logo

Luận văn tốt nghiệp "Thực trạng phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam"

Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đặc biệt là ngành công nghệ thông tin (CNTT), đã tác động đến mọi mặt hoạt động của đời sống
Lời cảm ơn Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành đến các Thầy Cô giáo trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội đã trang bị cho em nhiều kiến thức quý báu trong thời gian qua. Em xin chân thành cảm ơn TS.Đặng Đức Sơn, giáo viên hướng dẫn khoa học của bài niên luận,đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành bài niên luận này. Mặc dù đã cố gắng, song do vốn kiến thức chuyên môn chưa sâu, nguồn tài liệu hạn chế nên bài niên luận sau đây không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong thầy cô góp ý thêm để bài niên luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện : Trần Thị Thùy Mai 1 M ục lục A.Mở đầu Trang Sự cần thiết của đề tài...........................................................................6 1. 2. Mục đích nghiên cứu....................................................................................7 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................7 3. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................7 4. Dự kiến những đóng góp mới của đề tài....................................................7 5. Bố cục của đề tài.........................................................................................8 6. B.Nội dung Chương 1: TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ 1.1. Khái niệm ..................................................................................................9 1.1.1. Thương mại điện tử..........................................................................9 1.1.2. Dịch vụ ngân hàng điện tử..................................................………10 1.2. Sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử……………………………....11 1.2.1. Các giai đoạn phát triển của ngân hàng điện tử……………………...11 1.2.2. Sự phát triển của dịch vụ NHĐT tại các NHTM Việt Nam………….13 1.3. Các dịch vụ ngân hàng điện tử………………………………………….....14 1.3.1. Ngân   hàng   trên   mạng   Internet   (Internet­ banking)..........................................14 1.3.2. Ngân hàng tại nhà (Home – Banking).............................................15 1.3.3. Ngân hàng qua điện thoại ( Phone – Banking).............16 1.3.4. Ngân hàng qua mạng di động (Mobile­banking) . 17 1.3.5. Thẻ ATM ( Dịch vụ ngân hàng tự phục vụ)...................................18 1.3.6. Call center / Contact center...............................................................18 1.3.7. Các dịch vụ ngân hàng điện tử khác...............................................18 2 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK 2.1. Giới thiệu về ngân hàng Agribank………………………………………...20 2.1.1. Thông tin tổng quan……………………………………………….....20 2.1.2. Tình hình hoạt động của Agribank…………………………………..22 2.2. Tình hình phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Agribank……………..23 2.2.1. Giới thiệu phòng ngân hàng điện tử của Agribank........................23 2.2.2. Các dịch vụ ngân hàng điện tử được triển khai tại Agribank.......24 2.2.2.1. Dịch vụ Internet – Banking…………………………………...24 2.2.2.2. Dịch vụ Mobile – Banking……………………………………25 2.2.2.3. Dịch vụ Phone – Banking……………………………………..31 2.2.2.4. Dịch vụ Home – Banking……………………………………...32 2.2.3. So sánh các tiện ích của dịch vụ ngân hàng điện tử giữa Agribank và các Ngân hàng TMCP ………………………………………………………...33 2.2.4. Kết quả kinh doanh từ Ngân hàng điện tử trong thời gian qua……...36 2.3. Những thuận lợi và khó khăn khi phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Agribank.....................................................................................................37 2.3.1. Đối với ngân hàng……………………………………………………37 2.3.2. Đối với khách hàng…………………………………………………..40 2.4. Những thành công và hạn chế của Agribank trong việc phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử ....................................................................................42 2.4.1. Thành công ......................................................................................43 2.4.2. Hạn chế............................................................................................44 2.4.3. Nguyên nhân…………………………………………………………44 3 Chương 3: GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK 3.1. Định hướng phát triển công nghệ thông tin ngân hàng đến năm 2020……44 3.2. Giải pháp phát triển dịch vụ NHĐT tại Agribank..................................46 3.2.1. Đẩy mạnh việc quảng bá sản phẩm..............................................46 3.2.2. Phát triển hạ tầng cơ sở và đầu tư các công nghệ hiện đại.........48 3.2.3. Đa dạng hóa các dịch vụ Ngân hàng điện tử.................................49 3.2.4. Phát triển nguồn nhân lực................................................................50 3.2.5. Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng …………………………...52 3.3. Một số kiến nghị đối với Chính phủ và cơ quan quản lý………………….53 C.Kết luận D.Tài liệu tham khảo 4 Danh mục các chữ viết tắt Từ viết tắt STT Nguyên nghĩa Ngân hàng Nông nghiệp và phát 1 AGRIBANK triển nông thôn Việt Nam Ngân hàng nhà nước 2 NHNN Ngân hàng thương mại 3 NHTM Ngân hàng điện tử 4 NHĐT Thương mại điện tử 5 TMĐT Công nghệ thông tin 6 CNTT Khoa học công nghệ 7 KHCN Thương mại cổ phần 8 TMCP 9 ACB Ngân hàng TMCP Á Châu TECHCOMBANK Ngân hàng TMCP Kỹ thương VN 10 11 EAB Ngân hàng TMCP Đông Á Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương 12 SCB Tín Ngân hàng Đầu tư và phát triển VN 13 BIDV 5 A. Mở đầu 1. Sự cần thiết của đề tài Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đặc biệt là ngành công nghệ thông tin (CNTT), đã tác động đến mọi mặt hoạt động của đời sống, kinh tế-xã hội, làm thay đổi nhận thức và phương pháp sản xuất kinh doanh của nhiều lĩnh vực, nhiều ngành kinh tế khác nhau, trong đó có lĩnh vực Ngân hàng. Trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế quốc tế và sự phát triển của nền kinh tế tri thức, xu hướng phát triển các dịch vụ Ngân hàng dựa trên nền tảng CNTT – Ngân hàng điện tử (NHĐT)- là xu hướng tất yếu, mang tính khách quan của mọi quốc gia. Ở Việt Nam, những khái niệm về NHĐT, giao dịch trực tuyến, thanh toán trên mạng,... đã bắt đầu trở thành xu thế phát triển và cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại (NHTM). Bằng cách ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại, các NHTM Việt Nam đã cho ra đời một phương thức cung ứng sản phẩm và dịch vụ mới - phương thức cung ứng sản phẩm và dịch vụ thông qua kênh phân phối điện tử thường được gọi chung bằng khái niệm là "ngân hàng điện tử". Sự ra đời của dịch vụ NHĐT đã làm thay đổi hoàn toàn mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng. Do vậy, đầu tư và phát triển dịch vụ NHĐT là một trong những biện pháp gia tăng vị thế cạnh tranh của một ngân hàng trên thị trường hiện nay. Lợi ích đem lại của Ngân hàng điện tử là rất lớn cho khách hàng, Ngân hàng và cho nền kinh tế, nhờ những tiện ích, sự nhanh chóng, chính xác của các giao dịch. Vì vậy, để tồn tại và phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đang phấn đấu, nổ lực hết mình để bắt kịp tiến trình hiện đại hóa Ngân hàng, không những hoàn thiện những nghiệp vụ truyền thống, mà còn tập trung