logo

Luận văn: Kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Quốc tế trẻ Hà nội

Làm thế nào để kết quả sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất, điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Việc xác định phương hướng, mục tiêu trong đầu tư, kiểm soát chặt chẽ các khoản thu chi, xây dựng hợp lý kế hoạch sản xuất, nắm bắt thông tin ra quyết định kịp thời chính xác từ đó nhằm đưa ra khối lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, lớn nhất đáp ứng nhu cầu thị trường...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa kinh tế & QTKD Luận văn Kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Quốc tế trẻ Hà nội Lớp CĐKT-K1 -1- Phạm Thị Lan Anh Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa kinh tế & QTKD Mục lục 1.2.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty........................................................ 28 1.2.2.2. Nhiệm vụ chức năng các phòng ban. ........................................................... 29 1.2.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty........................ 30 Hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm qua cũmg đạt được những kết quả nhất định thể hiện sự tăng trưởng như sau : ....................................................... 30 1.2.5.1. Chính sách kế toán chung: .......................................................................... 35 1.2.5.2. Hình thức ghi sổ kế toán: ........................................................................ 36 1.2.5.3. Về sổ sách kế toán sử dụng và vận dụng lập báo cáo kế toán ............... 37 2.1. Thực trạng công tác kế toán tiêu thụ và xác định KQKD tại công ty Cổ phần Quốc tế trẻ Hà Nội..................................................................................................... 38 2.1.1. Đặc điểm hàng hoá và tiêu thụ hàng hoá tại Công ty. ...................................... 38 2.1.2. Kế toán tiêu thụ hàng hoá tại Công ty. ............................................................. 38 2.1.2.1. Các phương thức tiêu thụ hàng hoá............................................................. 38 2.1.2.2. Kế toán Giá vốn hàng bán........................................................................... 40 2.1.2.4. Kế toán doanh thu bán hàng........................................................................ 44 2.1.2.6. Kế toán thanh toán với khách hàng. ............................................................ 47 2.1.3. Kế toán chi phí bán hàng. ................................................................................. 51 2.1.4. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp..................................................... 54 3.1. Nhận xét, đánh giá về thực trạng công tác kế toán tiêu thụ và xác định KQKD tại công ty Quốc tế trẻ Hà Nội1................................................................................. 61 3.1.2.2. Những tồn tại. ............................................................................................. 63 3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Công ty Cổ phần Quốc tế trẻ Hà nội............................................. 64 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, làm thế nào để tồn tại và phát triển đang là một vấn đề thời sự của tất cả các doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn đứng vững trong quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường thì hoạt động sản xuất kinh doanh phải mang lại hiệu quả, có lợi nhuận cao và có tích lũy, nghĩa là với chi phí nhỏ nhất nhưng đem lại lợi ích tối đa. Vậy làm thế nào để kết quả sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất, điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Việc xác định phương hướng, mục tiêu trong đầu tư, kiểm soát chặt chẽ các khoản thu chi, xây dựng hợp lý kế hoạch sản xuất, nắm bắt thông tin ra quyết định kịp thời chính xác từ đó nhằm đưa ra khối lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, lớn nhất đáp ứng nhu cầu thị trường.Muốn giải quyết hiệu quả vấn đề đó thì công tác kế toán tỏ ra là một Lớp CĐKT-K1 -2- Phạm Thị