logo

Luật nhân đạo


Đề cương công pháp quốc tế LUẬT NHÂN ĐẠO QUỐC TẾ 1. Trình bày khái niệm và đánh giá về vai trò của luật nhân đạo quốc tế. Trả lời: Luật quốc tế nhân đạo là hệ thống các nguyên tắc, quy phạm pháp luật được xác lập nhằm giảm bớt nỗi đau của tất cả những nạn nhân trong xung đột vũ trang khi rơi vào tay kẻ thù, dù đó là người bị thương , bị ốm, bị đắm tàu , bị bắt làm tù binh hay thường dân. Với ý nghĩa đó, luật quốc tế nhân đạo là hệ thống các nguyên tắc, quy phạm luật quốc tế, điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia trong giai đoạn xung đột vũ trang, nhằm hạn chế áp dụng các phương tiện, phương pháp tiến hành chiến tranh, bảo hộ và giúp đỡ nạn nhân chiến tranh và định lập trách nhiệm đối với các chủ thể vi phạm nguyên tắc , quy phạm đó của pháp luật quốc tế. 2. Phân biệt 2 ngành luật nhân đạo quốc tế và luật nhân quyền quốc tế. Trả lời: Thường có sự nhầm lẫn về nội dung và phạm vi áp dụng của 2 ngành luật này Luật quốc tế nhân đạo: là bộ phận của các điều ước quốc tế và tập quán quốc tế, được áp dụng trong trường hợp xung đột vũ trang, ở phạm vi quốc gia hoặc quốc tế, nhằm hạn chế quyền của các bên tham chiến chọn các phương thức chiến đấu và để bảo vệ nạn nhân chiến tranh. Vị trí của luật quốc tế nhân đoạ trong luật quốc tế được ghi nhận và khẳng định trong bộ luật quốc tế về chiến tranh và nghiêm cấm sử dụng vũ lực trong QHQT theo hiến chương LHQ. Luật quốc tế nhân đạo do các chính phủ hoặc các bên tham chiến áp dụng cho nạn nhân chiến tranh nhưng những cá nhân được hưởng quyền này có rất ít khả năng để phản ánh tính hình tôn trọng hoặc vi phạm quyền mà họ được hưởng. trong luật quốc tế, con người là đối tượng được bảo hộ. luật quốc tế về quyền con người: là các nguyên tắc và quy phạm pháp luật, điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể quốc tế trong việc bảo vệ và phát triển các quyền cơ bản của con người ở từng quốc gia cũng như trên phạm vi toàn cầu. trong lĩnh vực quyền con người, quốc gia tham gia hợp tác với các chủ thể khác của luật quốc tế nhằm bảo vệ và phát triển các quyền con người nói chungvà quyền con người của công dân mình trong các mối quan hệ quốc tế song phương,đa phương, ở phạm vi quốc gia và trên phạm vi toàn cầu.Trong luật quốc tế về quyền con người thì con người được chủ động về quyền của mình. Luật Nhân đạo Quốc tế khác Luật Nhân quyền như thế nào? Luật Nhân đạo Quốc tế và Luật quốc tế về quyền con người (sau đây gọi là Luật Nhân quyền) bổ trợ cho nhau. Cả hai luật đều tìm cách bảo vệ con người nhưng mỗi luật tiến hành trong những bối cảnh khác nhau và cũng theo những cách thức khác nhau. Luật Nhân đạo chỉ áp dụng trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang, trong khi Luật Nhân quyền nhằm bảo vệ quyền con người hoặc chí ít thì cũng một số quyền cơ bản của con người trong mọi tình huống cả trong thời bình và thời chiến. Nếu mục đích của Luật Nhân đạo là bảo vệ các nạn nhân bằng cách cố gắng giảm thiểu những đau đớn do chiến tranh gây ra thì Luật Nhân quyền bảo vệ mọi con người và thúc đẩy sự phát triển của họ. Luật Nhân đạo quan tâm trước hết tới việc đối xử với những người bị rơi vào tay đối phương và tới các cách thức tiến hành chiến tranh của các bên tham chiến, trong