phát triển các ứng dụng Ngân hàng hiện đại trong đó chú trọng dịch vụ Ngân hàng điện tử, đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập và phát triển. Song, thực 6 tiễn phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử của Ngân hàng Agribank cũng cho thấy còn những khó khăn, hạn chế. Việc tìm ra các biện pháp nhằm triển khai, phát triển thành công dịch vụ Ngân hàng điện tử cũng như giúp Ngân hàng Agribank khẳng định vị thế, thương hiệu của mình vẫn là vấn đề đã và đang được đặt ra khá bức thiết. Xuất phát từ lý do nêu trên, em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “ Thực trạng phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam” làm đề tài Báo cáo thực tập tổng hợp. 2. Mục đích nghiên cứu Phân tích thực trạng, những thuận lợi, thành công cũng như những khó khăn, hạn chế trong việc phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Agribank và từ đó đề xuất các giải pháp để phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Agribank trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: dịch vụ NHĐT và thực trạng vấn đề này tại Agribank Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động dịch vụ NHĐT ở Agribank trong thời gian gần đây. Phương pháp nghiên cứu 4. Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu đặt ra, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu: thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp, thăm dò, khảo sát thực tế…. 5. Những đóng góp của đề tài Bước đầu hệ thống hoá lý luận về dịch vụ NHĐT • Làm rõ thực trạng phát triển của dịch vụ NHĐT tại Agribank, qua đó • tìm nguyên nhân của những tồn tại. Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển các dịch vụ NHĐT tại • Agribank trong thời gian tới. 7 6. Bố cục của đề tài Đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về dịch vụ ngân hàng điện tử Chương 2: Thực trạng phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử tại Agribank Chương 3: Giải pháp nhằm phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử tại Agribank 8 B. Nội dung Chương 1: TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ 1.1. Khái niệm 1.1.1. Thương mại điện tử Thương mại điện tử đã ra đời từ lâu và vẫn đang phát triển vượt bậc. TMĐT là một khái niệm dùng để chỉ quá trình mua và bán một sản phẩm (hữu hình) hoặc dịch vụ (vô hình) thông qua một mạng điện tử (electronic network), phương tiện trung gian (medium) phổ biến nhất của TMĐT là Internet. Qua môi trường mạng, người ta có thể thiết lập giao dịch, thanh toán, mua bán bất cứ sản phẩm gì từ hàng hoá cho đến dịch vụ, kể cả dịch vụ ngân hàng. Có rất nhiều khái niệm về TMĐT và mỗi khái niệm này đều có những giá trị nhất định. Theo tài liệu đào tạo về TMĐT của Microsoft (Fundamentals of Ebusiness), có một vài khái niệm sau: - TMĐT là kinh doanh trên môi trường điện tử nhằm kết nối người bán và người mua. Nó tích hợp dữ liệu, liên lạc điện tử và dịch vụ bảo mật để tạo thuận lợi cho công việc kinh doanh. - TMĐT là một tập hợp công nghệ, ứng dụng và quy trình kinh doanh nhằm liên kết tổ chức, khách hàng và cộng đồng thông qua những giao dịch điện tử và sự trao đổi hàng hóa, dịch vụ và thông tin. - Theo công ty TNHH Đầu tư và phát triển phần mềm mạng Việt Nam của Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội, khái niệm: TMĐT   là   hình   thái   hoạt   động   thương   mại bằng   phương   pháp   điện   tử,   là   việc   trao   đổi   thông   tin   thương   mại   thông   qua   công  nghệ điện tử nói chung. Tóm lại, TMĐT có thể được khái niệm với một khái niệm tương đối toàn diện là: TMĐT bao gồm tất cả các dạng của giao dịch thương mại của 9 cả cá nhân và tổ chức dựa trên quá trình xử lý và chuyển giao dữ liệu số hóa, bao