logo

Luận văn tốt nghiệp "Xây dựng tòa soạn điện tử có hỗ trợ lấy tin từ các website khác”

Ngày nay, công nghệ thông tin đã trở thành “một phần tất yếu của cuộc sống”. Sự phát triển của công nghệ thông tin là tiền đề cho sự phát triển của các ngành khoa học khác. Song song với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, nhu cầu cập nhật thông tin của con người ngày càng nâng cao. Có thông tin thì con người mới có thể tiếp cận, nắm bắt và hiểu biết được sự thay đổi của thế giới xung quanh. Nhưng việc cung cấp thông tin như thế nào và cung cấp...
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Giáo viên hướng dẫn : Thầy Phạm Nguyễn Cương Thầy Nguyễn Việt Thành Sinh viên thực hiện : 1. Nguyễn Duy Hiệp 0012038 [email protected] 2. Hoàng Minh Ngọc Hải 0012545 [email protected] Tháng 11/2004 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN BỘ MÔN HỆ THỐNG THÔNG TIN NGUYỄN DUY HIỆP – HOÀNG MINH NGỌC HẢI XÂY DỰNG TÒA SOẠN ĐIỆN TỬ CÓ HỖ TRỢ  LẤY TIN TỪ CÁC WEBSITE KHÁC LUẬN VĂN CỬ NHÂN TIN HỌC TP. HCM, 2004 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN BỘ MÔN HỆ THỐNG THÔNG TIN NGUYỄN DUY HIỆP - 0012038 HOÀNG MINH NGỌC HẢI - 0012545 XÂY DỰNG TÒA SOẠN ĐIỆN TỬ CÓ HỖ TRỢ  LẤY TIN TỪ CÁC WEBSITE KHÁC LUẬN VĂN CỬ NHÂN TIN HỌC GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN T.S(DEA) PHẠM NGUYỄN CƯƠNG NIÊN KHÓA 2000 ­ 2004 MỤC LỤC 1 Chương 1. TỔNG QUAN..........................................................................................10 1. VÌ SAO CHÚNG TÔI CHỌN “TÒA SOẠN BÁO ĐIỆN TỬ” LÀM LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ?....................................................................................10 1.1. Cách nhìn nhận về báo điện tử :................................................................10 1.2. Sự vượt trội của báo điện tử so với báo giấy thông thường....................11 1.3. Sự thành công của các tờ báo điện tử hiện nay.........................................13 1.4. Sự gia tăng về số lượng độc giả của các báo điện tử .............................15 1.5. Mục tiêu đề tài............................................................................................16 1.5.1 Tìm hiểu Bộ portal mã nguồn mở DotNetNuke....................................16 1.5.2 Xây dựng tòa soạn báo điện tử..............................................................17 2. LÝ DO CHỌN DOTNETNUKE LÀM NỀN TẢNG ỨNG DỤNG..................17 2.1. Tính mới và tính mở của DotNetNuke.......................................................18 2.2. Kiến trúc và tính đóng gói của DotNetNuke..............................................21 2.2.1 Kiến trúc của DotNetNuke....................................................................21 2.2.2 Tính đóng gói của DotNetNuke..............................................................22 2.3. Tính tiện dụng của DotNetNuke................................................................25 2.4. Triển vọng của DotNetNuke......................................................................29 2.5. DotNetNuke và việc xây dựng một tờ báo điện tử...................................30 3. CÔNG CỤ HỖ TRỢ VIỆC LẤY TIN TỰ ĐỘNG...........................................31 3.1. Tính khả thi của việc lấy tin tự động........................................................31 3.1.1 Tổng quan...............................................................................................31 3.1.2 Cơ sở lý thuyết.......................................................................................31 3.1.3 Phương án giải quyết ...........................................................................34 3.1.4 Kết luận..................................................................................................36 3.2. Công cụ hỗ trợ việc thu thập tin tức từ các báo điện tử khác..................37 Chương 2. PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG....................................................................37 1. PHÂN TÍCH YÊU CẦU HỆ THỐNG...............................................................39 1.1. Yêu cầu chức năng, phi chức năng và các yêu cầu khác...........................39 1.2. Nhận xét và định hướng.............................................................................41 2. THAM KHẢO QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA SOẠN ĐIỆN TỬ BÁO TUỔI TRẺ......................................................................................................42 