khi luật về quyền con người thông qua việc hạn chế bớt quyền lực của quốc gia đối với con người để bảo vệ con người khỏi bị đối xử một cách độc đoán. Luật Nhân quyền không chi phối các hoạt động tác chiến quân sự. Luật Nhân đạo xác lập cơ chế kiểm soát thường xuyên thi hành luật và nhấn mạnh sự hợp tác giữa các bên tham gia xung đột và giữ quan điểm trung lập nhằm ngăn chặn bạo lực. Kết quả, sự tiếp cận của UBCTĐQT với vai trò đảm bảo cho Luật Nhân đạo được tôn trọng đã được coi là tiền lệ để thuyết phục. Cơ chế giám sát quyền con người rất đa dạng. Trong nhiều trường hợp, đòi hỏi phải thành lập nhiều thể chế thích hợp cho dù quốc gia đó có tôn trọng luật hay không. Ví dụ, Tòa án Nhân quyền châu Âu, sau khi đã hoàn tất xét xử một trường hợp nào đó, có thể tuyên bố quốc gia của người đó đã vi phạm Công ước về quyền con người của châu Âu. Nước bị buộc tội phải tiến hành những biện pháp cần thiết để chứng minh rằng tình hình trong nước họ vẫn thích hợp các yêu cầu của Công ước. Cơ chế thực hiện quyền con người chỉ nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của con người không bị xâm hại. 3. Trình bày các nguyên tắc cơ bản của luật nhân đạo quốc tế. Chọn ra 2 nguyên tắc để phân tích và nêu ví dụ minh họa cụ thể: Với tư cách là ngành luật độc lập thuộc hệ thống luật quốc tế, luật này dựa trển các nguyên tắc sau: - Nhân đạo hoá xung đột vũ trang - Bảo hộ theo luật quốc tế các nạn nhân chiến tranh - Hạn chế các bên tham chiến trong lựa chọn các phương pháp , phương tiện chiến tranh - Bảo vệ các hạng mục dân sự và giá trị văn hoá khởi sự tấn công của các lực lượng vũ trang - Bảo hộ quyền lợi của các quốc gia trung lập Bên cạnh đó còn có nguyên tắc chuyên biệt áp dụng cho bên tham chiến: - Những người “ngoài vòng chiến đấu “ và những người không trực tiếp chiến đấu đều tôn được tôn trọng về tính mạng, bảo toàn về than thể và tinh thần. họphải được bảo vệ và đối xử nhân đạo trong bất cứ hoàn cảnh nào. - Cấm bắn giết hoặc làm tổn thương đến những người đầu hàng hoặc đã ngoài vòng chiến đấu. - Tù binh và thường dân nắm dưới quyền của bên đối chiến phải được tôn trọng về sinh mạng, phẩm giá, nhân quyền và quyền khiếu kiện. không được dùng các hoạt động bạo lực hoặc báo thù đối với họ. họ được quyền liên hệ với gia đình và tiếp xúc với người thân. - Mỗi người đều được hưởgn các đảm bảo phap luật cơ bản. không ai chịu trách nhiệm về những việc mà họ không phạm phải. không được dùng tra tấn về thể chất và tinh thần, nhục hình hoặc làm mất nhân phẩm họ. - Các bên tham chiến và quân đội không được phép sử dụng các phưông pháp tác chiến một cách không hạn chế. Nghiêm cấm sử dụng các vũ khí hoặc phương tiện chiến tranh gây ra những tác hại không cần thiết hoặc quá đau đớn. - Các bên tham chiến luôn phải phân biệt rõ thường dân và chiến đấu viên để bảo vệ thườgn dân và tài sản của họ chỉ tấn công trực tiếp vào các mục tiêu quân sự. * Bảo hộ theo luật quốc tế các nạn nhân chiến tranh: Các nạn nhân của chiến tranh có thể là những người bị thương, bị ốm, bị đắm tàu trong các cuộc xung đột, vì thế họ cần phải được tôn trọng và được bảo hộ trong mọi hoàn cảnh. Họ phải được tiếp nhận và đối xử nhân đạo, sớm nhất có thể, phải được chăm sóc y tế,không có tình trạng phân