gồm cả văn bản, âm thanh hoặc hình ảnh. 1.1.2. Dịch vụ ngân hàng điện tử Ngân hàng điện tử được hiểu là các nghiệp vụ, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống trước đây được phân phối trên các kênh mới như Internet, điện thoại, mạng không dây… Dịch vụ Ngân hàng điện tử là một hệ thống phần mềm vi tính cho phép khách hàng tìm hiểu hay mua dịch vụ Ngân hàng thông qua việc nối mạng máy vi tính của mình với Ngân hàng. (Theo tài liệu số 1) Dịch vụ ngân hàng điện tử (Electronic Banking viết tắt là E-Banking), hiểu theo nghĩa trực quan đó là một loại dịch vụ ngân hàng được khách hàng thực hiện nhưng không phải đến quầy giao dịch gặp nhân viên ngân hàng. Hiểu theo nghĩa rộng hơn đây là sự kết hợp giữa một số hoạt động dịch vụ ngân hàng truyền thống với công nghệ thông tin và điện tử viễn thông. Dịch vụ NHĐT là một dạng của TMĐT (electronic commerce hay e- commerce) ứng dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Cũng có thể hiểu cụ thể hơn, dịch vụ NHĐT là một hệ thống phần mềm tin học cho phép khách hàng có thể truy cập từ xa vào một ngân hàng nhằm: thu thập các thông tin, thực hiện các giao dịch thanh toán, tài chính dựa trên tài khoản lưu ký tại ngân hàng đó, và đăng ký sử dụng các dịch vụ mới thông qua phương tiện điện tử (công nghệ thông tin, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự). (Theo tài liệu số 2) Các khái niệm trên đều khái niệm Ngân hàng điện tử thông qua các dịch vụ cung cấp hoặc qua kênh phân phối điện tử. Khái niệm này có thể đúng ở từng thời điểm nhưng không thể khái quát hết được cả quá trình lịch sử phát triển cũng như tương lai phát triển của Ngân hàng điện tử. Do 10 vậy, nếu coi Ngân hàng cũng như một thành phần của nền kinh tế điện tử, một khái niệm tổng quát nhất về Ngân hàng điện tử có thể được diễn đạt như sau: “Ngân hàng điện tử là Ngân hàng mà tất cả các giao dịch giữa Ngân hàng và khách hàng (cá nhân và tổ chức) dựa trên quá trình xử lý và chuyển giao dữ liệu số hóa nhằm cung cấp sản phẩm dịch vụ Ngân hàng”. E-banking tiêu chuẩn - bức tranh tổng thể Kinh doanh điện tử Mạng ngân hàng Ngân hàng cho người tiêu dùng “Ngân hàng điện tử Dịch vụ trong nội bộ công ty Ngân hàng cùng hợp tác là Dịch vụ ngân hàng trong công ty Ngân hàng phục vụ riêng ngân hàng Dịch vụ trong nội bộ ngân hàng cung cấp các dịch vụ tài chính thông qua các phương tiện điện tử ATM-Banking Các kênh giao dịch điện Máy rút tiền ưự động tử Hướng đến người tiêu dùng Internet banking Tiết kiệm chi phí đầu tư và vận hành Xây dựng hệ thống có thể tạo ra các sản phẩm mới 1 cách dễ dàng Mục đích của ngân hàng điện tử Xây dựng hệ thống có thể đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau của khách hàng Tích hợp với các kênh phân phối sẵn có Hoạt động liên tục 365 X 24 1.2. Sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử 1.2.1. Các giai đoạn phát triển của ngân hàng điện tử Năm 1989, Ngân hàng tại Mỹ (WellFargo), lần đầu tiên cung cấp dịch vụ Ngân hàng qua mạng, đến nay, có rất nhiều tìm tòi, thử nghiệm, thành công cũng như thất bại trên con đường xây dựng hệ thống Ngân hàng điện tử hoàn hảo, phục vụ tốt nhất cho khách hàng. Tổng kết những mô hình đó, nhìn chung, hệ thống Ngân hàng điện tử được phát triển qua những giai 11 đoạn sau: Website quảng cáo (Brochure-Ware): Là hình thái đơn giản nhất của Ngân hàng điện tử. Hầu hết các NH khi mới bắt đầu xây dựng Ngân hàng điện tử là thực hiện theo mô hình này. Việc đầu tiên chính là xây dựng một website chứa những thông tin về NH, về sản phẩm lên trên mạng nhằm quảng cáo, giới thiệu, chỉ dẫn, liên lạc,… thực chất đây chỉ là một kênh quảng cáo mới ngoài những kênh thông tin truyền thống (báo chí, truyền hình, …), mọi giao dịch của NH