Lan Anh Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa kinh tế & QTKD công cụ hữu hiệu,đặc biệt trong quá trình tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả sản xuất kinh doanh (SXKD), bởi đây là khâu cuối cùng của một chu kỳ SXKD. Công cụ quản lý, tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh có vai trò hết sức quan trọng.Nếu quản lý và tổ chức tiêu thụ tốt không xảy ra thất thoát thì kết quả sản xuất kinh doanh có lãi, ngược lại nếu quản lý và tổ chức không tốt để xảy ra thất thoát thì kết quả SXKD có thể chẳng những không có lãi mà còn bị lỗ, Doanh nghiệp dẫn đến suy thoái. Xuất phát từ thực tế khách quan đó, được sự đồng ý của ban chủ nhiệm khoa kinh tế và được sự đồng ý của Cô giáo hướng dẫn, em đã lựa chọn đề tài “Kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Quốc tế trẻ Hà nội” làm đề tài báo cáo thực tập. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung - Từ việc đánh giá thực trạng công tác tiêu thụ và xác định kết quả sản xuất kinh doanh ở công ty sẽ phát hiện ra những tiềm năng, ưu nhược điểm và những tồn tại trong công tác kế toán. - Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả SXKD, đồng thời đưa ra những ý kiến để nâng cao hiệu quả kinh doanh. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Tổng kết và hệ thống những vấn đề có tính chất tổng quan về tổ chức kế toán tiêu thụ và xác định kết quả SXKD trong doanh nghiệp. - Đánh giá thực trạng tình hình công tác tiêu thụ và xác định kết quả SXKD của Công ty cổ phần Quốc tế trẻ Hà Nội. Lớp CĐKT-K1 -3- Phạm Thị Lan Anh Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa kinh tế & QTKD - Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả SXKD của công ty. 3. Nội dung nghiên cứu - Tình hình tiêu thụ hàng hoá - Doanh thu hàng kỳ - Thực trạng quá trình tiêu thụ và xác định kết quả SXKD 4. Thời gian và địa điểm thực tập - Thời gian thực tập: Từ ngày 31/3/2008 đến 08/06/2008 - Địa điển thực tập: Tại công ty cổ phần Quốc tế trẻ Hà nội 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh. Phạm vi nghiên cứu: + Về mặt không gian: Tại công ty Cổ phần Quốc tế trẻ Hà nội + Về mặt thời gian: Các số liệu đánh giá thực trạng công ty được sưu tầm trong năm 2007 và năm 2008. 6. Bố cục báo cáo Gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu Chương II: Thực trạng tổ chức công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả SXKD tại công ty Quốc tế trẻ Hà Nội Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả SXKD tại công ty Quốc tế trẻ Hà nội Lớp CĐKT-K1 -4- Phạm Thị Lan Anh Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa kinh tế & QTKD CHƯƠNG I CƠ SỞ HOA HỌC VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KQKD TRONG DOANH NGHIỆP – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của kế toán tiêu thụ 1.1.1.1. Hệ thống các khái niệm * Khái niệm tiêu thụ hàng hóa : Là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất, đó là việc cung cấp cho khách hàng các sản phẩm, lao vụ, dịch vụ, do doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh, đồng thời được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. * Khái niệm doanh thu bán hàng: Là tổng giá trị của sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán và cung cấp cho khách hàng tính theo giá bán chưa thuế GTGT (Đối với doanh nghiệp tính thuế theo phương Lớp CĐKT-K1 -5- Phạm Thị Lan Anh Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa kinh tế & QTKD pháp khấu trừ), bao gồm cả thuế GTGT (Đối với doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp trực tiếp). * Kết quả hoạt động kinh doanh: Là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất, kinh doanh và hoạt động khác của doanh nghiệp sau một kỳ nhất định, được biểu hiện bằng số lãi hoặc lỗ. 1.1.1.2. Nguyên tắc hạch toán kế toán tiêu thụ Để phản ánh chính xác, kịp thời và thông tin đầy đủ về tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ kế toán cần quán triệt các nguyên tắc cơ bản sau: - Phải phân định được chi phí, doanh thu, thu nhập và kết quả thuộc từng hoạt động sản xuất kinh doanh. - Phải xác định chính xác thời điểm ghi