biệt đối xử nào. Tìm kiếm , thu lượm những người bị thưông, bị bệnh , bị mất tích…. - * Bảo vệ các hạng mục dân sự và giá trị văn hoá khởi sự tấn công của các lực lượng vũ trang: Bảo vệ các giá trị văn hoá bao gồm việc giữ gìn và tôn trọng các giá trị văn hoá. Bảo tồn các giá trị đó khỏi bị các hậu quả có thể xảy ra.nghiêm cấm sử dụng các giá trị văn hoá đó vào mục đích có thể dẫn tới sự huỷ hoại nó,hoặc gây tổn thất c Ho chúng khi có xung đột vũ trang. Áp dụng mọi biện pháp để phòng chống. cấm thực hiện bất cứ hành vi thù địch nào nhằm chống phá các di tích lịch sử, các tác phảm nghệ thuật. 4. Các đối tượng thuộc phạm vi bảo vệ của luật nhân đạo quốc tế? - Lực lượng vũ trang: du kích , tự vệ, dân quân, - Nạn nhân chiến tranh, thưồng dân - Nhân viên y tế, người tình nguyện, - Các hạng mục dân sự và giấ trị văn hoá Luật Nhân đạo Quốc tế được áp dụng trong những hoàn cảnh nào? Luật dành cho những đối tượng nào và nhằm bảo vệ ai? Luật Nhân đạo Quốc tế được áp dụng trong hai trường hợp. Nói như vậy có nghĩa là luật áp dụng hai hình thức bảo vệ sau đây: A, Xung đột vũ trang mang tính chất quốc tế: Khi xảy ra xung đột vũ trang có tính chất quốc tế, bốn Công ước Giơ-ne- vơ và Nghị định thư bổ sung I sẽ được áp dụng. Luật Nhân đạo nhằm chủ yếu vào các bên tham chiến, đồng thời bảo vệ từng con người hoặc từng nhóm người nằm ngoài vòng chiến hoặc đã bị loại khỏi vòng chiến, ví dụ: -Binh sĩ bị ốm hoặc bị thương trên chiến trường; và các nhân viên y tế phục vụ trong các lực lượng vũ trang. -Binh sĩ bị ốm, bị thương hoặc bị đắm tàu thuộc lực lượng hải quân; và các nhân viên y tế phục vụ trong ác lực lượng hải quân. -Tù binh chiến tranh -Dân thường, ví dụ: +Người nước ngoài sống trên lãnh thổ các bên tham gia xung đột, kể cả người tỵ nạn. +Thường dân sống trên lãnh thổ bị chiếm đóng. +Thường dân bị bắt giữ hoặc bị cầm tù. +Các nhân viên y tế, tôn giáo hoặc phòng hộ dân sự. Các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, như quy định tại điều 1 của Nghị định thư bổ sung I, được liệt vào dạng xung đột vũ trang mang tính chất quốc tế. B, Xung đột vũ trang không mang tính chất quốc tế: Khi xảy ra xung đột vũ trang không mang tính chất quốc tế sẽ áp dụng điều 3 chung của bốn Công ước Giơ-ne-vơ và Nghị định thư bổ sung II. Cần lưu ý rằng những điều kiện áp dụng của Nghị định thư II chặt chẽ hơn nhiều so với những điều kiện quy định ở điều 3. Trong tình hình đó, Luật Nhân đạo nhằm vào các lực lượng vũ trang tham gia chiến đấu mà không phân biệt chính quy hay không chính quy, đồng thời bảo vệ từng con người hoặc từng nhóm người đứng ngoài vòng chiến hoặc đã bị loại khỏi vòng chiến, ví dô: -Thương binh hoặc bệnh binh -Những người bị tước quyền tự do hậu quả của cuộc xung đột. -Dân thường -Các nhân viên y tế và tôn giáo. Luật Nhân đạo với vấn đề xung đột vũ trang không mang tính chất quốc tế Điều 3 chung cho cả 4 Công ước được xem như một Hiệp ước thu nhỏ. Những đạo luật về nội chiến, mặc dù đã được đề cập trong một số điều khoản của Nghị định thư II, vẫn không đầy đủ như những quy tắc đối với xung đột vũ trang mang tính chất quốc tế. Đứng trước nguyên tắc chủ quyền của quốc gia, thường rất khó củng cố hệ thống bảo vệ trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang không mang tính chất quốc tế. Những quy tắc nêu trong Điều 3 được xem như là luật tập quán và biểu thị mức tiêu chuẩn tối thiểu mà các bên tham chiến phải tôn trọng. Luật nào được áp dụng trong trường hợp xảy ra nội chiến hoặc bạo động trong phạm vi một nước? Luật Nhân đạo quốc tế không áp dụng vào bối cảnh tình hình mà ở đó bạo lực không biến thành xung đột vũ trang. Những trường hợp như vậy sẽ được hướng dẫn bằng các điều khoản của luật về quyền con người cũng như viện dẫn luật pháp của quốc gia. 5. Các tình huống thuộc phạm vi áp dụng của luật nhân đạo quốc tế? Những quy định về các hoạt động trong chiến tranh A, các hoạt động khởi chiến. B,chiến trường là nơi diến ra các hoạt động quân sự bao gồm lãnh thổ trên đất liến , không trung, hải đảo, các vùng biển,không được biến vũng lãnh thổ của quốc gia trung lập thanhd chiến trường. theo luật quốc tế nhân đạo, các vùng đặc biệt như khu vực cứu thương, bệnh viện, trạm xá cũng co thể được loại ra khỏi chiến trường. trên cơ sở các điều ứôc qtế, có 1 số vùng cũng đươcj loại khỏi chiến trường như các kênh đào quốc tế, các trung tâm, cơ sỏ tập trung các giá trị văn hoá, các hạng mục dân sự dân dụng. c. các phương pháp, phương tiện chiến tranh bị cấm: các phương tiện chiến tranh bị cấm được luật quốcc tế nhân đạo xác định cụ thể, như cấm các loại đạn cháy và nổ và đạn chì hoặc có chứa những chất dễ chảy, dễ dính, trôi vào cơ thể người ( tuyên bố năm 1868, 1899)lự đạn có hơingạt, hơi độc hoặc các hơi tương tự ( nghị định gênva năm 1925), các phương tiện độc tố và vi trùng (điều 23 quy chế năm 1907 về luật lệ chiến tranh, nghị định gênva năm 1925, công ước năm 1972 về cấm nghiên cứu, sản xuất , tang trữ vũ khí hoá học, cấm sử dụng các phương tiện tác động lên môi trường tự nhiên gây nên những hậu quả nghiêm trọng, lâu đài trên phạm vi rộng ( công ứôc viên năm 1977 cấm sử dụng các phưông tiện tác động lên môi trường tự nhiên nhằm mục đích quân sự hoặc thù địch khác). Luật quốc tế nhân đạo cũng cấm sử dụng1 số dạng vũ khí thong thường nhưng có thể gây những đau đớn tột độ cho con người 6. Khả năng áp dụng luật nhân đạo quốc tế đối với các cuộc xung đột kiểu mới (xung đột sắc tộc, tôn giáo, cuộc chiến chống khủng bố, v.v…)? 7. Ngày nay người ta nói rất nhiều về những cuộc xung đột “mới. Thuật ngữ này nhằm miêu tả hai dạng xung đột: xung đột kiểu “tự phát” và xung đột “sắc tộc”. Các thuật ngữ này chỉ có ý nghĩa tương đối. 8. Xung đột tự phát: hậu quả tất yếu nảy sinh từ sâu Chiến tranh lạnh. Dạng xung đột này thường biểu hiện bằng sự suy yếu từng phần hoặc đôi khi tan rã hoàn toàn cơ cấu nhà nước. Trong bối cảnh đó, một số phe nhóm có vũ trang đã lợi dụng khoảng trống chính trị hòng cướp chính quyền. Tuy nhiên, dạng xung đột này, trước hết, thường gây nên sự suy yếu hoặc tan rã của hệ thống chỉ huy chính ngay trong nội bộ các phe nhóm có vũ trang đó. 9. Xung đột sắc tộc: là kiểu xung đột nhằm loại bỏ kẻ thù bằng thủ đoạn gọi là “huỷ diệt dân tộc”. Đặc tính của thủ đoạn này là nhằm cưỡng chế di cư hoặc thậm chí tàn sát hủy diệt dân chúng. Chịu ảnh hưởng của những cuộc tuyên truyền dồn dập, của bạo lực và của sự hận thù, kiểu xung đột này thường tạo nên một động lực kích động tinh thần của phe nhóm gây bất lợi cho bản sắc dân tộc hiện hành, qua đó loại trừ hẳn khả năng cùng chung sống hòa bình với những phe nhóm khác. 10. Luật Nhân đạo Quốc tế hiện vẫn áp dụng đối với xung đột kiểu “tự phát” và “xung đột sắc tộc”, bởi vì các cuộc xung đột đó đã lôi cuốn dân thường vào các hoạt động bạo lực. Điều 3 chung yêu cầu tất cả các phe nhóm có trang bị vũ trang, dù họ có tham gia hoạt động nổi loạn hay không phải tôn trọng những người đã buông vũ khí và những người đứng ngoài vòng chiến. 