vẫn thực hiện qua hệ thống phân phối truyền thống, đó là các chi nhánh Ngân hàng. Thương mại điện tử (E-commerce): với TMĐT, Ngân hàng sử dụng Internet như một kênh phân phối mới cho những dịch vụ truyền thống như: xem thông tin tài khoản, nhận thông tin giao dịch chứng khoán… Internet chỉ đóng vai trò như một dịch vụ cộng thêm để tạo thuận lợi thêm cho khách hàng. Hầu hết, các Ngân hàng vừa và nhỏ đang ở hình thái này. Quản lý điện tử (E-business): Trong hình thái này, các xử lý cơ bản của Ngân hàng cả ở phía khách hàng (front-end) và phía người quản lý (back-end) đều được tích hợp với Internet và các kênh phân phối khác. Giai đoạn này được phân biệt bởi sự gia tăng về sản phẩm và chức năng của NH với sự phân biệt sản phẩm theo nhu cầu và quan hệ của khách hàng đối với NH. Hơn thế nữa, sự phối hợp, chia sẻ dữ liệu giữa hội sở NH và các kênh phân phối như chi nhánh, mạng Internet, mạng không dây… giúp cho việc xử lý yêu cầu và phục vụ khách hàng được nhanh chóng và chính xác hơn. Internet và khoa học công nghệ đã tăng sự liên kết, chia sẻ thông tin giữa NH, đối tác, khách hàng, cơ quan quản lý… Một vài NH tiên tiến trên thế giới đã xây dựng được mô hình này và hướng tới xây dựng được một Ngân hàng điện tử hoàn chỉnh. Ngân hàng điện tử (E-bank): chính là mô hình lý tưởng của một Ngân hàng trực tuyến trong nền kinh tế điện tử, một sự thay đổi hoàn toàn 12 trong mô hình kinh doanh và phong cách quản lý. Những NH này sẽ tận dụng sức mạnh thực sự của mạng toàn cầu nhằm cung cấp toàn bộ các giải pháp tài chính cho khách hàng với chất lượng tốt nhất. Từ những bước ban đầu là cung cấp các sản phẩm và dịch vụ hiện hữu thông qua nhiều kênh riêng biệt, NH có thể sử dụng nhiều kênh liên lạc này nhằm cung cấp nhiều giải pháp khác nhau cho từng đối tượng khách hàng chuyên biệt. ( Theo tác giả Trần Hoàng Ngân – Ngô Minh Hải_tài liệu số 3 ) 1.2.2. Sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử tại các NHTM Việt Nam Hiện nay, Ngân hàng điện tử tồn tại dưới hai hình thức: hình thức Ngân hàng trực tuyến, chỉ tồn tại dựa trên môi trường mạng Internet, cung cấp dịch vụ 100% thông qua môi trường mạng; và mô hình kết hợp giữa hệ thống Ngân hàng thương mại truyền thống và điện tử hoá các dịch vụ truyền thống, tức là phân phối những sản phẩm dịch vụ cũ trên những kênh phân phối mới. Ngân hàng điện tử tại Việt Nam chủ yếu phát triển theo mô hình này. Trong thời gian vừa qua, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ về quy mô cũng như chất lượng dịch vụ ngân hàng. Đặc biệt, đã có một số ngân hàng mạnh dạn thử nghiệm và cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử cho khách hàng, mang lại sự thuận tiện, hiệu quả rất lớn cho khách hàng, ngân hàng và xã hội. Tuy nhiên, do tính chất còn quá mới mẻ và do khách hàng cũng chưa thực sự quan tâm lắm tới những dịch vụ này, các ngân hàng thương mại tại Việt Nam vẫn đang thận trọng và dè dặt khi tung ra những sản phẩm dịch vụ mới. Từ năm 1994, NH Ngoại thương Việt Nam triển khai dịch vụ Homebanking. Đến năm 1999, NH Ngoại thương Việt Nam thực hiện dịch vụ Ngân hàng bán lẻ đầu tiên ở Việt Nam với hệ thống VCB Vision 2010. Đến tháng 11/2002, NH Công Thương Việt Nam khai trương dịch vụ này. 13 Hiện nay, đối với dịch vụ PC-banking, trên thị trường có vài NHTM cung cấp dịch vụ Ngân hàng tại nhà “home-banking” (Vietcombank, Techcombank, ACB, Eximbank ...) và 2 Ngân hàng nước ngoài là ANZ và Citibank. Dịch vụ Phone-banking, có các Ngân hàng cung cấp là VCB, ACB, Techcombank, HSBC, ANZ và Citibank… Dịch vụ Mobile-banking thì có Ngân hàng Đông Á, ACB và Techcombank…Hiện nay, có một số Ngân hàng cung cấp dịch vụ Internetbanking nhưng chỉ mới ở mức cho phép truy cập về thông