nhận doanh thu - Phải nắm vững cách thức xác định doanh thu - Phải nắm vững nội dung và cách xác định các chỉ tiêu liên quan đến doanh thu, chi phí và kết quả tiêu thụ. - Trình bày bào cáo tài chính 1.1.1.3. Nhiệm vụ của công tác tiêu thụ và xác định KQKD Để đáp ứng được các yêu cầu quản lý công tác tiêu thụ và xác định KQKD, kế toán phải thực hiện các nhiệm vụ sau: - Phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình hiện có và sự biến động của từng loại sản phẩm theo chỉ tiêu số lượng, chất lượng, chủng loại và giá trị. - Phản ánh giám đốc tình hình thực hiện doanh thu tiêu thu từng loại chính sách, các khoản giảm trừ doanh thu và chi phí của từng hoạt động trong doanh nghiệp, thanh toán với ngân sách các khoản thuế phải nộp, thanh toán với khách hàng. - Tính toán chính xác đầy đủ và kịp thời kết quả tiêu thụ, để thực hiện nhiệm vụ đó cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa bộ phận kế toán, bộ phận quản lý và phòng kế hoạch. Lớp CĐKT-K1 -6- Phạm Thị Lan Anh Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa kinh tế & QTKD - Cung cấp các thông tin kế toán phục vụ cho công việc lập báo cáo tài chính và định kỳ phân tích hoạt động kinh tế, liên quan đến quá trình bán hàng, xác định và phân phối kết quả. 1.1.1.4. Ý nghĩa của công tác tiêu thụ và xác định KQKD Tiêu thụ là giai đoạn cuối cùng của quá trình tuần hoàn và luân chuyển vốn.Qua tiêu thụ, sản phẩm hàng hóa dịch vụ chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và vòng chu chuyển vốn được hoàn thành đồng thời cũng kết thúc một chu kỳ sản xuất. Thông qua quá trình tiêu thụ, doanh nghiệp mới thu hồi được toàn bộ chi phí sản xuất và tiếp tục thực hiện chu kỳ sản xuất mới.Việc tăng nhanh quá trình tiêu thụ cũng là tăng nhanh vòng quay của vốn lưu động giúp cho việc sử dụng vốn đạt hiệu quả cao, doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh chóng bổ sung kịp thời vốn cho mở rộng SXKD và hiện đại hóa trang thiết bị máy móc. Đây cũng chính là tiền đề vật chất để tăng thu nhập cho doanh nghiệp và nâng cao đời sống cho người lao động. 1.1.2. Hạch toán kế toán tiêu thụ 1.1.2.1. Kế toán trị giá vốn hàng xuất bán a. Khái niệm: Trị giá vốn hàng xuất bán là toàn bộ chi phí liên quan đến quá trình bán hàng gồm có: Trị giá vốn hàng xuất kho để bán, chi phí bán hàng và chi phí QLDN phân bổ cho hàng bán ra trong kỳ.Việc xác định chính xác giá vốn hàng bán là cơ sở để tính kết quả hoạt động kinh doanh. Căn cứ vào điều kiện ghi nhận doanh thu và thời điểm xác định là bán hàng, quá trình bán hàng và cung cấp dịch vụ chia làm 2 phương thức: - Phương thức bán hàng trực tiếp qua kho hoặc không qua kho. - Phương thức gửi bán: để phản ánh sự biến động và số hiện có về giá vốn của hàng gửi bán. Lớp CĐKT-K1 -7- Phạm Thị Lan Anh Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa kinh tế & QTKD b. Tài khoản sử dụng: TK 632 –“ Giá vốn hàng bán” * Tác dụng: Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tư…bán trong kỳ. * Nội dung, kết cấu: Bên Nợ: - Trị giá vốn của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ. - Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ, không tính vào trị giá hàng tồn kho mà tính vào giá vốn của hàng bán trong kỳ kế toán. - Phản ánh khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra. - Chi phí tự xây dựng, tự chế TSCĐ vượt trên mức bình thường không tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng, tự chế hoàn thành. - Khoản chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn khoản đã lập dự phòng năm trước. Bên Có: - Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ sang TK 911- xác định kết quả kinh doanh. - Trị giá hàng bán bị trả lại nhập kho. - Phản ánh khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay nhỏ hơn khoản đã lập dự phòng năm trước. TK 632 không có số dư cuối kỳ. - Sơ đồ hạch toán: TK 154,155,156,157… TK 632 TK 155,156 (1) (6) TK 627 (2) TK 159(3) (5b) Lớp CĐKT-K1 -8- Phạm Thị Lan Anh Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa kinh tế & QTKD TK 152, 153, 156, 138(1) (3) . TK154 (4) TK 911 TK 214 (7) TK 159 (5a) Sơ đồ 01: Kế toán giá