11. Kết cục là không phải vì cơ cấu của một quốc gia bị suy yếu hoặc không tồn tại tạo ra khoảng trống pháp lý đối với luật pháp quốc tế. Trái lại, rõ ràng là trong những bối cảnh tình hình như trên mà Luật Nhân đạo đã trở thành có hiệu lực. 12. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng: rất khó áp dụng Luật Nhân đạo đối với những kiểu xung đột nêu trên. Việc thiếu tính kỷ luật giữa những bên tham chiến, việc trang bị vũ khí cho thường dân tràn lan khắp lãnh thổ và việc ngày càng thiếu sự phân biệt rõ ràng giữa lính chiến và dân thường v.v... vẫn gây nên những cuộc đụng độ dẫn tới hậu quả tàn khốc mà hầu như ở đó khó có cơ hội để vận dụng Luật Nhân đạo. 13. Kết quả là trong những bối cảnh tình hình đã nêu trên, cần phát huy mọi nỗ lực để phổ biến Luật Nhân đạo thật rộng rãi. Dẫu rằng, kiến thức tốt hơn về các quy tắc chiến tranh có thể chưa giải quyết được những vấn đề nổi cộm là nguyên nhân làm nảy sinh xung đột nhưng nó có khả năng làm giảm bớt hậu quả thảm khốc do các cuộc xung đột gây ra. 14. Điều 3 chung: Một Hiệp định thu nhỏ. 15. Trong trường hợp xung đột vũ trang không mang tính chất quốc tế xảy ra trên lãnh thổ của một bên ký kết thì mỗi bên tham gia xung đột phải chịu sự ràng buộc pháp lý tối thiểu của những điều khoản dưới đây: 16. 1, Những người nằm ngoài vòng chiến, bao gồm cả những người đã hạ vũ khí và những người đã bị loại ra khỏi vòng chiến do bị ốm, bị thương, bị giam giữ hoặc do bất kỳ nguyên nhân nào khác thì trong mọi trường hợp sẽ được đối xử nhân đạo mà không có sự phân biệt đối xử về chủng tộc, màu da, tôn giáo hay tín ngưỡng, giới tính, quốc tịch, giàu nghèo hoặc bất cứ một tiêu chuẩn nào khác. 17. Để đạt được mục đích này, các hành vi dưới đây đối với những đối tượng kể trên bị nghiêm cấm bất cứ lúc nào và ở đâu: 18. a) Xâm phạm đến tính mạng và thân thể, đặc biệt là giết hại bằng mọi hình thức, làm cho bị tàn phế, đối xử thô bạo, tra tấn và dùng nhục hình. 19. b) Bắt làm con tin. 20. c) Xúc phạm đến nhân phẩm, nhất là hình thức đối xử hạ nhục làm mất phẩm giá của con người. 21. d) Tuyên án và hành quyết mà không có sự xét xử của một tòa án được thành lập theo thông lệ nhằm bảo đảm tính chất xét xử pháp lý thiết yếu mà loài người văn minh đã công nhận. 22. 2, Những người bị thương và bị bệnh cần phải được thu gom và chăm sóc. 23. Một cơ quan nhân đạo và vô tư, chẳng hạn như UBCTĐQT, có thể tự đề nghị được giúp đỡ các bên trong cuộc xung đột. 24. Các bên xung đột, qua những cách thức thỏa thuận đặc biệt, cần tỏ ra cố gắng hơn để thực hiện toàn bộ hay một số điều khoản của Công ước này. 25. Việc áp dụng những điều khoản trên đây sẽ không gây ảnh hưởng gì đến tính chất pháp lý của các bên trong cuộc xung đột.
DMCA.com Protection Status Copyright by webtailieu.net