tin tài khoản, chưa thực hiện được các giao dịch chuyển tiền với các tài khoản khác hoặc thanh toán qua tài khoản. Ngoài ra, các Ngân hàng khác chỉ mới dừng lại ở việc thiết lập các trang web chủ yếu để giới thiệu Ngân hàng và cung cấp thông tin dịch vụ. 1.3. Các dịch vụ ngân hàng điện tử Về nguyên tắc, thực chất của dịch vụ Ngân hàng điện tử là việc thiết lập một kênh trao đổi thông tin tài chính giữa khách hàng và Ngân hàng nhằm phục vụ nhu cầu sử dụng dịch vụ Ngân hàng của khách hàng một cách thực sự nhanh chóng, an toàn và thuận tiện. Sau rất nhiều tìm tòi, thử nghiệm và ứng dụng, hiện nay dịch vụ Ngân hàng được các Ngân hàng thương mại Việt Nam cung cấp qua các kênh chính sau đây: Ngân hàng tại nhà (Home-banking), Ngân hàng tự động qua điện thoại (Phone-banking); Ngân hàng trên mạng Internet (Internet-banking), Ngân hàng qua mạng thông tin di động (Mobile-banking)… 1.3.1. Ngân hàng trên mạng Internet (Internet­banking) Internet-banking là dịch vụ cung cấp tự động các thông tin sản phẩm và dịch vụ NH thông qua đường truyền Internet. Đây là một kênh phân phối rộng các sản phẩm và dịch vụ NH tới khách hàng ở bất cứ nơi đâu và bất cứ thời gian nào. Với máy tính kết nối Internet, khách hàng có thể truy cập vào website của ngân hàng để được cung cấp các thông tin, hướng dẫn đầy 14 đủ các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. Bên cạnh đó, với mã số truy cập và mật khẩu được cấp, khách hàng cũng có thể xem số dư tài khoản, in sao kê…Internet-banking còn là một kênh phản hồi thông tin hiệu quả giữa khách hàng và Ngân hàng. Các dịch vụ Internet-banking thông thường hiện nay là: - Xem số dư tài khoản tại thời điểm hiện tại. - Vấn tin lịch sử giao dịch - Xem thông tin tỷ giá, lãi suất tiền gửi tiết kiệm - Thanh toán hóa đơn điện, nước, điện thoại. - Khách hàng có thể gửi tất cả các thắc mắc, góp ý về sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng và được giải quyết nhanh chóng. Tuy nhiên, khi kết nối internet thì ngân hàng phải có hệ thống bảo mật đáp ứng để ngăn chặn rủi ro trên phạm vi toàn cầu. Đây là vấn đế hết sức phức tạp mà các NHTM phải đối diện. 1.3.2. Ngân hàng tại nhà (Home – Banking) Home-banking là kênh phân phối dịch vụ của ngân hàng điện tử, cho phép khách hàng thực hiện hầu hết các giao dịch với ngân hàng (nơi khách hàng mở tài khoản) tại nhà, tại văn phòng công ty mà không cần đến ngân hàng. Ứng dụng và phát triển Home-banking là một bước phát triển chiến lược của các NHTM Việt Nam trước sức ép rất lớn của tiến trình hội nhập toàn cầu về dịch vụ NH. Đứng về phía khách hàng, Home-banking đã mang lại những lợi ích thiết thực: nhanh chóng- an toàn- thuận tiện. Và khẩu hiệu “Dịch vụ ngân hàng 24 giờ mỗi ngày, bảy ngày mỗi tuần” chính là ưu thế lớn nhất mà mô hình ngân hàng “hành chính” truyền thống không thể nào sánh được. Dịch vụ ngân hàng tại nhà được xây dựng trên một trong hai nền tảng: hệ thống các phần mềm ứng dụng (Software Base) và nền tảng công 15 nghệ web (Web Base), thông qua hệ thống máy chủ, mạng Internet và máy tính con của khách hàng, thông tin tài chính sẽ được thiết lập, mã hoá, trao đổi và xác nhận giữa ngân hàng và khách hàng. Mặc dù có một số điểm khác biệt, nhìn chung về nguyên tắc chu trình sử dụng dịch vụ ngân hàng tại nhà thông thường bao gồm các bước cơ bản sau đây: + Bước 1: Thiết lập kết nối. Khách hàng kết nối máy tính của mình với hệ thống máy tính của ngân hàng qua mạng Internet, sau đó truy cập vào trang web của ngân hàng phục vụ mình (hoặc giao diện người sử dụng của phần mềm). Sau khi kiểm tra và xác nhận khách hàng (User ID, Password…), khách hàng sẽ được thiết lập một đường truyền bảo mật (https) và đăng nhập (login) vào mạng máy tính của ngân