2.1. Mô hình hệ thống........................................................................................42 2.1.1 Mô hình ứng dụng..................................................................................42 2.1.2 Các tác nghiệp của hệ thống.................................................................51 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP.......................................................................................58 3.1. Sơ đồ tổ chức.............................................................................................59 3.2. Mô tả hoạt động ........................................................................................60 3.3. Mô hình DFD Quan niệm hệ thống mới....................................................62 3.3.1 Mô hình DFD Cấp 1...............................................................................62 3.3.2 Mô hình DFD Cấp 2...............................................................................64 3.3.3 Mô hình DFD Cấp 3...............................................................................68 3.4. Sưu liệu phần mô hình quan niệm hệ thống mới.....................................69 3.4.1 Mô tả dòng dữ liệu................................................................................69 3.4.2 Mô tả kho dữ liệu..................................................................................69 3.4.3 Mô tả ô xử lý..........................................................................................69 4. MÔ HÌNH THỰC THỂ KẾT HỢP...................................................................69 4.1. Mô hình thực thể kết hợp...........................................................................69 4.2. Thuyết minh cho mô hình thực thể kết hợp..............................................70 4.3. Mô tả thực thể............................................................................................73 4.4. Mô tả mối kết hợp.....................................................................................73 4.5. Bảng tổng kết khối lượng.........................................................................73 4.6. Danh sách thuộc tính...................................................................................74 4.7. Mô tả ràng buộc toàn vẹn..........................................................................75 4.7.1 Ràng buộc miền giá trị...........................................................................76 4.7.2 Ràng buộc phụ thuộc tồn tại.................................................................79 4.7.3 Ràng buộc liên thuộc tính, liên quan hệ................................................83 4.7.4 Bảng tầm ảnh hưởng............................................................................86 Chương 3. THIẾT KẾ................................................................................................88 1. THIẾT KẾ DỮ LIỆU.........................................................................................88 1.1. Mô hình PDM (Physical Data Model).........................................................88 1.2. Mô tả thực thể............................................................................................89 1.3. Mô tả mối kết hợp.....................................................................................89 1.4. Danh sách các thuộc tính.............................................................................90 1.5. Mô tả ràng buộc toàn vẹn..........................................................................93 1.5.1 Ràng buộc miền giá trị...........................................................................93 1.5.2 Ràng buộc phụ thuộc tồn tại.................................................................94 1.5.3 Ràng buộc liên thuộc tính, liên quan hệ liên thuộc tính........................99 1.5.4 Bảng tầm ảnh hưởng..........................................................................102 1.6. Mô hình dòng dữ liệu ở mức thiết kế.....................................................104 1.6.1 Phân hệ Báo chí....................................................................................104 1.6.2 Phân hệ Quản lý...................................................................................107 2. THIẾT KẾ XỬ LÝ...........................................................................................108 2.1. Cấu trúc chức năng