vốn hàng bán Giải thích sơ đồ: (1) Khi xuất sản phẩm hàng hóa đi tiêu thụ. (2) Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì kế toán phải tính và xác định chi phí sản xuất chung cố định, phân bổ vào chi phí chế biến… (3) Khoản hao hụt mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra. (4) Chi phí xây dựng, tự chế TSCĐ vượt mức bình thường được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình hoàn thành. (5) Khoản trích lập hoặc hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: - Khoản dự phòng năm nay nhỏ hơn năm trước. - Khoản dự phòng năm nay lớn hơn năm trước. (6) Trị giá của hàng bán, thành phẩm bị trả lại. (7) Kết chuyển giá vốn của hàng hóa bán ra trong kỳ. 1.1.2.2. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ a. Khái niệm: Lớp CĐKT-K1 -9- Phạm Thị Lan Anh Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa kinh tế & QTKD Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ tiền thu được hoặc thu được các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như: Bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có). b. Tài khoản 511: Doanh thu bàn hàng và cung cấp dịch vụ * Tác dụng : Dùng để phản ánh doanh thu của sản phẩm, hàng hóa bán ra hay việc cung cấp lao vụ, dịch vụ…thực tế của Doanh nghiệp và các khoản ghi giảm doanh thu để từ đó tính ra doanh thu thuần về bán hàng trong kỳ. * Nội dung – kết cấu: - Bên Nợ: + Số thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu phải nộp trên doanh thu bán hàng thực tế của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng và đã được xác định là tiêu thụ trong kỳ. + Số thuế GTGT phải nộp của doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. + Doanh thu của hàng hóa bị trả lại kết chuyển cuối kỳ. + Khoản giảm giá hàng bán kết chuyển cuối kỳ. + Khoản chiết khấu thương mại kết chuyển cuối kỳ. + Kết chuyển doanh thu thuần vào bên có TK 911: (xác định kết quả kinh doanh). - Bên Có: Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ của Doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán. - TK 511 không có số dư cuối kỳ. - TK 511 có 5 TK cấp hai: + TK 5111: Doanh thu bán hàng hóa: Phản ánh doanh thu của khối lượng hàng hóa được xác định là đã bán trong kỳ kế toán của Doanh nghiệp. + TK 5112: Doanh thu bán các thành phẩm: Phản ánh doanh thu của khối lượng sản phẩm (thành phẩm, bán thành phẩm) được xác định là đã bán trong một kỳ kế toán của Doanh nghiệp. Lớp CĐKT-K1 -10- Phạm Thị Lan Anh Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa kinh tế & QTKD + TK 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ: Phản ánh doanh thu của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành, đã cung cấp cho khách hàng và xác định là đã bán trong một kỳ kế toán. + TK 5114: Doanh thu trợ cấp, trợ giá: TK này dùng khi Doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước. + TK 5117: Doanh thu bất động sản: TK này phản ánh về doanh thu cho thuê hoạt động, nhượng bán, thanh lý bất động sản đầu tư. * Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đủ điều kiện để ghi nhận doanh thu tùy trường hợp, kế toán hạch toán như sau: (1) Trường hợp bán hàng trực tiếp cho khách hàng. - Đối với sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ và Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo giá bán chưa có thuế GTGT, ghi: Nợ TK 111,112,131…: Tổng giá thanh toán. Có TK 511- Giá bán chưa có thuế GTGT. Có TK 333(1) - Số thuế GTGT phải nộp. (2) Trường hợp bán hàng thu bằng ngoại tệ: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá Thực tế phát sinh…, ghi: Nợ TK 111, 112, 131,…: Tổng giá thanh toán Có TK 511- Doanh thu bán hang. Có TK 333(1) - Thuế GTGT phải nộp (Nếu có). Đồng Thời ghi: Nợ TK 007 – Ngoại tệ các loại (Nguyên tệ) (3) Kế toán bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp: Lớp CĐKT-K1 -11- Phạm Thị Lan Anh Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa kinh tế & QTKD - Trường hợp đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ kế toán phản ánh doanh thu bán hàng theo giá bán trả tiền ngay chưa có thuế GTGT: Nợ TK 131- Phải thu của khách hàng. Có TK 511 (Giá bán trả tiền ngay chưa có thuế GTGT) Có TK 333(1) - Thuế GTGT phải nộp. Có TK 338(7) - Doanh thu chưa Thực hiện (Chênh lệch giữa tổng số tiền theo giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả tiền ngay và thuê GTGT phải nộp) + Khi thu được tiền bán hàng, ghi: Nợ TK 111,112… Có TK 131 - Phải thu của khách hàng. + Định kỳ ghi nhận doanh thu tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp trong kỳ: Nợ TK 338(7) - Doanh thu chưa thực hiện. Có TK 515 (Phần lãi trả chậm, trả góp) - Trường hợp đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp kế, ghi: Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng. Có TK 511 (Giá bán trả tiền ngay có thuế GTGT) Có TK 338(7) (Chênh lệch giữa tổng số tiền theo giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả ngay có thuế GTGT) (4) Kế toán bán hàng theo phương thức hàng đổi hàng: - Khi xuất kho sản phẩm đem đi trao đổi phản ánh giá thành thực tế. Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán. Có TK 155 (156) - Phản ánh doanh thu của hàng đem trao đổi. Nợ TK 131- Phải thu của khách hàng. Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Có TK 333(1) - Thuế GTGT phải nộp (Nếu có) - Khi nhận được vật tư, hàng hóa, TSCĐ căn cứ vào hóa đơn phiếu nhập kho, kế toán ghi: Lớp CĐKT-K1 -12- Phạm Thị Lan Anh Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa kinh tế & QTKD Nợ TK 152,153,156,211… Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có) Có TK 131 - Phải thu của khách hàng. - Nếu chênh lệch hàng đem đổi nhỏ hơn giá trị hàng nhận về, ghi: Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng. Có TK 111, 112,…(Số tiền trả thêm) - Nếu chênh lệch hàng đem đổi lớn hơn giá trị hàng nhận về, ghi: Nợ TK 111, 112,…(Số tiền khách hàng trả) Có TK 131 - Phải thu của khách hàng. (5) Kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 521,531,532. (6) Cuối kỳ kết chuyển doanh thu thuần về việc bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳ: Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh. 1.1.2.3. Kế toán doanh thu bán hàng nội bộ. a. Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng tài khoản TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ. TK này dùng để phản ánh doanh thu của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong nội bộ doanh nghiệp. * Nội dung - kết cấu: Bên Nợ: - Trị giá hàng bị trả lại, khoản giảm giá hàng bán đã chấp nhận trên khối lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán nội bộ kết chuyển cuối kỳ kế toán. - Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp của số sản phẩm, hàng hóa,dịch vụ đã bán nội bộ. - Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp của số sản phẩm hàng hóa dịch vụ tiêu thụ nội bộ. - Kết chuyển doanh thu bán hàng nội bộ thuần vào TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh. Lớp CĐKT-K1 -13- Phạm Thị Lan Anh Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa kinh tế & QTKD Bên Có: Tổng số doanh thu bán hàng nội bộ của đơn vị thực hiện trong kỳ kế toán. TK 512 không có số dư cuối kỳ. b. Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu: (1) Trường hợp sản phẩm, hàng hóa tiêu dùng nội bộ: - Phản ánh doanh thu tiêu thụ nội bộ, ghi: Nợ TK 627, 641, 642… Có TK 512 - Chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá vốn hàng hóa. Có TK 333(1) - Thuế GTGT phải nộp (Nếu có) (2) Trường hợp trả lương cho CBCNV trong đơn vị bằng sản phẩm, hàng hóa: Nợ TK 334 - Phải trả cho người lao động. Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ. Có TK 333(1) - Thuế GTGT phải nộp (Nếu có) (3) Trường hợp dùng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ để khuyến mại, quảng cáo: Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng. Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ. Có TK 333(1) - Thuế GTGT phải nộp (Nếu có) (4) Trường hợp sử dụng sản phẩm hàng hóa để biếu tặng: - Nếu dùng sản phẩm hàng hóa để biếu tặng cho các tổ chức cá nhân bên ngoài mà được trang trải bằng quỹ khen thưởng phúc lợi, ghi: Nợ TK 431- Quỹ khen thưởng, phúc lợi (Tổng giá thanh toán) Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ. Có TK 333(1) - Thuế GTGT phải nộp (Nếu có) (5) Cuối kỳ kết chuyển doanh thu hàng bán bị trả lại, khoản giảm giá hàng bán của hàng hóa tiêu thụ nội bộ sang TK: Doanh thu bán hàng nội bộ, ghi: Nợ TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ. Có TK 531 - Hàng bán bị trả lại. Có TK 532 - Giảm giá hàng bán. Lớp CĐKT-K1 -14- Phạm Thị Lan Anh Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa kinh tế & QTKD (6) Cuối kỳ, xác định số Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp, thuế GTGT phải nộp trên doanh thu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán nội bộ trong kỳ kế, ghi: Nợ TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ. Có TK 333(2) - Thuế tiêu thụ đặc biệt. Có TK 333(1)- Thuế GTGT phải nộp. (8) Cuối kỳ, kết chuyển Doanh thu bán hàng nội bộ sang TK 911- xác định kết quả kinh doanh. Nợ TK 512- Doanh thu bán hàng nội bộ. Có TK 911- xác định kết quả kinh doanh. 1.1.2.4. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu a. Chiết khấu thương mại * Tài khoản sử dụng: TK 521 – “Chiết khấu thương mại” - Tác dụng: Dùng để phản ánh khoản chiết khấu thương mại mà Doanh nghiệp đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho người mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ với khối lượng lớn.Theo thỏa thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua - bán hoặc cam kết mua- bán hàng. - Nội dung - kết cấu Bên Nợ: Số chiết khấu thương mại. Bên Có: Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ chiết khấu thương mại sang TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, để xác định doanh thu thuần của kỳ. - TK 512 không có số dư cuối kỳ. * Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu: (1) Phản ánh số chiết khấu thương mại thực tế phát sinh trong kỳ, ghi: Nợ TK 521- Chiết khấu thương mại. Nợ TK 333(1)- Thuế GTGT phải nộp (Nếu có). Có TK 111,112,131… (2) Cuối kỳ kết chuyển số chiết khấu thương mại đã chấp nhận cho người mua phát sinh trong kỳ sang TK 511 - Doanh thu bán và cung cấp dịch vụ, ghi: Lớp CĐKT-K1 -15- Phạm Thị Lan Anh Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa kinh tế & QTKD Nợ TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Có TK 521- Chiết khấu thương mại. b. Hàng bán bị trả lại * Tài khoản sử dụng: TK 531 – “Hàng bán bị trả lại” - Tác dụng: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị của số sản phẩm, hàng hóa bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân: Vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị kém chất lượng, không đúng quy cách, phẩm chất… Doanh thu của Số lượng hàng Đơn giá bán đã ghi hàng bán bị trả lại bán bị trả lại trên hóa đơn - Nội dung kết cấu: - Bên Nợ: Doanh thu bán hàng bị trả lại, đã trả tiền cho người mua hoặc tính trừ vào khoản phải thu của khách hàng về số sản phẩm, hàng hóa đã bán. - Bên Có: Kết chuyển doanh thu của hàng bán bị trả lại vào bên Nợ TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, hoặc TK 512- Doanh thu bán hàng nội bộ. Để xác đinh doanh thu thuần trong tháng. TK 531 không có số dư cuối kỳ. * Trình tự hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu: (1) Phản ánh doanh thu của hàng bán bị trả lại. Nợ TK 531 - Hàng bán bị trả lại. Nợ TK 333(1) - Thuế GTGT phải nộp (Nếu có) Có TK 111, 112, 131,… (2) Các khoản chi phí phát sinh liên quan đến hàng bán bị trả lại. Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng. Có TK 111, 112, 141… (3) Phản ánh trị giá hàng bị trả lại nhập kho. Nợ TK 111, 156…(Giá thực tế xuất kho) Có TK 632 - Giá vốn hàng bán. Lớp CĐKT-K1 -16- Phạm Thị Lan Anh Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa kinh tế & QTKD (4) Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ doanh thu của hàng bán bị trả lại trong kỳ sang TK 511, 512 để xác định doanh thu thuần. Nợ TK 511, 512 Có TK 531- Hàng bán bị trả lại. c. Giảm giá hàng bán * Tài khoản sử dụng: TK 532 –“ Giảm giá hàng bán” - Tác dụng: Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm, hàng hóa kém, mất phẩm chất hoặc sai quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế. - Nội dung kết cấu: Bên Nợ: Các khoản giảm