hàng. + Bước 2: Thực hiện yêu cầu dịch vụ. Dịch vụ NHĐT rất phong phú và đa dạng, có thể là truy vấn thông tin tài khoản, thiết lập nghiệp vụ chuyển tiền, hủy bỏ việc chi trả séc, thanh toán điện tử … và rất nhiều các dịch vụ trực tuyến khác. Trên website (hoặc giao diện người sử dụng) có sẵn hệ thống Menu chọn lựa và hướng dẫn cụ thể các bước để thực hiện quá trình giao dịch. Tất cả mọi việc khách hàng phải làm chỉ là chọn dịch vụ, cung cấp thông tin theo yêu cầu của dịch vụ và của ngân hàng. + Bước 3: Xác nhận giao dịch, kiểm tra thông tin và thoát khỏi mạng (thông qua chữ ký điện tử, xác nhận điện tử, chứng từ điện tử …) : Khi giao dịch được thực hiện hoàn tất, khách hàng kiểm tra lại giao dịch và thoát khỏi mạng, những thông tin chứng từ cần thiết sẽ được quản lí, lưu trữ và gửi tới khách hàng khi có yêu cầu. 1.3.3. Ngân hàng qua diện thoại ( Phone – Banking) Phone banking là loại sản phẩm cung cấp thông tin ngân hàng thông qua phương tiện điện thoại hoàn toàn tự động. Cũng như PC-banking, dịch 16 vụ NH được cung cấp qua một hệ thống máy chủ và phần mềm quản lý đặt tại NH, liên kết với khách hàng thông qua tổng đài của dịch vụ. Khi đăng ký sử dụng dịch vụ Phone-banking, khách hàng sẽ được cung cấp một mã khách hàng, hoặc mã tài khoản và tuỳ theo dịch vụ đăng ký, khách hàng có thể sử dụng nhiều dịch vụ khác nhau. Nhìn chung, về nguyên tắc quy trình sử dụng dịch vụ Phone-banking diễn ra như sau: - Đăng ký sử dụng dịch vụ: Khách hàng phải cung cấp các thông tin cần thiết và ký vào hợp đồng đồng ý sử dụng dịch vụ Phone-banking. Sau đó, khách hàng sẽ được cung cấp 2 số định danh duy nhất là mã khách hàng và mã khoá truy nhập hệ thống, ngoài ra khách hàng sẽ được cung cấp một mã tài khoản nhằm tạo sự thuận tiện trong giao dịch vũng như đảm bảo an toàn và bảo mật. - Xử lý một giao dịch: Khi khách hàng quay số tới tổng đài, nhập mã khách hàng và khoá truy nhập dịch vụ, theo lời nhắc trên điện thoại, khách hàng chọn phím chức năng tương ứng với dịch vụ mình cần thực hiện giao dịch. Khách hàng có thể thay đổi, chỉnh sửa trước khi xác nhận giao dịch với ngân hàng, chứng từ giao dịch sẽ được in ra và gửi tới khách hàng khi giao dịch được xử lý xong. - Qua Phone-banking, khách hàng có thể sử dụng rất nhiều dịch vụ ngân hàng như : hướng dẫn sử dụng dịch vụ, giới thiệu thông tin về dịch vụ ngân hàng, cung cấp thông tin tài khoản và bảng kê các giao dịch, báo nợ, báo có, cung cấp thông tin ngân hàng như lãi suất, tỷ giá hối đoái, chuyển tiền, thanh toán hoá đơn và dịch vụ hỗ trợ khách hàng,..thực hiện mọi lúc mọi nơi kể cả ngoài giờ hành chính. 1.3.4. Ngân hàng qua mạng di động (Mobile­banking) Cùng với sự phát triển của mạng thông tin di động, các NHTM Việt Nam cũng đã nhanh chóng ứng dụng những công nghệ mới này vào các dịch vụ NH. Về nguyên tắc, thông tin bảo mật được mã hóa và trao đổi giữa 17 trung tâm xử lý của NH và thiết bị di động của khách hàng (điện thoại di động, Pocket PC, Palm…). Muốn tham gia dịch vụ này, khách hàng cần đăng ký để trở thành thành viên chính thức trong đó quan trọng là cung cấp những thông tin cơ bản như: số điện thoại di động, tài khoản cá nhân dùng trong thanh toán. Sau đó, khách hàng được nhà cung ứng dịch vụ thanh toán qua mạng này cung cấp một mã số định danh ( ID). Mã số này ( không phải số điện thoại) sẽ được chuyển thành mã vạch để dán lên điện thoại di động, giúp cho việc cung cấp thông tin khách hàng khi thanh toán nhanh chóng, chính xác và đơn giản hơn tại các thiết bị đầu cuối của điểm bán hàng hay cung ứng dịch vụ. Cùng với mã số định danh, khách hàng còn được cấp một mã số xác nhận ( PIN- Personal Indentify Number) để xác nhận giao dịch thanh toán khi mà cung cấp dịch vụ thanh