của hệ thống............................................................108 2.1.1 Các xử lý tự động chính trong hệ thống.............................................108 2.1.2 Các chức năng về danh mục, số liệu ban đầu....................................108 2.1.3 Các chức năng hệ thống.......................................................................109 2.1.4 Tiện ích ................................................................................................112 2.2. Thiết kế chức năng phần mềm................................................................113 2.2.1 Kiến trúc client-sever..........................................................................113 2.2.2 Kiến trúc phần mềm............................................................................114 2.2.3 Thiết kế chức năng..............................................................................115 Chương 4. CÀI ĐẶT................................................................................................144 1. CÔNG CỤ VÀ MỘI TRƯỜNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG........................144 1.1. Xây dựng tòa soạn Báo điện tử...............................................................144 1.2. Xây dựng công cụ hỗ trợ việc thu thập tin tự động...............................144 2. MỘT VÀI GIAO DIỆN CHÍNH CỦA CHƯƠNG TRÌNH:...........................145 2.1. Phân hệ tòa soạn báo điện tử...................................................................145 2.2. Phân hệ công cụ hỗ trợ thu thập tin tự động..........................................151 Chương 5. TỔNG KẾT............................................................................................152 1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC..................................................................................152 1.1. Về mặt lý thuyết......................................................................................152 1.2. Về mặt thực nghiệm................................................................................152 2. HƯỚNG PHÁT TRIỂN...................................................................................153 Tài liệu Tham khảo.................................................................................................155 Chương 6. PHỤ LỤC...............................................................................................156 1. SƯU LIỆU CHO MÔ HÌNH QUAN NIỆM HỆ THỐNG MỚI.....................156 1.1. Mô tả dòng dữ liệu...................................................................................156 1.2. Mô tả các kho dữ liệu...............................................................................159 1.3. Mô tả các ô xử lý......................................................................................163 2. SƯU LIỆU CHO MÔ HÌNH THỰC THỂ KẾT HỢP....................................169 2.1. Mô tả các thực thể....................................................................................169 2.1.1 Thực thể Tinchuadang.........................................................................170 2.1.2 Thực thể Phienbantin...........................................................................170 2.1.3 Thực thể Loainguoidung......................................................................171 2.1.4 Thực thể Nguoidung............................................................................171 2.1.5 Thực thể Muc.......................................................................................172 2.1.6 Thực thể Tindadang.............................................................................173 2.1.7 Thực thể Tieudiem...............................................................................174 2.1.8 Thực thể Ykienthamdo.........................................................................175 2.1.9 Thực thể Cacchonlua...........................................................................175 2.2. Mô tả các mối kết hợp.............................................................................176 2.2.1 Thực thể Tinlienquan...........................................................................176 2.2.2 Thực thể Tintieudiem...........................................................................176 2.2.3 Thực thể Tinhtrangtinchuadang...........................................................177 2.2.4 Thực thể Capquanly.............................................................................177 