồn hoặc đơn vị được giao quan lý khu bảo tồn có trách nhiệm lập báo cáo hiện trạng đa dạng sinh học trong khu bảo tồn gửi cơ quan chủ quản và Bộ Tài nguyên và Môi trường. 2. Báo cáo hiện trạng đa dạng sinh học trong khu bảo tồn có các nội dung chính sau đây: a) Diễn biến các hệ sinh thái tự nhiên, phân khu cải tạo, phục hồi và phát triển, phân khu bảo vệ nghiêm ngặt; b) Thực trạng các loài sinh vật thuộc danh mục được bảo vệ và các loài sinh vật đặc thù khác trong khu bảo tồn; c) Các thách thức, áp lực và các vấn đề đa dạng sinh học trong khu bảo tồn; d) Kế hoạch cải tạo, phục hồi và phát triển các hệ sinh thái, bảo vệ các loài sinh vật thuộc danh mục được bảo vệ và các loài đặc thù khác trong khu bảo tồn. 3. Kinh phí lập báo cáo hiện trạng đa dạng sinh học được lấy từ kinh phí hoạt động thường xuyên của Ban quản lý khu bảo tồn. Điều 20. Kinh phí đầu tư phát triển và quản lý khu bảo tồn 1. Kinh phí đầu tư phát triển khu bảo tồn được lấy từ nguồn đầu tư xây dựng cơ bản và các dự án ODA của nhà nước. Ban quản lý khu bảo tồn có trách nhiệm lập các dự án đầu tư phát triển khu bảo tồn trình cơ quan chủ quản để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. 2. Kinh phí quản lý khu bảo tồn được lấy từ nguồn sự nghiệp môi trường thuộc ngân sách nhà nước. Hàng năm, cơ quan chủ quản các khu bảo tồn có trách nhiệm lập kế hoạch sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường cho các khu bảo tồn thuộc thẩm quyền quản lý gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. 3. Các nguồn thu từ khu bảo tồn được sử dụng trực tiếp cho đầu tư phát triển trong khu bảo tồn. 19 4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn chế độ tài chính đối với các khu bảo tồn. Chương III BẢO TỒN CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT BỊ ĐE DOẠ TUYỆT CHỦNG Điều 21. Phân nhóm các loài động vật và thực vật theo mức độ bị đe doạ tuyệt chủng 1. Các loài động vật và thực vật (sau đây gọi chung là loài sinh vật) được phân nhóm theo mức độ bị đe doạ tuyệt chủng để bảo vệ và quản lý sau đây: a) Đã bị tuyệt chủng ngoài tự nhiên; b) Bị đe doạ ở mức đặc biệt nguy cấp; c) Bị đe doạ ở mức nguy cấp; d) Bị đe doạ; đ) Bình thường. 2. Loài sinh vật đã bị tuyệt chủng ngoài tự nhiên là loài trước đây đã tồn tại ngoài tự nhiên nhưng hiện nay không còn nữa. 3. Các tiêu chí phân nhóm theo mức độ tuyệt chủng đối với loài sinh vật có quy mô phân bố rộng và số lượng lớn được quy định như sau: a) Loài sinh vật bị đe doạ tuyệt chủng ở mức đặc biệt nguy cấp là loài trong thời gian 10 năm trở lại đây hoặc qua 3 thế hệ tính đến ngày xếp hạng có quy mô quần thể bị suy giảm từ 90% hoặc số lượng giảm từ 50% trở lên. b) Loài sinh vật bị đe doạ tuyệt chủng ở mức nguy cấp là loài trong thời gian 10 năm trở lại đây hoặc qua 3 thế hệ tính đến ngày xếp hạng có quy mô quần thể bị suy giảm 60% hoặc số lượng cá thể suy giảm từ 30% trở lên. c) Loài sinh vật bị đe doạ là loài trong thời gian 10 năm trở lại đây hoặc qua 3 thế hệ tính đến ngày xếp hạng có quy mô quần thể bị suy giảm 30% hoặc số lượng cá thể suy giảm từ 10% trở lên. d) Loài sinh vật bình thường là loài trong thời gian 10 năm trở lại đây hoặc qua 3 thế hệ tính đến ngày xếp hạng có quy mô quần thể tăng, không thay đổi hoặc giảm ở mức nhỏ hơn 30% hoặc số lượng cá thể tăng, không thay đổi hoặc giảm ở mức nhỏ hơn 10%. 20 4. Các tiêu chí phân hạng theo mức độ bị đe doạ tuyệt chủng đối với sinh vật có quy mô phân bố hẹp hoặc số lượng cá thể nhỏ được quy định như sau: a) Loài sinh vật bị đe doạ tuyệt chủng ở mức đặc biệt nguy cấp là loài trong thời gian 10 năm trở lại đây hoặc qua 3 thế hệ tính đến ngày xếp hạng có quy mô quần thể hoặc số lượng cá thể liên tục suy giảm và hiện còn dưới 10 km2 hoặc dưới 50 cá thể. b) Loài sinh vật bị đe doạ tuyệt chủng ở mức nguy cấp là loài trong thời gian 10 năm trở lại đây hoặc qua 3 thế hệ tính đến ngày xếp hạng có quy mô quần thể hoặc số lượng cá thể liên tục suy giảm và hiện còn dưới 200 km2 hoặc dưới 250 cá thể. c) Loài sinh vật bị đe doạ tuyệt chủng là loài trong thời gian 10 năm trở lại đây hoặc qua 3 thế hệ tính đến ngày xếp hạng có quy mô quần thể hoặc số lượng cá thể liên tục suy giảm và hiện còn dưới 1000 km2 hoặc dưới 1000 cá thể. 5. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang bộ liên quan hướng dẫn chi tiết các tiêu chí phân hạng và việc phân hạng các loài sinh vật theo mức độ bị đe doạ tuyệt chủng. Điều 22. Điều tra và lập danh mục các loài sinh vật bị đe doạ tuyệt chủng 1. Các loài sinh vật thuộc đối tượng bị đe doạ tuyệt chủng phải được điều tra và lập danh mục phục vụ công tác bảo vệ và quản lý. 2. Các loài sinh vật bị đe doạ tuyệt chủng được lập danh mục theo các nhóm sau đây: a) Loài sinh vật bị đe doạ tuyệt chủng phải được bảo vệ nghiêm ngặt; b) Loài sinh vật bị đe doạ tuyệt chủng phải được bảo vệ; c) Loài sinh vật bị đe doạ tuyệt chủng được khai thác, buôn bán, sử dụng có điều kiện. 3. Nguyên tắc chung áp dụng trong việc lập danh mục các loài sinh vật bị đe doạ tuyệt chủng được bảo vệ bao gồm: a) Kết hợp mức độ bị đe doạ với các giá trị kinh tế, sinh thái, văn hoá và các giá trị khác của loài sinh vật đó đối với con người và môi trường; b) Ưu tiên bảo vệ các loài sinh vật đã bị tuyệt chủng ngoài tự nhiên, loài bị đe doạ ở mức đặc biệt nguy cấp và nguy cấp và các loài quý, đặc hữu, loài có giá trị sinh thái cao bị đe doạ bị đe doạ tuyệt chủng;
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net