giá hàng bán đã chấp nhận cho người mua hàng do hàng bán kém, mất phẩm chất hoặc sai quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế. Bên Có: Kết chuyển toàn bộ số tiền giảm giá hàng bán sang TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, hoặc TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ. TK 532 không có số dư cuối kỳ. * Trình tự hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu: (1) Căn cứ vào chứng từ chấp nhận giảm giá hàng đã bán cho khách hàng: Nợ TK 532 - Giảm giá hàng bán. Nợ TK 3331- Thuế GTGT phải nộp (Nếu có) Có TK 111, 112, 131… (2) Cuối kỳ kết chuyển số giảm giá hàng bán phát sinh trong kỳ sang TK 511, 512 để xác định doanh thu thuần trong kỳ. 1.1.3. Kế toán các loại chi phí. 1.1.3.1. Kế toán chi phí bán hàng. a. Tài khoản sử dụng: TK 641 – “Chi phí bán hàng” Lớp CĐKT-K1 -17- Phạm Thị Lan Anh Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa kinh tế & QTKD - Khái niệm: Chi phí bán hàng là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. - Nội dung kết cấu TK 641: Bên Nợ: Tập hợp tất cả các khoản chi phí phát sinh liên quan đến quá trình bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ thực tế phát sinh trong kỳ. Bên Có: - Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng. - Kết chuyển chi phí bán hàng vào TK 911-Xác định kết quả kinh doanh-Để tính kết quả kinh doanh trong kỳ. - TK 641 không có số dư cuối kỳ. * Đối với Doanh nghiệp Thương mại: Trường hợp Doanh nghiệp có dự trữ hàng hóa giữa các kỳ có biến động lớn, cần phân bổ chi phí bảo quản cho số hàng còn lại cuối kỳ. Chi phí bán hàng CPBH CPBH CPBH Phân bổ cho hàng = PB cho hàng + phát sinh - PB cho hàng Đã bán ra trong kỳ còn lại đầu kỳ trong kỳ còn lại cuối kỳ 1.1.3.2. Chi phí quản lý Doanh nghiệp. a. Tài khoản sử dụng: TK 642 – “Chi phí quản lý Doanh nghiệp” - Khái niệm: Chi phí quản lý Doanh nghiệp là những chi phí cho việc quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý điều hành chung khac liên quan đến hoạt động của toàn Doanh nghiệp. - Nội dung, kết cấu: Bên Nợ: Tập hợp chi phí quản lý Doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ. Bên Có: + Các khoản được giảm chi phí QLDN (Nếu có) + Kết chuyển chi phí QLDN sang bên Nợ TK 911 hoặc bên Nợ TK 1422. TK 642 không có số dư cuối kỳ. TK 334,338 TK 641,642 TK 111,112,152… (1) (7) TK 152, 153… Lớp CĐKT-K1 -18- Phạm Thị Lan Anh Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa kinh tế & QTKD TK 911 (2) TK 1422 TK 142 (8) (3) TK 335 (9) (4) TK 214 (5) TK 111,112,331(6) Sơ đồ: kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý Doanh nghiệp - Giải thích: (1) Tiền lương, tiền ăn ca, các khoản phụ cấp phải trả và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, BHCĐ) (2) Xuất kho vật liệu công cụ dụng cụ để sử dụng. (3) Chi phí trả trước phân bổ tính vào chi phí. (4) Trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. (5) Trích khấu hao TSCĐ. (6) Các khoản chi phí khác phát sinh. (7) Các khoản ghi giảm chi phí. (8) Kết chuyển chi phí cuối kỳ. Lớp CĐKT-K1 -19- Phạm Thị Lan Anh Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa kinh tế & QTKD (9) Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ hoặc một phần chi phí trong trường hợp doanh thu tiêu thụ chưa có hoặc nhỏ. 1.1.3.3. Kế toán chi phí khác và thu nhập khác. a. Kế toán thu nhập khác. * Tài khoản sử dụng: TK 711 – “Thu nhập khác” - Tác dụng: TK này dùng để phản ánh các khoản thu nhập khác, các khoản doanh thu ngoài hoạt động khác sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. - Nội dung kết cấu Bên Nợ: - Số thuế GTGT phải nộp (Nếu có) tính theo phương pháp trực tiếp đối với các khoản thu nhập khác của Doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp. - Cuối kỳ kết chuyển các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ sang TK 911. Bên Có: - Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ. TK 711 không có số dư cuối kỳ. * Sơ đồ hạch toán: TK 711 TK 111, 112 TK911 (1) (9) (2) TK 3331 TK 331, 338 TK 3331 (3) (10) TK 111, 112 Lớp CĐKT-K1 -20- Phạm Thị Lan Anh
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net