2.2.5 Thực thể Nguoidung - Vaitro...............................................................178 2.2.6 Thực thể Quanlymuc............................................................................178 3. SƯU LIỆU CHO MÔ HÌNH PDM...................................................................179 3.1. Mô tả thực thể..........................................................................................179 3.1.1 Thực thể _NewsCategory.....................................................................179 3.1.2 Thực thể Users.....................................................................................180 3.1.3 Thực thể _tNews..................................................................................180 3.1.4 Thực thể _tNewsVersion.....................................................................181 3.1.5 Thực thể _tNewsProcess......................................................................182 3.1.6 Thực thể _News...................................................................................182 3.1.7 Thực thể _Roles_PostRight..................................................................183 3.1.8 Thực thể _Focus...................................................................................183 3.1.9 Thực thể _FocusModules.....................................................................184 3.1.10 Thực thể _Const.................................................................................184 3.1.11 Thực thể _Suggestion.........................................................................185 3.1.12 Thực thể _Suggestion_Field..............................................................185 3.2. Mô tả mối kết hợp...................................................................................186 3.2.1 Thực thể _NewsFocused......................................................................186 3.2.2 Thực thể _RelatedNews.......................................................................186 3.2.3 Thực thể _UserCategoryOwner...........................................................186 3.2.4 Thực thể _UserRoles............................................................................187 3.2.5 Thực thể _tNewsStatus........................................................................188 Tài liệu Tham khảo.................................................................................................189 LỜI CẢM ƠN Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Công nghệ Thông tin, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho chúng tôi thực hiện đề tài tốt nghiệp này. Xin cảm ơn Thầy Phạm Nguyễn Cương, Thầy Nguyễn Việt Thành, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo chúng tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Trong thời gian làm việc với Thầy, chúng tôi không những học hỏi được nhiều kiến thức bổ ích mà còn học được tinh thần làm việc, thái độ nghiên cứu khoa học nghiêm túc của Thầy. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy cô trong Khoa Kinh tế - Đại học Quốc gia TPHCM, cảm ơn Báo Tuổi Trẻ đã cho chúng tôi cơ hội khảo sát, thu thập những thông tin quý giá làm tiền đề cho sự phát triển đề tài tốt nghiệp. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, ba mẹ và bè bạn vì đã luôn là nguồn động viên to lớn, giúp đỡ chúng tôi vượt qua những khó khăn trong suốt quá trình làm việc. Mặc dù đã cố gắng hoàn thiện luận văn với tất cả sự nỗ lực của bản thân, nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý Thầy Cô tận tình chỉ bảo. Một lần nữa, chúng tôi xin chân thành cảm ơn và luôn mong nhận được sự đóng góp quý báu của tất cả mọi người. Tp.Hồ Chí Minh, tháng 7/2004 Nguyễn Duy Hiệp Hoàng Minh Ngọc Hải NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN _____________________________________________ _____________________________________________ ______________________________________________ ______________________________________________ ______________________________________________ ______________________________________________ ______________________________________________ ______________________________________________ ______________________________________________ ______________________________________________ ______________________________________________ ______________________________________________ ______________________________________________ ______________________________________________ ______________________________________________ ________________________________ ______________________________________________ ______________________________________________ ______________________________________________ ______________________________________________ ______________________________________________ ______________________________________________ ______________________________________________ ______________________________________________ ______________________________________________ ____________________________________ Chương 1. TỔNG QUAN 1. VÌ SAO CHÚNG TÔI CHỌN “TÒA SOẠN BÁO ĐIỆN TỬ” LÀM LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ? 1.1. Cách nhìn nhận về báo điện tử : Ngày nay, công nghệ thông tin đã trở thành “một phần tất yếu của cuộc sống”. Sự phát triển của công nghệ thông tin là tiền đề cho sự phát triển của các ngành khoa học khác. Song song với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, nhu cầu cập nhật thông tin của con người ngày càng nâng cao. Có thông tin thì con người mới có thể tiếp cận, nắm bắt và hiểu biết được sự thay đổi của thế giới xung quanh. Nhưng việc cung cấp thông tin như thế nào và cung cấp ra làm sao mới là vấn đề cần đặt ra cho tất cả những nhà thiết kế, những nhà làm công nghệ thông tin như chúng ta. Một thông tin để được xem là đạt yêu cầu thì thông tin đó cần phải thỏa mãn 5 điều kiện: nhanh, chính xác, đầy đủ, được cập nhật kịp thời và cách trình bày phải thu hút. Chính vì để thỏa mãn 5 yêu cầu trên người ta mới nghĩ đến vai trò của việc phát hành một tờ báo điện tử. Vậy “Báo điện tử là gì ?”. Đó là một trang web được thiết kế và ứng dụng trên nền Internet. Trong đó, việc xử lý thông tin được thực hiện tại máy chủ và trả về cho độc giả kết quả xử lý thông qua trình duyệt Web như Internet Explorer, Nestcape. Việc này rất tiện lợi vì độc giả có thể truy cập được tin tức ở bất kỳ đâu không phụ thuộc vào môi trường làm việc miễn là máy tính của họ có kết nối Internet và có cài đặt một trình duyệt web tuân thủ tiêu chuẩn. Báo điện tử không chỉ tập trung vào việc trao đổi thông tin, dịch vụ nhằm phát sinh lợi nhuận mà còn hỗ trợ cho các nhu cầu khác của độc giả. Hay nói cách khác, “Báo điện tử” là một hình thức kinh doanh trong đó người bán và người mua không cần trao đổi trực tiếp mà vẫn hiểu nhau và ngày càng xích lại gần nhau hơn. Dữ liệu để trao đổi thông tin có thể ở dạng văn bản, biểu mẫu, đồ họa, các video clip, âm thanh hay hình ảnh động …Bạn cũng có thể bắt gặp các trang báo điện tử hiện nay trên mạng mà mọi người thường xuyên truy cập nhất. Đó là: http://vnexpress.net , http://www.vnn.vn , http://tintucvietnam.com … Được xem là sự hội tụ của cả 3 loại hình báo chí đi trước là báo nói, báo in và báo hình, báo điện tử đã thu hút được một lượng độc giả nhanh chóng đáng kể ngay từ khi mới ra đời. Nó chia sẻ số lượng độc giả của các loại hình báo chí khác. ...Cùng với sự phát triển của Internet và máy tính, loại hình báo chí này còn đang được dự đoán sẽ trở thành loại báo được nhiều người đọc nhất chỉ trong vòng 5 năm tới. 1.2. Sự vượt trội của báo điện tử so với báo giấy thông thường Trước kia, nếu muốn có một tờ báo thì người ta phải ra tiệm hoặc sạp báo để mua. Ngày nay, chỉ với một chiếc máy tính có nối mạng Internet, chúng ta đã có thể truy cập thông tin của bất kỳ tờ báo nào có thiết lập trang báo điện tử. Với trang báo điện tử, ngay tại nhà, bạn sẽ biết được thông tin mua, bán, giá cả thị trường, tư vấn sức khỏe, thông tin việc làm… Không những vậy, báo điện tử còn đáp ứng được nhiều thắc mắc, góp ý của những khách hàng khó tính. Nó phục vụ nhiều loại hình dịch vụ đa dạng cho nhiều loại khách hàng khác nhau. Với báo điện tử, cơ hội mở rộng giao dịch trao đổi mua bán là rất lớn. Không chỉ giữa doanh nghiệp và khách hàng thông qua loại hình dịch vụ quảng cáo mà còn giữa các khách hàng với nhau. Chỉ sau vài năm xuất hiện, các báo điện tử đã khẳng định được thế mạnh không thể phủ nhận của mình. Với sự trợ giúp của công nghệ thông tin, báo điện tử đã cho phép chuyển tải những thông tin tới người đọc gần như tức thời bằng cả chữ viết, tiếng nói và cả hình ảnh. Đây là lợi ích hơn hẳn so với các loại hình báo khác, nhất là loại hình báo giấy khi phải chờ đợi in ấn theo định kỳ xuất bản. Ngoài ưu thế có thể chuyển tải thông tin một cách nhanh nhất tới bất kỳ nơi nào trên thế giới, một trong những lợi thế hơn hẳn của báo điện tử là không phải mất chi phí