toán yêu cầu. Sau khi hoàn tất các thủ tục cần thiết thì khách hàng sẽ là thành viên chính thức và đủ điều kiện để thanh toán thông qua điện thoại di động. 1.3.5. Thẻ ATM ( Dịch vụ ngân hàng tự phục vụ) Sử dụng dịch vụ này, khách hàng sẽ thao tác với các máy giao dịch tự phục vụ, đó là những máy ATM ( Automatic Teller Machines) với nhiều chức năng. Khi khách hàng cần thực hiện giao dịch hoặc yêu cầu dịch vụ, họ chỉ cần nhập mật khẩu để sử dụng dịch vụ của hệ thống. Ở các nước phát triển, các máy ATM có chức năng như một điểm giao dịch của ngân hàng. 1.3.6. Call center / Contact center Do quản lý dữ liệu tập trung nên khách hàng có tài khoản tại bất kỳ chi nhánh nào vẫn gọi về một số điện thoại cố định của trung tâm này để được cung cấp mọi thông tin chung và thông tin cá nhân. Khác với Phone Banking cung cấp các loại thông tin lập trình sẵn, call centter có thể linh hoạt cung cấp thông tin hoặc trả lời các thắc mắc của khách hàng. Nhược 18 điểm của call center là phải có người trực 24/24 h. 1.3.7. Các dịch vụ ngân hàng điện tử khác Ngoài các dịch vụ nêu trên, hiện nay còn xuất hiện một số các dịch vụ NHĐT khác như: 1.3.7.1. Dich vụ ngân hàng điện toán (Computer banking) Là những dịch vụ cho phép khách hàng có thể giao dịch với Ngân hàng bằng cách sử dụng mạng Internet hay Intranet kết nối với máy chủ của Ngân hàng để thực hiện, nhận và thanh toán hóa đơn... 1.3.7.2. Gửi và thanh toán hoá đơn điện tử (Electronic   bill   presentment and payment – EBPP) Đây là một hình thức hóa đơn thanh toán được gửi trực tiếp đến khách hàng bằng e-mail hoặc bằng một thông báo trên tài khoản NHĐT. Sau đó, khách hàng sẽ ra thông báo đồng ý chi trả, việc thanh toán được điện tử hóa trực tiếp từ tài khoản khách hàng. 1.3.7.3. Dịch vụ cho vay tự động Với dịch vụ này khách hàng có thể vay tiền của Ngân hàng thông qua các máy cho vay tự động ALM (Automated Loan Machines). Việc duy nhất mà khách hàng phải làm là nhập vào máy các thông tin cần thiết và trả lời một số câu hỏi do máy đưa ra 1.3.7.4. Dịch vụ đầu tư (Investment Services) Dịch vụ này cung cấp nhiều loại sản phẩm và dịch vụ đầu tư tài chính trực tuyến như đầu tư chứng khoán, mở tài khoản tiết kiệm qua mạng… 19 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK 2.1. Giới thiệu về ngân hàng Agribank 2.1.1. Thông tin tổng quan 2.1.1.1. Quyết định thành lập Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam là ngân hàng thương mại nhà nước được thành lập ngày 26 tháng 3 năm 1988 theo Quyết định số 53/HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Ngân hàng đổi tên từ Ngân hàng Phát triển Nông thôn Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam theo Quyết định số 400/CT ngày 14 tháng 11 năm 1990 của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Theo Quyết định số 280/QĐ-NH5 ngày 15 tháng 10 năm 1996 và Quyết định số 1836/QĐ-TCCB ngày 28 tháng 12 năm 1996, Ngân hàng đã đổi tên một lần nữa thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam như hiện nay. Ngân hàng là doanh nghiệp nhà nước đặc biệt được tổ chức theo mô hình tổng công ty nhà nước, có thời hạn hoạt động là 99 năm. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà nước: tất cả các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện, Phòng Tín dụng Nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp TW được hình thành trên cơ sở tiếp nhận Vụ Tín dụng Nông nghiệp Ngân hàng Nhà nước và một số cán bộ của Vụ Tín dụng Thương nghiệp, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng, Vụ Kế toán và một số đơn vị. 2.1.1.2. Ngành nghề kinh doanh Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam là Ngân hàng thương 20
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net