và thời gian cho công việc in ấn, vấn đề nan giải thường gặp phải đối với các tờ báo giấy. Trong khi một tờ báo giấy phải tính toán hàng loạt những vấn đề liên quan tới chi phí như : số lượng trang in màu, đen trắng, số lượng báo cần in... thì đối với báo điện tử, điều này lại gần như vô nghĩa. Đặc tính thiết kế nhiều tầng lớp của báo điện tử giúp người làm báo có thể xuất bản theo nhu cầu mà không bị giới hạn về số lượng chữ viết, hình ảnh và số lượng trang báo. Thêm vào đó, những tờ báo điện tử còn có lợi thế hơn hẳn trong việc giao tiếp hai chiều với bạn đọc. Những cuộc phỏng vấn trực tuyến được các báo điện tử thực hiện liên tục trong thời gian gần đây đã chứng minh điều đó. Người đọc có thể tham gia gửi câu hỏi ngay trong lúc xem thông tin qua mạng. Khả năng này đã tạo cảm giác gần gũi hơn giữa bạn đọc và báo. Báo điện tử cũng dễ dàng thực hiện các cuộc thăm dò dư luận ngay trên mặt báo của mình. Điều mà các tờ báo khác không thể làm được. Người đọc có thể điền thông tin ngay trên mặt báo và hồi âm lại chỉ bằng một động tác click chuột. Những thế mạnh trên đã giải thích vì sao báo điện tử trên thế giới và Việt Nam lại có tốc độ phát triển nhanh đến chóng mặt. Chỉ sau vài năm ra đời, Việt Nam đã hình thành cả một mạng lưới lên tới hàng chục tờ báo điện tử. Các tờ báo này cũng đều có mức gia tăng người đọc (được tính bằng số lần truy cập) liên tục hàng ngày và thậm chí là hàng giờ. Hiện tại, thị trường báo điện tử đã có sự góp mặt của hầu hết các tờ báo in có tên tuổi như Nhân dân, Lao động, Thanh niên...Song song với việc xuất bản báo giấy, các tòa soạn đều đã thành lập những bộ phận riêng biệt chuyên làm báo điện tử. Sự phát triển mạnh mẽ trên đã góp phần tạo nên một thị trường báo chí đa dạng, mới mẻ, hiện đại hơn và đặc biệt thích hợp với giới trẻ - những người luôn thích ứng nhanh với công nghệ mới. Theo dự đoán của giới chuyên môn, với một lực lượng phóng viên chuyên nghiệp sẵn có kinh nghiệm nhiều năm, những tờ báo giấy lớn hiện nay có nhiều triển vọng để trở thành những tờ báo điện tử có số lượng người truy cập lớn nhất trong tương lai. 1.3. Sự thành công của các tờ báo điện tử hiện nay  Trong nước Bước ngoặt của báo điện tử ở Việt Nam đă được đánh dấu bằng sự ra đời của các báo điện tử như Laodong, Vneconomy (Thời báo Kinh tế Việt Nam), VnExpress, Vietnamnet. Trang web Laodong.com.vn. Báo chí điện tử mới phát triển ở nước ta trong 5 năm qua nhưng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Năm 1997, báo chí điện tử Việt Nam mới chỉ có một tạp chí điện tử (tạp chí Quê hương), nhưng đến nay đã nâng tổng số lên 21 tờ báo điện tử, hai nhà xuất bản và một số báo đã có trang điện tử (tính đến tháng 8/2002). Nhiều tờ báo sau khi đưa lên mạng đã thu hút ngay một số lượng độc giả rất nhiều so với báo in như: Lao động, Nhân dân, Sài Gòn giải phóng... Với ưu thế mà báo in không có được, báo điện tử đã cập nhật một cách nhanh nhất các sự kiện, sự việc diễn ra trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội. Số lượng người đọc ngày càng đông vì báo điện tử có thể đáp ứng mọi yêu cầu và cung cấp đầy đủ các thông tin mà mọi người quan tâm. So với báo in, phát thanh, truyền hình, báo chí điện tử còn có khả năng lưu trữ, bảo quản thông tin hiệu quả, gọn nhẹ, đỡ tốn kém và phục vụ kịp thời cho việc tra cứu của độc giả theo yêu cầu. Bên cạnh đó, báo điện tử đã khắc phục được cơ bản những trở ngại đối với báo in khi đưa ra nước ngoài. Mặt khác, báo chí điện tử còn là phương tiện để tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, giúp cho bạn bè trên thế giới, Việt kiều đang sống ở nước ngoài hiểu về công cuộc đổi mới, tình hình phát triển của đất nước.  Ngoài nước Trên thế giới, báo điện tử đã sớm trở thành một xu hướng và đang phát triển rất mạnh. Trườg hợp của ông Michael Maier là một ví dụ. Với việc thành lập báo điện tử Netzeitung, ông Maier giờ đây đã thực hiện được ước mơ của mình. Nổi tiếng ngay từ khi còn làm chủ bút tờ Berliner Zeitung ở Berlin, song ông trùm báo chí Đức 42 tuổi Michael Maier vẫn nuôi ý tưởng làm báo điện tử. Và khi chuyển sang làm tạp chí Stern, ông được coi là người đi đầu một kỷ nguyên báo chí mới ở Đức. Tuy nhiên, sau 6 tháng chuẩn bị, vào tháng 7- 1999, ông lại rời Stern sang Jerusalem trước khi "kỷ nguyên báo chí mới" của ông bắt đầu. Trải qua một sự thay đổi có ảnh hưởng sâu rộng ở Jerusalem, Maier đã nhận ra rằng, ông không nhất thiết phải in báo thêm nữa. Ông có thể tìm thấy bất cứ điều gì ông muốn trên Internet. Maier đã tự đặt mình trong một phòng thưa thớt đồ đạc: một bàn làm việc, một máy vi tính và một tivi. Trên bàn có thêm vài tờ báo thay vì cả đống chất ngất như khi còn ở Berliner Zeitung. Maier còn nghĩ xa hơn nữa: 2 tờ báo vẫn còn là quá nhiều đối với ông. Maier đã bắt tay vào làm tờ báo điện tử Netzeitung từ đầu tháng 10 năm 2000. Tờ báo mạng với đội ngũ nhân viên 30 người đang trong giai đoạn hoạt động thử nghiệm. Họ hy vọng với sự tiên phong của nó, báo điện tử sẽ cách mạng hoá ngành báo chí ở Đức. Mặc dù, tờ báo này được thành lập mà không có một nguồn thu nhập nào khác, không có các băng quảng cáo, thậm chí là không có cả một chiến dịch quảng cáo ngoài Internet, nhưng ông Maier vẫn tin rằng, Netzeitung sẽ trở thành một trong những nguồn tin tức hàng đầu ở Đức trên Internet. Maier lý giải: “Nếu tôi cầm một tờ báo và nhận ra rằng tôi đã xem mọi tin tức trong tờ báo này trên bản tin truyền hình hôm qua, thì nó trở nên vô dụng đối với tôi”. Và nếu bản tin truyền hình đã bắt đầu quyến rũ được những người đọc báo, thì rồi những bản tin Internet với việc đề cập tất cả những sự kiện mới nhất từ 6 giờ sáng đến 11 giờ đêm, cập nhật từng 10 phút một, sẽ làm cho tờ báo điện tử càng hoàn thiện hơn. Tính xu hướng của Báo điện tử còn thể hiện rõ trên Báo cáo Tình trạng thông tin Hoa Kỳ 2004 (do Trung tâm nghiên cứu Pew và Dự án cho tính ưu việt báo chí thực hiện, công bố ngày 24-5- 2004), hiện có đến 66% người Mỹ xem tin tức trên mạng (chia thành ba nhóm: khoảng 50% xem tin nóng; 30% xem tin cùng lúc với công việc trực tuyến khác, chẳng hạn kiểm tra email, chat hoặc mua sắm trên mạng; và còn lại là thành phần cố ý tìm thêm thông tin về vấn đề gì đó mà họ đã nghe qua). 1.4. Sự gia tăng về số lượng độc giả của các báo điện tử Toàn cảnh CNTT Việt Nam 2004 cho biết, đã có 5 trang web tiếng Việt lọt vào top 10.000 website toàn cầu. Tính theo cả số lượt truy cập cũng như lưu lượng truy cập, thì VnExpress giữ vị trí đứng đầu, Tin tức Việt Nam đứng thứ 2, Việt Nam Net đứng thứ 3. Ngoài ra, báo điện tử Thanh Niên xếp ở vị trí thứ 4 và Tuổi Trẻ đứng hàng thứ 5. Hiện nay, VnExpress có hơn 800.000 độc giả thường xuyên, với trung bình 13 triệu lượt người truy cập hàng tháng. VnExpress được các nhà báo viết về CNTT bình chọn là một trong 10 sự kiện nổi bật trong lĩnh vực công nghệ thông tin của năm 2002 vì "đã thực sự là một biểu tượng cho sự phát triển nội dung Internet ở Việt Nam". Theo Hiệp hội Báo chí thế giới (dẫn lại từ BBC ngày 1-6-2004), lượng độc giả báo điện tử (toàn cầu) đã tăng 350% trong 5 năm qua. Về lý thuyết, khái niệm truyền thông đại chúng đã thể hiện cực rõ trong hoạt động báo điện tử. Nếu như báo in chỉ phát hành được khoảng vài trăm ngàn hay trên 1 triệu bản, báo điện tử có thể đến với hàng triệu độc giả không chỉ trong nước mà còn khắp thế giới, tại bất cứ nơi nào có máy tính truy cập mạng. 1.5. Mục tiêu đề tài Qua những phân tích về mặt công nghệ và xu hướng phát triển của Báo điện tử trong tương lai, nhóm đề ra những mục tiêu sau cho đề tài : 1.5.1 Tìm hiểu Bộ portal mã nguồn mở DotNetNuke  Tìm hiểu kiến trúc DotNetNuke. Trong đó, tập trung vào các phần sau : a. Kiến trúc 3 lớp – Việc tìm hiểu kiến trúc này giúp khai thác những thế mạnh có sẵn của DotNetNuke làm nền tảng cho sự phát triển sau này của ứng dụng. b. Tính đóng gói – Tính đóng gói cho phép mở rộng ứng dụng theo nhiều hướng khác nhau một cách dễ dàng. c. Kiến trúc đa cổng (multi portal) – Đây chính là kiến trúc quan trọng cho việc triển khai ứng dụng trên phạm vi rộng.  Tìm hiểu cách sử dụng các module mà DotNetNuke hỗ trợ, xây dựng nhiều module mới phục vụ yêu cầu của nhiều đơn vị.  Đánh giá ưu điểm và tiềm năng phát triển lâu dài của DotNetNuke 1.5.2 Xây dựng tòa soạn báo điện tử  Xây dựng một tòa soạn báo điện tử có những tính năng sau : a. Vận hành một dây chuyền sản xuất tin bài gồm các khâu : viết bài, kiểm duyệt bài và đăng bài. b. Đưa lên trang chính thức các bài viết đã qua kiểm duyệt, cung cấp một lượng tin được cập nhất thường xuyên cho độc giả sử dụng mạng Internet (hoặc mạng nội bộ). c. Có khả năng biến đổi dễ dàng, đáp ứng đuợc yêu cầu của nhiều loại hình đơn vị (không chỉ gói gọn trong các đơn vị hoạt động về báo chí).  Áp dụng tòa soạn điện tử vừa xây dựng vào việc đưa thông tin lên mạng cho Khoa Kinh tế, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.  Xây dựng công cụ hỗ trợ cho việc thu thập tin tức từ các trang báo điện tử khác nhằm làm phong phú thêm lượng tin bài của tòa soạn. 2. LÝ DO CHỌN DOTNETNUKE LÀM NỀN TẢNG ỨNG DỤNG Việc chọn lựa công cụ để phát triển ứng dụng là một yếu tố rất quan trọng. Nó phải được lựa chọn sao cho phù hợp với nhu cầu hiện tại và tương lai của ứng dụng. Hiện nay, có rất nhiều công cụ phục vụ việc phát triển ứng dụng web. Có thể kể ra sau đây như : PHP, DotNetNuke, RainBow Portal… Trong đó, DotNetNuke là công cụ mang nhiều tính năng vượt trội. Gọi PHP hay DotNetNuke là một công cụ cũng chưa thật chính xác. Thật ra, cả hai đều là những dự án mã nguồn mở phục vụ cho việc phát triển ứng dụng web. PHP đang trở thành một trong những cộng đồng lớn mạnh. Tuy nhiên, mặc dù phát triển sau nhưng DotNetNuke đã đón đầu và sử dụng .NET Framework, cụ thể hơn là ASP.NET của Microsoft để làm bàn đạp phát triển. Vì vậy, DotNetNuke được thừa hưởng những ưu điểm của ASP.NET nói riêng và .NET Framework nói chung. Xây dựng trên ASP.NET, DotNetNuke giúp người dùng không phải vùi đầu trong một mớ bòng bong giữa những đoạn script và HTML đan xen lẫn nhau, điều mà ASP trước đây và PHP gặp phải. DotNetNuke có được điều đó nhờ đặc điểm đặc trưng của ASP.NET : phần mã xử lý (code behind) và trang ASPX (XML) độc lập với nhau. Ngoài ra, DotNetNuke còn cho thấy những tính năng nổi trội khác. 2.1. Tính mới và tính mở của DotNetNuke  Tháng 1 năm 2002, Microsoft tung ra IBuySpy Portal Solution Toolkit. Bộ toolkit này được đánh giá rất cao, giống như một framework thiết thực nhất cho việc phát triển các ứng dụng ASP.NET. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, nó đã bộc lộ điểm yếu của mình : “phần code chính không cơ động”.  Tháng 12 năm 2002, DotNetNuke với mã nguồn mở ra đời. Là thế hệ sau của IBuySpy Portal Solution Toolkit, DotNetNuke có rất nhiều sự gia cố về kiến trúc và đặc tính của thế hệ trước nó. DotNetNuke được xây dựng với phương châm là “tính mở”, cho phép những người phát triển ứng dụng dễ dàng gắn kết vào kiến trúc cơ sở ban đầu các tính năng cần thiết do mình phát triển, phục vụ cho nhu cầu của riêng mình.  DotNetNuke phát triển trên ASP.NET và hỗ trợ cho nhiều loại lập trình viên, từ những người chỉ quen với C# cho đến VisualBasic.NET. Nói chung là tất cả các ngôn ngữ mà ASP.NET của Microsoft hỗ trợ.  Về Hệ quản trị Cơ sở Dữ liệu, DotNetNuke hỗ trợ Microsoft SQL Server, MSDE 2000. Và hiện nay, phiên bản 2.0 của DotNetNuke hỗ trợ cả Microsoft Access. Hình 1: Trang chủ Dotnetnuke( www.dotnetnuke.com ),  Tại trang chủ DotNetNuke http://www.dotnetnuke.com hay các trang phát triển dựa trên nền của DotNetNuke, chúng ta có thể tải về các phiên bản của DotNetNuke, các module, các tiện ích mới nhất phát triển bởi cộng đồng những người sử dụng DotNetNuke. Nói tóm lại, DotNetNuke cũng đang dần lớn mạnh và hoàn thiện chính mình theo thời gian.  Chúng ta hãy nghe qua lời nhận xét của Jim Duffy người sáng lập và điều hành Giải thưởng “Takenote Technologies” về đào tạo và phát triển phần mềm viết trên VB.NET, ASP.NET, SQL Server, Visual FoxPro và DotNetNuke. Nhận xét của ông về DotNetNuke được đăng tải trên trang web www.code-magazine.com (Component Developer Magazine) : “…Một điều chắc chắn là bạn sẽ không đơn độc khi sử dụng DotNetNuke. Dễ thấy, diễn đàn về DotNetNuke chính là một trong những diễn đàn sôi động nhất trên trang web www.asp.net, một trang web có thể gọi là kim chỉ nam của những người viết ứng dụng web trên ASP và cả ASP.NET. Số lượng thành viên tham gia diễn đàn này đã hơn con số 45.000 và số lượng này đang tăng lên rất nhanh. ….DotNetNuke cung cấp những tính năng làm hài lòng tất cả những ai sử dụng, từ nhà quản trị web, đến người chịu trách nhiệm về nội dung và đến cả người phát triển website. Người quản trị có thể nhận được những tính năng và công cụ mới để điều hành hệ thống người dùng, hệ thống phân quyền, các banner quảng cáo, các liên kết với những tổ chức khác…Trong lúc đó, đối với một người chịu trách nhiệm về nội dung của website. DotNetNuke cung cấp những công cụ soạn thảo và chỉnh sửa nội dung rất hữu ích. Nếu nhìn từ phía một người phát triển website, DotNetNuke là một công cụ có tính mở rộng rất cao, có khả năng nắm bắt lỗi tốt và cho phép phát triển những module riêng trên bất cứ ngôn ngữ nào mà .NET hỗ trợ…” (Theo www.code-magazine.com). Hình 2: GotDotNet ( www.gotdotnet.com ), một trong những trang có nhiều tài liệu về DotNetNuke nhất
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net